Hôm nay,  

Ngày Trở Về

03/08/200200:00:00(Xem: 172807)
Người viết: ĐĂNG TÂM
Bài tham dự số: 2-607-vb20729


Tác giả Đăng Tâm, tên thật Phạm G. Đại, nguyên hiện là Customer Service Manager/ Remedy Intelligent Staffing. Ông từng Viết Về Nước Mỹ, bài đầu tiên là "Câu Chuyện Lạc Đường Kinh Dị". "Ngày Trở Về” là bài viết thứ hai của ông, một hồi ký đặc biệt về ngày những sĩ quan VNCH cuối cùng trong nhà tù Cộng Sản.

Sau mười bảy năm cải tạo tập trung và còn sống sót trở về,
hiện nay những người tù ấy đã thành những H.O. định cư tại nhiều tiểu bang trên đất Mỹ như New York, Virginia,
Washington,
Texas,
Oregon; nhưng nhiều nhất vẫn là tại Quận Cam, California.

Sau đây là hồi ức của một trong những người tù sau cùng ấy.

*

Cách đây mười năm tại trại Hàm Tân Z-30D, tỉnh Bình Thuận, miền Nam Việt Nam, vào một ngày cuối tháng Tư năm 1992.

Trại giam này nằm giữa khu rừng chập chùng toàn lá buông,
dân chúng thường gọi tắt là khu rừng lá. Nó được dựng lên từ sức lao động khổ sai của những tù nhân sau ngày mất Miền Nam, và là nơi giam giữ cả tù hình sự nam lẫn nữ và tù nhân chính trị chế độ cũ cũng như những thành phần được gán cho danh xưng là "âm mưu lật đổ chế độ".

Đây là một trại giam khá lạ lùng và có lẽ độc nhất vô nhị. Lạ lùng bởi lẽ nó đã thay hình đổi dạng rất nhanh trong thập niên tám mươi từ khi có trưởng trại mới là Thiếu Tá Nhu. Sau nhiều năm sắt máu,
trại khổ sai này hò hét lao động hàng đầu, nhưng đã “phát huy sa’ng kiến” làm tiền kiểu kinh tế thị trường. Việc thăm nuôi đã từ từ mở rộng để cho tù nhân có thêm đồ và tiền tiếp tế. Việc khai thác lâm sản có kế hoạch qui mô nên đã làm giầu nhanh chóng cho cả trại và túi tiền của Thiếu Tá Nhu.

Gọi ông ta bằng tỷ phú thì cũng chưa đúng với sự giầu có của ông ta trên xương máu của tù nhân. Sân trại tù được biến thành nơi làm ăn, để móc tiền tiếp tế của tù nhân, bằng mà chiếu phim video thu tiền ở hội trường hàng đêm.

Sân trại sau bữa cơm chiều, người ta thường thấy nhiều cặp nam nữ tù hình sự cặp đôi đi rảo bước bên nhau hay ngồi tâm tình trên ghế đá trong những bộ quần áo thời trang đủ kiểu rất ư là tình tứ, dắt nhau ra mua vé và hẹn hò nhau gập lại buổi tối cùng xem phim chiếu trên hội trường.

Mỗi buổi chiều thì tất cả đều phải tập họp vào buồng giam, tối đến những ai có mua vé xem phim thì được mở cửa cho ra tập trung thành hai đội nam, nữ và dẫn lên hội trường. Căng tin được mở rộng thành quán nước và nhà hàng thu nhỏ. Phim video chưởng, võ hiệp, tình cảm Đài Loan, Hồng Kông được thuê về chiếu cho toàn trại xem một cách thoải mái,
nhưng phải bỏ tiền ra mua ve, ù cũng đem lại cho ông ta bộn bạc.

Bên cạnh những tù nhân nam nữ can tội hình sự đủ loại, là một khu dành riêng cho các tù nhân chính trị chế độ cũ. Hàng chục ngàn tù nhân chế độ cũ đã trải qua những năm tháng lao động khổ sai trại trại Z-30D này. Cho đến tháng Tư năm 1992,
tất cả chỉ còn lại đúng 20 người sau cùng được dồn vào Đội 23.

Buổi sáng hôm ấy, họ ngồi chờ đợi một cách bình thản ở trong hai căn phòng dành cho tù chính trị chế độ cũ đang bị tập trung cải tạo, phòng trên dành cho bốn ông tướng Di, Giai, Thân và Đảo,
phòng duới dành cho số còn lại. Tất cả hai mươi người bao gồm bốn tướng,
bốn đại tá ANQĐ,
Quân Báo,
bốn trung tá Cảnh Sát Đặc Biệt và ANQĐ, hai thiếu tá CSĐB và ANQĐ, nhân viên Phủ Đặc Ủy TƯTB, một hồi chánh viên,
một trinh sát tỉnh đội,
và một người về từ tầu Việt Nam Thương Tín. Họ đã bị giam giữ qua năm thứ mười bảy kể từ ngày Saigòn sụp đổ. Họ đang chờ đợi bởi vì ngày hôm nay là một ngày khác thường, các bạn Hoàng và chàng trong đội 23 đang chờ xuất trại đi lao động như mỗi buổi sáng, thì được lệnh vào trong tại và chờ lệnh mới.

Người ngồi đánh cờ tướng, người nấu nước pha trà để nhâm nhi trong lúc chờ đợi, hay nằm đọc lại tờ báo cũ. Cái xấu nhất có thể xảy đến là chuyển trại về một nơi xấu hơn hoặc cho một viên đạn,
nhưng qui luật của trại giam Hoàng đã đi qua thường là di chuyển về ban đêm,
không đi ban ngày bao giờ. Vậy thì cái gì đâysắp xảy ra"

Từ căn phòng trên vẳng xuống tiếng sáo của tướng Thân lúc trầm lúc bổng. Hoàng mỉm cười, thời gian trong tù,
ông tướng này đã học được hai nghề, một là châm cứu từ một ông thầy người Tầu có tài châm cứu xuất chúng,
bị bắt và bị gán cho tội gián điệp ở biên giới Việt Trung, và thứ hai làtài thổi sáo.

Thế rồi tất cả 20 người bao gồm cả các anh đang ở ngoài trông coi các lô,
lán của trại,
hay đang đi chăn bò,
cắt cỏ đều được triệu hồi vào hết bên trong hội trường. Hai chục người ngồi lọt thỏm trên hàng ghế đầu trong cái hội trường rộng mênh mông có thể chứa đến ngàn người.

Và cái gì khó tin nhất đã xảy ra, 16 người trong đó có Hoàng được đọc tên thả ra khỏi trại,
và năm ngày sau thì bốn vị tướng cũng giã từ cuộc đời tù tội và đóng lại cánh cửa tù sau lưng. Hầu như một cơn chấn động vừa chạy qua mọi người,
họ nhìn nhau không biết có nên tin hay không" Hai chữ Tự Do hình như không còn hiện hữu kể từ này họ bị lưu đầy biệt xứ ra Bắc một năm sau ngày mất miền Nam.

Thế rồi chiếc xe đò của ông Tô, chiếc xe vẫn thường chuyên chở hàng thuốc men và thực phẩm tiếp tế của các gia đình từ Saigòn hay các tỉnh gởi lên cho tù nhân được gọi vào để chở những người tù cuối cùng này về Saigòn.

Vai khoác chiếc ba lô mà anh đem theo từ ngày đầu bước vào cơn bão lửa tập trung,
anh từ từ theo các bạn đi ra con đường cái để chờ xe đò đến đón.

Ngồi trên xe đò mà hồn anh như để tận đâu đâu, chiếc xe bon bon lăn bánh trên quốc lộ số một xuôi về nam. Bây giờ, ngồi cạnh cái cửa sổ trên xe đò, Hoàng mới tin là mình còn sống, và cũng không thể giải thích được tại sao mình còn sống sót được sau bao nhiêu là tàn phá của những năm tháng qua" Nhìn qua cửa sổ những hàng cây bên đường như chạy thụt lùi lại phía sau và gió mát lùa vào trong xe như đưa anh trở về quá khứ, mắt Hoàng mờ dần mờ dần với ký ức, một cơn ác mộng triền miên, trong khảnh khắc như một cuộn phim bừng sống lại...

Những họng súng AK, CKC chĩa vào người chàng và các bạn, những ánh đèn pin lóa mắt, tất cả 40 người được đựng dậy trong đêm, đọc tên xác nhận từng người rồi đứng ra thành một nhóm từ một căn nhà tạm giam tại trại Long Thành, tỉnh Đồng Nai năm 1976. Đó là ngày mà chàng cũng như hàng vạn những quân công cán chính chế độ VNCH như Hoàng đã cùng lúc bị chuyển trại từ khắp nơi trong miền Nam ra Bắc, bắt đầu bước vào cảnh lưu đầy biệt xứ.

Những năm tháng dài thăm thẳm, quần áo không đủ che thân, đói rét lạnh cắt vào da thịt của mùa Đông mưa phùn gió bấc nơi xứ Bắc. Những mùa Hè nóng đến nung người suốt ngày lẫn đêm,
cái nóng gay gắt và hầm hập làm người lúc nào cũng như bị say nắng. Những bệnh tật,
kiệt sức đã cướp đi hàng ngàn nhân mạng, những cái chết thật dễ dàng và vô lý.

Rồi mười hai năm lưu đầy qua hết trại giam này đến trại giam khác,
và sau cùng tập trung về trại Ba Sao Nam Hà, tỉnh Hà Nam Ninh. Sau bao nhiêu đợt thả, lúc nhiều lúc ít nhưng có lẽ tên chàng đã bị lãng quên.

Thế rồi những tin tức dồn dập về phái đoàn do cựu đại tướng John Vessey cầm đầu đề cử bởi Tổng Thống Reagan để thương thuyết với chính quyền Hà Nội đã đi đến thành công đem đến cho các trại tập trung một luồng sinh khí,
và họ đã như sống lại từ những cây khô.

Năm 1988,
sau hai đợt thả lớn nhất,
chín mươi người trong đó có Hoàng còn sót lại tại trại Ba Sao Nam Hà đã được lệnh di chuyển bằng xe lửa từ ga Nam Định xuôi về phương Nam.

Trên đường di chuyển dọc theo chiều dài của đất nước, Hoàng mới có dịp trông thấy những cảnh non sông hùng vĩ hay trời biển bao la, nhưng anh vẫn bị ám ảnh bởi cái nghèo đến cùng cực của dân chúng,
người đàn bà bụng chửa vượt mặt mà vẫn gánh gạch vào lò để tăng gia sản xuất ở miền Bắc,
cảnh người thay trâu kéo lê cái cày trên ruộng đồng cằn cỗi của miền Trung.

Nhưng cảnh làm cho chàng xúc động nhất có lẽ là khi xe lửa vào địa phận miền Nam và đến nhà ga Diêu Trì. Khi tầu tạm dừng chân chờ vào sân ga,
thì dân chúng trong làng nghe nói tù chính trị trở về nên ùa ra chào đón tạo nên một khung cảnh náo nhiệt sôi động hẳn lên. Họ ném những bánh kẹo lên xe,
giơ tay vẫy chào,
và một số len lỏi được lên tận toa xe bỏ lại những giỏ bánh lá và chỉ cho các bạn chàng đến lấy. Hoàng nhìn thấy đa số là những em nhỏ hay phụ nữ đủ lứa tuổi-không thấy đàn ông đâu cả-đang cố chen lấn lại gần toa tầu để nhìn cho rõ mặt những người tù. Vài người bạn Hoàng nụ cười thật tươi,
giơ tay lên trong chiếc còng số tám vẫy chào lại. Đám công an theo áp tải trở tay không kịp đành phải dùng vũ lực đẩy hết dân làng ra xa và làm thành một hàng rào bao quanh toa xe lửa, nội bất xuất ngoại bất nhập.

Khi vào đến khu vực rừng lá Hàm Tân trại Z-30D đầu tháng năm 1998,
số người từ miền Bắc vào nhập với số anh em còn lại trong Nam tổng cộng còn lại một trăm năm mươi bốn người trong đó có Hoàng, trong số hàng triệu người bị cải tạo ngắn hạn đến tập trung không có bản án từ ngày Saigòn bị đổi tên. Và trại từ từ thả những người còn lại ra một cách nhỏ giọt làm nhiều đợt trong suốt bốn năm cho đến tháng Tư năm 1992 thì vỏn vẹn chỉ còn lại hai mươi người tù cuối cùng trong đó cũng có Hoàng.

Giòng tư tưởng của chàng chợt bị ngưng đọng lại khi chiếc xe đò tự dưng khựng lại giữa đường. Tiếng người tài xế kêu mọi người xuống xe và phụ giúp đẩy xe vào lề đường để sửa chữa làm chàng choàng tỉnh dậy. Nghe người tài xế phân bua một cách hài hước với mọi ngưới làm Hoàng cũng bật cười:"Tại các ông ấy đấy chứ, hôm nay trở về làm xe tui chết máy chứ xe này bà con thấy có hư máy bao giờ đâu. Ái chà, tù gì mà tới mười bảy năm, lâu dữ à nha, chắc tại học bài không thuộc chứ gì!"

Hỏi thăm thì biết mình đã về đến Biên Hòa, tim chàng tự dưng đập mạnh khi nghĩ chỉ một tiếng đồng hồ nữa là có mặt tại Saigòn. Saigòn hai tiếng nàøy đã làm tim chàng đau nhói bao nhiêu lần mỗi khi nghĩ tới trong suốt bao nhiêu năm trường bị giam giữ giữa bốn bức tường. Tiếng bác tài hối mọi người lên xe vì máy đã sửa xong:"Lên xe đi các bà con ơi! Còn một tiếng nữa là về đến thành phố rồi”như nhắc Hoàng chợt nhớ tới câu chuyện "Khi Người Tù Trở Về”có lẽ nếu anh nhớ không lầm là tác phẩm của nhà đại văn hào Pháp André Malreaux.

Câu chuyện về nhóm tù binh Pháp được trả tự do sau Thế Chiến,
khi Đức bại trận. Có một viên sĩ quan trẻ khoe với các bạn tù về người vợ tuyệt vời của mình và mơ tưởng đến lúc trở về nhà sum họp hạnh phúc như xưa,
nhưng trong lòng anh thì vẫn không chắc rằng vợ mình còn chờ đợi hay không" Khi về tới ngôi nhà cũ, anh ta không vào thẳng nhà mà đi quanh nhà kín đáo quan sát và chờ bữa cơm chiều xem vợ mình có sống với ai không. Núp sau bụi cây sau nhà,
anh thấy vợ mình gầy hơn xưa nhưng đang rất vui tươi lăng xăng bầy hai phần ăn với hai chiếc muỗng,
hai chiếc nĩa,
thì hai giòng nước mắt tuôn ra và lủi thủi đi mất. Trong khi người vợ được tin chồng mình sẽ trở về trong ngày nên nấu món soup đặc biệt cho chồng nhưng chờ mãi mà không bao giờ thấy người chồng trở vềà nữa.

Nghĩ tới gia đình,
người vợ đã bao năm bặt tin và hai đứa con, lòng Hoàng bồi hồi xúc động. Ngày mà chàng giã từ gia đình ra đi không hẹn ngày trở lại, chúng mới đứa hai đứa ba tuổi, nay đã thành thanh niên và thiếu nữ rồi. Ngày chàng ra đi còn trong lứa tuổi hai mươi,
bây giờ trở về đã trong lứa tuổi tứ tuần. Tuổi đẹp nhất của người đàn ông để lập nên sự nghiệp đã bị vùi dập trong tập trung cải tạo. Thời gian quả là lạnh lùng và không có trái tim.

Khi về tới Saigòn năm 1992 và tạm trú ở đây, Hoàng mới được biết là có một danh sách đặc biệt bao gồm hơn một trăm người tù sau cùng đã được thành lập gọi là thành phần Z-05 và được ra đi nhanh chóng trong những đợt của chương trình H.O.

Chỉ trong vòng một năm sau, Hoàng và gia đình các bạn chàng đã được ra đi tái định cư tại Hoa Kỳ. Hiện nay,
những người tù cuối cùng xuyên qua mười bảy năm cải tạo tập trung và còn sống sót trở về năm ấy đang cư ngụ tại những tiểu bang trên đất Mỹ như New York,
Virginia,
Washington,
Texas,
Oregon; nhưng nhiều nhất vẫn là tại Quận Cam, California.

Cali cuối tháng Tư năm 2002

ĐĂNG TÂM

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,200,017
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ: Bà tên thật Nguyễn Lệ Chi, một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên thành phố Milpitas, Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện. Bài viết đầu tiên của bà dựa trên những tình tiết có thật, tuy nhiên tên nhân vật đã được chỉnh sửa đôi chút để giữ sự riêng tư. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn và Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô từng góp nhiều bài và nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả định cư tại Mỹ năm 2000, hiện là cư dân Boston và làm việc trong một bệnh viện của tập đoàn Partners. Với bài "Đoá Hồng Bạch" tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Bài viết mới kể về khu phố Việt ở Massachusetts, giống như Little Saigon ở California.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới, với lời ghi của tác giả:
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến