Tác giả cho biết ông qua Mỹ năm 1992, hiện định cư ở San Jose, làm nghề tự do. Mong ông sẽ còn viết thêm, kể thêm nhiều chuyện khác.
*
Ở trại tỵ nạn qua Mỹ vừa bước xuống phi trường thấy cảnh người người, xe cộ nhộn nhịp tôi không chút gì phấn khởi, mà thấy lo cho mình.
Đó, nước Mỹ, mức sống của người dân cao, hưởng thụ đầy đủ tiện nghi, xe hơi mỗi người một chiếc chạy ngoài đường đông như kiến bò, chớ không xơ xác như ở Việt Nam chỉ thấy đồng loạt xe máy, xe xích lô đạp hoặc xe ba-gác mà thôi.
Đấùt nuớc nầy gọi tên là Hiệp Chủng Quốc vì chung quanh tôi kẻ tới người lui Mỹ, Tàu, Pháp, Nhật, Aán Độ, Mể Tây Cơ, Thái Lan, Đại Hàn... còn nhiều sắc dân khác tôi không đoán được họ là người ở quốc gia nào di dân tới đây.
Người ở đây mặc quần áo sang trọïng thường là họ mặc áo vét-ton thắt cà-vạt trông rất bảnh bao chớ không như bà con mình ở thành phố quê mùa rách rưới, quần xà lỏn đi chân không ra ngoài đường phố.
Sở dĩ tôi so sánh chuyện ăn mặc, xe cộ khác biệt từ phố cụ Hồ và xứ của ông Hoa-Sinh-Tông để thấy rõ đời sống ở Mỹ rất khó khăn, phải làm việc nhiều, học hành giỏi, và chắc chắn phải chịu khó học hỏi mới theo kịp nếp sống văn minh ở xứ người.
Được cái nước Mỹ không để dân chết đói. Tại Mỹ, có nhiều hội từ thiện giúp đỡ người nghèo và già cả như nhà thờ, cơ quan thiện nguyện, nhà dưỡng lão... Tạm thời người chưa có công ăn việc làm thì họ có chương trình cho mượn tiền G. A. (general assistance).
Người Việt mình mới qua Mỹ đa số không tìm được việc làm bởi nhiều lý do cản trở như vấn đề sinh ngữ yếu kém, không tay nghề chuyên môn, không có xe hơi để đi lại. Bản thân tôi cũng vậy, nên tôi tìm tới sở mượn tiền G. A.
Tới sở này, tôi nộp đơn từ 8 giờ sáng. Vì rất nhiều người nộp đơn nên hồ sơ của tôi chờ tới hết cả một buổi sáng cũng chưa được gọi tên phỏng vấn cứu xét.
Chờ mãi, may sao tôi nhìn thấy một bà Việt Nam ở bên trong mở cửa phòng đi ra ngoài. Bà ta khoảng tuổi ngoài 40, phấn son đẹp đẽ như một cô đào cải lương. Thấy có người Việt làm việc văn phòng tôi mừng quá vội vàng tới hỏi thăm:
-Thưa bà! Tôi nộp đơn từ sáng để mượn tiền GA sao lâu quá không thấy họ kêu tới. Tôi phải chờ tới khi nào, thưa bà.
Bà Việt Nam làm việc cho nhà nước Mỹ sửa lưng tôi liền:
- Ông gọi tôi là cô. Tôi chưa có gia đình. Xin ông đừng lầm lẫn danh từ cô và bà nhé!
Tôi ráng gượng nín cười để tránh cử chỉ vô phép, nhưng bà ta vẫn không tha:
- Ông nầy vô duyên chưa" Ông cười gì thế" Tránh ra cho tôi đi làm việc.
Tôi chạy theo để nhắc lại câu hỏi:
-Thưa cô cái đơn của...của tôi...
Bà ta đi nhanh hơn để tôi không theo kịp. Giày đế cứng cao gót của bà nệän xuống nền nhà gạch lóc cóc.
- Ngồi đó chờ! Chờ được thì chờ, OK!
Đó là câu tôi được bà chỉ dẫn.
Tôi trở lại chỗ ngồi chờ thời. Người đàn ông ngồi cạnh tôi có lẽ tới sớm ngồi chờ lâu mỏi mệt nên ngủ gà ngủ gật. Có lúc thấy ông ta nhảy dựng đầu chắc là lúc tỉnh ngủ bị giựt mình. Để giết thì giờ chờ đợi, tôi ra ngoài hút điếu thuốc cho ấm. Trời mùa đông rất lạnh. Chưa quen khí trời ở California nên tôi bị cảm ho, càng khiến tôi lo sợ nhiều hơn. Nghe tin đồn ở Mỹ tiền bác sĩ, nhà thương rất mắc. Đi làm việc 5, 10 năm mà không có bảùo hiềm bị bịnh nằm nhà thương thì nghèo mạt luôn, tiền để dành không đủ trả bịnh viện còn thiếu nợ 50, 100 ngàn suốt đời không trả nỗi.
Bỗng từ bên trong vang ra tiếng người la ó càng lúc càng dõng dạc, tôi bước vào thì thấy một ông già người Việt ốm nhom, đang rân cổ phân bua:
-Nói thiệt với cô. Tôi đi tù Công sản 8 năm nhưng tôi không sợ cộng sản hành hạ thể xác bằng sợ cô dày dò tinh thần. Tôi người quốc gia bị tù công sản được chánh phủ Mỹ có chượng trình nhân đạọ cho chúng tôi qua đây, và giúp đỡ chúng tôi cho làm đơn mượn tiền. Ban đầu chúng tôi gặp khó khăn mượn tiền để trả tiền nhà cửa và ăn uống chớ chúng tôi đâu có cướp giựt gì mà cô đối với chúng tôi tàn nhẫn làm khó làm dễ... Mượn tiền mình trả, có gì mà cô cho là nhục nhã. Cô là người Việt thấy tình cảnh của chúng tôi đang gặp khó khăn cô không thông cảm gíup đỡ thì thôi, sao cô lại sỉ vả nặng lời vậy. Cô chỉ đáng tuổi con tôi thôi mà cô ăn nói trịch thượng không coi người già cả ra gì. Đây, tôi trả đơn nầy lại cho cô. Tôi về nhà có chết cũng được.
Nguyễn Thu Mỹ