Hôm nay,  

Tình Yêu Trong Thơ Và Tình Yêu Ở Mỹ

18/10/200200:00:00(Xem: 143678)
Người viết: KIM TRẦN

Bài tham dự số: 3016-663-vb61017

Kim Trần 19 tuổi, học sinh, định cư tại Santa Ana, là tác giả trẻ tuổi đầu tiên tham dự giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ ba. Như tựa đề, nội dung bài viết nói lên những ưu tư về tình yêu từ thơ (và mộng) tới thực tế của tuổi trẻ Việt tại Hoa Kỳ hiện nay. Mong Kim Trần và các bạn trẻ sẽ còn có thêm nhiều bài viết khác, nhiều câu chuyện sống động khác, về đề tài này.

+

Tình yêu đôi lứa vốn là đề tài muôn thuở của các nhà thi sĩ, nhà văn, nhạc sĩ… qua bao nhiêu thế hệ. Từ thuở xa xưa, tình yêu được biểu hiện qua những câu thơ, bài hát mà sau này đã trở thành một trong những khía cạnh tiêu biểu của kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam vô giá cũng như trong nền văn học không chỉ Việt nam mà tất cả các quốc gia trên thế giới.

Những ai sinh ra và lớn lên nơi đất Việt chắc hẳn biết đến câu ca dao quen thuộc tuy mộc mạc đơn sơ mà thắm được ân tình: "Yêu nhau mấy núi cũng trèo, mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua" từng chữ đơn sơ và giản dị ấy lại mang đậm một tình yêu sâu sắc.

Tuy yêu thắm thiết nhưng lời tỏ tình của những đôi trai gái thời xưa lại rất mộc mạc "Nhớ em bổi hổi bồi hồi, như đứng đống lửa, như ngồi đống than"…. "thò tay em ngắt cọng ngò, thương anh đứt ruột giả đò làm ngơ".

Từ những lời tỏ tình thiết tha chất phát đã tạo nên những lời ước hẹn ước thủy chung trọn đời. "Thuyền về có nhớ bên chăng, bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền".

Tình yêu đôi lứa qua bao nhiêu thế hệ đã dần dần đi vào nền văn học và sẽ mãi mãi là nền tảng xây dựng hạnh phúc gia đình. Trải qua bao thăng trầm biến đổi của cuộc sống, tình yêu ngày càng thắm đượm trong nền văn học Việt nam và trong lòng mỗi con người.

Hẳn ai trong những người yêu và hiểu biết văn học Việt Nam đều đã từng nghe đến cái tên thật quen thuộc của một trong những bậc thầy của thơ tình Xuân Diệu. Ông đã để lại cho thế hệ sau này những bài thơ tình tuyệt mỹ mà mỗi lần đọc là mỗi lần vọng lại những cung bậc yêu thương chan chứa ân tình "Yêu" là một trong những bài nổi tiếng của ông:

"Yêu là chết trong lòng một ít

Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu

Cho rất nhiều nhưng nhận chẳng bao nhiêu

Người ta phụ hoặc thờ ơ chẳng biết…."

Hình như những ai từng yêu đều phải trải qua sóng gió và thử thách, nhưng không vì vậy mà tình yêu trở nên vô vị và tầm thường. Tình yêu là hy sinh và dâng hiến:

"Anh không xứng là biển xanh

Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng

Bờ cát dài phẳng lặng

Soi ánh nắng phalê"

(Biển-Xuân Diệu)

Khi người ta càng yêu thì lòng đố kỵ và ghen tuông sẽ trỗi dậy như một bản năng tự nhiên mong muốn người mình yêu mãi mãi là của mình:

"Tôi muốn cô đừng nghĩ tới ai

Đừng hôn dù thấy đóa hoa tươi

Đừng ôm gối chiếc đêm hay ngủ

Đừng tắm chiều nay biển lắm người"

(Ghen- Nguyễn Bính)

Có nói đến vạn lời, có biết đến vạn chữ cũng không thể diễn đạt được hết ý nghĩa của hai chữ tình yêu. Tình yêu trong thế giới văn học, những chàng trai, cô gái, những cặp tình nhân vẫn đang sống, đang cảm xúc và hưởng thụ mãi mãi hương vị sống động và bất tuyệt này.

Ngày nay, nam nữ thanh niên Mỹ muốn sống một cuộc sống phóng khoáng, phong lưu những chàng trai cô gái hiện đại làm sao hiểu nổi cái quan niệm "nam nữ thọ thọ bất thân" của các cụ ngày xưa, có lẽ nó đã vĩnh viễn biến mất trong quan hệ nam nữ. Tôi vẫn nhớ đến tác phẩm "Lục Vân Tiên" của cụ Đồ Chiểu nhất là đoạn Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga và khi nàng Nguyệt Nga xinh đẹp định bước ra khỏi xe để tạ ơn thì anh chàng Lục Vân Tiên vội ngăn lại:

"Khoan khoan ngồi đó chớ ra

Nàng là phận gái ta là phận trai"

Khoảng cách của trai gái thời xưa là thế. Còn bây giờ, cưới vàng, cưới bạc không còn làm cho người ta hâm mộ, tình yêu đơn phương đã trở thành câu chuyện quá khứ xa xôi. Ở cái xứ tự do và bình đẳng này, chẳng còn ai cảm thấy xấu hổ về vấn đề tình dục. Thậm chí, ngay cả những thiếu niên mới bước vào tuổi dậy thì đã biết nói đến quan hệ nam nữ thao thao bất tuyệt. Những chuyện "thử tí" hay "ăn cơm trước kẻng" …đối với bạn trẻ ở Mỹ đã thành thói thường từ "khuya" rồi.

Đối với những thanh thiếu niên sống và lớn lên ở Mỹ, định nghĩa của tình yêu dường như rất mơ hồ, họ vui chơi đùa cợt với hàng chục người khác nhau với câu nói mà tôi đã giựt mình khi nghe nói từ bạn tôi "Tao chẳng mất gì cả, còn gì mà mất, tao còn có quyền lựa chọn nữa".

Chuyện tìm kiếm "người yêu" dường như rất dễ dàng đối với một số nam nữ, chỉ cần lên internet vào một số website hay chatroom, sau vài lời chào hỏi làm quen, trao đổi hình ảnh, nếu thấy hợp thì tiến tới hẹn hò và thế là thành "người yêu" của nhau, đến lúc không thích nữa thì "anh đi đường anh, tôi đi đường tôi, tình nghĩa đôi ta chỉ thế thôi". Họ chia tay nhau trong dửng dưng, không bận tâm hay luyến tiếc điều gì, không còn chuyện đau đớn chết dở vì hai chữ "thất tình" nữa vì đối với họ, tình yêu rất dễ tìm và luôn luôn có ở xung quanh. Hiện nay khá phổ biến nam nữ thanh niên suy nghĩ vậy.

Cùng với sự nâng cao về địa vị xã hội, rất nhiều nam nữ thanh niên muốn giành quyền như nam giới và không cam chịu là phái yếu.

Tình yêu đôi lứa của nam nữ ở Mỹ rất cuồng nhiệt và không biên giới. Họ bắt đầu biết đến "yêu" khi mới bước vào tuổi vị thành niên. Thân hình, nghề nghiệp, gia đình, tuổi tác…đều không còn là vấn đề quan trọng và hơn nữa ở cái xứ tự do này vấn đề quan hệ tình dục là chuyện thường tình. Thậm chí thật đau lòng khi sự thật có những thanh niên nam nữ bên này xem chuyện quan hệ trai gái yêu đương là trò vui qua đường.

Từ những năm 80 đến nay, người Việt Nam nhập cư vào Hoa Kỳ ngày càng nhiều, những cuộc hôn nhân với người không cùng màu da ánh mắt đã trở nên phổ biến, người Việt Nam kết hôn với người nước ngoài không còn là chuyện lạ có thật nữa. Đi trên đường phố California, lúc nào bạn cũng có thể nhìn thấy người đàn ông tóc vàng, mắt biếc nắm lấy tay cô bạn gái Việt Nam hoặc một cô gái Á Châu ôm hôn anh chàng Mỹ trắng. Trên thực tế, những cô gái Châu Á như những cô gái Việt rất dễ gây ấn tượng với một số chàng trai ngoại quốc với vóc dáng nhỏ nhắn và thân hình mỹ miều thon gọn. Và hẳn không ít các cô gái Việt rất thích những chàng trai ngoại quốc với ngoại hình khôi ngô, tuấn tú, đĩnh đạc…

Tình yêu nam nữ thời hiện đại ở Mỹ có thể nói là hiện tượng "quá trời". Qua bài viết này, rất hy vọng sẽ mang đến cho các bạn nam nữ đang ở lứa tuổi đang yêu một cái nhìn, khía cạnh tốt đẹp, một chút hương vị ngọt ngào hơn về tình yêu đôi lứa trong nền văn học nước nhà với lời khuyên chân thành: Tình yêu là một thứ rất thiêng liêng và quý giá, nuôi dưỡng niềm khao khát đó chính là nuôi dưỡng tình yêu, hãy trân trọng và giữ gìn nó như bảo vệ hạnh phúc của chính bản thân mình.

"Đó tình yêu em muốn nói cùng anh

Nguồn gốc của muôn vàn khát vọng

Lòng chung thủy duy trì sự sống

Cho con người thật sự người hơn"

(Nói cùng anh-Xuân Quỳnh)

Kim Trần

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,049,543
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”
Nhạc sĩ Cung Tiến