Hôm nay,  

Đường Lên Yosemite

06/07/200200:00:00(Xem: 175332)
Người viết: THY VI DU
Bài tham dự số: 2-585-vb30702

Tác giả Thy Vi Du, 50 tuổi, là một chuyên viên điện toán, hiện làm việc và cư trú tại Nam California. Ông cho biết thường đọc VietBao online, thích sáng kiến Giải thưởng Viết Về Nước Mỹ. Sau đây là bài viết đầu tiên của ông.

Bỏ lại sau lưng những cánh đồng bắp và đồng nho mênh mông như những đồng lúa ở Miền Nam Việt Nam, xe của chúng tôi bắt đầu leo dốc. Con đường lúc này hẹp hơn, ngoằn ngèo hơn, và mỗi lúc một lên cao hơn. Nếu một bên đường là những vách núi thì bên kia là những con sông, con suối, hoặc thung lũng sâu.

Bây giờ là hai giờ trưa, khí hậu tháng tám oi bức làm tôi cảm thấy mệt hơn sau đoạn đường dài khởi hành từ San Jose, nhưng có cả gia đình trên xe và có gia đình người bạn của tôi cùng đi phía trước nên tôi quyết định tiếp tục đi lên Yosemite.

Kim, vợ tôi ngồi bên cạnh mỗi khi thấy cảnh lạ lùng và hùng vĩ trước mặt thì trầm trồ:

- Anh ơi, ô kìa, đẹp quá, cao quá, sâu quá…

Tôi không dám đưa mắt nhìn theo nên chỉ ừ hử cho qua. Thấy vậy, cô nàng hiểu và nhẹ nhàng khích lệ:

-
Cảnh đẹp thật, nhưng đường lên đây nhiều hiểm trở hơn đường đến Grand Canyon phải không anh"

Thấy tôi im lặng, nàng đổi sang trấn an và đùa vui:

- Bác tài để ý lái xe cẩn thận. Có vợ và các con của bác ở trên xe đấy.

Tôi gật đầu ừ hử và giữ vững tay lái dù trong lòng cũng hơi ái ngại. Cảnh núi non làm tôi nhớ lại khu Suối Vàng Suối Bạc nằm trên quốc lộ Dalat - Ban Mê Thuật, con đường khá thơ mộng đã bị chiến tranh cắt đoạn và bị cấm giao thông từ lâu. Sau năm 1975, để đi chơi những con suối này, bọn chúng tôi - Tài, Tứ, Cường, Vợ chồng Jean - Oanh, và tôi - đã phải bao nguyên một chiếc xe lam cộng với một điều kiện của bác chủ xe là: "Trên đường đi, nếu gặp anh em Phục Quốc thì các anh phải nói tôi là người quốc gia chân chính và nếu họ bắt ngủ lại đêm thì cũng phải chịu". Chúng tôi đồng ý và đã đi thăm những dòng suối quê hương, nơi có đập nước đang xây dở dang này. Cả bọn đến nơi, thấy cảnh đẹp đã thi nhau khắc tên vào những tảng đá nằm giữa lòng suối khô, đã tung tăng theo nhau hằng cây số để ngắm nhìn đủ loại hoa phong lan mọc đầy hai bên bờ. Số du khách ngày hôm ấy vỏn vện chỉ có sáu đứa chúng tôi và bác tái xế. Còn những người đón du khách chỉ có những tảng đá thân thương và những rừng thông bát ngát.

Tôi cũng nhớ lại ngày leo lên đỉnh Núi Bà(Langbiang) với Trang, Hiến chùa, Hiến đỏ, và Khoa. Cả đám đã nằm chơi dưới những tàng cây lớn, trên những đống hạt giẻ vàng khô óng ánh, đã nghỉ chân để ăn uống dưới Tháp Võ Bị, và đã thi nhau gào hú thật to để nghe tiếng dội từ phía núi bên kia. Núi bên kia cũng chính là vú trái của người đàn bà đang nằm ngửa trên phía chân trời Đông Bắc của thành phố Dalat. Chúng tôi còn thách thức nhau đi xuống núi, và về thành phố bằng một con đường thẳng như các Sinh Viên Võ Bị nữa…

Tôi đang mơ màng trong ký ức thì xe của bạn tôi đi trước bốc khói và toả mùi khét nặng. Chúng tôi tấp vào vệ đường, gần bên một quán nhỏ. Đây cũng là một khúc 'cua' gấp nên con đường trước mặt tôi giống như một con rắn đen xì đang cố dấu đầu và đuôi giữa hai cánh rừng lớn. Bà chủ quán vui vẻ hướng dẫn chúng tôi về đường đi và những khu vực cắm trại

-Thưa đây là đâu"

Chỉ vào bản đồ, bà nói:

-Đây là… đây. Chỗ này. Khu rừng số…

Bà còn chỉ cho chúng tôi cách lái xe trên triền núi cao dốc:

-Các bạn phải gài xe ở số nhỏ để dễ kiểm soát tốc độ và đỡ phải dùng thắng. Cứ từ từ mà 'leo', rồi sẽ tới.

Thì ra xe của bạn tôi không phải máy bị overheated mà là chân thắng bi overused.

Cảnh thiên nhiên đẹp đẽ và hùng vĩ quá: núi, đồi, rừng, sông, cây, đá, suối, hồ… khắp nơi. Sau lưng tôi là những tảng đá khổng lồ nằm trơ đó từ bao niên kỷ. Dưới kia là một con suối khá lớn, nước từ đâu đổ ra trắng xoá. Bọn nhỏ thấy vậy thi nhau chạy xuống đùa giỡn, nghịch nước, và rửa mặt. Tôi đứng nhìn và chợt nhớ về thác Datangla, thác Prenn, và thác Gougar ở quê nhà. Để đến nơi cắm trại, chúng tôi còn phải đi hơn 20 dặm nữa. Hai mươi dặm đường núi còn dài hơn cả 100 dặm trên xa lộ bình thường. Tôi hơi ngao ngán, nhưng tự nghĩ phải cố gắng vì 'no pain, no gain'.

Yosemite được đặt là Công Viên Quốc Gia của Hoa Kỳ từ năm 1880, nằm ở Miền Trung của tiểu bang California, cách San Francisco 200 dặm về huớng Đông Nam, bao gồm phần lớn dãy núi Sierra Nevada về phía Tây. Ở đây có những thác nước cao vào hàng thứ ba và thứ bảy trên thế giới. Còn những hồ nước và những đỉnh đá cao thì nhiều vô kể. Trung tâm của công viên là Thung Lũng Yosemite. Phía Tây Nam côngviên còn có vườn cây sequoia khổng lồ mà tuổi của cây già nhất người ta ước đoán đã lên đến 3000 năm.

Người ta có thể đến công viên này từ phía Tây Bắc bằng con đường CA-120 hoặc CA-140, và từ phía Tây Nam bằng con đường CA-41. Hôm nay chúng tôi đang trên đường CA-140 và dự định sẽ về bằng con đường CA-41. Tôi vốn sợ chiều cao, lại có thói quen nhìn xa khi lái xe, và luôn nghĩ con đường trước mắt thẳng tắp nên dễ bị khớp mỗi khi xe phải lượn qua những khúc đường cong nằm ngay trên ngọn những cây thông cao mà duới là thung lũng sâu. Bạn tôi thỉnh thoảng lại phải ngừng bên đường chờ tôi vì khi đã lên cao, chúng tôi không thể liên lạc với nhau bằng điện thoại cầm tay được nữa, vả lại cũng chẳng có gì làm dấu để báo cho nhau vì chổ nào cũng là bờ đá, bờ suối, rừng cây.

Tạo Hoá dành cho nước Mỹ nhiều cảnh đẹp qúa. Niagara Fall thì hùng vĩ thơ mộng với thác nước đổ xuống từ trên cao và hơi nước bốc lên từ dòng suối, quyện vào nhau làm thành những tảng mây trắng xoá. Grand Canyon thì uy nghi thách thức với những thung lũng sâu và bờ dốc thẳng đứng làm du khách đôi khi phải chóng mặt. Yosemite thì
bao la muôn mặt lôi cuốn với những thác nước và những rừng cây thăm thẳm.

Người Mỹ ở đây lại biết chinh phục và gìn giữ thiên nhiên một cách khôn ngoan. Tôi nghĩ đến những người đã làm đường hầm xuyên núi tôi đang đi qua đây, đến những người đã xây chiếc cầu bác ngang thung lũng tôi sắp đi tới kia, đến những người phụ nữ đã từng chinh phục đỉnh núi này, và những người trẻ đã từng băng vượt con suối kia.

Đây là cánh hoa muôn màu đang vươn lên giữa khe đá. Dưới kia là thảm cỏ xanh mượt đang thướt tha trong nắng chiều. Đẹp quá. Đẹp quá. Ở mỗi trạm nghỉ chân, tôi say sưa ngắm nhìn cảnh đất trời hài hoà xinh đẹp, đứa con trai lên mười của tôi thì theo chúng bạn đuổi bắt những con kỳ nhông đuôi dài xanh biếc hoặc mấy con chim nhỏ màu sắc rực rỡ, còn đứa con gái của tôi thì lo ngắm ngiá những cành lá dại thật lạ mắt…

Chúng tôi đến địa điếm cắm trại có tên là Bridalveil Creek có độ cao 8000 feet lúc 5 giờ chiều. Trong khu rừng thoai thoải đã có nhiều trailer, RV, và nhiều lều đã được dựng với những hình dạng và mầu sắc thật xinh. Trời bắt đầu mát rồi lạnh dần. Mọi người đang dọn bữa ăn chiều và chuẩn bị củi lửa chờ ban đêm. Họ đến từ Pháp, từ Thuỵ Điển, từ Canada, và từ những tiểu bang xa. Bên cạnh chúng tôi là một nhóm thanh thiếu niên Việt Nam khoảng 20 người: con trai và con gái. Họ vui vẻ, cười đùa bằng tiếng Anh và tiếng Việt.

- Chúng em đến từ Los Angeles.

- Bọn anh cũng từ Orange, lên San Francisco chơi, rồi đến đây cắm trại.

Thế là từ trên đỉnh núi cao, chúng tôi trò truyện như đã thân nhau từ trước và cảm thấy ấm áp hơn trong tiếng mẹ đẻ bên cạnh những đống lửa lớn các bạn trẻ đã chuẩn bị kỹ lưỡng. Trên bàn ăn, tôi có gà nướng, bánh mì, pizza, và một số bánh ngọt. Bạn tôi thì đang dọn lên cơm trắng, thịt kho, rau xào, và trứng đúc. Bữa ăn tối thật thịnh soạn và đầy tình người giữa cảnh thiên nhiên đang bước dần vào đêm.

Người ta bảo đến Grand Canyon thì phải ngắm cảnh mắt trời lặn và lên Yosemite thì phải ngắm cảnh trăng lên. Nhưng để đến đỉnh ngắm trăng có tên là Glacier Point thì phải lái xe thêm một đoạn đường nữa, tôi hơi mệt nên không đi. Hơn nữa tôi phải ở lại thu dọn những thức ăn còn dư và đóng vào những hộp an toàn để tránh gấu rừng sắp đi kiếm ăn ban đêm. Tôi không thấy gấu lần này, nhưng một người bạn của tôi đã chụp được tấm hình mấy con gấu đen đang quanh quẩn bên lều của anh để tìm thức ăn. Gần nữa đêm thì vợ tôi, người vốn sợ các loài vật bốn chân như chó, mèo, heo, gấu… đã trốn lên xe, đóng kín cửa và an giấc, còn bố con chúng tôi thì chui vào lều.

Con gái của tôi hỏi:

- Đêm nay mình có đọc kinh không bố"

Con trai của tôi thì than:

- Lạnh quá bố ơi.

Thằng bé kéo dài tiếng 'bố' cho thêm phần bắc kỳ để chọc chị nó. Tôi động viên tinh thần các con:

- Mình nằm sát nhau cho đỡ lạnh. Bố cứ tưởng bây giờ là mùa hè nên không mang nhiều mền. Mà lạnh mới có nhiều kỷ niệm để nhớ phải không"

Chẳng hiểu chữ 'kỷ niệm' là gì, thằng bé hỏi tôi:

- Bố nhớ ai vậy"

- Bố nhớ những lần cắm trại ở Dalat, bên Việt Nam vào những ngày lễ Giáng Sinh. Ở đấy cũng có những cảnh gần giống như ở đây. Cũng có núi đá và có rừng thông. Những cây thông ở Việt Nam nhỏ hơn, nhưng ban đêm gió thổi làm thông reo tạo nên một âm thanh buồn buồn và dễ thương lắm. Tiếng thông reo còn làm cho người ta dễ ngủ nữa.

Chẳng cần tiếng thông reo, hai đứa con của tôi đã ngủ say từ bao giờ. Còn tôi thì mãi vẫn không ngủ được phần vì mặt đất không mấy êm, phần vì chăn không đủ ấm. Không ngủ, nhưng tôi cố nằm yên vì sợ khi động đậy thì cái lạnh sẽ chen ngay vào giữa chúng tôi. Phía bên kia đám người trẻ vẫn còn rì rầm trò truyện.

Một đêm thức trắng trên đỉnh núi cao gần 10,000 feet, giữa lưng chừng trời, cũng thật thú vị. Tôi liên tưởng đến khoảng đất mình đang nằm cách đây mấy triệu năm chỉ là những băng tuyết dầy đặc, cũng như Grand Canyon lúc ấy có thể cũng chỉ là một đại dương bao la. Thế là từ nay trong lịch sử của Kỳ Công Yosemite đã có dấu chân tôi. Chẳng biết trong số bốn triệu du khách lên thăm công viên này hằng năm có ai thức đêm như tôi không" Tôi cảm thấy trong tôi lâng lâng một hạnh phúc nho nhỏ: hạnh phúc được thừa hưởng một gia sản thiên nhiên ngàn đời, hạnh phúc được sống tự do trên một miền đất quá tươi đẹp và dân chủ. Tôi thấy mình giống như con chim nhỏ đang hót gọi bình minh trên cành thông cao vút ngoài kia. Với nhiều người thì con đường lên đỉnh núi này cũng chỉ là chuyện quá 'tầm thường', nhưng với tôi, đó cả là một 'công trình' nên tôi sẽ nhớ mãi. Hơn nữa, con đường lên đây cũng tựa tựa như vài quãng đường đời của tôi vậy: cứ từ từ mà đi, rồi sẽ tới.

Xin cảm ơn bà chủ quán và cảm ơn bạn hiền của tôi.

Nắng đã lên màø các con tôi vẫn còn say ngủ.

Còn các bạn trẻ bên cạnh đã thức dậy đi hiking từ bao giờ.

Thy Vi Du

Fullerton 10/10/2001

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,669,319
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến