Hôm nay,  

Trái Đất Tròn Quay

20/05/200200:00:00(Xem: 143681)
Người viết: Bình Hải
Bài tham dự số: 2-546-vb80519
Tác giả Bình Hải là bút hiệu của một nữ giáo chức tại Việt Nam trước 1975. Tới Mỹ khi đã qua tuổi hưu trí, hiện bà đang sống vui cùng con cháu tại Nam Cali. Khi gửi bài viết về nước Mỹ đầu tiên, bà cho biết “Tôi chỉ muốn kể chuyện trong gia đình, trong họ hàng nhà mình...”

Vào mùa cưới, những ngày cuối tuần là Mai không còn thì giờ lo công việc gia đình nữa. Bao nhiêu thứ dồn ứ lại, không sao chu toàn nổi. Thứ Bảy tuần đó, hai vợ chồng ăn diện dẫn con đi dự đám cưới một ông anh họ.
Ông anh vừa ra trường, có cơ sở làm ăn là lo lấy vợ để có con nối dõi tông đường. Truyền thống của dòng họ là vậy, từ lúc còn ở Bắc, rồi di cư vô Nam, và nay, đã lưu lạc tới tận xứ Hoa Kỳ. Anh trưởng nam nào vừa thành danh, lấy vợ là cũng phải có mụn con trai nối dõi tông đường chớ không mấy cụ thở dài thở ngắn, tuổi già càng mong đợi càng rụt cổ chứ không dài cổ như thời còn trẻ.
Đám cưới trong họ nhà Mai, họ hàng đông quá nên phần khách khứa chẳng có bao nhiêu. Mai hãnh diện lo cho hai đứa con trai thật nổi, cha thì vét mầu xám đen, còn hai "công tử" hai bộ vét màu xám
nhạt thật nhạt, Mai biết bộ ba này sẽ gây chú ý trong đám cưới không ít. Các cụ không nhìn lõ mắt thì thôi. Nào, cái thằng cứ vênh mặt lên vì có hai thằng con xinh đáo để. Nào, nhà anh chị trưởng thật phúc đức, dâu vậy mới là dâu chứ, thấy hai đứa bé cứ như hai viên ngọc. Ba má Mai cũng có mặt trong đám cưới, chắc là hãnh diện về con gái mình lắm rồi. Nghĩ vậy, mặt Mai tươi như hoa.
Hai thằng nhỏ vừa thấy ông bà ngoại là mỗi đứa nhảy phóc lên ngồi trong lòng một người. Ông ngoại nói:
"Các cháu chào các ông các bà đi, ngoan. Này, chào ông, chào bà này này…Chú thím nhìn coi, con của cháu Mai đó…"
Chú thím. Mai mở lớn mắt nhìn hai ông bà ngồi bên cạnh bố mẹ. Nụ cười của người đàn ông, nét mặt của người đàn bà còn giữ những nét mà không bao giờ Mai có thể quên. Cũng không ngờ ngợ gì nữa, nhất định là chú thím Vinh rồi. Mai reo lên:
"Cô, chú. Cháu không ngờ gặp cô chú ở đây…."
"Thế cháu tưởng chú đang ở đâu""
Súyt chút nữa thì Mai buột miệng" Chú ở trong trại tù mà!" Nhưng Mai kịp ngưng lại, chắc ông chú cũng đoán ra ý nghĩ của cô cháu, nên cười, nụ cười của ông chú, sao từ lúc trẻ tới lúc già cũng một khuôn, không thay đổi.
"Chú... cháu xin lỗi. Tại gặp lại chú…à chú thím cháu mừng quá nên…chú ơi, con cháu nè, còn đây là con của con Mai ngày xưa này chú thím".
Hai đứa nhỏ lí nhí chào ông, chào bà, chào ông, chào bà…nói giọng nghịu phát âm không đúng, ông ngoại rầy:
"Phải cho tụi nó đi học tiếng Việt con ạ, chứ nói giọng nói nghịu vậy khó coi lắm."
Bà ngoại bênh:
"Cần học là học tiếng Mỹ, chớ tiếng Việt lúc nào học không được."
"Không được. Theo tôi, học tiếng mẹ đẻ để khỏi quên, chớ tiếng Mỹ thì tự nhiên phải học, phải nói."
Mai cầm tay ông chú, nhìn bà thím. Trái đất vẫn tròn quay, quay giáp vòng cho mọi người gặp gỡ. Trong chốc lát bao nhiêu kỷ niệm về những ngày mới đổi đời bừng dậy trong lòng.
Bị kẹt lại, chú thuộc thành phần chỉ đi trình diện, rồi trở về đời sống bình thường, làm ăn buôn bán. Đó là năm đầu tiên, chính sách phỉnh dân, để những ai có khả năng tài chánh lớn nhỏ yên tâm mà không cất dấu, như cho chim ăn để lưới bắt cả đàn. Chú thím bỏ hết tiền bạc để làm một cửa tiệm, lkúc đó các em cũng đã bị nhà trường cho nghỉ học vì lý lịch bố mẹ.
Phần Mai cũng chẳng khá gì hơn các em, cha là một sĩ quan cao cấp, bị đưa đi học tập cải tạo. Ở trường. Chỉ con cái của cán bộ được ưu đãi, còn những học sinh thuộc thành phần con Ngụy quân Ngụy quyền như Mai bị đì, chịu bao oan ức. Nghỉ học, Mai tới trông coi cửa tiệm cho của chú thím. Đó là những ngày mà đối với Mai, có nhiều kỷ niệm êm đềm nhất vì Mai đuợc hưởng bao nhiêu tình thương, tình thân của cô chú cùng các em.
Cửa tiệm bán quần áo thêu kiểu mới. Sau cơn cách mạng đổi đời, vải vóc hiếm quí như vàng. Bà thím nghĩ ra một lối may mặc mới, mua vải sô về đưa nhuộm đủ màu rồi cắt thành những kiểu áo rất lạ, rất bụi đời, đưa thợ thêu. Mai nhớ mẫu áo bà ba bằng vải sô mỏng, thêu bông hồng hay những chùm hoa nhỏ li ti rất được ưa chuộng, những kiểu áo nhái theo kiểu áo Ấn , rộng rãi, mặc vào mùa hè rất thoải mái. Hàng lạ, may khéo, nét thêu bay bướm giá lại phải chăng, hồi đó, những kiểu áo đó đã nhanh chóng trở thành thời trang, bán rất chạy.


Mai rất thích công việc lựa chọn và giới thiệu những mẫu áo thích hợp với từng người. Khách hàng rất mến em. Mai con nhớ cô Trinh, một khách hàng quen có lần nói: " Nhờ em chọn kiểu áo khéo, chị mặc vào, được nhiều người khen. Để chị đền bù công cho em, tặng em cây bút chì vẽ mắt nhé." Mai có khi nào biết trang điểm làm dáng, mẹ bảo, còn nhỏ, phải để tự nhiên mới đẹp. Nhưng khi chị Trinh chải đầu và vẽ mắt cho Mai, nhìn vào gương, Mai thấy mình khác lạ hẳn, đẹp hơn để nét mặt tự nhiên nhiều, và tự nhiên Mai nghĩ là mình cũng đẹp như bà cô, mình cũng sẽ như bà cô, lúc nào cũng biết dùng trí thông minh ứng biến thích hợp với mọi hoàn cảnh…
Mai còn nhớ lúc đó bà cô từ văn phòng bước ra, nhìn Mai, cười: Nè con gái của ông tướng, đừng diện quá, sexy quá bị…người ta ganh ghét, gọt đầu, bôi vôi biết không""
Cô Trinh lè lưỡi, cười gượng rồi lảng đi. Mai hiểu, bà cô rất thương Mai nhưng vẫn rất nghiêm, sợ cháu đua đòi, gần những người ưa chưng diện rồi ảnh hưởng. Mấy ngày trước Mai nghe người ta bàn tán, mấy cô mấy cậu mặc quần jean, bị đón đường cắt ống quần, tóc để dài bị cắt nham nhở…
Một hôm, chú thím đưa Mai đi ăn sáng và khuyên bảo Mai nên đi học lại. Mai ngần ngừ, rất sợ những kỳ thị ở nhà trường. Nhưng một lúc, chú đã thuyết phục được Mai.
"Cháu hứa với chú là cháu sẽ chịu khó, nhẫn nại để vào Đại Học."
"Nếu bố cháu biết được cháu đã kiên nhẫn để đi học trở lại, bố cháu sẽ vui lắm."
Bố Mai lúc đó đang ở trại tù cải tạo ở miền Bắc. Nào ngờ, Mai vào Đại Học chỉ chừng tháng sau thì chú cũng đi tù trong đợt cải tạo khác.
Bây giờ, tất cả đều gặp nhau ở Mỹ. Mà đâu phải chỉ có chú thím, tất cả họ hàng đều họp mặt gần như đầy đủ ở đây trong tiệc cưới của người anh họ. Nhớ tới lúc chú đi ở tù, đàn em nheo nhóc, Mai hỏi thăm từng em.
Các em sau khi ra được nước ngoài, dù muộn, em nào cũng học hành thành tài và đều có công việc làm ăn vững chắc.
Mai ôm chầm lấy bà thím, nước mắt vui mừng trào chảy. Phần Mai, không cần phải kể nữa, đang bên chồng bên con, bên bố bên mẹ.
Ngày hôm xưa, nhờ lời khuyên gần như bắt buộc của chú, mà Mai đã vào trường và đã gặp "anh ấy". Bà thím cười, như hiểu tâm trạng của Mai, nhẹ siết chặt bàn tay mềm yếu của cô cháu gái…bên chồng.
"Ngày mai hai vợ chồng cháu nhớ theo bố mẹ sang giỗ cụ, thím cháu mình sẽ nói chuyện nhiều… Ở đây ồn quá, bắt cháu phải chỏng tai…mệt."
Mai ngạc nhiên, cũng như bố mẹ Mai, chú thím vẫn không quên ngày giỗ các cụ.
"Thím thiệt... cháu phục quá, sang tới đây mà vẫn như ở bên nhà, hàng năm…"
Mai nhớ lại, thời đó, mỗi ngày có giỗ là nhà chú thím đầy họ hàng con cháu, một ngày tưởng nhớ và sum họp rất ấm cúng.
"Đi đâu thì ông bà cha mẹ vẫn trong lòng, chú thím đều làm giỗ hàng năm để con cháu quây quần gặp nhau và nhớ ơn tổ tiên dòng họ mình…"
Mẹ Mai thường hay đem chuyện người khác để khuyên con cháu:
"Sang tới Mỹ rồi, nhiều nhà bận quá, ngày giỗ ông bà, bố mẹ mời ra tiệm ăn luôn."
Bố Mai cười, nụ cười của bố Mai, khi ở Mỹ khác lúc còn ở Việt Nam nhiều. Đã bớt nghiêm túc hơn và tràn đầy niềm tha thứ.
"Vậy thì vẫn còn hơn là không nhớ tới cả ngày giỗ nữa."
Mai bấu nhẹ tay chồng, thầm hãnh diện về bà thím, ông chú của mình với chồng. Anh ta cũng chưa biết, nếu không nghe lời ông chú đi học trở lại, thì đã không có cơ hội cho anh ta làm quen, và bây giờ đã có hai nhóc tì.
Lát sau, trên đường về, Mai hỏi chồng:
"Anh thấy ông chú của em như thế nào""
"Có phải em muốn anh phải cám ơn ông chú vì ông buộc em đi học nên anh mới gặp em" Kể ra, ông ở tù chừng đó năm mà bây giờ vẫn hăng say trong công việc cũng là đáng phục rồi."
Mai cười:
"Nói vậy nghe được, còn bà thím của em""
"Em muốn so sánh em với bà thím của em chứ gì" Em đã học được gì ở bà thím chưa" Hay chừng này tuổi, đã hai con mà vẫn còn…con nít."
Biết chồng trêu mình, Mai bẽn lẽn.
"Anh này!"
Mai nhìn lén chồng, anh vừa nói chuyện vừa chăm chú lái xe. Nhìn vào kính chiếu hậu, hai đứa con đã nghẹo đầu ngủ ngon lành. Mai nhớ lại bao kỷ niệm ở quê nhà, và như còn ngỡ ngàng, khó tin được, vợ chồng con cái đang trên cùng một chiếc xe ở đất Mỹ và đang trở về căn nhà ấm cúng.
Mai nhìn ra ngoài, phía bên kia, ngược chiều xa lộ, xe cộ bật đèn, nối tiếp nhau, như một giòng sông màu vàng bất tận chảy.
BÌNH HẢI

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,330,234
Tác giả đã góp nhiều bài viết đặc biệt và đã được trao tặng giải thưởng Việt Về Nước Mỹ. Ông sinh năm 1951, du học Nhật trước 1975. Đến Mỹ năm 1981. Hiện là cư dân Irvine, Nam California. Công việc: Kỹ Sư Điện tại một hãng trong cùng thành phố. Đây là bài viết mới nhất
Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016.
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Năm 2019, Tác giả nhận thêm giải Chung Kết Vinh Danh Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ hay còn gọi là giải Hoa Hậu. Tốt nghiệp Y Khoa Huế, thời chiến tranh Bác sĩ Vĩnh Chánh đã là Y Sĩ Trưởng binh chủng Nhảy Dù.
Tác giả là cư dân Huntington Beach. Những Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của cô là “Chuyện Vui Sầu” ký bút hiệu Khánh Doãn đã được phổ biến từ tháng Tư 2011.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas.
Tác giả hiện sống ở thành phố Victorville California, đã từng tham gia VVNM năm 2018
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University.