Hôm nay,  

Về Lại Trường Xưa

29/07/200200:00:00(Xem: 194810)
Người viết: CỎ BIỂN

Bài tham dự số: 2-601-vb20722

Cỏ Biển là tác giả bài “Người Bạn Cũ” đã đăng tải từ lâu. Bài mới đây, “Cá trong lờ, cá ngoài lờ” của bà kể chuyện một Việt kiều ở Tân Đảo nghe tuyên truyền, xem văn công, hồ hởi về miền Bắc “xây dựng đất nước”. Lần này là bài viết thứ ba của bà.

Tôi theo Anh đến Đông Bắc vào một ngày cuối hạ, trên cành những chiếc lá phong chưa kịp đổi màu thay áo đón mùa Thu trở lại ..

Cuộc hành trình xuyên ngang Bắc Mỹ khiến tôi mệt mỏi nhưng đã không làm giảm nao nức trong lòng tôi chút này, bởi tư` những ngày đầu tiên quen biết và cho mãi đến những năm tháng sau này tôi vẫn luôn nghe Anh nhắc nhở đến nơi đây với niềm xúc động chân thành.

Trong khoảng thời gian qua chúng tôi nghe tin; đã có không ít những bạn bè ngày cũ cùng “bầu đoàn thê tử” dắt díu nhau trở lại nơi này, như đi một chuyến “hành hương“, tìm lại dư vị kỷ niệm ngày xưa của thời tuổi trẻ ít người biết rằng ở Tiểu bang Rhode Island, vùng Đông Bắc Hoa Kỳ, thành phố Newport, trong căn cứ Naval Base của Hải quân Mỹ nằm cạnh ven bờ Đại Tây Dương có một trường huâẩTn Luyện đào tạo Sỉ Quan Hải Quân Mỹ tên là Officer Candidate School (gọi tắãt là OCS). Vào cuối thập niên 60 đầu 70 tại đây đã tiếp nhận huấn luyện cho các SinhViên Sỉ Quan Hải Quân Việt Nam, gồm tất cả 12 khóa. Mỗi khoá khoảng hơn 60 người được chia thành ba Đại đội có tên Victor, Tango và Unifrom. Để được theo học tại trường, thông thường các khoá sinh đều phải tốt nghiệp Đại Học. Nhưng riêng đối với SVSQ người Việt Nam thì điều kiện này nới rộng hơn, có ngươì còn đang ngồi ghế giảng đường Đại Học Khoa Hoc. Saigon, và cũng không ít người vư`a đậu xong bằng cấp Tú Tài 2 thời ấy. Cho dù trình độ thế nào đi nưã tất cả đều phải có một căn bản về Anh văn tương đối hơn mức bình thường. Sau khi hoàn tất chương trình huấn luyện quân sư. Chín tuần lễ tại Quang Trung, các khóa sinh phải trải qua một kỳ thi để được tuyển chọn về học Anh Ngữ tại Boat School do Hải Quân Mỹ giảng dạy. Tại đây các khóa sinh vưà theo học các khóa Anh văn và vưa tiếp nhận huấn nhục giống như trong quân trường. Mỗi tháng đều phải thi ECL (English Comprehension Level) và phải đạt tối thiểu tư` 70 điễm trở lên.

Sau khi hội đủ những điều kiện cần thiết, các SVSQ /HảiQuân ViệtNam bắt đầu lên đường sang HoaKỳ thụ huấn hải nghiệp.

Trải qua hành trình trên 12.000 miles bằng các chuyến bay DC8 hay 707, dư`ng chân ở nhiều phi trường lớn, Tokyo cuả Japan, Alaska hoặc Tacoma ở Washington, McGuire Air Force Base, NewJersey và cuối cùng là Quonset Point Rhode Island.

Naval Base là căn cứ của Đệ Lục Hạm đội Hải Quân Hoa Kỳ trấn đóng vùng biển Đại Tây Dương, vì thế rất rộng lớn. SVSQ theo học tại đây được gọi là Officer Candidate gọi tắt là OC. Trường OCS toạ lạc dọc trên dãy đất ven biển gồm 3 toà nhà. Nimitz Hall, Ney Hall và KingHall. Ney Hall (Mess hall) là nhà ăn chung cho toàn thể OC theo học tại trường. Hai toà nhà kia là nơi cư ngụ Cho các OC, vì quân số đông nhất nên Nimitz Hall được đặc biệt dành riêng cho các OC Viet Nam. Các dãy phòng ngũ nằm đối diện nhau giưã một hành lang dài. Mỗi phòng gồm tủ, bàn và giường ngủ riêng biệt cho hai khoá sinh OC. Đời sống quân trường ở đâu cũng thế, những bỡ ngỡ ban đầu khi đặt bước chân nơi xứ lạ quê ngươì rồi cũng qua đi.

Không giống như ở Quê nhà, hiệu lệnh trong lúc huấn luyện là những từ ngữ khác hẳn, sinh hoạt quân ngũ cũng mới lạ, Khí hậu khác biệt và cả đến thực phẩm hàng ngày cũng vậy. Các OC phải tập làm quen và thích nghi dần. Những cử chỉ thân mật giữa hai người cùng phái cũng phải bị giới hạn. Thời gian ấy, việc đồng tính luyến ái còn hết sức mới mẻ và hiếm hoi. Ban đầu vị Chỉ Huy Trưởng cuả Trường tỏ vẻ kinh ngạc, giận dữ khi các Sỉ Quan huấn luyện báo cáo lúc thanh tra đã bắt gặp hai, ba khoá sinh nằm chung giường và đắp chung một caí mền. Sỉ Quan liên lạc của Việt Nam đã phải hết lời giải thích vấn đề này, vì phong tục tập quán xã hội Viet Nam cộng với hoàn cảnh cư trú, nên việc người cùng giới tính ngủ chung giường, đó là chuyện bình thường quen thuộc ở xứ sở, không phải là bênh hoạn.

Mang tâm trạng bồi hồi Anh nắãm tay tôi đi dọc theo hành lang cuả Nimitz Hall. Nơi đây, hơn ba mươi năm về trước, mỗi buổi sáng Anh cùng các bạn đứng xếp thành hàng dọc dài trước cửa phòng để các viên chức thanh tra quân phục. Cũng nơi này, một Anh bạn OC khi trở lại trường đã mò mẫm đi tìm mảnh giấy nhỏ mà trước khi mãn khoá rời trường, Anh đã tìm nơi cất giấu thật kỹ trong phòng mình. Mảnh giấy ghi vẻn vẹn một câu hứa hẹn ”Ta sẽ trở lại nơi này.” Tôi không biết rõ Anh ấy có tìm lại mảnh giấy được hay chăng. Nhưng lơì hứa hẹn xưa kia đã thành sự thật.

Bên cạnh những người bạn di tản ngay ngày 30/4, số còn lại cũng lần lượt trở về thăm trường cũ khi được sang Hoa Kỳ định cư theo diện HO. Những năm tháng nằm trong trại tù, tất cả đâu có ai ngờ rằng mình sẽ trở lại chốn này và đến nơi đây với tư cách là một công dân HoaKỳ.

Trước mặt khu vực của ba toà nhà là sân cờ thênh thang vớÙi bãi cỏ xanh rờn. Thông thường các sinh hoạt đa số đều ở ngoài trời. Vào muà đông với bầu trời đầy mây xám, khoảng không bao trùm một màu trắng xoá của bông tuyết lất phất rơi thì mọi hoạt động về cơ bản thao diễn và thể thao dược tập trung vào nhà Gym.

Rời nơi này, cách xa một chút là khu văn hóa Perry Hall. Đây là khu vực tập trung các lớp học, có rất nhiều phòng như phòng thực nghiệm, phòng học lý thuyết về hải hành. Tất cả hoc cụ đều được trang bị hết sức hiện đại, đầy đủ dành riêng cho việc giảng dạy, giúp cho chương trình học tập trở nên thực tế hơn. Bên cạnh đó là việc thực tập huấn luyện trên tàu về vận chuyển và hải hành dọc theo bờ biển với cảnh trí hùng vĩ, bao la khiến những buổi hoc trở nên hết sức hào hứng, vì vậy kết quả rất khả quan. Do đó trường đã đào tạo được những khóa sinh có trình độ kỹ thuật chuyên môn tương đối khá cao.

Bên cạnh đó còn có một địa điễm cần thiết mà tất cả khóa sinh đều căng thẳng khi trải qua; đó là hồ bơi của trường. ĐứÙng trên chiếc cầu nhẩy cao ngất, nhìn mặt nước sâu hun hút dưới chân và lao mình xuống là cả Một thách đố lòng gan dạ cho tưởng tượng mai sau mình sẽ trong trường hợp “nhiệm sở đào thoát “giưã biển cả mênh mông.

Về tín ngưỡng, trường có riêng một nhà thờ Tin Lành (chapel) dành cho khoá sinh đến cầu nguyện .

Nhà trường cũng rất chú trọng về bản sắc riêng của các khóa sinh nên đã dành riêng một gian phòng làm Canteen. Nơi đó các OC Việt Nam toàn quyền trang trí theo phong cách riêng của mình và dùng làm nơi hội họp giải trí. Ngày Tết cổ Truyền, các OC Việt Nam trong điệu múa ”Trấn Thủ Lưu Đồn” với y phục lính thú đơì xưa, tay cắãp giáo, đầu đội nón dấu bên cạnh cô gái Việt Nam rất đẹp, yểu điệu với tấm áo Tứ thân , chít khăn mỏ quạ (do một OC hoá trang) đã khiến các khoá sinh HoaKỳ thích thú chen nhau đến xin chụp hình chung.

Vào thời điễm lúc ấy, nước Mỹ rất hiếm người Việt Nam. Thường chỉ có một số ít là sinh viên du học và người VN theo chồng sang xứ này. Ngoại trừ những gia đình có thân nhân đang chiến đấu và những người phản chiến biết đến chiến tranh VietNam. Đã có không ít người dân điạ phương không biết nước Viet Nam hiện nằm ở đâu trên bản đồ thế giới!

Sinh hoạt cuối tuần, các OC được nghỉ từ sáng thứ bẩy đến hết chiều Chủ Nhật gọi là “đi bờ“, khi ấy các khoá sinh thường rủ nhau đi chơi xa. Gần nhất là Boston, Massachusett. Đi NewYork để chiêm ngưỡng tượng Nữ Thần Tự Do và thăm khu phố Tàu lớn nhất nhì nước Mỹ. Nhưng thường là để tìm chút hương vị của thức ăn á châu cho đỡ nhung nhớ quê hương.

Có lần, Sỉ Quan huấn luyện bắãt các khoá sinh thực hiện ”nhiệm sở tác chiến ”bởi mùi lạ của một con vật chết xông lên từ khu vực Nimitz Hall, cuối cùng mới khám phá đó chỉ là mùi khô mực nướng từ sân thượng toát ra của một OC Việt Nam.

Đi trở lại con đường trải sỏi vòng quanh sân Gym, chúng tôi gặp một toán khóa sinh đang trên đường chạy khiến cõi lòng Anh bổng nhớ lại hình ảnh của mình nhiều năm về trước. Ngày mãn khóa, với nao nức được trở lại quê nhà thực hành lời thề Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm của người lính, nhưng tất cả kỷ niệm vui buồn trong những ngày thụ huấn ở trường vẫn ghi khắãc mãi trong trái tim Anh từ ấy cho đến bây giờ .

Hơn ba mươi năm trôi qua, thời gian đã không làm phai nhạt tình cảm và tự hào của mỗi khóa sinh OCS về ngôi trường này. Trái lại, nó là thước đo chính xác nhất để mọi ngươì nhìn vào và cãm thấy hãnh diện về mình khi được làm một cựu SVSQ /HQ của trường.

Còn nhớ, thơì gian đầu khi chúng tôi vưa đặt chân qua đến bến bờ tự do. Hôm ấy, khi vào một cửa tiệm trên đường mua cái bản đồ thành phố, gặp một ngươì Mỹ chắc hẳn biết chúng tôi mới qua nên ân cần hỏi chuyện. Với số vốn tiếng Anh còn lại sau gần hai mươi lăm năm không xử dụng, cũng đủ cho chúng tôi trả lơì những câu hỏi của ngươì này. Không ngờ sau khi nghe nói đến ba chữ OCS, Anh ta đã mừng rỡ và nhận rằng mình cũng từng tốt nghiệp ở đó.

Sau này, cứ mỗi hai năm một lần, đại gia đình OCS chúng tôi cư ngụ khắp nơi trên thế giới tề tưụ về một điạ điểm đã chọn lựa trước để cùng nhau họp mặt. Khi thì Houston, Texas. Lúc ở NewYork, Florida, California, Washington Sates. Thế hệ con cái các OCS sinh ra, lớn lên trên đất Mỹ có dịp gặp gỡ nhau, nghe kể về những kỷ niệm của Cha, Ông mình. Kế thưà truyền thống và hãnh diện với quá khứ ấy, chúng sẽ nối tiếp bước chân của họ trên con đường bảo vệ Tự Do.

Cỏ Biển

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,003,167
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX. Sau nhiều năm làm công việc khai thuế tại vùng Hollywood, cô và gia đình hiện đã rời Los Angeles để trở thành cư dân quận Cam.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen của sinh hoạt Việt Báo. Tác giả hiện cư trú và làm việc tại miền Bắc California. Bài mới của cô dành cho ngày Lễ Halloween
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, cựu tù, vượt biển, hiện là cư dân San Jose, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Đây là bài mới nhất của Ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến