Hôm nay,  

Greenville, Sc, Nơi Bạn Tôi Sinh Sống

06/12/200200:00:00(Xem: 224816)
Người viết: HẢI TRIỀU LAI THẾ LÃNG
Bài tham dự số: 368-677-vb51205

Tác giả Hải Triều Lại Thế Lãng cư trú và làm việc tại tiểu bang Vermont, đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm thứ nhất và có lần cho biết ông dự trù khi về hưu, sẽ còn tiếp tục viết về nước Mỹ nhiều hơn. Bài ông viết thuộc đủ loại đề tài, bài nào cũng cho thấy một tấm lòng tử tế. Lần này, Hải Triều viết về một thành phố Mỹ mà ông chưa hề tới.

Tôi có người bạn thân, anh P B Hân hiện sống ở Greenville, South Carolina.
Chúng tôi quen nhau từ khi cả hai hãy còn độc thân vui tính (bây giờ tuy đã không còn độc thân cả mấy chục năm rồi nhưng anh vẫn còn vui tính) và cùng làm việc tại một đơn vị ở Nha Trang. Được một thời gian thì anh có lệnh thuyên chuyển đi Quảng Đức. Thế là chúng tôi phải chia tay nhau kẻ ở người đi. Anh từ giã miền thùy dương cát trắng để đi về vùng đồi núi cao nguyên. Từ đó hiếm họa chúng tôi mới có dịp gặp lại nhau. Đó là những lần anh đi công tác về Nha Trang.
Sau biến cố 75 chúng tôi hoàn toàn mất liên lạc. Lúc đi tù cải tạo tôi có nghĩ đến anh và băn khoăn không biết anh có kịp di tản ra nước ngoài hay cũng bị kẹt lại như tôi để được gửi đi "học tập" và hiểu được thế nào là lao động vinh quang. Sau khi được "tha" tôi vẫn không có tin tức gì về anh. Mãi cho đến khi tôi vào Sài gòn lo thủ tục xuất cảnh chúng tôi mới lại gặp nhau và lúc đó tôi mới được biết anh cũng cùng số phận như tôi nghĩa là cũng phải đi tù và bây giờ sắp được đi Mỹ. Khi đó anh cũng đã hoàn tất mọi thủ tục và chỉ còn chờ ngày lên đường. Tôi đi theo danh sách HO15 còn anh hình như là HO17.
Khi đến Mỹ tôi định cư tại thành phố Burlington thuộc tiểu bang Vermont, một tiểu bang ở miền Đông Bắc Hoa Kỳ giáp giới với Canada còn anh thì ở tiểu bang Virginia. Tôi còn nhớ trong một lá thư gửi cho tôi, anh nói có đọc một tài liệu về môi sinh và được biết Vermont là một trong số những tiểu bang rất tốt. Còn chỗ anh ở thì sát cạnh Washington DC là nơi phức tạp, tội phạm xảy ra hàng ngày như cơm bữa. Có lẽ không muốn sống gần nơi phồn hoa đô hội và xô bồ cho nên một thời gian sau tôi được biết anh đã chuyển xuống South Carolina, lúc đầu ở Taylors, sau về thành phố Greenville.
Chúng tôi hợp tính tình ở chỗ cùng thích làm việc công ích. Mấy năm trước đây anh nhờ tôi vận động giáo dân ở Vermont giúp cho chương trình "Ai là anh em tôi" của linh mục Nguyễn Bá Quý. Chương trình này nhằm hỗ trợ những bệnh nhân phong cùi hiện sống thiếu thốn tại các trại cùi ở Việt Nam. Đổi lại, anh chỉ dẫn cách thức để cộng đoàn chúng tôi xin tượng Đức Mẹ Hoa Hồng từ bên Đức. Nhờ anh mà hiện nay cộng đoàn chúng tôi có được tượng Đức Mẹ để luân phiên đưa đến thăm các gia đình.
Biết tôi cũng thích những hoạt động nhằm nâng cao chính nghĩa của cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại, anh đã gửi cho tôi cuốn băng video ghi lại những hình ảnh đáng tự hào của cộng đồng Việt Nam trong hai cuộc diễn hành văn hóa Liên Hiệp Quốc 2001 và 2002 được tổ chức tại New York. Trong cả hai cuộc diễn hành vĩ đại này quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa đã có dịp chen vai sát cánh với quốc kỳ của hàng trăm quốc gia khác trên thế giới, tung bay trước cặp mắt của hàng trăm ngàn cư dân và du khách ngay giữa những đại lộ chính của thành phố New York. Trước đó tôi có được đọc những bài tường thuật trên internet nhưng khi được xem cuốn băng tôi thấy thích thú và phấn khởi hơn nhiều.
Cách đây mấy tháng anh lại gửi cho tôi cuốn video về đêm văn nghệ do Hội Cựu Quân Cán Chính VNCH vùng South Carolina nhằm gây quỹ giúp đỡ anh em thương phế binh tại quê nhà. Cuốn băng đó đã như một nhắc nhở tôi về những gì tôi cần phải làm đối với những con người đã hy sinh một phần thân thể của mình quyết giữ gìn mảnh đất miền Nam tự do và bảo vệ cuộc sống yên vui của đồng bào mà nay hầu như đang bị bỏ quên.
Đã nhiều lần anh rủ chúng tôi xuống Greenville chơi. Ngược lại tôi cũng mời anh chị lên chỗ tôi ở rồi luôn tiện sang thăm Canada chỉ cách chỗ chúng tôi không đầy 2 giờ lái xe. Cả hai chúng tôi đều mời nhau và đều hứa hẹn nhưng chưa có ai trong chúng tôi thực hiện được lời hứa.
Năm ngoái anh chị cưới vợ cho con trai nhưng chúng tôi không đi dự đám cưới được. Đầu năm nay anh chị gả chồng cho con gái chúng tôi cũng không đi được. Mới đây anh chị lại lo cho một cháu trai nữa. Lần này kèm theo thiệp mời gửi cho chúng tôi là lời nhắn chúng tôi cố gắng đi Greenville "chỉ một lần thôi". Lời nhắn gửi tha thiết quá nhưng chúng tôi cũng không làm sao mà đáp trả được.
Chúng tôi cũng muốn đi Greenville một chuyến vừa để thăm anh chị và cũng muốn thăm thú cảnh vật của thành phố nơi anh chị đang sống mà chưa đi được vì lu bu nào chuyện đi làm nào việc ở nhà, chuyện này chuyện kia đủ thứ hằm bà lằng. Tôi nghĩ cứ cái điệu này chắc phải đợi đến lúc về hưu mới có thể thực hiện được một chuyến đi nhưng mà chờ đến lúc đó thì còn tới mấy năm nữa, lâu quá. Tôi chợt nhớ là mình đang sống trong thời đại tin học, thời đại mà không gian không còn là cách trở và người ta có thể kéo lại gần mình một nơi cách xa ngàn vạn dặm. Tôi tự hỏi tại sao lại không sử dụng phương tiện của thời đại văn minh tiến bộ này để đi thăm Greenville trên internet trước khi có thể làm một cuộc viếng thăm thực sự"
Đắc ý với suy nghĩ đó, tôi kéo chiếc ghế ngồi ngay ngắn trước màn hình computer rồi vào internet để bắt đầu cuộc chu du. Trước hết tôi vào Yahoo. Từ đó tôi nhấn vào "Maps" rồi "Driving directions" xong tôi điền địa chỉ của tôi vào những ô phía "Starting address" và địa chỉ của anh vào những ô phía "Destination address" cuối cùng tôi nhấn vào "Get directions". Chỉ trong tích tắc màn hình đã cho tôi biết khoảng cách từ nhà tôi ở thành phố Burlington đến nhà anh ở thành phố Greenville là 1012.4 dặm. Nếu đi bằng xe hơi thì tôi sẽ phải vượt qua tất cả 51 đoạn đường dài ngắn khác nhau, đoạn ngắn nhất là 0.1 dặm còn đoạn dài nhất là 229.1 dặm và sẽ quẹo phải 29 lần, quẹo trái 6 lần. Nếu chạy đúng tốc độ ấn định trên mỗi đoạn đừơng nghĩa là không được chạy nhanh hơn cũng không được chạy chậm hơn tốc độ cho phép ở mỗi đoạn đường thì từ lúc khởi hành tại nhà của tôi cho tới khi đến trước cửa nhà anh sẽ mất tất cả 15 giờ và 34 phút.
Sống trong thời đại văn minh và sống trên một đất nước dễ dàng có được những phương tiện tiến bộ như nước Mỹ này kể cũng sướng. Chỉ ngồi một chỗ mà biết tận ở đẩu ở đâu, chẳng khác gì mình có phép thần thông vậy. Hứng chí, tôi tiếp tục lang thang trên mấy websites nữa và đã biết được nhiều điều thích thú về thành phố Greenville, nơi mà tôi vẫn chưa có dịp đến thăm.
Có lẽ Greenville là một tên đẹp cho nên nước Mỹ có đến 24 tiểu bang có thành phố mang tên này. Greenville South Carolina xưa kia là đất sinh sống của thổ dân Cherokee. Khi mà những vùng đất khác của South Carolina đã an cư lạc nghiệp thì cả vùng Greenville County hãy còn hoang vu và còn là vùng đất săn bắn bất khả xâm phạm của thổ dân Cherokee mà người da trắng không được xâm nhập. Năm 1777 người Cherokee nhượng vùng đất này cho South Carolina. Tuy đã ký kết nhựơng đất, thổ dân Cherokee vẫn còn sinh sống trên mảnh đất quê hương của họ ít năm nữa. Người da trắng không dám bén mảng đến vùng này mãi cho đến thời kỳ Cách mạng.
Trước thời gian người Cherokee ký kết với South Carolina, vào năm 1765 có một thương gia người Aùi Nhĩ Lan tên là Richard Pearis đã lọt được vào vùng đất này và kết hôn với một phụ nữ Cherokee. Để tưởng thưởng cho việc trở thành rể của bộ lạc, Pearis được bộ lạc Cherokee tặng cho một dải đất bao phủ một vùng rộng đến 10 dặm vuông. Pearis cho xây nhà cửa, kho lẫm, trạm giao thương buôn bán trên mảnh đất của mình và sống cuộc sống như một ông hoàng. Nhưng rồi cuộc sống êm ả của Pearis đã không kéo dài. Năm 1776 khi ông bị ở tù thì cơ ngơi của Pearis bị tiêu hủy vì chiến tranh. Về sau ông ta dời đi sinh sống ở nơi khác. Thành phố Greenville ngày nay nằm trên phần đất này.
Có thuyết cho rằng tên Greenville được đặt để vinh danh tướng Nathanael Greene của thời kỳ Cách mạng. Thuyết khác lại nghĩ tên Greenville được đặt để nhắc nhớ đến ông Isaac Green, một trong những người đầu tiên đến định cư tại vùng này. Nhiều người tin rằng thuyết thứ hai có vẻ có mấu chốt hơn.
Nếu có một thời Greenville chỉ được biết đến như là một thành phố có nhiều nhà máy dệt thì ngay nay bộ mặt của Greeville đã thay đổi nhiều. Đại bản doanh của hãng Michelin ở vùng Bắc Mỹ đặt tại Greenville. Greenville là nơi duy nhất trên nước Mỹ có cơ sở lắp ráp loại xe BMW. Greenville còn có những cơ sở sản xuất các loại mặt hàng cho Texile, Hitachi và Digitals Electronic. Greenville cũng có nhiều công ty hoạt động trên quy mô quốc gia và quốc tế. Vùng Đông Bắc nước Mỹ là vùng kinh tế đứng thứ tư về sản phẩm nội địa mà Greenville được coi là trung tâm của vùng này. Tạp chí Site Selection xếp Greenville vào trong số 10 thị trường hàng đầu về việc đặt những cơ sở sản xuất. Còn theo nghiên cứu của Ern & Young thì Greenville sẽ là trung tâm của toàn quốc trong giai đoạn phát triển sắp tới.


Greenville có ba trường đại học là Technical College, Bob Jones University và Furman University. Trong số ba trường đại học này, Technical College được thành lập sau cùng nhưng phát triển rất nhanh về số lượng giáo sư trong ban giảng huấn cũng như về số lượng sinh viên theo học tại trường. Hiện nay Technial College không những là trường đại học lớn nhất Greenville mà còn là trường lớn nhất trong cả tiểu bang South Carolina về mặt đào tạo sinh viên hai năm. Một điều khá lý thú mà tôi không thể nào ngờ được là thành phố Greenville với dân số chưa đầy 60,000 người mà chỉ riêng Technical College đã có đến gần 50,000 lượt sinh viên ghi danh mỗi năm.
Greenville nằm ở vị trí trung tâm của khu vực phát triển nhanh nhất của tiểu bang South Carolina. Greenville cũng là thành phố dẫn đầu trong vùng về mặt thu hút du khách và chính khu downtown đã giúp cho Greenville có được địa vị đó. Du khách đến đây ngoài việc thưởng thức đủ các loại món ăn, thích hợp với đủ mọi khẩu vị còn có dịp thưởng thức những buổi hòa nhạc do các ban nhạc trứ danh trình diễn hàng tuần. Từ lâu Greenville đã là trung tâm văn hóa trong vùng. Greenville có Peace Center nơi trình diễn nghệ thuật, có bảo tàng viện nghệ thuật, thư viện, rạp hát ... Greenville cũng có sở thú và nhiều công viên là nơi vui chơi, giải trí của công chúng.
Lợi tức bình quân tính theo đầu người của Greenville là $23,109/ năm. Greenville có tỷ lệ thất nghiệp thấp. Giá sinh hoạt và giá nhà cửa ở Greeville rẻ hơn giá trung bình trong toàn quốc. Trong số 24,382 đơn vị gia cư trong thành phố có đến 11,453 là nhà riêng còn 12,129 là nhà thuê. Greenville có khí hậu mát mẻ. Nhiệt độ trung bình về mùa hè là 78 độ và về mùa đông là 48 độ. Anh bạn tôi quả là người có con mắt tinh đời đã chọn cho mình một nơi sinh sống thật lý tưởng.
Trong những websites mà tôi đã dạo qua, tôi tiếc là không tìm được những tin tức liên quan đến cộng đồng Việt Nam ở Greenville. Nhưng trong suy nghĩ của tôi thì cộng đồng Việt Nam ở đây phải là một cộng đồng làm ăn phát đạt và có nhiều năng khiếu văn nghệ. Sự suy đoán này có dựa trên cơ sở đàng hoàng chứ không phải tôi đoán mò đâu. Tôi nghĩ cộng đồng Việt Nam ở đây làm ăn phát đạt vì Greenville là một thành phố có nhiều cơ hội tốt. Những cơ hội đó hẳn phải đem đến sự thịnh vượng cho cộng đồng Việt Nam tại Greenville, một cộng đồng phát xuất từ một dân tộc vốn được coi là có truyền thống hiếu học và cần cù làm việc. Còn tôi cho rằng cộng đồng Việt nam ở Greenville có nhiều năng khiếu văn nghệ không phải vì có hai cô ca sĩ Trúc Linh và Trúc Lam sống ở Greenville mà do những cuốn băng video mà anh Hân đã gửi cho tôi: băng đám cưới và băng văn nghệ gây quỹ giúp anh em thương phế binh VNCH. Qua những cuốn video này tôi cũng nhận ra rằng cộng đồng người Việt ở Greenville rất yêu thích văn nghệ.
Một điều khác tôi biết về Greenville dựa trên tài liệu của Hội Cựu Quân Cán Chính South Carolina là Greenville có tiệm sách và video Nha Trang, nơi chủ nhân không ngần ngại cho phép dùng cơ sở kinh doanh của mình làm nhịp cầu nối liền anh em thương phế binh ở quê nhà với đồng bào ở hải ngoại. Danh sách và hình ảnh của hơn 100 thương phế binh được niêm yết tại đây và tiệm cũng lưu giữ những chứng từ về tiền bạc và thư từ của anh em thương phế binh mà bất cứ đồng hương nào muốn đều có thể đến đó xem xét để thấy được việc làm minh bạch và chính đáng của Hội Cựu Quân Cán Chính South Carolina.
Đêm văn nghệ tổ chức tại Hellenic Center ở thành phố Greenville hồi tháng 7/2002 đã được đông đảo bà con Greenville và cũng có cả đồng hương ở các vùng lân cận hưởng ứng nhiệt liệt để "Gửi chút tình thương về cho phế binh VNCH". Nhiều cá nhân, đoàn thể, cửa tiệm ở Greenville đã tích cực đóng góp để giúp đỡ anh em thương phế binh.
Tất cả những sự kiện này cho phép tôi nghĩ mà không sợ sai lầm rằng Greenville là vùng đất của những tấm lòng nhân ái. Nhiều thương phế binh đã nhận được sự giúp đỡ từ đồng hương ở Greenville và các vùng lân cận.
Cảm kích trước việc làm đầy thiện chí của Hội Cựu Quân Cán Chính South Carolina cũng như sự hỗ trợ nồng nhiệt của đồng hương vùng Greenville đối với anh em thương phế binh, tôi đã viết bài "Từ Thiện Ở Mỹ, Từ Thiện Ở Việt Nam" gửi cho Việt Báo ở California mục "Viết Về Nước Mỹ" là mục tôi thường gửi bài. Trong bài viết tôi nêu lên tình cảnh của anh em thương phế binh VNCH và kêu gọi đồng hương ở hải ngoại, những người may mắn được sống trong hoàn cảnh tương đối đầy đủ hãy nghĩ đến anh em thương phế binh đang sống thiếu thốn nơi quê nhà.
Sau đó ít lâu tôi được biết cùng với tôi và một số đồng hương tại Vermont, còn có những đồng hương ở Los Angeles (CA), San Jose (CA), Fremont (CA), Tennessee và Washington đã gửi tiền đến Hội Cựu Quân Cán Chính VNCH South Carilina để giúp đỡ anh em thương phế binh. Số tiền này đã được gửi giúp cho 7 anh em thương phế binh tại quê nhà, mỗi người từ $50.00 đến $100.00 tùy theo mức độ tàn phế.
Tôi thật vui mừng khi biết có những người cũng suy nghĩ như tôi. Tôi thật sung sướng vì thấy có những tấm lòng đã hướng về anh em thương phế binh đang cần giúp đỡ. Đó là phần thưởng vô cùng quý giá đối với tôi. Tôi ước mong có thêm nhiều đồng hương ở khắp nơi nghĩ đến anh em thương phế binh đang sống vô cùng chật vật.
Đất nước Việt Nam được cai trị bởi chế độ cộng sản tham nhũng thối nát cộng thêm với thiên tai lũ lụt hàng năm đã đẩy dân chúng vào cảnh cùng khốn với bao nhiêu người nghèo khổ thiếu ăn thiếu mặc. Nhưng xét cho cùng trong số những người túng cùng đo,ù anh em thương phế binh là thành phần đáng được quan tâm hơn cả, cần được giúp đỡ hơn cả.
Trong cuốn "Paris by Night 66" nhạc sĩ Nhật Ngân có kể rằng trong một chuyến về thăm Việt Nam năm vừa qua, khi đến bến phà Hậu Giang ông thấy một người tàn phế mặc chiếc áo trận đã bạc màu ôm cây đàn trên tay vừa đệm đàn vừa hát bản "Xuân này con không về" (bản nhạc này do ông và nhạc sĩ Trần Trịnh hợp soạn dưới tên chung Trịnh Lâm Ngân). Tiếng hát và tiếng đàn của người nghệ sĩ bến phà khiến ông quá xúc động, không thể không đến gặp người nghệ sĩ. Khi tới gần thì ông đã nhận ra đó chính là một người bạn cũ cùng học với nhau thời trung học. Nhạc sĩ Nhật Ngân kể tiếp rằng người bạn của ông trước đây xuất thân từ trường sĩ quan Đà Lạt bị tàn phế trong chiến tranh, được giải ngũ sau đó và nay trở thành người nghệ sĩ một chân ngày ngày lang thang với cây đàn kiếm sống ở bến phà.
Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn cũ nay một là Việt kiều từ Mỹ về thăm quê hương còn một thì đói rách, lang thang sống nhờ lòng từ tâm của người khác đã khiến cho người nhạc sĩ cảm thấy day dứt không yên. Hình ảnh người nghệ sĩ phế binh cứ đeo đẳng ông mãi cho đến khi về Mỹ và đã thôi thúc ông phải làm một cái gì đó. Nhạc sĩ Nhật Ngân nói rằng ông đã quyết định cùng với nhạc sĩ Trần Trịnh soạn chung nhạc bản mang tên "Chiều Qua Phà Hậu Giang". Ca khúc này qua giọng ca của nữ ca sĩ Phi Nhung đã làm cho nhiều người phải rơi lệ. Trong cuốn băng, nhạc sĩ Nhật Ngân cũng kêu gọi những người đã một thời ở trong quân ngũ hãy nghĩ đến hoàn cảnh của những người đã hy sinh một phần thân thể mà nay không được đền bù gì cả.
Không ai có thể cầm được xúc động khi chứng kiến cảnh sống tội nghiệp của những con người một thời tung hoàng ngang dọc để rồi nay chỉ còn biết làm bạn với cây nạng, với xe lăn, đôi mắt đã mù lòa, lê lết kiếm ăn khắp nẻo đường, không nhà không cửa, không nơi nương tựa, kéo lê kiếp sống trong đơn côi, tủi nhục. Ta hãy nghe nhà thơ nói lên mối thương cảm đối với những người phế binh:
Thương nhớ về anh quá đi thôi
Cây nạng xe lăn làm bạn đời
Nào thấy trần gian trong đôi mắt
Sống thừa, sống tủi, sống đơn côi

Nhìn anh lê lết khắp nẻo đường
Đêm về chiếu đất với màn sương
Mắt tôi rơi lệ lòng đau thắt
Xin gửi về anh chút tình thương.
(Ngọc Vũ)
Hay:
Khi đất nước điêu linh
Ai nấy lo phận mình
Các anh bị quên lãng
Lẽ nào tôi làm thinh
(Kim Oanh)
Biến cố 30-4 đã khiến cho những người phế binh lâm vào cảnh sống dở chết dở. Chúng ta cũng là nạn nhân của biến cố đó nhưng chúng ta may mắn hơn họ về nhiều phương diện. Để thực hiện câu "Lá lành đùm lá rách" của tiền nhân, Hội Cựu Quân Cán Chính VNCH South Carolina đã được thành lập để làm trung gian chuyển chút tình thương của đồng bào hải ngoại đến anh em thương phế binh. Xin quý đồng hương dành một chút quà gửi đến Hội Cựu Quân Cán Chính VNCH South Carolina, PO box 1441 Taylors, SC 29687 để giúp đỡ cho anh em thương phế binh. Tôi nghĩ mọi sự giúp đỡ dù nhỏ cũng đem lại niềm vui lớn cho anh em thương phế binh. Chỉ cần một chút hy sinh của đồng hương cũng đủ mang đến hạnh phúc cho những con người tàn phế.


Ý kiến bạn đọc
26/12/202220:02:16
Khách
<a href="https://www.hydroxychloroquinex.com/#">generic aralen online</a>
12/12/202218:10:51
Khách
average perscription pills taken by 65 year old canadian? https://candipharm.com/
18/12/202107:15:30
Khách
<a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis 20 mg</a> cialis tablets
10/12/202115:16:47
Khách
<a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis dosage</a> cialis 20mg
30/11/202110:58:49
Khách
buy cialis usa <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis support 365</a>
29/11/202111:37:27
Khách
https://cialiswithdapoxetine.com/ cialis alternative
05/11/202102:47:40
Khách
<a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis pills</a> cialis coupon
03/11/202120:19:33
Khách
buy cialis online <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis generic</a>
06/10/202107:12:26
Khách
<a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis price</a> cialis coupon
23/02/202120:16:49
Khách
chloroquinolone malaria <a href=https://chloroquineorigin.com/#>quinine</a> what is chloroquine
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,996,168
Tác giả đã góp nhiều bài viết đặc biệt và đã được trao tặng giải thưởng Việt Về Nước Mỹ. Ông sinh năm 1951, du học Nhật trước 1975. Đến Mỹ năm 1981. Hiện là cư dân Irvine, Nam California. Công việc: Kỹ Sư Điện tại một hãng trong cùng thành phố. Đây là bài viết mới nhất
Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016.
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Năm 2019, Tác giả nhận thêm giải Chung Kết Vinh Danh Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ hay còn gọi là giải Hoa Hậu. Tốt nghiệp Y Khoa Huế, thời chiến tranh Bác sĩ Vĩnh Chánh đã là Y Sĩ Trưởng binh chủng Nhảy Dù.
Tác giả là cư dân Huntington Beach. Những Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của cô là “Chuyện Vui Sầu” ký bút hiệu Khánh Doãn đã được phổ biến từ tháng Tư 2011.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas.
Tác giả hiện sống ở thành phố Victorville California, đã từng tham gia VVNM năm 2018
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University.
Nhạc sĩ Cung Tiến