Hôm nay,  

Vui Buồn Nghề Nail

06/07/200200:00:00(Xem: 201089)
Người viết: PHAN TỊNH TÂM

Bài tham dự số: 2-586-vb40703

Tác giả Phan Tịnh Tâm, sinh năm 1950 tại Đà Nẵng, hiện cư trú và làm việc tại Los Angeles. Bà Tâm đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ. Bài nào cũng thấy bà kể về bà bạn thân, với lòng yêu mến đặc biệt. Sau đây là chuyện hai ba` bạn rủ nhau đi làm Nail.

Bỏ nghề may tôi và Phụng sang Rosemead học Nail. Buổi sáng hai đứa đón xe bus đi cả giờ mới đến trường. Thời gian học và thi lấy bằng rồi cũng qua, cầm mảnh bằng trong tay hai đứa mày mò đọc báo rồi xin việc làm. Lúc đầu xin được chỗ làm ở Hollywood, tiệm xa nhà nhưng "không có kinh nghiệm vẫn nhận". Cả hai đứa mới ra trường lại lớn tuổi làm gì có kinh nghiệm, Phụng bàn với tôi để Phụng đi làm trước một tuần, thấy OK Phụng sẽ dắt tôi theo.

Theo lời Phụng kể, ngay ngày đầu vô làm, thấy bà chủ người Bắc, Phụng đã muốn dội ra. Sang ngày thứ hai có cô khách Mỹ trắng vô làm chân, chưa đến tour Phụng nhưng bà chủ vẫn biểu Phụng làm, Phụng nghĩ thầm "có vấn đề đây". Tất cả công đoạn đã làm xong chỉ còn massage chân và sơn màu là ăn tiền nhưng đã massage chân tới 15'- 20' phút mà cô khách vẫn cứ đòi massage nữa, mỏi tay quá Phụng giả điếc bệt màu vô mấy móng chân và… xong rồi. Cô nàng "mét" chủ.

- Phụng massage nhanh quá, khách không bằng lòng.

- Dạ chị, em đã massage 20 phút rồi.

- Nhưng nó là khách quen của chị, em phải chiều nó.

- Trời! Em là người chứ đâu phải máy đấm bóp, với lại em đến xin chị làm Nail chứ không phải làm massage.

Vậy là cuối tuần chủ trả lương và cho nghỉ việc.

Hai đứa lại mày mò đọc báo xin tiếp, lại dò đường xe bus, tội nghiệp bạn tôi:

- Mi ở nhà tao đi làm thử một tuần, OK rồi mi đi với tau.

Phụng leo xe bus một mình đi làm, tiệm ở ngã ba đường Martin Luther King và Cren Shau. Nhìn tên đường Phụng biết đa phần ở đây là khách Mỹ đen. Bước vô tiệm thấy một bà cỡ tuổi Phụng dáng người đẹp đẽ sang trọng đang ngồi bàn đầu Phụng chào:

- Dạ, chị là chủ tiệm.

- Không, chủ đang đứng ở cuối phòng kìa.

Chủ trẻ măng chỉ chừng ba mươi tuổi ngoài, người Nam có vẻ hiền lành, tiệm rất đông khách. Phụng xin làm tay chân nước, đến chiều Phụng biết người mà Phụng tưởng lầm chủ là chị Cẩm manager của tiệm. Ba ngày cuối tuần chủ ra tiệm còn những ngày khác chị Cẩm lo. Để ý Phụng làm cho vài người khách, chị Cẩm ưng ý. Cuối tuần lãnh được hơn 400 đồng Phụng mừng lắm. Phụng kể tôi nghe ngày đầu vô làm Phụng làm quen và hỏi bà Hoa làm chung về việc trả lương của tiệm, Phụng bị hù:

- Ở đây một tháng mới lãnh lương một lần, hai phần check một phần tiền mặt.

Thấy khách đông, Phụng ham nghĩ bụng:

- Thôi kệ! Một tháng lãnh một lần cũng được, check hay tiền mặt cũng vậy thôi.

Nhưng rồi cuối tuần chủ đến biểu chị Cẩm đưa phiếu chủ tính tiền trả cho thơ,ï Phụng biết mình bị hù nhưng đó là chuyện thường tình vì tiệm thêm thợ thì những thợ cũ lãnh ít tiền lại, Phụng nói thầm "Chưa mà, tau còn con bạn nữa, tuần sau hắn đến với tau chia tiền tiếp". Phụng bắt đầu nịnh, xin cho tôi vô làm tiếp.

Đầu tuần kế Phụng dắt tôi đi làm. Ra bến xe bus xếp hàng chờ lên xe, đôi tình nhân đứng trước chúng tôi chưa chịu lên xe vì còn bận …hôn nhau. Hai đứa và những người xếp hàng phía sau vui vẻ chơ. Tài xế cũng vừa gõ nhịp ở tay lái vừa huýt sáo chờ. Tôi thấy lo vì mới ngày đầu đi làm chung với Phụng mà gặp cảnh đó chắc là hai đứa làm chung không bean. Chiều về tôi đem ý nghĩ của mình nói với Phụng.

Im lặng một lát,
Phụng mới "bật mí tâm sự" cho biết Phụng và anh Sơn đã liên lạc với nhau nhưng vì sợ tôi buồn nên Phụng dấu. Phụng hứa sẽ làm chung với tôi một thời gian, cuối năm sau con gái Phụng vu quy Phụng sẽ sang với anh Sơn ở Gulveston Island để bán Liquor cùng với anh Sơn. Hai người quen nhau khi còn ở Việt nam nhưng vì hoàn cảnh kinh tế nên hai người chưa chung sống được, Phụng biết anh Sơn tốt có thể là người để Phụng nương tựa cuối đời nhưng chia tay đã mấy năm Phụng sợ xa mặt cách lòng nên hẹn anh Sơn mùa thu sang thăm Phụng để Phụng dò xem anh Sơn có còn như ngày xưa không"

Phụng kể với tôi lúc ra phi trường đón anh Sơn, xa nhau mấy năm mới gặp lại, ôm Phụng trong tay mà cả hai đều chảy nước mắt, lúc đó Phụng quên cả là
có chàng con rễ tương lai đang đứng nhìn.

Sang thăm Phụng được một tháng anh Sơn về lại Texas để Phụng lo đám cưới cho con gái. Cảm động vì sự tế nhị của anh Sơn, Phụng hứa lo đám cưới con gái xong Phụng sẽ sang.

Tiệm Nail chúng tôi làm từ thứ hai đến thứ năm chỉ có sáu thợ và thợ nào cũng trên 50 tuổi, ngày cuối tuần thêm năm thợ, bốn nữ một năm, cả năm thợ cuối tuần đều là sinh viên làm kiếm tiền đi học, bốn cô sinh viên cứ rảnh khách là tụ đến bàn của Phụng nói chuyện.

Nghề Nail hay nghề nào cũng có cảnh "ma cũ ăn hiếp ma mới".
Vào làm được vài tuần Phụng đã đụng chuyện với bà Hoa là thợ cũ của tiệm. Bà Hoa gầy gò ốm yếu, cái eo chỉ bằng gang tay của người lớn. Một lần đến tour bà Hoa nhưng khách đòi Phụng làm. Thấy bà Hoa mặt hầm hầm cả tiệm biết ngay sẽ có chuyện.

- Phụng! Sao lấy hộp nhựa của tôi đựng bàn chải, trả đây.

- Dạ chị, em thấy cái hộp để trong xó cả tuần nay, em tưởng của chủ em lấy xài, làm xong khách em sẽ rửa trả.

- Trả ngay, để không cũng phải hỏi, có miệng chứ bộ câm à.

Phụng nhịn, cứ cắm đầu làm cho khách vì Phụng biết hoàn cảnh bà Hoa qua lời chị Cẩm. Bà Hoa có chồng nhưng không hạnh phúc vì chồng có vợ bé ở Việt Nam nên cứ ôm tiền về Việt Nam hoài, là đàn bà với nhau không riêng Phụng mà cả chúng tôi thương hoàn cảnh bạn nên đôi lúc tánh bạn có khó khăn đôi chút cũng bảo nhau lờ đi. Nhưng bà Hoa tiếp tục cằn nhằn rủa xả mãi. Xong khách, Phụng đứng lên:

- Ê! Điếc tai quá. Nè, chị còn nói nữa thì chị có tin là tôi đá một cái chị dính vô tường không"

Vừa nói Phụng vừa phóng cái vù đến trước mặt bà Hoa. Biết gặp phải thứ dữ bà Hoa im.

Hôm sau mấy cô sinh viên vào làm gặp ngày bà Hoa off ,chị Cẩm kể lại chuyện hôm qua. Cả tiệm và Phụng đều cười khi thấy chị Cẩm bắt chước Phụng nhảy xổ đến bà Hoa, Phụng cười nhưng đỏ mặt vì không ngờ mình dữ đến thế.


Các cô sinh viên không tin vì thường ngày thấy Phụng hay đùa và không làm mích lòng ai trong tiệm.

- Thiệt hả cô Phụng"

- Ừ! Nhưng cô giận quá nên cũng không ngờ mình dữ như chị Cẩm nói.

Làm được vài tháng hai đứa đã có khách hẹn. Phụng có ông khách hẹn làm tay chân nước cứ hai tuần đến một lần, những lúc đông khách ông vẫn chờ Phụng. Noel ông đến, chị Cẩm nói Phụng lần này có tiền "tê" ít nhất 10 đồng. Nào dè, Phụng làm xong ông khách lấy tờ 100 đồng và tờ 20 đồng cho Phụng với lời chúc "Giáng sinh vui vẻ". Ngồi bàn bên tôi liếc thấy nhưng Phụng nhét tờ trăm vô túi quần thật nhanh rồi viết phiếu đưa cho chị Cẩm kèm tờ 20 đồng, chị Cẩm hỏi:

- Được bao nhiêu "tê" Phụng.

- Có mười đồng hà.

Cuối năm đo,ù Phụng xin nghỉ một tháng về Việt Nam ăn Tết, ông khách đến không thấy Phụng, chị Cẩm đưa thợ khác làm thay nhưng sau lần đó ông ta không đến nữa.

Ở Việt Nam về Phụng kể tôi nghe chuyến du lịch của Phụng về mấy tỉnh Hậu Giang, tour Phụng đi đa phần là Việt kiều Úc, Mỹ, trong đoàn có một bà việt kiều Thụy Sĩ có tuổi Phụng nhưng còn trẻ đẹp tên là Thúy Vân cũng đi một mình như Phụng. Đến ngã ba Trung Lương xe ngừng cho khách ăn sáng Thúy Vân làm quen với Phụng và từ đó ở chung phòng với Phụng cho đến ngày đoàn về lại Saigon. Trên xe có một ông lớn tuổi nói là ở Cali về nhưng trên đường đi nhìn cảnh đẹp hai bên đường ông ta nói là quên đem máy quay phim, những cành này quay đem về Mỹ sang lại cho mướn một cuốn 80 cents. Phụng thiệt tình lên tiếng:

Uûa! Bên Mỹ đâu có tiệm video nào cho mướn 80 cents đâu, đóng membership 50 đồng hoặc 100 đồng coi một cuốn chừng 30 cents, mướn băng gốc thì 1 đồng 1 ngày, Việt kiều trên xe ai cũng bật cười. Mấy ngày sau người cháu ông ấy nói với Phụng là ổng đã nộp đơn đi Mỹ nhưng vì ham tiền ghép người đi chung lúc vào phỏng vấn bị lộ và bị dẹp hồ sơ.

Về đến Hà Tiên, Phụng theo đoàn đi thăm Phù Dung Tư,ï ngôi chùa mà tướng Mạc Thiên Tích là con trai của tướng Mạc Cửu đã xây cho người vợ thứ của mình tu sau lần chết hụt vì lòng hờn ghen của bà vợ cả. Phù Dung Tự cũng là câu chuyện tình vương giả mà mấy mươi năm trước đã làm rơi lệ nhiều khán giả trong tuồng cải lương "Áo cưới trước cổng chùa".

Những ngày lễ đông khách, tiệm Nail làm đến chín giờ đêm mắt Phụng đã quáng gà. Một lần Phụng sơn móng cho khách ngón nào cũng chỉ sơn nữa móng hai bên khóe móng trắng nhách, sáng hôm sau khách đến với nét mặt giận dữ khách xòe hai bàn tay và đưa chân:

- You look! You look.

Phụng vội vàng xin lỗi và đưa khách vào bàn sơn lại thật kỹ, thật bóng. Sơn xong Phụng massage cho khách để vuốt giận , rốt cuộc khách hết giận và Phụng có thêm hai đồng tiền tip.

Trong tiệm còn có cô khách làm móng bột thợ phải nối năm móng giả trước khi đắp bột, cách tuần đến tiệm fill lại móng một lần, trong tiệm chỉ có anh Hùng nhận làm. Anh Hùng đã lớn tuổi nhưng làm móng đẹp và nhanh. Với cô khách này anh Hùng cứ fill một tiếng lại ra sân hút thuốc nghỉ khoảng 10' vô fill tiếp và phải hơn 3 tiếng mới xong. Một lần cô khách đến đã 6 giờ chiều nhằm ngày off của anh Hùng. Cháu Ngọc xung phong làm cho khách, đồng hồ chỉ 8 giờ tối mà Ngọc mới làm xong một bàn tay, bàn thợ xung quanh đã chuẩn bị ra về, Ngọc hoảng quá cầu cứu:

- Cô Cẩm ơi! Chết con rồi cô không phụ con thì con ở đây với nó đến sáng. Chị Cẩm phụ với Ngọc và từ đó ngoài anh Hùng, thợ cả tiệm chạy làng.

Một lần đến tour Phụng làm có ông khách trẻ vào tiệm làm tay chân nước, làm xong Phụng lấy chai sơn bóng sơn như đã sơn cho những ông khách khác, khách "mét" chị Cẩm:

- Phụng, sao không sơn cho nó.

- Dạ, em sơn cho nó rồi đó.

- Không phải, Phụng lấy chai sơn đỏ sơn cho nó, nó hai "hệ."

- Hả, trời, dạ chị để em sơn.

Làm được mấy tháng Phụng đi học lái xe để hai đứa đi làm thoải mái hơn, hôm thi viết con trai Phụng đưa mẹ đi thi, vào phòng thi nữa giờ sau Phụng ra:

- Sao vậy má"

- Xong rồi, ra chờ lấy bằng viết.

- Trời, má giỏi quá.

Đến phần học lái xe để thi thực hành, thấy Phụng lái được ông thầy chở tuốt qua Riverside để thi vì bên đó chỉ cho học viên lái một vòng quanh trường không ra xa lộ như trường ở Los Angeles. Lần đầu rớt học lái tiếp mười ngày sau thi lại, ông thầy phải chờ ông giám khảo lớn tuổi ra xe Phụng ra theo để thi. Lái một vòng quanh vườn cam ở gần trường rồi lái về, ông giám khảo biểu Phụng vô chụp hình lấy bằng với số điểm vừa đủ được cấp bằng. Trên đường đưa Phụng về nhà ông thầy dạy lái xe cười nói:

- Bà lái một tháng không ăn 3 cái ticket tôi bỏ nghề luôn.

Nhưng rồi Phụng lái xe đi làm cho đến ngày sang Texas không bị ăn cái ticket nào.

Lúc còn ở Việt Nam rồi sang đất Mỹ ngoài tôi là bạn thân đi đến đâu Phụng có bạn đến đó, lớn tuổi đáng bậc cô dì Phụng gọi bằng chị xưng em ngọt ngào, trẻ tuổi bằng tuổi con của Phụng cũng cứ theo cô Phụng.

Ngày đám cưới con gái Phụng, khách mời ngoài gia đình tôi và những người bạn cùng tuổi Phụng còn có mấy người khách đặc biệt vì đám cưới thứ bảy Phụng chỉ mời hai người bạn trẻ ở tiệm Nail là Ngọc và Thịnh và một bà bạn lớn tuổi nhưng Phụng gọi bằng chị. Phụng xếp bà bạn lớn tuổi ngồi cùng bàn với vợ chồng chị Yến của Phụng. Ông anh rể thấy bà bạn của Phụng đã lớn tuổi anh hỏi thăm:

- Dạ, dì quen ai trong gia đình cháu.

- Tui là bạn của cô Phụng.

Ông anh rể bấm tay vợ cười nói nhỏ:

- Bà đó bạn dì Phụng đó em.

Xong đám cưới, người con rể Phụng chỉ hình cháu Thịnh hỏi vợ:

- Thằng cu mô ri"

Bây giờ, Phụng đã sang Galveston Island lâu rồi. Cây phong trước nhà lá đã chuyển vàng, tôi sắp được gặp lại bạn. Phụng ơi! Có hạnh phúc cũng đừng quên Tâm nhé, Tâm đang chờ Phụng về để hai đứa lại ra China own mua bánh Trung thu về bày cỗ trông trăng.

Phan Tịnh Tâm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,636,622
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến