Hôm nay,  

Nàng

02/06/200200:00:00(Xem: 160147)
Người viết: MAI LY

Bài tham dự số: 2-556-vb40528
Tác giả tên thật Lê, My Phúc, 33 tuổi, cư trú tại Oxnard, California. Tự ghi về nghề nghiệp: bán tạp hóa.

Tiếng máy tủ lạnh chạy rì rào phá tan đi sự im lặng vắng vẻ trong tiệm buổi sáng mùa hè.

Vài vị khách ồn ào vào cửa len lỏi trong những dãy kệ hàng cao quá đầu người,
tìm kiếm những món đồ mà họ dự định sẽ mua. Sau đám người đó có một cô khách trẻ, dáng vẻ mảnh mai, vai quàng xách nhỏ. Trông nàng giống những người đi du lịch dạo phố hơn là người đi chợ.

Với những bước chân chậm rãi nàng chăm chú nâng niu từng món hàng và đôi lúc có vẻ thích thú, cũng có lúc do dự. Có thể vì nàng thật sự chưa biết có nên mua lúc này hay không.

Sau một hồi quan sát tỉ mỉ từng dãy hàng hóa trong tiệm, nàng tiến về hướng tôi, người cashier cũng là chủ tiệm.

- Tôi có thể giúp gì cho cô được không" Tôi bắt lời trước.

- Vâng, cho tôi biết mấy giờ tiệm ông đóng cửa hôm nay" Nàng hỏi.

- Thưa cô, 8 giờ tối, nhưng 7:30 là tôi đã dọn hàng vào rồi cho nên 8:00 giờ là tôi ra khỏi cửa.

- Cám ơn ông, tôi sẽ trở lại.

Nàng đáp với một nụ cười nhẹ nhàng trên gương mặt xinh xắn. Đáng lẽ theo thói quen hài hước, tôi co thể đưa đẩy lời nói làm cho khách sẽ mua một món hàng gì đó trước đi ra khỏi cửa tiệm, nhưng vẻ đẹp duyên dáng và cách ứng xử tự tin của nàng làm tôi như bị thôi miên cứng họng.

Suốt ngày đo, thời gian như trôi chậm lại hơn bao giờ hết, trong óc tôi chỉ hy vọng sao cho nàng sẽ mau mau trở lại. khuôn mặt diễm kiều cùng

Buổi chiều trôi qua lúc nào tôi cũng chẳng biết, phần cơm vẫn còn nguyên tôi chưa đụng đến miếng nào. Đã gần đến giờ dọn hàng vào rồi nhưng hình bóng người đẹp vẫn biệt tăm biệt tích. Người khách cuối cùng rồi cũng lần lượt ra khỏi tiệm. Thêm 10 phút trôi qua vẫn không có hình bóng vãng lai nào. “Có lẽ nàng không trở lại" tôi thầm nghĩ.

Bước ra khỏi quầy cashier, chuẩn bị mang những hàng trưng bày vào bên trong rồi đóng cửa, mắt ngước lên trời tay dang rộng gân cổ "em ơi, em đâu rùi…" với vẻ như là thất tình. Ai dè đúng lúc ấy, có người khách vội vã lao vào cửa. Chút xíu là khách và chủ đụng nhau, tôi vội né sang bên. Mấy món hàng trưng bầy bị va chạm rơi loảng xoảng. Người khách bất ngờ chính là nàng.

- Xin lỗi.

- Xin lỗi.

Cả hai cùng nói. Sau câu xin lỗi, nàng còn hỏi tôi có sao không. Tôi nói mừng thấy nàng trở lại. Thấy tôi cúi xuống thu dọn mấy món hàng bị rơi đổ, nàng cũng phụ dọn và xoay qua hỏi tôi "Giờ này ông chưa đóng cửa sao""

Đáng lẽ nói là đến giờ rồi nhưng tôi vui vẻ nói:

- Chưa 8:00 giờ mà. Cô cần gì xin cứ thong thả.

Như đã biết trước chỗ nào cần đến lấy hàng trong tiệm thoáng chút nàng đã xuất hiện với một giỏ xách đầy bông hồng đủ loại. Chắc nàng chọn hoa hồng cho bạn. Tôi nhìn nàng mang bông hồng đến trả tiền mà buồn vời vợi, vì tên nào đó đã may mắn hơn tôi, õ chinh phục được trái tim người đẹp. Hắn ta phải là một nhân vật đặc biệt lắm cho nên nàng ta mới mua nhiều bông hồng như thế.

- Hy vọng rằng với những đóa hoa này cô sẽ làm người yêu vừa lòng.Tôi nói.

Có vẻ ngạc nhiên, nàng kêu:

- Oh! Không, tôi không có tặng người yêu, tôi thấy tiệm ông có nhiều hoa đẹp nên tôi mua tặng má tôi, người đã nằm xuống trên đường vượt biển tìm tự do, với lại ngày Mother's day sắp tới tôi không biết làm gì hơn là tưởng nhớ đến má tôi, người đã sinh ra và che chở cho tôi đến lúc hơi tàn sức kiệt.

- Xin lỗi vì tôi đã đoán sai và xin phép cô chia sớt những nổi buồn không may cô gặp phải. Vì tôi còn cha mẹ anh chị em, nên tôi biết rằng không có gì thay thế được tình cảm cha mẹ tôi đã dành cho tôi.

Hình như cũng có chút tin tưởng tôi là người có thể san xẻ chuyện riêng tư nàng nói tiếp:

- Vậy ông sẽ làm gì cho ngày Mother's day sắp tới.

- Ba má tôi có rất nhiều con, cho nên mỗi năm anh chị em tôi tụ tập lại nhà ba má nấu ăn và kể cho nhau nghe những chuyện buồn vui, các
chị em gái thì trổ tài nấu nướng, còn cánh đàn ông con trai thì tụ tập tán gẫu. Nếu cô không ngại và cho phép, Mother’s Day này, tôi rất vinh dự được mời cô tới với gia đình tôi.

- Ông biết tôi là ai, ở đâu mà dám mời vậy" Cô ta cười hỏi.

- Tôi biết cô là người yêu thương mẹ. Tôi nói.

Tôi biết là tôi hỏi liều tuôn ra câu mời đột ngột, nhưng tôi không thể nói cho cô ta biết là vì tôi đã bị tiếng sét ái tình đánh trúng ngay phút đầu gặp gỡ. Để lấy lại bình tĩnh, tôi xoay qua hướng khác:

- Nếu tôi không lầm thì cô không phải là người thành phố này.

Cô ta mỉm cười vì câu nói vừa khẳng định, nữa thắc mắc của tôi.

- Vâng, ông đoán đúng! Tôi mới từ Florida đến đây.

- Hèn gì nhìn sơ qua thôi, tôi cũng có thể đoán được cô là con người tới từ xứ... ướt át.

Một lần nữa tôi làm cô ta cười thành tiếng.

Câu chuyện vui vẻ hơn khi nàng kể về Folorida, nơi lũ lụt và bảo tố xảy ra hàng năm ai cũng biết.

- Năm vừa rồi cơn bão kéo dài cả tuần lễ với mưa lớn làm cho nhà tôi ở bị dột không kịp sửa, quần áo đồ đạc trong nhà bị ướt hết, sau đó tôi còn bị cảm lạnh... Cũng may chỉ một tuần lễ thôi chớ mà lâu hơn nữa thì chắc hôm nay tôi không có mặt ở đây rồi.

- Vậy cô ở đây với người quen hay bà con"

- Tôi không có ai quen hay bà con nơi đây, tôi đến đây công tác, đang ở Mandalay Hotel gần biển. Vì phải đi bộ đến đây cho nên mới trễ, chút xíu nữa thì ông đóng cửa rồi.

- Tôi có ý chờ cô mà! Vì cô nói sẽ trở lại nên tôi không thể về.

- Oh! Vậy huh, cám ơn ông rất nhiều nhe! Và tính tiền lẹ đi ông phải đi về nữa tối rồi.

- Không sao! Được nói chuyện với một người dễ mến như cô thì thời gian đâu còn là vấn đề lo lắng. Trời tối rồi, cô lại đi bộ một mình, nếu cô không ngại, tôi sẽ đưa cô về Hotel.

- Như vậy thì phiền ông quá! Cô ta trả lời ngại ngùng và hơi mắc cở vì sự bạo dạn của tôi.

- Không, không có phiền vì tôi cũng phải lái xe về nhà mà. Với lại ban đêm nơi thành phố la, cô không nên đi bộ một mình.ï
Có hai người vẫn tốt hơn, phải không"

Thấy lời lẽ quyết liệt của tôi cô ta đồng ý để tôi đưa về Hotel.

Khoảng cách từ tiệm cho tới Mandalay Hotel không bao xa, nhưng nếu đi bộ thì cũng mất hết 30 phút chớ không ít, tôi đành phải kéo dài thời gian trên đường đưa cô ta về bằng cách giảm tốc độ và sẵn sàng stop bất cứ đèn vàng nào mới chóa lên trước tầm mắt.

Tranh thủ khoảng cách gần kề bên nhau tôi quan sát nàng rất kỹ mỗi lần nói chuyện và lắng nghe cuộc đối thoại. Nàng có đôi mắt đẹp với hàng lông mi đậm nhưng hơi buồn, một mái tóc dài làm tăng thêm nét thùy mị con gái.

Chẳng mấy chốc, chúng tôi biết tên nhau, tôi có thêm số phone cô ta và hẹn sẽ nói chuyện nhiều hơn trong những ngày tới. Tiếc rẻ vì đoạn đường không thể kéo dài hơn tôi muốn nhưng trên đường về và tối hôm ấy tim tôi tràn ngập nổi vui mừng khôn siết.

Còn tới năm ngày nữa mới tới Sunday ngày lễ Mother's day nhưng tôi đã nói chuyện được với nàng bằng phone. Thực sự là nàng đã hớp hồn tôi rồi, tôi cảm giác như không thể sống thiếu nàng vậy. Ngày nào không nghe tiếng em là như bầu trời không có nắng tôi nói với nàng trên phone. Nàng mỉa mai tôi rằng chắc cô gái nào tôi cũng nói như vậy, saleman thường lời lẽ như lưỡi không xương và người yêu thì rất là nhiều. Tôi bào chữa "chỉ cần một người thôi mà còn chưa có thì giờ thì làm sao có nhiều.

Thế rồi ngày lễ Mother's day cũng đến và nàng đã đến nhà tôi với một sự ngạc nhiên của mọi người trong gia đình.

Nàng đẹp như hoa và dịu dàng trong chiếc áo dài dạ hội, tôi có đùa là nàng muốn có một gia đình đầy đủ ba má anh chị em để khi buồn vui có người tâm sự, nhưng cũng thầm báo cho gia đình là nàng thiếu tình mẫu tử từ ngày đặt chân lên đất khách quê người, cho nên hôm nay tôi đã giới thiệu với nàng... ba má mới. Lời giới thiệu ngầm ý mong nàng nhận đây sẽ là cha mẹ chung của tôi và nàng trong quãng đời còn lại.

Cha mẹ, anh chị em tôi đã lập tức dành cho nàng sự chào đón nồng hậu, thân tình và nàng đa thực sự xúc động khi được biết vẫn còn những người mẹ người cha sẵn sàng đón nhận những người con mồ côi không cùng dòng máu vào trong gia đình, không có sự nề hà, phân biệt.

Vậy là chúng tôi có nhau và từ đây tôi thì chỉ còn biết chấp nhận cho... số phận đưa đẩy.

Mai Ly

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,300,065
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.