Hôm nay,  

Lạc Loài

17/06/200200:00:00(Xem: 178028)
Người viết: Nguyễn Hoàng Ngôn
Bài tham dự số: 2-563-vb50606
Tác giả Nguyễn Hoàng Ngôn sinh tại Saigon năm 1958, hiện định cư tại Glendale, AZ. Đây là bài Viết Về Nước Mỹ thứ hai của ông, một truyện kể hụt hẫng về gia đình tại Mỹ.
+++
Năm hai mươi tuổi tôi rời bỏ Việt nam ra đi tìm tự do, bỏ lại phía sau những gì yêu mến.
Xa quê hương, xa gia đình, xa tình yêu vừa chớm nở, tôi lạc lõng giữa ngã ba cuộc đời trên xứ Mỹ. Tôi như đứa bé chập chững bước vào đời. Tập ăn, tập nói, tập đi, tập ở. Lúc còn độc thân thấy bạn bè có gia đình, tôi thèm thuồng có được một mái ấm gia đình như mọi người. Đến khi lập gia đình, tôi muốn trở lại kiếp độc thân thì đã muộn. Tôi không còn cái hứng thú rong chơi, mất đi tính trẻ trung, săn đuổi tình nhân, lang thang ngoài phố.
Vốn có số đào hoa tôi gặp người bạn gái làm cùng hãng. Quen nhau vài tháng chúng tôi dọn về ở chung. Bên nhau vài tuần tôi bị bà má cô bạn bắt tôi phải cưới. Bà không đồng ý chúng tôi sống vụng trộm bên nhau. Biết rằng tôi với cô không đồng tín ngưỡng, tôi nghĩ theo lối xưa “xuất giá tòng phu”, lập gia đình đương nhiên vợ sẽ phải
theo đạo của chồng. Nào dè, thuyết “tòng phu” này hoàn toàn
không phù hợp ở Mỹ. Ở đây người đàn bà đòi hỏi nhiều quyền lợi hơn đàn ông. Cưới xong vợ tôi tiếp tục theo đạo của cô làm tôi tức giận muốn nổ tung cả lồng ngực.
Một hôm tôi không kềøm được cơn giận, tôi tát cho vợ tôi một bạt tai. Cảnh sát rầm rộ ùa tới nhà. Tôi bị bắt về bót giam một đêm. Khi ra tòa, ông luật sư của tôi bảo tôi ngu và ngoan cố, vì tôi dám trả lời trước mặt cảnh sát là "OK! I slap her face so what". Ông nói: “Sống ở Mỹ mà không biết nói "I dont know" tức là không biết trốn thuế. Từ đó tôi học thêm bài học kinh nghiệm là phải biết nói dối.
Sau vụ đó hạnh phúc gia đình tôi từ từ xuống vực thẳm. Tôi và vợ tôi ít tâm sự và gần nhau. Thiếu vợ tôi thì tôi buồn bả biếng ăn, gần vợ thì tôi lại bực mình như đang bị ràng buộc. Muốn ly dị thì lại thương hại cho đứa bé còn nằm trong bụng mẹ. Nhiều lần tôi muốn đi tìm tình yêu khác thì con tim tôi bỗng trở nên cằn cỗi già nua chán đời. Tim tôi như có lỗ hổng không giữ được tình yêu nào khác.

Dần dà, tôi an phận cho đời tôi, sống những ngày buồn tẻ, mỗi chiều tôi vẫn thường ra sau hè nhìn về quê mẹ buồn đau chín chiều. Tôi cô đơn không bạn bè, bạn bè tôi đến chơi chỉ làm vợ tôi khó chịu, không hiểu chúng tôi nói gì. Cuối cùng bạn bè tôi không buồn đến thăm.
Một hôm cha, mẹ, chị, em tôi được sang Mỹ đoàn tụ. Tôi vui mừng như tái sanh lần thứ hai, gặp lại nhau vui buồn không tả, nhưng rồi vài tuần sau tình cảm thuở xưa như khác lạ. Tại tôi thay đổi mà tôi không biết, hay tại gia đình tôi thay đổi. Vui chưa được bao lâu thì tan rã. Các em tôi cho rằng tôi không như ngày xưa, bất hiếu, thiếu tình thương, sợ vợ, chỉ biết sống cho mình, không lo lắng cho mọi người. Tôi sống bên nhà sang cửa rộng, bỏ cha mẹ, chị và các em sống trong apartment xấu xí cũ kỹ rẻ tiền.
Những gì tôi có chỉ toàn là nợ, càng xe xua càng khổ thân lợi ích gì. Tôi muốn gia đình tôi có lối sống căn bản phù hợp với mình trong lúc đầu. Muốn nói mà nói không nên lời. Gia đình tôi quan niệm cuộc sống ở Mỹ theo tiếng đồn chung. Tôi lại là nhận vật bị đem ra so sánh và phê bình. Lòng tôi tan nát, buồn bả muốn bỏ đi thật xa, rồi lại thương mẹ già. Tuy ở gần nhiều lúc muốn đến thăm mẹ, giận và tự ái vì bị mấy thằng em coi rẻ.
Tôi thương mẹ tôi thật nhiều. Nhưng đời sống ở đây có sự riêng tư và biệt lập, khó mà sống chung nhà như ở Việt Nam.
Một hôm ngày sinh nhật mẹ tôi. Tôi ôm mẹ vào lòng, thân mẹ gầy gò nhỏ bé. Nhớ thuở nào còn bé, mẹ vẫn thường ôm tôi vào lòng, mỗi chiều tan trường về. Nhiều lần tôi mê chơi về muộn, bị mẹ đánh đòn. Hình ảnh đó bây giờ đổi ngược. Bàn tay mẹ quyền thế ngày nào, bây giờ run rẩy xụi lơ.
Tôi thèm được mẹ khẻ tay mỗi lần chơi dơ, thèm được mẹ la rầy mỗi lần làm quấy. Mẹ tôi không còn đủ sức cầm thước khẻ, cũng không la rầy. Mỗi lần nhìn mắt mẹ nghẹn ngào buồn bã, tôi biết mẹ không vừa ý, nhưng không hiểu lý do. Tôi buồn bã và đau đớn hơn muôn ngàn khẻ tay thuở bé.
Hai mươi mấy năm sống bên cuộc tình hờ, một hôm vợ tôi đến gần âu yếm, tôi ngạc nhiên không hiểu ý, cô nói:
"Anh, em muốn có thêm đứa con nữa."
Tôi mở mắt to nhìn vợ nghe nghèn nghẹn ở cổ họng. Mười tám năm tù treo gần lấy được tự do thì cô lại bắt tôi ký tiếp hiệp định mười tám năm bên nhau "Sống vì con".
Nguyễn Hoàng Ngôn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,128,195
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên 2001 và đã liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân hiện là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư kèm bài, ông viết: “Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Saui đây là bài viết thứ hai.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm 2010. Ông là một Linh mục Dòng Truyền giáo Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng Chicago. Nhiều năm qua, ông lãnh việc truyền giáo tại Alice Springs, Northern Territory, vùng sa mạc đất đỏ Úc Châu. Từ 2016, nhiệm sở truyền giáo mới của Linh mục là một thành phố vùng cao nguyên Tagaytay,Philippinnes. Truyện ngắn sau đây của tác giả, trích báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ tư của cô.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm, hiện là cư dân Dayton, Ohio. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của ông.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O., dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, đã nhận giải bán kết 2001, thêm giải Việt Bút 2008. Từ hơn 10 năm qua ông là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia. Ông góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua và đã ấn hành 4 tập truyện ngắn. Nhà văn Võ Phiến nhận xét về các nhân vật truyện của Phạm Thành Châu đã phải kêu là “Tuyệt vời. Sao mà họ chung tình đến thế.” Sau đây, thêm một truyện ngắn Phạm Thành Châu.
Nhạc sĩ Cung Tiến