Hôm nay,  

Yêu Nhau Lắm, Cắn Nhau Đau...

26/11/200200:00:00(Xem: 25853)
Người viết: CHU TẤT TIẾN
Bài tham dự số: 358-697-vb81124


Chu Tất Tiến là một nhà báo quen thuộc với nhiều sinh hoạt văn hoá và truyền thông tại quận Cam. Với bút hiệu “Chu Tếu” ông đã lặng lẽ góp cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ nhiều bài viết vui vẻ và hữu ích. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
+

Có một điều đáng ngạc nhiên mà thống kê ở Mỹ cho thấy trong một trăm truờng hợp "yêu nhau lắm, cắn nhau đau" thì có tới 40% vụ là do các bà, các mợ, các chị... cắn nguời yêu cuả mình đau đến nỗi nguời đuợc yêu phải kêu cảnh sát tới cứu. Còn lại là 60% các ông đã nhầm vợ mình với cái bao cát để tập đấm đá.
Đôi khi vừa mới xem xong một phim chuởng kiểu Mỹ, ông chồng liền lôi vợ ra để thử đòn mới liền. Dĩ nhiên, nếu so sánh các vụ "cắn nhau" này, thì thuờng các bà bị đòn nặng hơn các ông, vì các ông to con hơn, có sức mạnh hơn, lại thêm hơi cay cuả ly ruợu, ly bia nữa thì các bà chịu đâu cho thấu! Nhưng không phải vì thế mà các bà đuợc liệt vào "phái yếu", vì cũng theo thống kê, dù đòn cuả các bà không phải đến từ mấy cú đấm, mấy cái đá, nhưng cũng đủ làm cho các ông ghê nguơì. Có ông đã bị vợ ném cái máy hút bụi vào mặt bất tỉnh, có ông bị vợ xiềng chân vào giuờng, ông khác lại bị vợ dùng bàn ủi nóng "nựng" một phát vào mặt, một đấng nam nhi bị bà xã dùng cái cào cỏ khện cho lia liạ. Nhưng kinh sợ hơn hết là có một nàng đang cơn tức giận, nằm đè lên chàng mấy tiếng đồng hồ, chàng chịu không nổi, "đi tầu suốt" luôn vì nàng là một cái khối thịt gần hai trăm "bao" lại đè lên ngực chàng làm tim chàng không đập nổi. Mới đây lại có một ông bị vợ "yêu" cắn cho gần ... một trăm vết cắn nên đã "ra đi không mang vali" luôn! Không biết các miếng cắn kia đã nhắm vào chỗ nào mà làm cho một tay liền ông, vẫn đuợc mệnh danh là "phái mạnh" kia phải lià đời, nhưng chắc chắn là có những miếng cắn vào đúng chỗ hiểm, và phải sâu và đứt luôn cả thịt ra, chứ còn có cắn ngập răng vào thịt cũng không có ăn thua gì! Hoặc gỉa ông nọ sợ quá, hãi quá, đau quá, mà tim đứng luôn chăng" Bởi vì nếu bảo chết vì mất máu thì cũng không đúng. Máu có chẩy từ những chỗ cắn đó cũng không thể nào làm cạn gần năm lít máu đuợc" Kinh hãi thật! Ngày 18 tháng 11 vừa qua, theo tin tức ... đài, thì ở nước Iran kia, một ông vưà bị vợ cắt đứt lỗ tai chỉ vì dám hỏi là "sao bà đi đâu mà đến hơn nửa đêm mới về vậy"" Nàng liền lẳng lặng vào bếp lấy con dao ra, xẻo nghiến lỗ tai anh chồng và còn bắt anh ta chìa tay ra để nàng bỏ cái lỗ tai ấy vào, và nói: "cho chừa cái tật hỏi han linh tinh đi!" Cũng theo tin này, thì anh chồng cho biết rằng đã từ lâu, anh không đuợc phát biểu ý kiến gì mà nàng không thích. Cũng không đuợc hỏi thăm xem nàng đi đâu, làm gì, nếu không sẽ bị phạt nặng!
Nguời ta thuờng bảo phụ nữ Mỹ dữ quá, (truờng hợp vưà qua là ở Trung Đông), hơi một chút là nhẩy đổng lên, la hét vang trời, hiền nhất thì cũng sửng cồ, quát lại chồng chứ không chịu đựng như phụ nữ Việt đâu. Nguời Việt ta, thì từ xưa, chỉ có một cô Quờn đốt chồng cả gần năm muơi năm rồi, còn lại thì hoạ hiếm mới có một bà sư tử Hà đông, xuống tấn, đấm đá chồng tới tấp. Các bà, nếu dữ, thuờng lôi chồng ra chửi như tát nuớc vào mặt, hoặc đứng ngoài đuờng chửi vào, hoặc vừa đi tới đi lui vưà chửi, dù có bạn bè đang ngồi đó cũng mặc, có bà còn lôi chuyện "phòng the" cuả ông ra nói tá lả cho bà con hàng xóm cuời một bữa đã đời luôn. Tuy nhiên, ít thấy xẩy ra vụ các bà dợt các ông thuợng cẳng tay, hạ cẳng chân nhất là trong cộng đồng Việt Nam tại Mỹ. Nguợc lại, việc các ông đánh vợ vẫn lẻ tẻ xẩy ra, dĩ nhiên không nhiều và nặng như khi còn ở nhà. Một số ông sang Mỹ đã lâu rồi mà vẫn thích nựng vợ bằng những cú đấm cú đá, chứng tỏ rất là nhà quê. Có nhiều lý do để các ông uýnh vợ:
1-Quan niệm cổ hủ, lỗi thời.
Một số nguời Việt ta vẫn còn giữ đầu óc cổ hủ, coi vai trò nguời chồng là chủ gia đình, nguời vợ chỉ là phụ thuộc, "chồng là chúa, vợ là tôi", nên coi việc dợt vợ là một điều thỉnh thoảng nên làm, chứng tỏ mình là chủ gia đình. Hễ vợ không nghe lời, hoặc thích có ý kiến trong việc điêù hành gia đình, ông nói không chịu im, là tung chuởng liền. Dù cho nguời chồng có học đi chăng nữa, có bằng cấp lớn đủ nuôi cả nhà, nhưng vẫn thiếu ý thức văn minh, không nghiên cứu về xã hội nhiều, nên chưa nhìn thấy ở nguời đàn bà một giá trị ngang mình, vẫn coi thuờng nguời đàn bà chân yếu tay mềm, nên nếu có ra tay ra chân với phái nữ cũng chỉ là trong phạm vi "dậy vợ cho nên nguời." Theo họ, phái nữ vẫn là một sự lệ thuộc cuả đàn ông, nếu đứng một mình thì sẽ tá hoả tam tinh, như họ tin rằng, nguời đàn bà là cái xuơng suờn cụt cuả nguời đàn ông.
Với những nguời đàn ông thuộc loại này, chỉ cần dúi sách xã hội học vào tay họ, hoặc nhờ một cố vấn tạo cơ hội tranh luận với họ thật nhiều, giải thích cho họ hiểu là đàn ông hay đàn bà thì Thuợng đế cũng coi như nhau, giá trị xã hội cũng ngang nhau, thì may ra họ sẽ thay đổi quan niệm đối xử với đàn bà.
Có thể nhắc cho mấy đấng mày râu này những guơng vĩ đại cuả các bà như Trưng, Triệu, như Bùi thị Xuân, như những nhà bác học thời đại, những chính khác nữ lưu nổi tiếng trên thế giới.. để họ bớt hủ lậu đi, mà văn minh lên thì sẽ bớt đấm đáù. Điều quan trọng là chính các bà phải chứng tỏ cho các ông thấy rằng mình cũng mạnh như ai, nếu ổng dám giơ nắm đấm ra, thì mình cũng vác cái ông kẹ 911 ra dọa. Đừng có câm lặng mà chịu đựng một mình.
Doạ ổng ba câu mà ổng cứ xông tơí, thì làm bộ nhấc cái điện thoại lên, nhưng đừng gọi ngay, cho ông ấy cơ hội suy nghĩ. Ba phút sau mà ổng vẫn cứ coi thuờng mình thì phải làm thật, cho cảnh sát tới nhà rồi thì mới xin tha Tào. Hoặc để ổng vô bót rồi thì lãnh ổng ra, đừng để ổng nằm cả đêm trong đấy, khi về sẽ mất rất nhiều thời gian để hàn gắn. Cũng đừng bắt chuớc mấy bà Mỹ, cứ hơi to tiếng, hay chỉ mới một bạt tai đầu tiên, đã nhấc điện thoại lên rồi. Nhiều ông tự ái, sau khi về nhà thì ly dị ngay, hoặc giữ thái độ "chiến tranh lạnh" suốt đời luôn, hoặc bỏ đi với bồ nhí, thì thiệt cả mình, cả con.


2- Những đấng vũ phu, chỉ mê sức mạnh cũng hay đấm đá đàn bà. Thuờng thì trong một gia đình, nếu nguời vợ thuộc dạng yếu đuối, sức khoẻ duới trung bình, lại kém khả năng về tính dục, hoặc không thể chiều chồng "đêm bẩy ngày ba, vô ra không kể", thì anh chồng hay nổi cơn đánh đập. (Nguợc lại cũng thế, nếu bà vợ to con quá, mà anh chồng eỏ lả quá, thì cũng phải lép vế, bà vợ quát nạt chồng truớc mặt bạn bè là thuờng, về nhà, lạng quạng mà ban đêm không chiều đuợc bả, bả nghiến răng, cấu chí cho đứt thịt luôn!) Truớc hết là khi anh chồng lên cơn ghiền tính dục, vợ thở dài, than mệt, mà lại cấm không cho anh chồng đi chỗ khác, hoặc anh chồng không dám đi bậy bạ, sợ bịnh, sợ thiếu tiền, sợ bạn bè bắt gặp, sợ cảnh sát bỏ bóp... đủ thứ sợ, mà không dám nói ra, liền phải kiếm chỗ thoát cái ẩn ức sinh lý ấy bằng cách lôi vợ ra dầy vò, mới đầu nói đổng, sau thì chửi, giai đoạn kế tiếp là dợt vợ. Dợt một lần, thấy vợ êm lặng, chịu đựng thì thành quen, oánh hoài. Với những đấng này, thì một là mấy bà tự tìm cách tăng cuờng khả năng yêu đuơng lên, không đuợc, thì đành cho phép mấy ổng đi lang bang đi, nếu không muốn gọi cảnh sát. (Nếu cho mấy ổng đi lang bang thì cần coi chừng ông ấy mang vi khuẩn Aid về nhà đấy! Lại phải đối xử với ổng như đối xử với những anh chàng chơi bời ba trợn mà thủ lấy thân.) Dĩ nhiên, chọn nguời vưà vừa phai phải hợp với mình thì hơn cả, đừng lấy ai to con hơn mình nhiều quá, đừng lấy chồng để có chỗ "nuơng thân gửi phận" như ngày xưa mà lỗ vốn. (Truờng hợp mấy ông cũng thế, đừng thích bà vợ khoẻ mạnh, "tốt nái" quá nếu chính mình không lực luỡng, công phu đầy mình. Chỉ vài năm sau, mà không phục vụ bả chu đáo, thì có ngày bả nghiến răng, nhéo lỗ tai mình truớc mặt mọi nguời đấy!)
3-Hiền phụ lãnh cảm. Có nhiều bà vợ, dù sức khoẻ phong phú, nhưng lại không thích gần chồng, cũng bị mấy ổng dợt. Một số truờng hợp ngay sau ngày cuới, anh chồng làm dữ tợn quá, bà vợ, thuộc loại lãng mạn, thấy ái tình không phải mơ mộng như mình tuởng, nên dần dần lãnh cảm luôn. Chồng bực bội, cũng thành mặc cảm, và để gỡ cái mặc cảm ấy, ra tay đánh vợ cho bù lại những lúc khó chịu một mình. Truờng hợp này, thì phải nhờ đến cố vấn hôn nhân, tìm hiểu tình trạng cuả cả hai nguời và giải thích cho anh chồng hiểu là phải từ từ, dịu dàng với vợ, mới mong thay đổi đuợc căn bệnh tâm lý cuả vợ, do đó, sẽ tìm lại quân bình cho cả hai, và sẽ bớt màn uýnh vợ.
4-Ghiền ruợu mất lý trí. Nhiều ông lúc bình thuờng thì hiền, nhưng sau khi "dô" vài ly thì đổ bệnh ra dợt vợ. Ruợu vào lời ra. Ruợu vào tay cũng ngưá ngáy. Với những ông liền ông thuộc loại này thì bà vợ nên thủ sẵn vài can nuớc lạnh. Hễ ỗng bắt đầu làm dữ thì tạt nuớc lạnh vào mặt cho ông ấy tỉnh lại thì hết đánh vợ. Nếu cần thì gọi 911, cam đoan chỉ một lần vô bóp là hết tật đánh vợ ngay. Vì dù cho có say cỡ nào thì những kinh nghiệm thuơng đau cũng sẽõ làm cho nguời say tỉnh lại ngay, khi nhớ lại cảnh buớc vô bóp hôm đó...
5-Nặng phần trình diễn. Lại có loại liền ông thích lấy le với con, thì lại dợt mẹ cuả chúng. Hoặc không dám nói nặng với con cái thì đem mẹ ra làm chỗ đổ bã. Truờng hợp này thì nên xử dụng con cái, nhờ chúng làm vật cản không cho ổng giở trò. Khi ổng trợn mắt trợn mũi lên, sắn tay áo thì tru tréo gọi con ra đầy nhà, lúc ấy thì dù cho "bố ổng" bảo , ổng cũng không dám làm bậy nữa.
6-Truờng hợp bị khiêu khích. Có những truờng hợp nếu ông chồng không bịch thì ông thuộc loại "thiền định" cao cấp lắm, bởi vì nguời đàn bà trong chuyện này lại hay "nói dai, nói dài, nói dở, nói vô duyên." Trong khi chồng đang bực mình vì vụ gì đó, vưà mới bị xếp la, vừa nghe tin sắp bị thât nghiệp, mới bị bạn lưà một quả cay đắng... mà bà vợ cứ lải nhải lài nhài, nói tới nói lui. Anh chồng đã gầm lên bảo: "im đi, đừng nói nưã, nhức đầu quá rồi!" mà bà vợ lại vẫn cứ gân cổ lên nói. "Tôi không im! Anh làm gì đuợc tôi"" Thế là một cái tát tai, hay một trái đấm bay tới. Nhất là trong truờng hợp ông ấy đã doạ đánh rồi mà cứ hăm hở: "Đánh hả! Dám đánh tôi hả! Đánh đi! Đánh đi, tôi gọi cảnh sát cho coi!" Nhiều anh chồng lên cơn điên, không còn sợ cảnh sát nữa, trong khi bà vợ lại câng câng cái mặt gần đó, tiện tay, anh chồng thoi liền một quả, tới đâu thì tới! Đau lòng nhất là đã rất nhiều vụ chồng bắn chết vợ xẩy ra chỉ vì bà vợ thách thức, hoặc đang khi chồng nóng, lại không chịu xuống nuớc, mà còn cãi cho đuợc mới thôi. Chồng đã cầm lấy vũ khí, thì đừng có uỡn ngực lên mà thách thức, cho dù ngày thuờng ông ấy vẫn nhát như thỏ đế. Ông ấy thỏ đế, nhưng ngón tay bóp cò thì lại chỉ cần một giây không "thỏ đế" là nổ đùng đùng liền. Điều kinh hoàng là sau khi đã nổ đuợc một phát rồi, là cơn say máu sẽ làm cho ổng đi kiếm mẹ vợ, anh vợ, chị vợ nổ liên tu bất tận, rồi quay súng vào đầu, bóp cú cuối cùng! Nếu gặp lúc mặt chồng đã đỏ lên, mắt đã như hai cục than, tay đã rung rung rồi, thì bà vợ nên xuống giọng ngọt ngào lại ngay, hoặc ít nhất cũng tìm cách lảng dần, rồi gọi con đến gần, cả mẹ lẫn con đều phaỉ mềm mỏng như tơ, mới tránh khỏi thảm kịch. Đừng ỷ có cảnh sát, vì khi cảnh sát đến rồi, thì má đã sưng, hay máu đã đổ rồi. Dĩ nhiên, không cần thiết phải ca rằng:
Chồng giận thì vợ làm lành
Miệng cuời thơn thớt rằng anh giận gì"
Thưa anh đừng giận em chi,
Muốn lấy vợ nhỏ, em thì cuới cho.
Chỉ cần mềm giọng lại là xong. Đàn ông thì ham đuợc vuốt ve, một khi bà vợ đã xuống "xề" thì chắc không còn có ý định dợt vợ nữa. Có câu thần chú này, các bà nên thuộc để tránh bị chồng đập: "Không thách thức nguời say, không khiêu khích nguời điên, không chọc quê kẻ yếu đuối!" Thuộc làu câu này thì nhất định nhà êm cửa đẹp!
Nói chung, chuyện "bịch" nhau trong gia đình là một hoạt cảnh xã hội cần phải loại bỏ. Đàn ông hay đàn bà, vợ hay chồng, đều không nên nựng nhau bằng những cú đấm, cú đá. Chuyện vũ phu với nhau, như bát nuớc đã đổ xuống, khó hốt lại đuợc, lỡ đánh nhau một lần rồi thì kỷ niệm ấy khó quên. Tình cảm sẽ nhạt dần đi, yêu thuơng sẽ cạn, trách nhiệm sẽ nhỏ dần.
Nên nhớ rằng, khi về già rồi, sáu, bẩy muơi tuổi chẳng hạn, một đêm nào đó, chợt choàng dậy trong đêm, quờ tay qua bên cạnh, không thấy ai, chỉ thấy lạnh tanh, lúc ấy mới thấy lòng chùng xuống, và nhớ lại nguời đã từng nằm chung với mình, từng có những giờ phút ân ân ái ái, nay đã ra nguời thiên cổ" Hay đang ở một phuơng trời nào xa tít, không bao giờ còn gặp lại" Và, chính mình nữa, cũng chẳng biết ngày nào, giờ nào, mà "ra đi không mang vali"... Còn gì đâu" Có chăng một dúm tro tàn" Vậy, tại sao lại không thuơng yêu nhau đi, cho những ngày trái tim còn đập, đuợc chan hoà hạnh phúc"
Xin hãy yêu nhau, tha thứ cho nhau, đại luợng với nhau khi còn sống gần nhau, đừng để khi mất đi rồi, mới nhạt nhoà nuớc mắt.
Chu Tất Tiến.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,263,648
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết thứ ba của bà được viết nhân khai trường, để Kính tặng các Thầy Cô cuả Trường SPSG; - Thân tặng các Anh Chị cựu Giáo-sinh SPSG; Và riêng tặng các bạn SPSG/ nhất 9 nhị 15/ K.12/73-75.
Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, đã nhận giải danh dự năm (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” (Á khôi) năm 2017. Tác giả về hưu từ lâu và đang định cư tại Orange County. Bài viết mới, thể hiện tâm tư và cách nhìn chủ quan của “một kẻ lưu vong bất đắc dĩ,” nói theo tác giả, và không có ý định tạo mâu thuẫn, tranh cãi với những người không cùng quan điểm.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình My, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tiếp tục viết bằng tiếng Việt và đây là bài thứ hai.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", tác giả đã nhận Giải Viết Văn Việt ngữ Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Ông bà có 7 người con, hiện ở Ohio. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông, ngày 18 -12-2012 đã kể chuyện tình 40 năm hạnh phúc của Ông Bà Sáu. Năm 2018 đánh dấu 45 kết hôn của ông bà Tuyết - Steve Brown. Đúng thời điểm đặc biệt này, ngày 2 tháng 5 năm 2018, Bà Sáu Tuyết thình lình qua đời vì cơn bệnh bất ngờ. Bài viết của ông Sáu tưởng niệm “Cuộc Đời Của Tuyết” đã được phổ biến ngày 27/07/2018. Sau đây, là bài viết mới về LA họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến