Hôm nay,  

Mưa Đầu Mùa

30/07/200200:00:00(Xem: 41441)
Người viết:TRƯƠNG NGỌC BẢO XUÂN

Bài tham dự số: 2-565-vb70608

Tác giả Trương Ngọc Bảo Xuân, giám khảo ngành thẩm mỹ tại State Board, California, là người đã được trao tặng giải thưởng chung kết Viết Về Nước Mỹ 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ và Tôi.” Sau đây là bài viết mới nhất của bà.

õNửa đêm giựt mình thức giấc. Chưa tỉnh táo, nghe tiếng lộp độp... lộp độp...
trên đầu, tưởng mình còn ở Việt Nam.

Tiếng rơi lộp độp y như tiếng mưa rớt trên mái nhà tôn. Tiếng mưa rơi thân thuộc thương yêu của thời còn ở trần bận quần xà lỏn chạy ngờ ngờ tắm mưa dưới mấy cái máng xối... Vừa tắm vừa ca:

"Trời mưa lâm râm

Cây trâm có trái

Con gái có chồng

Đàn ông có vợ

Đàn bà có con..." *

Ah... Mưa. Mưa nửa đêm. Và mưa đang rơi trên ... mui tàu!

Tiếng mưa rơi nghe vui tai. Mà vui tai thì không ngủ lại được vì ... ồn quá. Giường nằm ngữa mặt lên cách trần chỉ có cở 45 inches.

Tiếng mưa rơi làm tôi nhớ tới bài hát:

" Đưa em về dưới mưa, nói năng chi cũng thừa...

Như mưa đời phất phơ, chắc ta gần nhau chưa" **

Bài hát hay như vậy mà hồi đó đám con nít trong xóm khi thấy bồ đưa mình về nhà, tụi nó rượt theo chọc:

"Đưa em dìa dưới mưa Trốn ngay dô gốc dừa

Sau khi trời hết mưa Má em đòi đi thưa...."

Tôi vòng tay lên đầu nhớ đủ thứ.

Mùa mưa ở Sài Gòn, mưa mỗi buổi chiều. Chiều nào đi học đi làm về cũng mắc
mưa. Mùa mà mình có mấy câu hát tôi nhớ mài mại:

"Đi đâu cũng nhớ đem theo cây dù.

Mặc cho trưa nắng cũng đem theo cây dù..."

***

Khi còn đi học bận áo dài trắng đội nón lá, trùm thêm cái áo mưa, vừa đi vừa núp dưới hàng hiên tiệm quán y như điệp viên mà về tới nhà bị mưa tạt cũng ướt từ trên tới dưới. Về sau đi làm bằng xe Yamaha Dame còn đã nữa. Xe dựng ngoài cửa còn mình phải đứng vắt áo dài cho ráo nước rồi mới lột guốt bước nhón gót vô nhà, trên nền gạch bông vừa đi vừa để lại nhiều dấu chân!

Ở Mỹ ngồi xe hơi chạy tuốt vô nhà ga chun luôn vô nhà thì mưa nào ướt tới"ø

Vợ chồng tôi sống trên tàu. Đây là chiếc du thuyền chiều dài lọt lòng 38 feet, chiều ngang 13 feet. Thấy nhỏ vậy chớ cũng đầy đủ phòng khách với hai cái ghế xalông dài hình chử
L, hai cái bàn, khi cần, hạ bàn xuống để nệm lên gắn liền với ghế làm thành hai cái giường cho bà con tới chơi ở lại ngủ đêm.

Cũng có bếp nhỏ, với lò điện nấu hai nồi. Cũng có tủ lạnh, hai bồn rửa chén, tủ đựng đồ hộp chén bát nồi niu son chảo.... Cũng có nhà tắm với vòi bông sen, cầu tiêu, bồn rữa mặt, tủ chứa đồ lặt vặt để dành xài....

Một cái bàn viết đặt điện thoại và máy computer.

Cũng có cái giường Mẩu Hậu (Queen size), tủ đựng quần áo treo, tủ đựng quần áo xếp,
cửa đóng kín ngăn với phòng ngoài. Trên tàu có hai cái TiVi, nước nóng nước lạnh, máy giặt máy xấy máy lạnh máy sưỡi đủ hết.

Mấy đứa em, Ngọc Anh, con nhỏ thi sĩ lơ tơ mơ nói giọng ướt át thì thào:

"Hơ...ơ... y như tổ uyên ương...g...g..."

Còn Kim Loan, con nhỏ siêu mít ướt nhưng tánh tình thực tế lái buôn thì phán một hơi xanh dờn:

"Y như cái tổ chuột. Tới lui cuồng cẳng. Tàu gì mắc hơn cái nhà. Nhà ta ở vài năm bán có lời, tàu củ càng ngày càng mất giá như xe hơi. Hổng biết lội coi chừng có ngày lọt xuống biển thành con ma da"

Lộp độp. Lộp độp. Lộp độp.

Tôi nhớ lúc còn nhỏ lắm ở Việt Nam, có lần đi thăm bác Hai Vân người bà con ở Bến Chợ Lớn. Hai vợ chồng ba đứa con sống trên ghe. Bác
chở cá từ
Cần Thơ lên Sài Gòn
bán. Bác đi theo kiểu
dòng tàu ( mướn tàu có máy kéo chiếc ghe). Bận về mua vải vóc hay những món nào thiếu đem trở về Cần Thơ, Châu Đốc bán.

Lạ lắm. Trong khoang chiếc ghe chài, phía dưới là chổ để "rọng" cá, trên là sàn cây có trải chiếc chiếu, nấu cơm phía sau chổ lái cũng là chổ giặt dịa, tắm rửa,
cái lu đựng nước uống.

Tắm thì gọn quá, cứ nhảy xuống nước là xong... Đi cầu thì, cái chái nhỏ de ra che bằng vách lá, có cái lổ, đi ngay xuống nước luôn! làm gì có cầu như trên chiếc tàu tôi đang ở. Bác Hai mời ba má tôi ở lại ăn cơm. Má tôi ừ liền.

Má tôi hay kể là từ nhỏ cho tới tuổi đi học má ở trên ghe chài ông bà ngoại mua bán trên sông Cần Thơ cho nên má thích đời sống trên mặt nước lắm.

Bửa ăn được dọn lên trên mui ghe. Tới bây giờ tôi còn thắc mắc" Cái mui ghe thấy mỏng manh như vậy sao chịu được sức nặng của cả nhà cộng thêm khách"

Bác Hai nói có khi bác ngủ luôn trên mui. Trời! Hổng sợ lọt xuống sông"

Tôi còn nhớ bửa ăn sao mà ngon lành vừa ăn vừa có gió mát thổi lồng lộng. Cá năm món tôi chỉ nhớ món cá lóc nướng lửa than cuốn bánh tráng rau sống bún tươi chấm nước mắm me dầm ớt hiểm ăn nhớ đời! Đang ăn mưa bổng rào rào đổ xuống. Dọn mâm cơm vô trong mui ghe tiếp tục ăn nữa. Ba tôi nói " mưa đầu mùa, mưa bất tử quá."

Ỏ xứ Mỹ nầy nói là xứ tự do nhưng là tự do có giới hạn.

Sống ngay trên mặt biển mà không được xả rác, không được đổ những chất có dầu có mở, không được xả nước tiểu tiện, không được đổ bất cứ hóa chất gì xuống biễn. Khi cần, kêu người tới hút cầu ra hoặc đem tàu tới cây xăng giá rẽ hơn phân nữa hay mình tự đi hút ở chổ đặt máy hút cho chủ tàu xử dụng khỏi tốn tiền. Ai mà lạng quạng xả đại xuống biển trong vòng hai dặm mà bị cảnh sát hải cãng bắt được là bị phạt ... 10 ngàn đô!

Trong khu vực neo tàu không được cho tàu chạy trên 5 hải lý một giờ, không được làm nước dậy sóng, không được cho chim ăn. Chim đây là loại chàng bè le le con vạc con cò vịt nước.... con nào con nấy đứng cao gần bằng mình! Ở Việt Nam vịt chim bơi lạng quạng là có đường vô nồi vô chảo. Ở Mỹ nầy hội bảo vệ súc vật thì cho người vô tù nếu mình làng chàng vớt mấy con vịt hoang...

Có tiệc tùng thì sau 10 giờ tối phải im hơi lặng tiếng hông thôi tàu hàng xóm than phiền!

Bên mình nữa đêm người ta còn chèo xuồng rao chè rao cháo.

Bến đậu tùy theo địa điểm. Nếu đậu phía ngoài main chanel thì giá mắc hơn là đậu bên trong giống như nhà ngoài mặt tiền mắc nhà trong hẽm rẻ vậy mà.

Mổi lần có mưa xuống đi trên cầu nổi ra xe sợ trợt phải mang giày boot. Bên mình cứ chân không lội bùn mà đi sợ gì!

Ở bển thời trước 1975 ghe thương hồ trên sông trong lạch muốn đậu đâu thì đậu di chuyễn buôn bán tự do có thuế má gì đâu"

Lộp độp. Lộp độp. Lộp độp.

Nhớ lần đi du lịch vịnh Hạ Long năm 1998.

Trên
chiếc du thuyền
chứa cở 5, 6 chục Kiều. Việt kiều Tàu kiều Úc kiều Pháp kiều Nga kiều... hầm bà lằng kiều và hai người tour guide tên Tuấn và Khai. Tuấnï chỉ cho thấy những cái nhà nổi neo trong Vịnh. Đó là nhà của Dân vạn Chài. Họ sống và làm ăn tự do ngay trên mặt biển, luật lệ chính phủ coi như pha! Những cái nhà vá bằng vách ván chêm với vách tôn và cạc tông. Dựng ngay trên cái phà đặt lên dãy thùng phuy hàn kín miệng thêm vài cái ruột xe hơi ràng buột dính lại với nhau bằng những sợi dây thừng. Phía trước de ra như cái hàng ba để vài cái lu hủ và mắc cái võng.! Sân trước sân sau là biển nước minh mông.

Họ di chuyễn buôn bán bằng những chiếc ghe nhỏ. Có khi bằng mấy chiếc thuyền nan con con. Có đứa con trai cở 7, 8 tuổi, đứng sừng sững chèo xuồng lướt trên biển như gió, có mấy đứa nhỏ xíu xìu xiu cở từ
6, 5, 3 và vừa mới biết ngồi! ngồi lủ khủ trong xuồng, theo anh bán san hô. Những cụm san hô vớt dưới biển lên còn xanh màu rong. Bán hổng ai mua thì đưa tay lên xin tiền.

Điểm đặc biệt của mấy em là mái tóc. Tóc đứa nào cũng có màu nâu vàng cháy, màu tóc sống trực tiếp dưới ánh mặt trời và gió biển.

Nghe cậu Tuấn nói: "Năm nào cũng có trẻ con lọt xuống biển. Lọt rồi thôi, cha mẹ đẻ đứa khác!" Trời! Nghe hãi hùng!

Năm đó người ta ước đoán tổng số dân Vạn Chài còn cở mười mấy ngàn người. Đoán chừng vậy thôi chớ có kiểm soát được đâu mà biết rỏ con số. Họ sống cha truyền con nối trên những chiếc nhà nổi và ghe ở rải rác trong hơn ba ngàn hòn lớn nhỏ đó.

Mưa. Mưa lâm râm.

Mưa đầu mùa. Mưa rơi trên mặt biển. Gió êm sóng lặng. Cái nhà bồng bềnh theo gợn nước nhấp nhô. Cuộc sống của họ thấy sao êm đềm quá. Đâu cần phải ganh đua gì. Ngày nào kiếm ăn ngày đó.

Tàu chạy vòng vòng trong Vịnh. Thiệt là trời đất thiên nhiên hùng vĩ. Lạ lùng thay hằng hà sa số hòn đá lớn nhỏ từ dưới biển vươn lên thẳng đứng. Có hơn ba ngàn hòn đảo người ta chỉ đặt tên được trên ngàn cái mà thôi. Những cái tên tượng hình tượng nghĩa, Hòn Ba,ø Hòn Ba Hầm, Hòn yên Ngựa...vân...vân... Nhớ nhứt là Hòn Gà Chọi dòm giống y như hai con gà châu mỏ cải lộn... thiên thu!

Một chiếc ghe chồng giử lái vợ dơ cao mấy trái cây mời khách. Trong khoang ghe có ba đứa nhỏ tuổi cở từ 5, 3 và mới biết ngồi, trên thì bận áo thun, đủ màu, nhưng dưới thì để chim ra. Kế đó là mấy cái rổ nhỏ đựng vài trái cam, trái quít, vài bó hành, một rổ su hào, một rổ chanh tươi rói, hai ba củ tỏi củ hành, hai ba nhánh gừng, chùm ớt đỏ... và cái cân tay.

Một chiếc khác có hai anh em mặt mày giống y như sanh đôi. Thân hình vạm vở đen dòn của dân miền biển. Nét đẹp của nhân vật Anh Vọi, chuyện Trống Mái của nhà văn Khái Hưng trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn.

Trên ghe có... tôi đếm được 10 cái rổ đủ
màu trắng xanh hồng . Mỗi cái đựng một loại ốc khác nhau, một cái rổ bự nhứt đựng hai ba con cua. Xuồng kia bán gừng hành tỏi... xuồng naỳ bán ốc. Hai xuồng cộng lại thành ... đồ nhậu! Họ mời mà trên tàu hổng thấy ai mua.

Tàu ngừng cho dân du lịch ngắm cảnh. Màu nước biển trong xanh mời mọc. Vài "Âu Châu Kiều" thay quần đùi nhảy xuống vừa tắm mưa vừa tắm biển.

Cậu Tuấn nói về cái Hang trước mặt. Hang nầy khi nước thủy triều lên thì không có đường vô. Khi nước hạ, lộ ra một vòm nhỏ đủ cho chiếc xuồng con lọt vô chui ra. Gặp tui, tui sẽ đặt tên là Hang Trinh Nữ!

Mưa tạnh.

Từ đâu túa ra một đám... xuồng con kè sát vô tàu. Lời mời mọc
của mấy đứa bé, tuổi lớn nhứt chỉ cở 12, 13 nghe tíu tít lăng xăng:

" Cô ơi cô ... cô đi dùm em... Đi thăm hang cô ơi. Chậm trể nước thủy triều lấp mất miệng hang không vào được cô ơi..."

" Bà ơi đi dùm cháu..."

" Cậu ơi đi xuồng tôi nầy nầy. Xuồng tôi đi nhanh lắm. Xuồng cháu tốt lắm chị ơi..."

Sao chỉ thấy toàn là bà già và con nít. Thanh niên không thấy đâu"

Đứa nầy xúi đứa kia, mấy chị em tui nhảy xuống chiếc xuồng con cho lẹ vì sợ Tuấn, Khai cản. Hai cậu cho biết lúc đó miền Bắc Việt đang xích mích với Trung Cộng, xin quí vị đừng rời tàu. Dặn uổng nước miếng!

Khi hai cậu dòm lại thì hơn phân nửa " Hầm bà lằng Kiều" bị con nít dụ dổ, đã ngồi chùm hum trong mấy chiếc xuồng thẳng đường trực chỉ hang động rồi!

Vừa chui vô hang, ngước mặt nhìn lên , trời như mở ra trước mắt. Trời sáng hẳn lên. Lạ lùng hết sức. Nhìn vòng thành thẳng đứng từ dưới nước vươn lên bao bọc xung quanh, một vòng tròn như vành miệng núi lửa. Mình đang ở trong vòng tròn! giống như ngồi dưới đáy giếng. Đường kính độ chừng 4, 5 chục mét. Dưới nước màu xanh. Trên trời màu xanh. Có những cây bông lạ màu vàng màu tím màu đỏ lấm tấm bám theo triền vách động đóng rong rêu cũng màu xanh. Nước gợn sóng lăng tăng như mặt hồ. Vài con chim, chim gì hổng rỏ bay chập chờn. Cảm giác như lọt trong một thế giới cổ tích. Lạ lùng khó diễn tả. Mùi biển mằn mặn, gió man mát. Chiếc xuồng làm một tua vòng tròn.

Mưa chợt rớt lợt đợt chúng tôi vội vả hối trở ra vì sơ ïnước dâng lên lấp miệng hang.

Hồi nảy ham vui bất kể hiểm nguy, giờ mới giựt mình!

Trên xuồng mười người khách. Ba chị em tụi tui hổng mạng nào biết lội mà trong xuồng hổng có cái phao nào. Nước từ trên trời đổ xuống. Nước từ dưới biển rỉ rỉ tràn vô xuồng.

Dọc đường đứa em xin khách trả mổi người 10 ngàn tiền Việt. Ai nấy đều vui vẽ móc túi trừ một bà vừa moi tiền vừa cằn nhằn:

" Tưỡng nó chở đi chơi free. Nếu biết phải tốn tiền thì chã thèm đi."

Trời. 10 ngàn tiền Việt chưa tới 1 đô la. Nhìn hai chị em kìa. Đứa chị mới 13 gồng lưng hai tay kềm cây cần lái. Xuồng có gắn cái máy nhỏ như máy xe Velo Solex của thời thập niên 60, thêm cái chong chóng, đồ local ráp nối. Đứa em 10 tuổi cầm cái lon sét tát nước lia lịa. Hai chị em nầy chắc chắn kiếm tiền về phụ cha mẹ. Tuổi thơ ra đời sớm qúa!

May mắn thay con cháu mình
bên
Mỹ tuổi nầy còn nhỏng nhẽo chơi đồ chơi.

Bà Việt kiều mới vừa khoe với tụi tui là từ Mỹ ghé vô Sài Gòn trước để mướn thợ may 15 bộ đồ lớn đem về Mỹ, giá mổi bộ gần 20 đô. Bây giờ đi du lịch sao lại tiếc 1,2 đô, muốn lường công con nít"

Hèn gì hồi nảy khi mấy chiếc xuồng nhỏ xuồng nhít của đám con nít tấp cập vô tàu, chồng bà đã lén vợ, móc túi thò tay xuống nhét cho mấy đứa bé chút đỉnh tiền lẻ.

Trở về tàu rồi mới thấy một chiếc ghe nhỏ xíu do bà lão già cố sức chèo tới.

Chèo bằng tay, sức già làm không lại mấy đứa bé con, bà tới chậm. Bà mời mọc mãi:

"Hai cậu đi dùm tôi nhé. Tôi chèo thong thả cho hai cậu ngắm cảnh nhé. Tôi có thể chèo nhanh lắm đấy. Đi dùm tôi hai cậu nhé. Ối giời ơi chúng tôi khổ nắm hai cậu ơi..."

Bà mời mãi. Ông
em rể tôi, Minh Kỳ và thằng em trai Tấn Long hồi nảy đã đi rồi bây giờ xiêu lòng, nhảy xuống đi dùm cho Bà.

Bà cở tuổi trên 60, người nhỏ rút như đứa con nít 9, 10 tuổi. Thấy vậy hai em tôi xốn xang không nở, nói để tụi nó chèo phụ bà. Bà từ chối:

" Chả nhằm gì...ì... các cậu cứ vui vẻ " tham quan... an..."

Đó là bận vô, bà lảo chèo hai ông ngồi; bận trở ra tôi thấy bà lảo ngồi
cười, hàm răng đen nhánh còn ông em rể tôi thì... chèo! Chắc chắn nó đã hết hơi năn nỉ bà để cho nó chèo thế!

Leo trở lên tàu, Minh Kỳ vừa nói vừa thở như người hấp hối:

"Hết xí quách! Thấy vậy mà chèo "chua" lắm! Mỏi rụng hai cánh tay."

Long kể:

" Hồi nãy cho tiền bả, bả bỏ tay chèo lính quính gói vô hai ba lần giấy chun vô mui luí húi dấu tiền rồi trở ra chèo tiếp. Chắc bả sợ làm rớt mất."

Lúc nãy trên đường trở ra tôi thấy một chiếc ghe nhỏ xíu
một bà già đứng dựa mui ghe. Cái mui rách tả tơi, phơi vài miếng cơm khô vài con cá nhỏ hơn bàn tay con nít. Mặt bà nhăn nheo như cái áo bà bận, mang chài mang lưới thìø đúng hơn, đầu chít khăn mỏ quạ, miệng hở ra tôi thấy hàm răng nhuộm đen. Ván ghe mục long lở....

Biển lặng sóng êm ghe còn chồng chành. Biển động sóng thành thì sao"

Bà đứng đó nhìn chúng tôi, đám dân du lịch, bằng đôi mắt... châm bẩm" Không biết hai mắt bà còn thấy đường rỏ hay chăng"

Theo lời cô bé trong xuồng kể thì bà nầy từ đâu trôi dạt về đây, hổng con hổng cháu. Dân vạn Chài xung quanh thấy tội nghiệp lâu lâu họ chia xẻ cho bà vài lon gạo.

Cô bé nói ghe bà cũ quá không đi đâu được. Bà vẫn ước ao ghe bà chạy được để mà chèo ra đón khách du lịch kiếm tiền.

Ghe bà núp bên vách hang bao nhiêu năm"

.....Bên nầy biển Thái Bình.

Nằm đây nghe mưa.

Tí tách. Tí tách. Tí tách.

Trong chiếc tàu đầy đủ tiện nghi tối tân vững chắc, chồng nằm kế bên vẫn còn thấy lạnh, vói tay bật nút máy sưởi.

Bên kia biển Đông.

Đàn con nít Vạn Chài có đứa mới biết ngồi, có em chưa nói chuyện rành có còn ngửa tay xin tiền du khách"

Bà lão già cô độc có còn đứng trong lòng chiếc ghe mục nát chống tay lên mui rách tả tơi mà nhìn đám dân du lịch với đôi mắt buồn ao ước"

Chiếc ghe có còn chống nổi sóng dồn sóng dập của đại dương" Thân già có còn chịu được những cơn gió luồn mưa táp...”

Không ngủ lại được nữa.

"Hạt mưa. Mưa tuôn dưới vách. Mưa xuyên qua mành.”

Hạt mưa. Mưa qua mái rách...."

*

Đầu mùa mưa năm Nhâm Ngọ.

Trương Ngọc Bảo Xuân

Ghi chú:

*Không nhớ xuất xứ.

**Bản Em Hiền Như
Ma Souer Thơ của Nguyễn Tất Nhiên Nhạc của Phạm Duy.

***Không nhớ xuất xứ

****Bản Phố Buồn Nhạc và Lời của Phạm Duy

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,573,282
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến