Hôm nay,  

Có Phải Tàn Tật Là Tàn Đời?

17/06/200200:00:00(Xem: 254776)
Người viết: Nguyễn Hà
Bài tham dự số: 2-558-vb60530
Tác giả tên thật Nguyễn Thị Minh Hà, 36 tuổi, cư trú tại Corona, California, đã góp nhiều bài đặc biệt cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ: chuyện về Mr Right, về anh Tư nghệ sĩ, anh Năm vượt dốc, hai bà má học thi quốc tịch, Mẹ dắt con đi, chuyện sở thất nghiệp... Trong mọi bài viết, Nguyễn Hà đều cho thấy bà có lối kể chuyện nhởn nha, tươi tắn, vui vẻ. Bài viết mới lần này của Nguyễn Hà báo thêm một tin vui: Hà theo học ngành Human Service tại Cal State Fullerton và vừa ra trường với hạng tối ưu. Khó ai ngờ nổi đằng sau những bài viết tươi tắn, vui vẻ và đằng sau tin vui ra trường của Nguyễn Hà là biết bao tâm sự.
+++
"Đêm ngủ gặp ác mộng mình có thể thoát ra bằng cách tỉnh dậy. Nhưng nếu thực tại chính là ác mộng mình không thể trốn nó bằng cách ngủ."
Lê Tất Điều
(Đêm dài một đời)
+++
Cầm cái "mề đay" trong tay, tôi mải mê lật qua lật lại, ngắm nghía. Mặt trước của nó là biểu tượng của trường Cal State Fullerton, mặt sau có khắc hàng chữ "Summa Cum Laude." Summa Cum Laude là cái gì" Tiếng La tinh mà, có la làng lên cũng hổng ai hiểu nổi. Nhưng tôi cứ thích nhẩm đi nhẩm lại mấy chữ này trong đầu. Như tiếng pháo nổ dòn mấy ngày Tết, mấy chữ Summa Cum Laude cứ lách-tách lách-tách đùng trong đầu tôi.
Nhìn thấy tôi dí sát miếng mề đay vào mắt, anh chàng sinh viên đứng sắp hàng kế bên chọc, "Hey, you muốn hôn nó phải không" Làm gì mà cứ dí sát vào mắt vậy" So funny! You tên gì"" Rồi anh ta dò tên tôi trong danh sách sinh viên được tham dự buổi lễ. "Đây rồi. Minh Hà Nguyễn, highest honor & visually impaired." Khuôn mặt vui vẻ của anh ta bỗng xìu xuống. "You bị mắt lòa, hèn chi you phải nhìn gần vậy. Mà tại sao you lại bị mắt lòa, chắc tại you đọc nhiều quá phải không"" Thái độ anh bạn lúc hỏi câu này có 90% là tò mò, 90% là thông cảm. Vậy là trả lời được.
"À, chắc là lúc ngồi trong bụng mẹ rãnh rỗi, tôi đã đọc nhiều quá. Đây là tật bẩm sinh. Mắt tôi bị lòa từ lúc chưa biết chữ, rồi càng ngày càng nặng hơn."
"Vậy mà cuối cùng you đã đạt được kết quả "tối ưu" này. Không dễ gì đâu, phải không" You know, tàn tật thì hay tàn đời mà."
Phải rồi, tàn tật thì hay cặp kè ăn muối mè với tàn đời. Và cái cặp "tàn" này đã cặp kè với tôi, mỗi đứa một bên, suốt mấy chục năm qua.
*
"Hàng năm cứ vào cuối thu lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường. Buổi mai hôm ấy, moat buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm name lấy tay tôi…*."
Lớp Hai/Niên học 1973-1974
"Thiệt, cực chẳng đã má mới cho con vô trường. Tại cô Tô nói là cổ chỉ làm học bạ giả cho năm lớp Một được thôi. Tới lớp Hai là phải vô trường rồi, không được học ở nhà nữa. Trong lớp đông đứa lắm, má lo. Con vừa hổng thấy đường vừa hay lên cơn suyễn bất tử... Ráng đừng đụng chạm tới tụi nó nghe con."

"Ê, con nhỏ lờ rờ, lui ra cho bọn tao nhẩy dây. Lui ra. Lui! Mày nói gì"
Nó muốn chơi ké với tụi mình" Hi hi hi ha ha ha… Coi mặt nó kìa. Cái bảng đen chữ viết bự tổ chảng mà nó còn hổng thấy, làm sao nó thấy sợi dây nổi."
"Để nó đó cho tao, để tao thử coi nó thấy hông" Ê, Hà, Hà. "
"Kêu tui hả" Chịu cho tui chơi chung rồi hả""
"Ừa, tụi tao tới chơi chung với mày nè. Ê, hông được lùi. Ba Lém đâu, giữ nó lại. Hí hí hí hi… Thấy bàn tay tao hông" Hông thấy" Nè, thấy chưa" Bàn tay tao ngay trước cái bản mặt mày nèø. Thấy mấy ngón hông" Mấy ngón" Nói coi. Mấy ngón""
"Ui da. Ơ ơ… Năm
ngón."
"Ha ha ha… Tụi bây thấy vui hông" Nó đoán mò. Nè, mấy ngón" Tao đưa có hai ngón ra bóp mũi thôi. Vậy mà nó la là năm ngón. Đúng là con
nhỏ hông thấy đường. Ha ha ha… bây giờ coi kỹ nè. Mấy ngón" Mấy ngón" Trả lời đi. Mấy ngón" Hí hí, tụi bây thấy chưa" Nó là con nhỏ lờ rờ. Ê, con lờ rờ, chạy đi đâu đó mậy"
. . .
Lớp Bốn/Niên học 1975-1976
"Ê, con Hà-lờ-rờ. Mày lờ rờ làm đổ bình mực của người ta trong lớp rồi giờ xách đít về. Con này ngon há. Ê, Phi, hông cho nó về…"
"Phi, xin lỗi, tui xin lỗi rồi mà. Tui không thấy đường…"
"Bộ không thấy đường rồi làm chị hai há" Hừ, xin lỗi suông vậy là xong sao! Bình mực của mày đâu" Đưa cái cặp đây.
Có đưa không" Cho mày không đưa nè… Rồi, Tao giựt được cái cặp của con lờ rờ.
Đây rồi. Bình mực. Ha ha ha… Nắm đầu nó lại. Nó đổ mực của con Phi lên bàn. Tụi mình đổ mực của nó lên đầu nó. Coi nè. Coi nè. Hí hí hí…"
"Hu hu hu… Tóc tui. Aùo trằng của tui. Hu hu… Í, trả cặp sách của tui.
Xin lỗi. Xin lỗi. Tui xin lỗi nữa nè. Trả cặp cho tui…"
"Chà, cái cặp đẹp dữ. Tụi bây coi kìa, bây giờ ai cũng nghèo hết, sao con
lờ-rờ này có cái cặp đẹp quá. Á à á à… con lờ rờ là tư sản mại bản. Cách mạng thành công rồi tụi bây, mình phải phải đánh tư sản, hí hí hí..."
"Đánh tư sản. Đánh tư sản. Ê, Phương, Phi, Cam, Ba Lém… đánh tư sản đi tụi bây. Nè, cái cặp tư sản. Liệng nè. Bắt nè. Liệng cho tao. Liệng nữa. Hà hà…
"Hu hu hu… Trả cặp cho tui. Trả cặp cho tui…"
"Ha ha ha… Cái cặp tư sản của mày đó hả" Muốn tìm, chịu khó lội xuống cái cống heo
mà tìm. Kìa, mấy ông bộ đội vừa xả nước chuồng heo, cái cặp tư sản mại bản ngâm rãnh nước heo đó, tha hồ mà đẹp."
. . .
"Hu hu hu, cái cặp, cái cặp… Tội nghiệp mày quá. Má ơi, sao tụi nó làm vậy"
Con đâu có dám đụng chạm gì tụi nó. Má ơi má, sao tụi nó thích cười hí hí lúc con khóc hu hu" Con làm sao bây giờ"
*
Tôi cố sức chạy. Chạy thục mạng, nhưng vẫn không thoát khỏi cái vỏ ốc khổng lồ đang chụp xuống đầu. Nó chụp xuống rồi. Những vòng xoắn của nó chồm tới. Tôi hét lên kinh hoàng. Nhưng sao lại có tiếng ba má nói chuyện, rồi tiếng má khóc trong cái vỏ ốc" Ba má cũng bị nhốt vô đây sao"
"Huhuhu, ông cứ la hoài, làm sao tui chịu nổi."
"Bà im đi, khóc lóc cái gì, tui đang bực muốn chết đây nè."
Tiếng khóc của má, tiếng la của ba đã kéo tôi ra khỏi cái vỏ-ốc-bự. Có chuyện gì mà ba nạt má tới nỗi má phải khóc lận. Ba đâu có hay lớn tiếng với má, chỉ hay kể chuyện tiếu lâm chọc cho má cười thôi.
"Tui đã nói là mình phải ráng kêu nó dậy đi học, vậy mà mình để cho nó ngủ luôn tới giờ này. Sao cứ cãi tui hoài vậy""
"Khổ quá. Ông cứ nhìn nó hồi tối này đi, thử coi ông có còn biểu tui kêu nó dậy nữa hông. Nó cứ ngồi co quắp, ôm ngực thở khò khè suốt đêm. Tới sáng con nhỏ mới dựa lưng vô gối ngủ được một chút thì tới giờ đi học rồi. Làm sao mà tui nỡ kêu nó dậy."
"Nhưng hổng lẽ mình cứ cho nó nghỉ học hoài" Tháng này nó đã nghĩ nhiều quá rồi. Mắt mũi của nó lờ mờ, viết đọc gì cũng chậm hơn người ta, mà còn nghỉ học hoài! Điệu này, chắc nó phải chịu dốt luôn quá."
"Ông à, hay là, ơ, hay là… mình cho nó nghỉ học đi. Nghỉ đỡ năm nay thôi."
Rầmmmm. Huhuhu…
Tìếng nắm tay của ba đập mạnh xuống bàn. Tiếng đồ đạc đổ vỡ. Tiếng kêu thảng thốt. Rồi tiếng khóc của má vỡ òa.
"Được rồi! Bà cho nó nghỉ năm nay đi. Rồi cho nó nghỉ học luôn. Cho con nhỏ tàn đời luôn, dốt luôn!"
"Tại số nó khổ, đã lò mò lại thêm bệnh suyễn kinh niên, nếu có dốt thì cũng phải chịu thôi. Ông cứ bực bội la rầy hoài. Ông biết nó đi học cực tới
mức nào không" Bọn chúng chăng dây cho nó té, đổ mực lên đầu nó, dzụt cặp sách của nó xuống cống… Phải chi hồi mới sanh nó, tui bóp mũi cho nó chết cho rồi, để bây giờ nó đỡ khổ mà ông cũng đỡ mất công la..."
Tôi chúi nhũi vô đống gối. Phải chi lúc này vỏ ốc khổng lồ quay trở lại nhốt luôn tôi vô cái lòng tối đen, kín bưng của nó. Ừ, phải chi như vậy, tôi sẽ vừa trốn được tiếng gây gổ của ba má, vừa trốn được đám bạn học thích cười lúc tôi khóc.
Không thấy Ba nói gì. Tiếng khóc của má nhỏ dần.
Hay là ba sẽ nghe lời má, tôi sẽ được nghỉ học luôn.
Không. Ba không đập bàn. Không la má nữa. Nhưng ba không bao giờ để tôi nghỉ học luôn. Theo lời Ba, tôi biết hồi nhỏ, ba phải nghỉ học sớm, đi làm lo cho một đàn em. Ước vọng học cao không thành, nên ba đã đặt tất cả mơ ước, kỳ vọng vào đám con. Ba đã làm đủ mọi cách cho tất cả được "khá", kể cả tôi, đứa con bệnh tật èo uột.
Năm học nào ba cũng kèm tôi thật sát, và tôi thì cứ cắm đầu cắm cổ học. Những tháng hè nóng bức, hai cha con tôi ngồi gò lưng bên nhau,. Ba dạy, tôi học, học bù lỗ, học để dành. Ba ráng vớt con nhỏ èo uột của ba lên cho bằng với người ta.
Nhờ sức kéo của ba, tôi đã lết qua được hết năm học này tới năm học kia. Ngày tôi đậu vào đại học, ba mừng lắm. Ba cầm cánh tay khẳng khiu của tôi giơ lên cao, nói với má: "Coi cái tay của con Hà nè, cà tong cà teo như
Don Quichotte. Vậy mà nó cũng học hết lớp 12, còn đậu được đại học nữa. Mình thấy tía con tui hay hông""
Ba chơi bảnh một bữa, mua bánh mì thịt quay về cho cả nhà ăn, tẩm bổ cho con nhỏ cà tong cà teo chuẩn bị vô đại học.
*

tiếng gọi từ
xa "Hà ơi Hà." Tôi rất sợ những tiếng kêu từ xa. Như biết ý, tiếng kêu đó bước nhanh đến. "Mai nè, mấy bữa thi đại học mình ngồi gần nhau đó." Thì ra là Mai, Mai-tóc-chĩa. Mai không biết làm điệu, tóc thẳng đơ, chĩa tứ phía. Và bàn tay Mai cũng vậy, hay chìa ra cho người khác nắm.
"Hà khám sức khỏe xong hết chưa" Mai xong hết rồi, chờ Hà xong rồi mình đi chợ Tân Định làm một bụng bột chiên nghen. Bữa nay phải chơi sang, ăn một dĩa có hột gà đàng hoàng. Hì hì, thèm rồi phải hông, nuốt ực ực rồi kìa. Còn khám cái gì nữa thì làm cho xong đi, mình chờ."
"Còn khám mắt. Sợ quá Mai ơi, nãy giờ Hà đi vòng vòng trước cửa phòng khám mắt hoài mà hổng dám vô."
"Tội nghiệp Hà. Vô đại đi. Ráng mở mắt thật to ra mà đọc, chắc sẽ được mà."
Mai dẫn tôi tới phòng khám mắt.
"Đọc hàng chót đi em. Hàng chữ nhỏ nhất đó."
"Hàng chót" Em không đọc được chữ nào hết."
"Vậy thì lên một hàng" Cũng không thấy" Còn hàng trên nữa, trên nữa" Mấy hàng trên cũng không nhìn gì luôn""
Đám sinh viên đứng xung quanh chờ thử mắt bắt đầu nhìn tôi bàn tán. Ê, nhìn kìa, cặp mắt con nhỏ này cũng to ghê, vậy mà chỉ hàng nào nó cũng hổng đọc được hết hà. Ừa, đáng lẽ mắt nó phải hí hí như mắt mày mới đúng. Dẹp mày đi! Thường thường mấy người hổng thấy đường cặp mắt họ nhỏ xíu, dính lẹo, coi kỳ lắm. Sao con nhỏ này thì mắt to, nhìn như người bình thường. Tội nghiệp nó quá, hình như nó sắp khóc…
Chị y tá chỉ hết hàng này tới hàng kia bắt đầu mệt mỏi, bực dọc.
"Gần hết giờ rồi, làm ơn lẹ giùm chút. Cứ đứng đó trợn mắt ngó tui hoài. Thôi bây giờ tui không chỉ nữa, thấy được chữ nào thì đọc chữ đó giùm. Đọc lẹ lên!"
"E."
"Rồi, chữ nào nữa" Sao, chỉ có chữ to nhất ở hàng đầu thôi hả" Vậy là gần như đui rồi. Mắt đui mà nãy giờ không chịu nói, làm mất thì giờ thử tới thử lui!"
Chị y tá đã ghi kết quả xong mà tôi vẫn còn đứng ngơ ngác. Mai kéo tay tôi dẫn đi, dỗ dành:
"Thôi đi về đi Hà. Về đi ăn bột chiên. Mai sẽ kêu cho Hà một dĩa có hai hột gà luôn, chịu không""Ữ. Chịu. Nhưng mà dĩa bột chiên có hai hột gà nằm ở hàng nào hả Mai" Hà không thấy nó nằm ở đâu hết hà."
"Thôi mà, đừng có điên nữa. Hà đừng buồn, chắc họ chỉ bắt mình khám sức khỏe cho có lệ vậy thôi, không có sao đâu."
"Có sao đó, Mai ơi, còn có nhiều ngôi sao xẹt lửa đỏ lè nữa kìa."
"Chị Hà, theo kết quả khám sức khoẻ, nhà trường chúng tôi không nhận đào tạo chị. Mà cũng không có trường đại học nào nhận chị đâu. Người trí thức trong xã hội xã hội chủ nghĩa của ta phải là những người khỏe mạnh thì mới có thể phục vụ nhân dân tốt. Còn chị thì …"
Không đợi bà trưởng phòng tổ chức xong bài diễn văn, tôi quay đi. Bà ta không ngưng được bài diễn văn đang ngon trớn, tiếp tục diễn: "Nhưng chị vẫn còn một con đường sáng lạn, đó là đi học nghề, chẳng hạn như nghề đan mây tre. Có nghề nghiệp lao động, chị có thể gia nhập vào giai cấp vô sản…"
Người tàn tật không thể là trí thức trong xã hội xã hội chủ nghĩa" Sao mấy bài giảng chính trị nhan nhản khắp nơi không hề nhắc điều
này"
Ba ơi, Ba ơi.
*
Thường ngày, má hay nói ba giống y như gà, hễ gà vô chuồng là ba cũng đi ngủ. Vậy mà bữa nay 12 giờ khuya rồi, ba vẫn còn thức. Đèn ngoài phòng khách vẫn còn sáng trưng. Tiếng cây viết chạy sột soạt, sột soạt trên giấy. Tiếng của má, "Mình viết cái gì mà viết hoài vậy""
"Tui viết thư cho thằng Nghĩa."
Cả tháng trời, mặt ba cứ dàu dàu, đăm chiêu. Tới khi đọc được thư của anh Tư bên Mỹ gởi về, ba mới vui. Một lần nữa, ba lại cầm cánh tay ốm tong teo của tôi giơ lên cao, nói với má, "Tía con tui không chịu thua đâu nghe. Học ở đây hổng được thì tía con tui sẽ học ở bên Mỹ. Thằng Nghĩa trả lời tui rồi, nó nói là để được vào học đại học Mỹ, không cần phải khám sức khỏe, khám mắt khám mũi gì hết. Vậy là tía con mình ngon lành rồi, con há. Qua Mỹ, mình sẽ học bù lỗ..."
Anh Tư mua bốn vé máy bay cho ba má, tôi, và Chi, em gái tôi.
Nhưng, lúc lên máy bay, gia đình tôi chỉ chiếm có ba chỗ ngồi.
Ba đã mất rồi, mất đột ngột trước khi được lên máy bay qua Mỹ tiếp tục dạy bù lỗ, dạy để dành cho tôi.
*
Hai chị em đứng xếp hàng ở văn phòng ghi tên học của trường Đại học cộng đồng Santa Ana.
"Chi ơi, chị lo quá, lỡ người ta thấy chị lờ rờ, họ túm đầu bắt vô khám mắt thì sao""
"Chị nói nghe thấy ớn. Một chút nữa mình sẽ hỏi cái bác đó, hình như bác là người Việt Nam."
"Thưa bác, ở đây đi học đại học có cần phải khám sức khỏe không""
"Cái gì" Đi học mà khám sức khỏe gì" Tội nghiệp, chắc là cháu mới qua Mỹ nên không biết gì hết. Cứ điền đơn, thi xếp lớp, rồi chờ tới ngày thì đăng ký lớp thôi."
Trời ơi, đơn giản vậy sao! Ba ơi, vậy là tía con mình ngon lành thiệt rồi. Không cần khám mắt, không cần phải đọc một hàng chữ nào trên cái tấm bảng thử mắt xa tít mù. Hai chị em tôi mừng húm, ôm chặt nhau. Thì ra, xã hội tư bản Mỹ khác xa với xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Cánh cửa trường đại học ở Mỹ luôn mở rộng đón mời mọi người, dù đó là những người tàn tật.
Không những được đón nhận, người tàn-tật còn được cưng nữa chứ. Chi cứ hay trầm trồ, "Chị sướng ghê, được đăng ký sớm nè, được cho tiền xe mỗi tháng nè, rồi còn đưọc cho tiền mua sách và supplies nữa." Cầm những cuốn textbook mới cáu cạnh mua bằng tiền của nhà nước, thấy sướng thiệt. Còn cho con nhỏ Chi ké được vài cuốn tập, mấy cây viết nữa chứ.
Thời gian đầu, tôi và Chi toàn lấy lớp chung. Mấy người bạn thấy chúng tôi cứ đi chung với nhau, gọi hai chị em tôi là "số 10", vì tôi vừa cao vừa ốm, còn con bé Chi thì tròn tròn mũm mĩm. Con bé số 0 mũm mĩm đó đã mang cặp mắt sáng của nó bù vào cặp mắt tối tăm của người chị tăm tối. Chị ơi, em chép bài xong hết rồi, để tập ở đây cho chị học nghe. Chị ơi, thầy đang hỏi chị kìa. Coi chừng nghe chị, cái bậc này cao lắm. Con nhỏ Mễ học chung lớp với mình "say hi" với chị kìa, nó tên là Maria; chị cứ "say hi" lại đi, nó đứng ở gốc cây ngay trước mặt chị đó.
Rồi cũng đến lúc không còn được bé số 0 bảo trợ nữa. Những lớp học chung được như ESL, general education thì đã lấy hết rồi, chỉ còn các lớp chuyên môn.
Tôi đi đến văn phòng dành cho sinh viên tàn tật, tính xin một người giúp đỡ. Nhưng chỉ có những người câm điếc mới có người theo thông dịch (theo sign language), còn những người khiếm thị thì chịu khó mò mẫm một mình, có lẽ vì số sinh viên khiếm thị quá ít. Tôi chỉ xin được một xấp giấy, đem về lớp nhờ ghi bài giùm.

Đành phải cầm xấp giấy đó đi quanh lớp mà xin xỏ chút lòng thương của những người học cùng lớp, để họ chép bài giùm. Cũng không phải là chép giùm, chỉ là người tốt bụng nào đó chịu khó chép bài cho chính họ trên những tờ giấy của tôi. Đó là những tờ giấy đôi, chép trên một tờ thì nó sẽ in xuống tờ bên dưới, và người chép giùm sẽ lấy tờ trên, tôi lấy tờ dưới. Chỉ có vậy thôi. Chỉ cần một chút xíu công, một chút xíu lòng thương người tàn tật.
Nhưng "không phải thấy tàn tật ai cũng thương…**"
Thương thì không biết có thương không, nhưng người ta rất thích hỏi thăm. Tại sao không thấy bảng lại không lên bàn đầu ngồi" Tại ngồi ngay bàn đầu cũng không nhìn thấy gì hết. Vậy ngồi ở đâu mới thấy, ngồi ngay trên bàn thầy có thấy không (che miệng cười)" Chỉ khi nào đụng mũi vô bảng mới thấy. Muốn nhờ viết bài lên mấy tờ giấy này đó hả" Chà, phiền quá, tôi chỉ thích viết bài trong tập thôi, viết ngoài giấy vừa lộn xộn vừa hay lạc mất lắm. Mà mắt mũi chị bị như vậy, đi học để làm gì" Học xong rồi có ai chịu mướn không"
Những lần như vậy, tôi lại ôm xấp giấy đôi về chỗ ngồi. Đành phải tốc ký với số vốn "English as a second language". Vài thầy cô vừa nói vừa viết bảng. Tôi cứ cắm đầu cắm cổ vừa nghe vừa đoán mò vừa chép, có bao nhiêu chữ thì học bấy nhiêu.
Nhiều lúc kẹt quá, tốc ký cũng không xong, tôi nghĩ ra một cách rất là… Mỹ: trao đổi hàng hóa. Chép bài giùm tôi đi, rồi tôi sẽ đến ngồi gần bạn. Đến khi làm test, bạn khỏi cần học bài, cứ việc nhìn qua bài của tôi. Hay là tôi sẽ viết bài, soạn bài giùm bạn, đổi lại bạn chỉ cần chép bài trên mấy tờ giấy này. Đại đa số okay cái rụp. Còn một cách khác, là yêu cầu văn phòng dành cho sinh viên tàn tật viết thư cho giáo sư, và giáo sư sẽ kêu gọi lòng tốt của cả lớp. Cách này không bằng cách trao đổi hàng hóa, nhưng hay hơn cách cầm xấp giấy tự mình đi xin xỏ. Lòng tốt được nhiều người biết đến hình như có sức hấp dẫn hơn lòng tốt chỉ được một người biết.
Không còn được bé số 0 bảo trợ nữa, việc tìm được đường tới lớp học, với tôi, không phải là dễ dàng. Đại học tại Mỹ lớn rộng quá. Có lần, đang chạy mướt mồ hôi tìm lớp học thì tiếng xì xào bằng tiếng Việt của mấy cô thiếu nữ đứng gần đó lọt vào tai tôi. "Coi cái chị đang đi hớt ha hớt hải bên kia kìa, cái mặt chỉ ngơ ngơ trông tức cười lắm. À, Uyên biết cái chị này rồi. Hồi nãy chỉ năn nỉ Uyên dẫn tới lớp C11 giùm. Gặp lúc Uyên đang lười. Vậy hả Uyên, thì ra chỉ không thấy đường, hèn chi cái mặt ngơ ngơ. Uyên nhìn kìa, chỉ cứ dán nguyên cái mặt vô mấy cái bảng số phòng. Í, Phượng coi kìa, chỉ té nhào xuống mấy bậc thang rồi. Còn bị cái backpack to tổ bố đập vô đầu nữa. Hí hí hí, người lớn mà té cái rầm rồi đứng dậy xoa đít xoa đầu, sao mà tức cười ghê nơi."
Làm đủ kiểu như vậy, rồi tôi cũng lấy được hai mảnh bằng AA của trường Santa Ana College. Má xuýt xoa, "Cuối cùng rồi con cũng học xong. Thôi tới đây ngưng là vừa rồi, con ơi. Thấy mày học cực quá, má xót ruột muốn chết. Người ta đọc dễ dàng, còn con tối ngày cứ gục đầu thật sát xuống cuốn sách, thiếu điều muốn gãy cổ…"
Phải vậy thôi, má ơi. Phải chịu khó gục đầu mãi như vậy mới mong có ngày ngẩng đầu lên. Má không nhớ sao, ba đã nói rồi mà. Đã tàn tật mà còn dốt thì chỉ có nước tàn đời.
*
"Hà, vô đây."
Tôi bước vào phòng làm việc của luật sư phu nhân, người điều hành văn phòng luật sư. Đây là việc làm đầu tiên của tôi, vừa làm được hai ngày.
Luật sư phu nhân đang ngắm nghía đôi bàn tay thon đẹp của bà. Vẫn ngắm một tay, tay kia bà chìa cho tôi tờ check, "Chị đi về đi, chúng tôi không mướn chị nữa. Chị tìm hồ sơ lò mò cả buổi, ông luật sư chờ sốt cả ruột."
Đưa check xong, bà tiếp tục ngắm nghía đôi tay ngà.
Tôi lí nhí chào bà, cầm check lủi thủi đi về.
Vài ngày sau, tôi xin được việc làm ở một văn phòng bác sĩ. Văn phòng này gần nhà, đi bộ đuợc. Bác sĩ phu nhân rất ngọt ngào vui vẻ. Ông bác sĩ cũng có vẻ dễ chịu. Hy vọng ở đây, mình sẽ thọ lâu hơn.
Ngày nào tôi cũng nơm nớp lo, sợ bị đuổi. Cứ nghe ông bác sĩ hay bác sĩ phu nhân gọi "Hà, vô đây" là tôi sợ run.
Tới ngày thứ bảy, tôi lãnh thêm việc mới. Đây là phòng mạch
của một bác sĩ chuyên trị về chân, người phụ tá phải cắt móng chân quặp cho bệnh nhân. Thấy tôi cầm bàn chân đưa lên sát mặt như sắp hôn, bà bệnh nhân hết hồn la làng. Trời đất ơi, cắt móng chân kiểu gì kỳ vậy" Dạ, chị thông cảm, em không nhìn được xa. Trời đất, không thấy đường hả" Thôi thôi, đừng cắt nữa, coi chừng cắt cụt luôn ngón chân của tôi đó. Bà bác sĩ ơi…
Lại được vào phòng làm việc của bác sĩ phu nhân. Bà không lạnh lùng như luật sư phu nhân. Lúc đưa check, bà có nhìn tôi, còn nói lời từ biệt rất ngọt ngào nữa. Thấy bà tử tế, tôi vừa nức nở vừa hỏi bà, "Thưa chị, chị có thể giúp ý kiến cho em được không" Em khổ quá. Em muốn đi làm lắm, nhưng mà làm ở đâu cũng bị đuổi. Chị làm ơn chỉ giùm em, với hai bằng AA về Office Technology và Medical Assistant, em còn có thể xin việc ở chỗ nào khác không, ngoài văn phòng luật sư và văn phòng bác sĩ""
Thình lình, tôi nghe thấy giọng bác sĩ phu nhân kêu lên thảng thốt, "Em nói sao" Em còn định đi xin việc làm nữa hả" Lạy trời lạy Phật, không được đâu. Tàn tật như em là hết hy vọng rồi. Làm ở đâu thì em cũng
phá hại công việc của người ta thôi. Tội nghiệp người ta lắm em ơi. Nè, thương em lắm chị mới giảng giải cho em hiểu đó nghe. Tàn tật tối tăm thì coi như vô dụng rồi, an phận ngồi nhà suốt đời đi nghe em. Nè, check của em nè."
Bác sĩ phu nhân dịu dàng dúi tấm check vào tay tôi. Tôi đón lấy tấm check với bàn tay mướt mồ hôi, run lẩy bẩy.
Đi như chạy ra khỏi văn phòng, tôi đụng nhầm hai bệnh nhân đang đi vào. Hai vợ chồng mù. Lát sau, tôi nghe tiếng của bác sĩ phu nhân nói với người phụ tá, "Yến à, em để hai bệnh nhân mù này cho chị tiếp. Nói chuyện với người tàn tật khó lắm, phải nói làm sao cho thật khéo léo, người ta mới không tủi thân…"
Bác sĩ phu nhân còn nói nhiều nữa. Nhưng mấy lời giảng giải của bà trong lỗ tai tôi đang thi nhau kêu réo. Tàn tật … hết hy vọng… vô dụng… tàn tật…
*
Tàn tật…hết hy vọng… vô dụng… tàn tật…
"Hà, sao ngồi buồn hiu vậy em""
"Có gì đâu. Tự nhiên em nhớ."
Dennis cười mỉm chi, "Nhớ người yêu phải không""
Kỳ thiệt, cứ nhớ hoài, y như là nhớ người yêu. Có thể là vừa nói những lời đó ra xong, bác sĩ phu nhân đã quên nó liền. Nhưng tôi thì lâu lâu lại lôi ra nhớ.
Nhưng mà nhớ thì nhớ, tôi cũng đã phụ tấm lòng thong yêu giảng giải của bà. Thay vì an phận ngồi yên với kiếp tàn tật, tôi lại trở lại cánh cửa mở rộng của trường đại học, tiếp tục học một ngành khác.Tôi chọn ngành Human Services, đem những kiến thức tâm lý và xã hội ra để Phục Vụ Con Người. Có thể chủ yếu chỉ là giúp đỡ những người kém may mắn, nghèo khổ, già yếu, tàn tật, không dính dáng gì đến các vị phu nhân cao cao tại thượng hay các nàng thiếu nữ xinh đẹp. Oops, có dính đến chứ, nếu vị kiêu sa bị chồng hành hạ phản bội hay nàng hoa mộng lỡ dại, rồi trở thành người mẹ độc thân. Tôi sẽ đưa tay ra cho họ nắm, nếu họ cần đến.
Dennis "lái" chiếc xe lăn đến gần tôi. Hà, sao vậy" Thôi, đừng buồn nữa mà."
Tôi nhìn anh, lắc đầu. Không đâu, Dennis à. Em chỉ nhớ thôi, chứ không buồn đâu. Ngu gì buồn. Nhất là lúc này, đang làm việc gần bên anh, nhìn thấy anh như vầy…
Dennis làm việc ở một Trung Tâm Phục Vụ Người Tàn Tật. Tôi thực tập ở đây, làm assistant cho anh. Phần lớn nhân viên ở đây đều là người tàn tật. Họ cố vấn tâm lý, tìm việc làm, tìm người săn sóc riêng, xin tiền trợ cấp tàn tật
cho những người tàn tật khác.
Một số người còn bị tàn tật nặng nề hơn cả những người khách hàng của họ. Như Dennis. Anh bị liệt toàn thân, chỉ có mấy ngón tay bị co rút và cái đầu là còn nhúc nhích được. Ngay cả thở, anh cũng không tự thở được, phải thở bằng một cái máy có những ống dây lòng thòng nối vào bình dưỡng khí, được gắn trên xe lăn của anh.
Tôi thích lăng xăng bên anh, đòi hỏi này nọ. Cũng tại anh, dễ chịu, hay cười, cười bằng miệng, bằng mắt, nên tôi "lờn mặt", không thèm "ke" anh là Mr. Xếp của tôi, mà cũng không thèm để ý anh thuộc loại "gốc" bự nhất: Caucasian/Mỹ trắng.
Thật ra, ở trung tâm này, các loại "gốc" như người Mỹ chính gốc (Caucasian), người Mỹ gốc Mễ, hay người Mỹ gốc Việt, đều không còn tồn tại nữa. Ở đây không có nạn kỳ thị, cũng không có những chuỗi cười- ré. Chúng tôi có cười, nhưng là cười với nhau.
Khi nào Dennis không có việc gì cho tôi làm, tôi lại đi lòng vòng kiếm việc làm và hóng chuyện ở mấy văn phòng kia. Rồi tôi báo cáo chuyện trong nhà ngoài phố với anh.
"Dennis à, bữa nay em mới biết Mimi là người Tàu-Việt đó nha. Tự nhiên em đang đếm one, two, three, thì nghe nó nói "Is it ba (3)." Nó nói ngọng mà không có anh "dịch" nên em chỉ hiểu được chút chút. Cô nàng cười tít mắt, đưa cho em coi hình chụp với boyfriend. Anh chàng đẹp trai lắm."
"Vậy là bữa nay cô phụ tá của tôi không làm gì hết, chỉ đi nói dóc thôi phải không""
"No, em có làm chứ. Em qua phụ Laura tìm resources cho khách hàng. Dennis, em không thể tin được, ở xứ Mỹ mà cũng có người chết không có tiền chôn. Một khách hàng người Mỹ gọi tới, nói là ba của anh ta là người tàn tật, vừa mới chết, và anh ta không có tiền lo chôn cất, nhờ Laura tìm coi có chỗ nào lo chôn cất free không. Em với Laura tìm quá chừng, nhưng làm gì có chỗ nào lo chuyện mai táng free. Cuối cùng thì cũng hỏi ra được là county có cho tiền lo mai táng, nhưng không cho tiền chôn, chỉ cho tiền đủ để thiêu thôi. Thiêu rẻ hơn nhiều mà. Tội nghiệp quá. Cái bà Laura còn riễu nữa, bả nói là thiêu cũng okay, thiêu xong đem cả tỷ mảnh tro rắc trên núi dưới biển, mỗi mảnh sẽ tha hồ mà ca hát. Í da, ghê quá chừng…"
Tôi cứ liếng thoắng, còn Dennis thì cứ cười hiền khô. Xếp như vậy, ai mà sợ.
Nhưng có một lần, Dennis làm tôi sợ hết hồn.
Bữa đó, Dennis lái xe lăn, dẫn tôi đi vòng quanh trung tâm, tìm chỗ cho tôi ngồi làm việc. Tìm được một văn phòng trống. Trong phòng không có ghế, mà lại có một chiếc xe lăn bỏ không. Vừa nhìn thấy chiếc xe lăn, Dennis bực dọc, la lớn, "Có ai ở đó không, làm ơn đem chiếc xe lăn này đi chỗ khác giùm tôi. Tại sao lại đem nó để ở đây. Làm ơn đem nó đi đi, I'm sick of it." Mấy ngón tay của anh nhúc nhích liên hồi. Hình như anh muốn đưa tay lên ôm mặt, để khỏi nhìn thấy chiếc xe lăn. Nhưng không thể được. Anh nhắm nghiền mắt lại. Vẫn nhắm mắt, anh hỏi tôi:
"Hà, em còn ở đó không" Chiếc xe lăn mắc dịch đã được đem đi chưa""
"Dạ, xong rồi, người ta đem nó đi rồi."
Giọng anh khàn khàn, "Hà, em biết không, anh có một 'crazy wish'. Anh ước gì có một ngày, anh không còn bị dính chặt vào chiếc xe lăn này, và tất cả những chiếc xe lăn trên đời này đều biến mất. Anh khùng quá, phải không Hà""
"Không phải một mình anh đâu, Dennis. Những người tàn tật như mình, chắc là ai cũng có một ước mơ điên khùng nào đó."
"Vậy thì ước mơ của em là gì" Có khùng như anh không""
"Cũng khá. Em ước gì được sống cuộc sống của một người lành lặn khoẻ mạnh, lấy chồng, sinh con, lo lắng săn sóc cho chồng con, rồi tìm được một việc làm nào đó, giúp ích cho người khác và cho mình. Em còn ước gì mình biết
lái xe, để lái đi tới bất cứ chỗ nào em muốn, khỏi cần nhờ vả, chờ đợi ai hết. Sao, Dennis thấy em có khùng hông""
Dennis cười, nụ cười héo queo, nói nhỏ, "Poor baby."
Xong bốn tháng thực tập, "poor baby" chào tạm biệt Dennis. Tôi đặt tay dưới tay anh. Mấy ngón tay anh nhúc nhích nhúc nhích, vỗ lên bàn tay tôi, nhẹ nhẹ.
"Tạm biệt. Chúc may mắn, poor baby. Ước mơ của em không đến nỗi khùng đâu. Ráng chịu khó, rồi sẽ có một ngày…
*
Ứ hự. Bữa nay ế hàng quá chừng. Từ sáng tới giờ hổng có ai kêu. Nhưng mà ế như vầy thì phải mừng chứ, mừng cho người ta không gặp chuyện gì khó khăn khổ sở, không cần đến crisis counselor.
Tôi nhấc điện thoại, tính gọi Dennis. Phải khoe cho Dennis biết là ở chỗ thực tập mới, tôi có "chức" có việc đàng hoàng, chứ không phải như ở chỗ của anh, tối ngày chỉ có đi theo anh làm "tà lọt."
Chưa kịp gọi cho Dennis thì điện thoại reo. Đầu dây bên kia là tiếng nói run rẩy, nức nở của một bà cụ Mỹ.
"Tôi tên Maria. Xin giúp giùm tôi, tôi không biết phải làm sao."
"Dạ, bác cứ nói rõ hoàn cảnh của bác, con sẽ tìm cách giúp bác."
"Sweetheart, bác bị đuổi ra khỏi nhà. Cán sự xã hội của bác xin được cho bác một chỗ ở tạm (shelter) dành cho người homeless. Họ hẹn sẽ tới đón bác, nhưng bác chờ từ 8 giờ sáng tới giờ mà không có ai tới đón hết. Làm sao bây giờ hả con. Chỗ đó người ta nói là nếu bác không tới lúc 11 giờ thì họ sẽ không cho bác chỗ ở nữa, mà bây giờ gần 11 giờ rồi, con ơi."
"Bác có số điện thoại của cán sự xã hội của bác không" Bác gọi họ liền đi."
"Họ có cho bác business card của họ, nhưng bác không đọc được. Bác bị mù, con ơi. Cũng tại vì bác mù mà con dâu của bác đuổi bác ra khỏi nhà, nó nói là không thể chịu nổi một bà già bệnh hoạn mù lòa như bác. Xin được một chỗ ở tạm , bác mừng quá, vậy mà họ lại bỏ quên bác, không tới đón. Cũng may là bác thuộc lòng số điện thoại này. Cán sự xã hội nói số này là crisis line***, có thể gọi nhờ giúp đỡ khi nào gặp khó khăn. Giúp bác đi, sweetheart, bác sợ lắm, nếu không có chỗ ở bác không biết làm sao, bác bị mù, bác không thấy đường đi."
Nước mắt tôi ứa ra theo từng tiếng nức nở của bác Maria. Bác ơi, con hiểu mà, con cũng không thấy đường đi, nếu bị đuổi như bác chắc con cũng sợ lắm. Con sẽ giúp bác mà.
Lục lạo một hồi rồi tôi cũng gõ đúng cửa. Văn phòng giúp đỡ người già ở quận Riverside sẽ cho người đến đón bác Maria tới shelter ngay lập tức, cho kịp giờ hẹn.
11:30. Bác Maria gọi tôi từ shelter. Tôi lại nghe tiếng bác gọi tôi là "sweetheart", và lần này nghe thật là êm, không bị "xốc" vì những tiếng nức nở đệm theo.
"Cám ơn con, sweetheart. Bác có chỗ ở tạm rồi. Con có ích lắm."
Vậy sao, bác" Con mà cũng có ích được sao" Cám ơn bác, bác Maria.
Được "có ích" thiệt là khoái! Suốt buổi, tôi cứ cười một mình, cười hoài.
*
"Hey, you thích chí gì mà cười một mình vậy" Có cái mề đay tối ưu ấy you vui quá, cười một mình hoài phải không"" Anh bạn sinh viên vui vẻ tử tế lên tiếng hỏi.
Nghe anh bạn nhắc, tôi lại ngắm nghía cái mề đay. Bị tôi nắm chặt trong lòng bàn tay rịn đầy mồ hôi từ nãy tới giờ, khuôn mặt tròn quay của nó ướt đẫm. Những giọt nước li ti lấp lánh đọng trên mặt nó hôm nay có phải là kết tụ của rất nhiều những giọt mồ hôi và nước mắt. Những giọt mồ hôi của ba không ngừng tuôn ra trong những tháng hè oi bức, hì hục dạy bù lỗ, dạy đễ dành, cho đứa con tàn tật ốm yếu được "khá". Những giọt nước mắt của má rớt lã chã vì xót ruột cho con. Những giọt mồ hôi rịn ra trên trán của bé số 0, lúc nào cũng lo lắng cho bước chân chập choạng của chị. Còn nữa, còn những giọt nước mắt của tôi, khóc cho những giấc-mộng-đẹp-không-có-thật mà trong đó tôi là người lành lặn giỏi giang, và cho những-cơn-ác-mộng-rất-thật dành cho một người tàn tật lò mò.
Anh bạn sinh viên bên cạnh lại lên tiếng:
"Nè, buổi lễ sắp xong rồi. A, tới phiên mình rồi. Họ gọi tên lên lãnh bằng tạm kìa." Rồi anh ta vui vẻ bắt tay tôi, "Tạm biệt. Good luck to you. You tính sẽ làm gì sau khi ra trường""
"Sẽ ráng làm một người tàn tật vui vẻ và có ích, tàn tật nhưng không tàn đời. Sounds good""
Anh bạn tử tế gật gù, trả lời ngắn gọn, chắc nịch: "Super good!"
Nguyễn Hà
Mùa ra trường năm 2002
**Anh Nga-Chuyện hai bà dì (Viết Về Nước Mỹ)
***Crisis line hay hot line: đường dây điện thoại 24/24, cố vấn cho những người gặp hoàn cảnh khó khăn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,027,050
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến