Hôm nay,  

Diễn Giả Danh Dự Của Buổi Họp Mặt

25/12/200200:00:00(Xem: 167272)
Tác Giả Bùi Thanh Liêm (Dr. Bruce Thanh Vu): Diễn Giả Danh Dự Của Buổi Họp Mặt Phát Giải Thưởng & Ra Mắt Sách Viết Về Nước Mỹ Năm Thứ Hai 2002

678_1

For release: 07/02/02
Release #: 02-165


NASA Fellowship recipient Bruce Vu concluding successful two-year research

678_2

Photo: Bruce Vu (Credit: NASA/MSFC)

Growing up on the Pacific Coast near the end of the Apollo-era missions to the Moon, Bruce Thanh Vu's mind was on rockets to space.Today, working on the Atlantic Coast at NASA's Kennedy Space Center, Vu is still preoccupied with the same subject — and his research is helping NASA usher in a new era of space exploration.

678_3


Trên đây là hình ảnh và ghi chú về Dr. Bruce Thanh Vu, trích từ bản tin NASA-News Realease ngày 07/02/02 về những nghiên cứu thành công của ông. Xin xem thêm nguyên văn bản tin Anh ngữ phần dưới.
Dr. Bruce Thanh Vu, nguyên cư dân Garden Grove, là khoa học gia gốc Việt được NASA vinh danh trong năm 2002 về công trình góp phần vào các dự án hệ thống phòng thủ phi đạn quốc gia, giải pháp di chuyển an toàn cho phi thuyền Con Thoi, kỹ thuật vi học (natotechnology) giúp sản xuất các tế bào điện toán dùng cho phẫu thuật cực vi của Lục Quân Hoa Kỳ. Hiện tại, Dr. Bruce Thanh Vũ đang làm lead của 1 nhóm ở trung tâm NASA-Kennedy, nghiên cứu về việc giảm độ rung và tiếng ồn khi phóng phi thuyền. Dự án do ông hướng dẩn đứng thứ 2 trong danh sách những dự án nghiên cứu được bình chọn ở trung tâm Kennedy. Ông cũng là người Mỹ gốc Á đầu tiên được chọn vào chương trình Fellowship do giám đốc NASA sáng lập.
Với bút hiệu Bùi Thanh Liêm, Dr. Bruce Thanh Vu cũng là một tác giả đã liên tục cộng tác với tạp chí Văn do nhà văn Mai Thảo chủ trương. Ông cũng là tác giả được trao tặng giải danh dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ nhất 2001 và đã nhận lời mời tới nói chuyện trong buổi họp mặt phát giải thưởng ra mắt sách Viết Về Nước Mỹ 2002, tổ chức tại nhà hàng Seafood World, Little Saigon chiều thứ Sáu 27-12-2002.
Sau đây là 2 bài viết mới của tác giả Bùi Thanh Liêm, trích từ “bàn viết lữ thứ” của ông trên internet

1. KHI JACKASS BIỂU DIỄN

Bạn hiền,
Theo tin cảnh sát, ngày hôm qua một cư dân của thành phố Albuquerque, tiểu bang New Mexico tên là Stephen Paul Rauen vừa mới đi bán muối ở lứa tuổi 15. Cái chết của cậu thật lãng nhách; cậu chết trong khi thực hiện một pha biểu diễn chết người (stunt) mà cậu và bạn cậu xem được trong show TV có tên gọi là "Jackass".
Jackass tạm dịch ra tiếng Việt là "Kẻ Ngốc", tức là chỉ có mấy tên ngu ngốc mới làm mấy cái trò chết người này, và mặc dù đài truyền hình đã cảnh cáo với khán giả là đừng có bắt chước làm theo kẻo mang họa vào thân, thế mà mấy tên ngu ngốc vẫn bất chấp lời cảnh cáo. Johny Knoxville, người sáng tạo ra show "Jackass" nói là anh ta chỉ muốn chọc cười thiên hạ, anh chả có muốn gửi thông điệp gì ráo qua mấy cái màn stunt này. Thông điệp duy nhất mà anh vẫn nhắn nhủ là "Đừng thử cái này ở nhà nghe bạn hiền." Bất chấp lời cảnh cáo, khán giả, đa số là con nít, vẫn bắt chước làm theo. Năm ngoái, Johny mặc áo chống lửa bên trong, rồi tự thiêu mình trên lò nướng BBQ, một vài khán giả thuộc loại jackass thứ thiệt bèn bắt chước làm theo, kết quả là họ bị phỏng nặng phải chở vào bệnh viện.
Chỉ mới tuần rồi thôi, một cậu bé 13 tuổi ở bang Indiana cũng bán muối và 5 thằng bạn của cậu bị thương nặng, sau khi chiếc xe van của họ bay ra khỏi đường rầy xe lửa ở tốc độ 70 dặm một giờ và va vào một chiếc xe khác đang đậu tại chỗ. Cảnh sát khám xét và thấy có cuộn phim ghi lại một cảnh trong Jackass.
Trở lại vụ cậu Stephen 15 tuổi ở bang New Mexico, cậu tưởng mình là người nhện nên cậu bay lên đầu của chiếc xe của thằng bạn đang lái ở vận tốc nhanh. Khi thằng bạn đạp thắng, cậu bị hất văng khỏi mũi xe, rớt xuống đất, bị cán qua và kéo lếch đi một đoạn ngắn.
Bạn hiền, đồng ý là cái chết nào cũng đáng tội và không ai trong chúng ta muốn bêu rếu kẻ đã khuất, nhưng trong trường hợp này BTL tôi thấy không có đáng tội, mà ngược lại rất đáng kiếp, vì kẻ lâm nạn biết rõ việc làm chết người nhưng vẫn cứ làm. Nạn nhân, đa số ở lứa tuổi ương ngạnh (teenager), chúng chưa đủ tuổi lái xe mà vẫn dám cầm vô-lăng tỉnh bơ, và chúng đã đủ trí khôn để nhận thức rằng việc làm vô bổ của chúng có thể dẫn đến cái chết cho chúng và người xung quanh. Mấy tên này coi thường phát luật, nếu còn sống sau này rất có cơ hội phạm pháp, không đầu trộm đuôi cướp thì cũng du côn, du đảng.
BTL tôi thuở bé cũng phá làng, phá xóm có tiếng, nhưng những trò phá phách của tuổi thơ chúng tôi thật vô hại, không có chuyện gây ra tử vong. So ra thì cái mức độ phá phách thuở niên thiếu của chúng tôi thua xa mấy tay trẻ con bên này!
Mà thôi, không dám giành cái chức phá phách kiểu stunt đó đâu, giành với ai, chứ với mấy tên điếc không sợ súng kiểu "jackass" đó BTL tôi hổng ham!
oOo
BTL
18/12/02
+

2. VẬT THỂ BAY

Bạn hiền,

Theo tin của báo Lao Động, mới đây, viện sĩ Frolov, Viện trưởng viện nghiên cứu máy thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga đã gửi thư và tài liệu về dự án nghiên cứu và chế tạo vật thể bay, mời Hội cơ học Việt Nam hợp tác thực hiện. Ngày 2/7 vừa qua, một phái đoàn các nhà khoa học của VN sẽ sang Nga bàn bạc về khả năng hợp tác dự án nàỵ
Tin này được GS-TS Nguyễn Xuân Hùng, Chủ tịch hội đồng khoa học Viện nghiên cứu và phát triển công nghệ mới (Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia) cho biết. Theo giáo sư Hùng, viện của ông được Chủ tịch hội cơ học Việt Nam - giáo sư Nguyễn Văn Đạo - giao nhiệm vụ tìm hiểu và nghiên cứu về công nghệ trong dự án của nước bạn.
Bài báo không nói rõ là vật thể bay này trọng lượng, kích thước ra sao, bay bằng gì" nhiên liệu đốt hay được điều khiển từ xa dùng lực từ trường" Máy bay có người lái hay "au-tô-ma-lắc"" Và có bao nhiêu cửa sổ"
Không nói rõ làm BTL tôi phải đoán mò thì khổ lắm đấy nhé. Bạn hiền, nếu dự án đó để nghiên cứu chế tạo một vật thể bay loại hai cửa sổ, không người lái, được điều khiển từ xa bằng sóng radio thì.... hì hì.. cần gì bỏ thời giờ ra nghiên cứu cho mệt xác! Chỉ cần bỏ vài chục đô-la, ra Wal-Mart mua là có ngay ấy mà, đủ loại vật thể bay được bày bán với giá rẻ mạt, nào là máy bay lên thẳng, máy bay lên ngang, bay bằng xăng, bằng cánh chong chóng, bằng motor, vân vân...
Nhưng chắc chắn hội cơ học VN và viện hàn lâm khoa học Nga Sô không muốn làm chuyện trẻ con đó rồi, như vậy chắc chắn "vật thể bay" đó phải có kích thước lớn hơn mấy món đồ chơi bán ở chợ Wal-Mart, chuyện có người lái hay không chưa cần bàn đến, nhưng chắc là nó phải to hơn mấy món đồ chơi con nít rồi. Có điều BTL tôi thắc mắc ở đây là tại sao gọi là "vật thể bay" thay vì "máy bay"" Có lẽ tại vì vật này bay không cần động cơ chăng" Bài báo cũng không nói là vật thể bay này có dây nối liền với đất liền hay không. Nếu bay không cần động cơ mà có dây thì có gì mà ghê gớm đến nỗi cần sự hợp tác của hội cơ học" Chỉ cần hợp tác với đám trẻ mục đồng đang cỡi lưng trâu ở các vùng làng quê là đủ rồi.
Chắc chắn vật thể bay đó không phải là mấy con diều rồi! Nếu bay không giây, không cần động cơ, cũng không phải là máy món remote-controlled toys rẻ tiền, thì chỉ có mấy chiếc máy bay thám thính được điều khiển bằng sóng radio, mà đế quốc Mỹ hiện đang dùng ở Trung Đông. Nhưng BTL tôi nghĩ cả Nga và Việt Nam chưa đủ trình độ sáng chế ra các máy bay thám thính với tầm hoạt động như của quân đội Mỹ.
Trước khi biết đi thì phải tập bò!


Thế thì cái vật thể bay này không phải là những chiếc máy bay không người lái, được điều khiển từ xa, bay hàng trăm dặm, qua vùng đất địch để chụp hình lén. Mà bài báo chỉ nói là vật thể bay, chứ có đề cập máy bay bao giờ" Vật thể bay, ở tầm hoạt động ngắn làm BTL nghĩ đến ngay những quả banh da đang bay lơ lửng trên không! Dư âm của giải túc cầu thế giới còn đọng lại đâu đây, nỗi ấm ức của Nga sô khi bị Nhật loại khỏi vòng một chắc còn âm ỉ. Tưởng cũng nên nhắc lại cho bạn hiền biết là sau khi thua trận, Nga đổ thừa Nhật ăn gian, dùng những sóng từ trường để hất mấy trái banh của tiền đạo Nga ra khỏi khung thành của Nhật.
Thưa bạn hiền, BTL tôi cũng biết sơ về magnetic-levitation (mag-lev) và theo tôi biết thì nó chỉ được áp dụng trong hỏa xa và hiện nay NASA đang nghiên cứu vào lĩnh vực phóng phi thuyền, chứ BTL tôi chưa bao giờ nghe dùng nó vào kỹ nghệ bóng tròn! Tạo ra một từ trường để điều khiển một quả banh đang bay ở 1 vận tốc nhanh, ở một phạm vi rộng lớn chỉ có thể xảy ra trong khoa học giả tưởng.
Tuy nhiên, chuyện gì cũng có thể xảy ra. Có công mài sắt có ngày... đứt tay! Sao BTL tôi nghi quá! Biết đâu cái vật thể bay mà Nga và Việt Nam đang hợp tác nghiên cứu chế tạo chính là quả banh da. Và nếu nghiên cứu của họ thành công thì chuyện đội tuyển Việt Nam sẽ qua mặt Đại Hàn. Đội tuyển Đại Hàn chỉ lọt vào được tứ kết mà đã làm rùm beng, phen này đội Việt Nam sẽ giật luôn cái cúp thế giới chơi cho bỏ ghét. Và mai sau, hễ các đội Ba-Tây, Đức, Ý, Á Căn Đình, Anh, Pháp đụng Việt Nam mà ôm đầu máu, phải vác từng thùng càn-xé ra hốt banh, trong khi thủ thành Việt Nam chỉ việc nằm dài vuốt râu, sau này khi thấy các tỉ số VN-Brazil 9:0 thì bạn phải hiểu là VN hạ đội Ba-Tây 9 bàn trắng!
Ôi những giấc mơ, đẹp tuyệt vời, như những vật thể tròn trịa, bay xa!

BÙI THANH LIÊM
20-7-02
+++

678_1

For release: 07/02/02
Release #: 02-165


NASA Fellowship recipient Bruce Vu concluding successful two-year research

678_2

Photo: Bruce Vu (Credit: NASA/MSFC)

Growing up on the Pacific Coast near the end of the Apollo-era missions to the Moon, Bruce Thanh Vu's mind was on rockets to space.Today, working on the Atlantic Coast at NASA's Kennedy Space Center, Vu is still preoccupied with the same subject — and his research is helping NASA usher in a new era of space exploration.

678_3

Growing up on the Pacific Coast near the end of the Apollo-era missions to the Moon, Bruce Thanh Vu’s mind was on rockets to space.
Today, working on the Atlantic Coast at NASA’s Kennedy Space Center, Vu is still preoccupied with the same subject — and his research is helping NASA usher in a new era of space exploration.
Since December 2001, Vu — an aerospace engineer at NASA’s Marshall Space Flight Center in Huntsville, Ala. — has been on special assignment to the Kennedy Center in Florida. There, he is wrapping up the final phase of his NASA Administrator’s Fellowship, a two-year program that partners NASA scientists and technologists with minority institutions to teach and conduct research. Vu currently is combining field research with advanced computer simulations to analyze wind flow and other factors of fluid mechanics — the study of fluids and air streams in motion — that impact Space Shuttle storage, assembly and launch facilities at the historic NASA facility.
In the past 20 months under his NASA Fellowship, Vu also has investigated nanotechnology — research into molecular-level manufacturing of cell-sized computers and microscopic surgical devices — for the U.S. Army at Redstone Arsenal in Huntsville. In addition, he developed an innovative computer network solution for a Boeing Company national missile defense project, and taught fluid mechanics and other courses at Alabama A&M University — both in Huntsville.
No wonder the beach is calling to him.
Vu smiles, recalling the dizzying pace of the past two years, which brought his wife and family to the Florida coast from their longtime home in northern Alabama.
“It’s always been my goal to stay on the leading edge of the space program, to bring whatever I can to the table and help NASA accomplish its missions,” he says. “To be able to travel, to show my family different ways of life — that’s a bonus.”
“Bruce is a very focused and motivated individual,” says Robert Garcia, manager of the computational fluid dynamics branch of the Marshall Center’s Structural Dynamics Laboratory. “He has worked hard to make a difference at NASA, and to make the most of the opportunities available to him.”
Vu is currently working in the Computational Sciences branch at the Kennedy Center, studying wind flow characteristics around the Center’s large launch facilities to determine ways to reduce or negate unfavorable wind conditions during Shuttle “rollouts,” or transfer from the assembly building to the launch facility. His computer simulation, completed this spring, is expected to help facility engineers understand the physical phenomena of wind behavior at the site and update rollout requirements, making the Space Shuttle safer than ever during pre-launch activities.
More about the Administrator’s Fellowship
Recipients of NASA Administrator’s Fellowship Program (NAFP) awards spend a year teaching mathematics, science, engineering or technology at a minority institution, where they also conduct research and mentor students. The program also seeks to increase the ability of these minority institutions to become an integral part of NASA’s overall research and development mission, introducing new partnership opportunities and teaching curricula.
“The NASA Administrator’s Fellowship Program has given me a chance to accomplish many things I wouldn’t otherwise be able to do as a federal employee,” Vu
says. “The program has allowed me not only to enhance my career but also to share my knowledge with minority institutions and other organizations — to pass on what I’ve learned to a new generation of aerospace engineers and scientists.”
Vu’s commitment to the program hasn’t ended with his own award. During Alabama A&M University’s “High School Day,” sponsored annually by the Marshall Center, Vu spoke last year to high school students about careers in engineering. He was instrumental in inviting a fellow Administrator’s Fellowship candidate to the Marshall Center to complete his fellowship. He also initiated a technical exchange between NASA, Engineering Science Inc., and Morgan State University, a minority institution in Baltimore, Md.
Vu started his NASA career in 1987 at Ames Research Center in Moffett Field, Calif., as a research assistant, developing computer programs to analyze wind tunnel performance at Ames’s Fluid Mechanics Laboratory. In 1989, he joined NASA’s Marshall Center as an aerospace engineer, developing complex computer simulations for studying advanced fluid dynamics related to launch vehicle design and performance.
A native of Garden Grove, Calif., Vu holds a 1987 undergraduate degree in aeronautical and mechanical engineering from the University of California at Davis. He also holds a 1992 graduate degree in mechanical engineering from the University of Alabama in Huntsville, and in 1999, earned his doctorate in aerospace engineering from Mississippi State University in Starkville.
He is a senior member of the American Institute of Aeronautics and Astronautics, holds a number of NASA awards and certificates of recognition, and has authored or co-authored nearly a dozen major papers in the fields of computational fluid mechanics and fluid dynamics.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,373,935
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên 2001 và đã liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân hiện là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư kèm bài, ông viết: “Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Saui đây là bài viết thứ hai.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm 2010. Ông là một Linh mục Dòng Truyền giáo Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng Chicago. Nhiều năm qua, ông lãnh việc truyền giáo tại Alice Springs, Northern Territory, vùng sa mạc đất đỏ Úc Châu. Từ 2016, nhiệm sở truyền giáo mới của Linh mục là một thành phố vùng cao nguyên Tagaytay,Philippinnes. Truyện ngắn sau đây của tác giả, trích báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ tư của cô.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm, hiện là cư dân Dayton, Ohio. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của ông.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O., dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, đã nhận giải bán kết 2001, thêm giải Việt Bút 2008. Từ hơn 10 năm qua ông là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia. Ông góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua và đã ấn hành 4 tập truyện ngắn. Nhà văn Võ Phiến nhận xét về các nhân vật truyện của Phạm Thành Châu đã phải kêu là “Tuyệt vời. Sao mà họ chung tình đến thế.” Sau đây, thêm một truyện ngắn Phạm Thành Châu.
Nhạc sĩ Cung Tiến