Hôm nay,  

Chính Sách Kinh Tế Mỹ-toàn Cầu Hóa

16/11/200200:00:00(Xem: 145371)
Người viết: MAI NGUYỄN

Bài tham dự số: 341-689-vb61115

Tác giả Mai Nguyễn đã góp một bài viết về nước Mỹ mang tên “Quyền lợi của Mỹ”. Đây không phải là một truyện kể về đời sống hoặc tâm tình bình thường mà là bình luận thời cuộc, một thể loại giới hạn trong đề tài viết về nước Mỹ. Tác giả cho biết bà 47 tuổi, khi còn ở Việt Nam bà là một giáo viên, hiện cư trú tại Orange County, làm nghề giữ trẻ. Rất mong sẽ có được một bài viết về câu chuyện về đời sống, công việc, suy nghĩ và tâm tình của chính tác giả.

+

Dù muốn hay không, sức mạnh kinh tế Hoa Kỳ cũng ảnh hưởng tới tình hình kinh tế của toàn thế giới, cho nên chính sách đối ngoại kinh tế của Mỹ cũng có khả năng chi phối toàn cầu. Từ nhiều tuần qua, giới kinh tế và doanh gia Mỹ hoạt động tại nước ngoài tiếp tục than phiền về quyết định bảo vệ kỹ nghệ thép của chính quyền Bush.

Không phải mới đây mà từ hai năm qua, các nước đối tác với Mỹ đã than phiền là trong lãnh vực trao đổi kinh tế, chính quyền Mỹ ưa nói một đằng, làm một nẻo. Họ đơn cử thí dụ là các vụ tranh chấp về nhập khẩu chuối, thịt bò hay gần đây nhất là gỗ xúc của Canada. Đến khi chính quyền Bush quyết định nâng quan thuế biểu 30% đối với thép nhập cảng vào Mỹ thì dư luận quốc tế, kể cả các đồng minh lâu đời, đã nói tới chữ "đạo đức giả".

Sở dĩ họ phê bình nặng như vậy là vì trong hoàn cảnh đình trệ kinh tế trên toàn cầu, phản ứng bảo hộ mậu dịch và hạn chế tự do thị trường là điều dễ xảy ra và nếu xảy ra thì phương hại đến luồng trao đổi toàn cầu hóa. Vậy mà, ngược với chủ trương cố hữu của mình, ông Bush lại không bảo vệ tự do ngoại thương mà còn nhượng bộ các thế lực của kỹ nghệ théo và gây họa cho cả trào lưu toàn cầu hóa.

Đối với các xứ đang phát triển và các nước tân hưng tức là mới kỹ nghệ hóa, thì thép giữ vai trò rất quan trọng, còn quan trọng hơn là đối với nước Mỹ, vì kinh tế Mỹ đã lên thang, để phát triển khu vực dịch vụ ngày một tân kỳ hơn, và sản xuất lẫn tiêu thụ ngày một ít thép hơn.

Theo thống kê năm 2000 của tổ chức OECD quy tụ hơn 20 nước kỹ nghệ thế giới, thì chỉ số tăng xuất về thép của Mỹ chỉ còn là 122,6 so với 133 của Đức, 137 của Hàn quốc, 140 của Mexico và 163 của Brazil.

Trong kỹ nghệ thép của Mỹ, năng xuất của các tổ hợp lớn thua xa những công ty nhỏ tuyển dụng ít người hơn với thiết bị tối tân hơn. Nhưng các tổ hợp này có thế lực lớn ở một số tiểu bang và công nhân ngành théo xứ này cũng là nhóm áp lực rất mạnh, họ muốn bảo vệ phần thị trường và công việc làm nên đòi giảm bớt sự cạnh tranh của thép ngoại, tức là đòi được bảo vệ. Khi quyết định nâng hàng rào quan thuế lên 30% trong ba năm đối với thép nhập cảng, chính quyền Bush chiều theo áp lực đó và lập tức gây ra trận chiến mậu dịch với các nước khác, đầu tiên là Âu Châu.

Đầu tiên là Hoa Kỳ ồn ào đòi các nước khác phải chấm dứt chế độ bảo hộ mậu dịch trước là Nhật, sau là Trung Quốc, vậy mà Mỹ lại áp lực nội bộ để lấy quyền định trái ngược với đòi hỏi của mình. Vì thái độ mà nhiều người Mỹ mạnh mẻ nói là "đạo đức giả" của chính quyền, các nước liên hiệp Âu Châu lập tức trả đũa cũng bằng cách nâng quan thuế biểu, nhiều xứ khác, từ Á Châu tới Canada hay Brazil, đang nghiên cứu một loại biện pháp tương tự.

Điều tai hại là các nước này không chỉ có biện pháp bảo hộ với thép mà mở rộng ra nhiều sản phẩm khác, như xe gắn máy, cà chua, gia súc và cả hàng dệt sợi. Đồng thời, những lời trao đổi cũng trở nên gay gắt hơn và viễn ảnh u ám của một trận chiến mậu dịch lồng trong trận chống khủng bố mới gây lo ngại khắp nơi.

Nơi về thời điểm hay thời cơ, nhiều học giả về kinh tế, đầu tư và cả giới nghiên cứu về an ninh chiến lược Mỹ đã cho rằng quyết định của Mỹ vào lúc này không thể nào tai hại hơn. Lý do trước tiên là cuộc chiến chống khủng bố tại A Phú Hãn vẫn chưa ngã ngũ, nguy cơ nội chiến có thể xảy ra và Mỹ cần nhiều quốc gia hợp tác để vãn hồi hòa bình, tại đây trong khi mình truy lùng bọn khủng bố. Lý do thứ hai là Mỹ đang muốn mở rộng địa bàn diệt trừ khủng bố sang nước khác, sau khi tổng thống Bush nói tới cái trục của tội ác là ba nước Iraq, Iran và Bắc Hàn. Lý luận đó đang gây tranh luận và tạo nhiều khó khăn về đối ngoại cho Hoa Kỳ. Thứ ba nữa, tình hình Palestine đang suy đồi từng ngày và khối A Rập dù chẳng ủng hộ bọn khủng bố cũng không thể dễ dàng ủng hộ quan điểm của Mỹ tại Do Thái. Cho nên trên diễn đàn quốc tế Mỹ cần bạn và bớt thù mà hiện nay bạn lại một ngày hiếm hoi vì quyết định nâng giá thép.

Trong phạm vi thuần túy kinh tế, thời điểm này cũng hoàn toàn bất lợi cho một quyết định như vậy, Nhật Bản một ngày chìm sâu hơn trong suy thoái và có thể bị khủng hoàng ngân hàng bất cứ lúc nào. Các nước Đông Á đang cố vượt khỏi nạn suy trầm kinh tế và kỹ nghệ thép ở đây gặp nhiều khó khăn vì tồn kho ứ động. Bên cạnh đó Trung Quốc phải đối phó với làn sóng chống đối với công nhân bị sa thải vì lý do cải cách doanh nghiệp để nâng cao sức mạnh tranh tại hội nghị của Liên hiệp quốc về phát triển ở Monterrey của Mexico, tổng thống Bush đề nghị gia tăng viện trợ thêm 50% với điều kiện là các nước nghèo phải cải tổ cơ chế kinh tế cho tự do hơn. Đòi hỏi rất chính đáng đó của Mỹ được các nước nghèo coi là một sự nhục mạ sau khi ông Bush làm ngược những gì mình yêu cầu, với vụ nâng thuế về thép.

Ở tại Hoa Kỳ, nhiều chính khách hay dân cử nghĩ rằng quyết định bảo vệ thép Mỹ và việc làm của gần một vạn công nhân ngành thép là chính đáng. Nhưng họ không biết và có lẽ cũng chẳng cần biết rằng nhìn từ Á Châu, người dân và lãnh đạo các nước lại chả hài lòng với quyết định đó. Họ không quên rằng năm 1997 khủng hoảng tài chánh sỡ dĩ lan rộng thành khủng hoảng kinh tế cũng vì những đòi hỏi cải tổ quá khắt khe của quỹ tiền tệ quốc tế IMP mà họ coi như một công cụ của Mỹ. Sự thật vốn không đơn giản như vậy, nhưng ấn tượng đó đã có và vẫn còn. Thành phần chống đối cải cách tiếp tục lưu truyền lý luận đó và việc Mỹ bảo vệ ngành théo một cách thiển cận và bất công như vậy đã giúp thành phần này rất nhiều, sự thể này, dường như chính giới của Mỹ lại không biết.

Xưa nay Hoa Kỳ vốn tự xưng mình là đi tiên phong trong tinh thần tự do hóa cơ chế kinh tế và tổng thống Bush vẫn tự xưng là người quyết liệt chủ trương tự do mậu dịch như nguyên lý có lợi nhất cho mọi quốc gia, nhất là các nước nghèo, nhưng ông đã được cố vấn sai khi lấy quyết định bảo vệ ngành thép, và nếu giới chính trị Mỹ cần quan tâm tới phản ứng bất mãn của các nước vào một thời điểm rất bất lợi thì ở trong nước, quyết định này cũng làm cho các ngành tiêu thụ thép bị thiệt hại vì phải mua vào với giá cao hơn. Sự thiệt hại đó sẽ lan rộng và nặng nề hơn những lợi ích cục bộ của ngành thép, để trở thành thiệt hại cho kinh tế Mỹ và cho chính sự nghiệp ông Georrge W.Bush về mặt quốc tế.

Mai Nguyễn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,324,548
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.