Hôm nay,  

Mẹ, Tình Cảm Thiêng Liêng

14/05/200200:00:00(Xem: 174168)
Người viết: Nguyệt Bình
Bài tham dự số: 2-540-vb80512
Tác giả Nguyệt Bình, nguyên là một cựu giáo viên, hiện cư trú vùng Little Saigon, Nam California. Sau đây là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà, viết trong mùa Lễ Mẹ.


Cửa tiệm vừa mở...Một bà khách Mỹ bước vào.
"Hi! how are you"" tôi hỏi.
Bà khách đáp: "Fine, thank you."
Trên tay cầm một bức tranh thêu đã cũ, thật cũ người đàn bà nói:
"Đêm hôm tôi nằm mơ thấy mẹ tôi, sáng nay vừa thức giấc tôi liền gỡ vội bức tranh này đem đến nhờ cô dry cleaning giúp tôi . Sao, cô có thể làm được chứ ""
Thường thì dù gì tôi cũng muốn làm khách vui trước đa. Tôi
ok ngay, rồi sau đó xem kỹ hàng và trao đổi lại.
"How long have you had this frame"" tôi hỏi
Người khách đáp:
"Oh! seventeen years ."
"Really!" tôi đáp và giải thích.. "thật ra tôi có thể làm được nhưng vải đã cũ khó mà bảo đảm tốt cho bà."
Tôi hỏi bức tranh này đã cũ nét thêu có vẻ đã đổi màu sao bà trân quí đến thế. Vậy là bà khách bắt đầu tâm sự:
"Oh! mẹ tôi thêu làm quà cho tôi nhân ngày sinh nhật thứ mười bốn, bây giờ mẹ tôi đã qua đời vì bạo bệnh. Tôi thương mẹ tôi nhiều lắm, lúc ấy tôi ngỡ là tôi có thể chết đi được cùng một lúc với bà ấy, vì tôi quá tiếc thương. Mẹ tôi mất đi, tôi thật là hụt hẫng. Cô thấy không" Bức tranh này mẹ tôi tư design rêu điểm xuyết hai đóa hoa màu vàng trông quí phái đó là tiêu biểu hình ảnh hai mẹ con. Một đóa hoa lớn đằng sau đang âu yếm một đóa hoa nhỏ đằng trước, toàn là màu xanh lục đậm, lục non, xanh rêu pha nâu nhạt của cành. Nhìn qua bức tranh chứa đầy sức sống và tình thương. Nhưng nay mẹ tôi không còn nữa, tôi thật quí bức tranh này vô vàn, xem như mẹ tôi còn sống ở bên mình vậy.
Và bà trở lại với công việc:
"Can you please help me to keep this frame""
"Yes! I can . I'll try my best."
Bà khách đứng im lặng ngước mặt lên trần nha.ø Bất chợt, tôi nhìn thấy hai giọt nước mắt lăn tròn xuống má, bà đưa tay gạt nhẹ rồi quay lưng bye bye....
Người khách đi rồi, tôi càng ngắm bức tranh càng thương cảm ngậm ngùi. Vật biến thành linh hồn, tình mẫu tử thiêng liêng thật.Tôi âm thầm cảm ơn người khách Mỹ lại thêm một lần nhắc nhở tôi hướng về mẹ thương yêu của mình.
Sống lăn lóc
giữa cuộc đời bận rộn, nào giá áo túi cơm, nào gia đình chồng vợ, nào không gian cách trở vv... lắm lúc hình ảnh của mẹ mình cũng phai mờ đi ít nhiều trong ký ức. Tôi sững sờ trách mình và thầm nhủ: "Mẹ ơi! mẹ tha lỗi cho con."
Thật tình tôi thương quí mẹ tôi không thể nào nói hết. Tôi thâm cảm cuộc đời của mẹ tôi hơn ai hết. Mẹ tôi, người đàn bà nhân hậu, nhẫn nhục, yêu thương, và từ ái. Tôi sung sướng vô ngần khi tôi được có lần vinh danh mẹ nhân mùa vu lan năm rồi trên một tờ báo Phật Giáo Hải Ngoại, và tôi cũng đã bao lần tâm tình cùng mẹ qua điện thoại, qua những trang thư đầy nước mắt với muôn vạn lần tạ ơn.
Tôi tạ ơn mẹ đã cho tôi tấm thân tròn đủ.
Tôi tạ ơn mẹ đã cho tôi học hành nên sự nghiệp.
Tôi tạ ơn mẹ đã cho tôi một tâm hồn từ thuở bé.
Ngày tôi đi lấy chồng, hai mẹ con ôm nhau khóc mườn mượt. Tôi không khóc vì lầm lỗi hối hận gì với mẹ. Tôi khóc vì ấn tượng mất mát chia xa. Con gái phải về nhà chồng. Riêng mẹ tôi cũng khóc n vì nửa mừng nửa tủi. Mừng vì tôi đã đủ lông đủ cánh để rời xa mẹ. Mừng vì đã làm tròn ước nguyện theo lời trăn trối của bố tôi lúc người phải lìa trần. Nhưng lại tủi buồn vì tôi phải xa me. Mẹ còn tủi ï vì ngày gả tôi về nhà chồng, " O" (cô) cả tôi không về dự được. "O" cả thật thương yêu mẹ con tôi
và dường như đóng vai trò cố vấn về mặt tinh thần thay bố. "O" muốn tôi lấy anh Kh. con một lại nhà giàu. Ngược lại mẹ tôi lại gả tôi cho Hân đã nhà nghèo lại em đông nữa. Tôi nhớ mãi những lời phân trần của mẹ nói với "O"
"Chị ạ! Con gái mười hai bến nước trong nhờ đục chịu, em có khuyên Bê em, nhưng nó thương Hân đã bảy tám năm nay rồi. Em biết chị em mình suy nghĩ đúng nhưng Bê em không thương anh Kh. ấy, vậy nó lấy về có hạnh phúc không""
Thật ra mẹ tôi cũng rất thương Hân, con người vui vẻ, chơn thiện thật thà, lại chăm sóc giúp đở tôi thành công trong việc học bấy lâu. Hơn thế nữa mẹ tôi lại vô cùng trân quí bố mẹ Hân là những
mẫu người vô cùng đức độ, rộng lượng yêu người. Gần tám năm trời đăng đẳng chúng tôi quen nhau chưa hề làm buồn mẹ.
Tuy chưa được cưới xin trước, thời gian ấy mẹ tôi xem Hân như con ruột . Ngược lại nhạc mẫu tôi cũng yêu thương tôi bội phần. Trước ngày cưới chúng tôi, hai bà sui gia cũng vì chúng tôi mà sụt sùi. Các bà thường mềm lòng lo cho con cái , đi coi tuổi coi tác . Ông thầy bói nào đó nghiệt ngã bảo: "Hai chúng tôi đứa tuổi Tuất đứa tuổi Dậu lấy nhau là không được, sau này một trong hai đứa phải mất đi một, hoặc vì lý do nào đó phải vĩnh viễn chia ly."
Còn gì oái oăm hơn, mẹ tôi xót xa ngậm đắng vì chỉ có hai mụn con mà tôi là con út, bố đã mất từ hồi tôi chưa tròn một tuổi. Riêng nhạc mẫu tôi thì suit sùi: "Tôi thương Bê em lắm không đứa nào bằng, tôi cũng xem nó như con ruột từ lâu. Tôi thật tội cho chúng, tụi nó bên nhau đã bảy tám năm trời sao đây hở bác" "
Nhạc phụ tôi thì đàn ông đơn giản hơn: " Thì kệ, cứ lo cho tụi nó có gì đâu, thằng Hân tuổi Dậu Bê em tuổi Tuất cũng như tôi tuổi Dậu bà tuổi Tuất giống nhau y hệt mà cũng chín mười đứa con có sao đâu" Ýù dà! Các bà thật lắm chuyện."
Mẹ tôi vì thương lấy con mà tiếp tục lo hôn lễ cho chúng tôi. Nhưng để an tâm hơn, trước ngày đó lại thỉnh thầy về làm lễ cầu an cho đôi trẻ.
Tôi nhớ mãi lời vắn gọn của thầy khuyên sau buổi lể đó và mang mãi suốt cuộc hành trình của đời mình: "Các con ơi! trên đời này không có việc gì xấu cả- vạn sự do Tâm-Tâm thành việc thiện" thế thôi!


Thế là tôi về nhà chồng bên cạnh một đàn em những tám đứa, thân cận bên người mẹ chồng thật hiền đức. Xem qua, chúng tôi là con đầu dâu trưởng đối với phong tục Việt Nam, nhất là người xứ Hue,á thế là vác nặng hai vai. Điều mà ai cũng lo lắng cho tôi, nhất là "O" cả của tôi và bà con nội ngoại phía tôi. Thế nhưng cuộc đời nào ai biết được họa phúc nghiệp duyên.
Đám cưới xong chúng tôi phải đi xa vì công việc. Hân vào binh nghiệp, tôi giáo viên theo chồng vào tận Pleiku. Thế là cả hai bà mẹ tôi buồn canh cánh. Một bên con ít, lại út em vắng xa mẹ buồn đã đủ, một bên tuy con đông nhưng lại muốn con cái luôn quanh quẩn bên mình.
Tôi nhớ mãi ngày đầu về nhà chồng, Hân mánh gạt tôi . "Mẹ để Bê em đi chợ nấu ăn cho" Tôi thật ớn cả người vì nhà đông quá, vì việc nấu ăn tôi ít khi biết đến, chỉ biết rồi học, học rồi ăn. Nhất cử động tịnh nấu nướng đều là mẹ là chị. Mẹ tôi cũng nhiều lần nhắc nhở: " Con gái phải biết nấu ăn nấu uống không thì mai lở về nhà chồng là nguy đó. Lúc ấy lo mà vạch lỗ tai cho lớn để hứng lời mắng chửi đó nghe chứa!"
Thật vậy Mẹ, chị tôi la rầy thì la rầy nhưng cứ thấy tôi dồi mài kinh sử thì cũng làm ngơ cho rồi, nhà chỉ vỏn vẹn ba người qua loa một chút là xong, nay sang đến nhà chồng nghe Hân bảo tôi phịu mặt hờn mát.
Nhạc mẫu tôi hứng lấy lời Hân, không sao đâu để mẹ lo cho, nó đùa con đấy!. Em út đông thật nhưng mai này mỗi đứa sẽ giúp đỡ một tay mà có gì đâu.
Hình ảnh người nhạc mẫu hiền như bụt sống. Chút gì bà cũng xuề xòa nụ cười đầy bao dung và tha thứ. Bà có một tấm lòng thương người rất đặc biệt. Tôi nhớ có lần đại đội bộ binh của Phú bạn Hân, sau khi hành quân xa đưa về đóng quân ở cửa Thượng Tứ nội thành. Gia đình Hân gần đấy, bà thấy lính tráng từ núi rừng về lem hem đất bụi, xác xơ vì đói và mệt lả. Bà lật đật lấy hai cái nồi 12 nấu vội hai nồi cơm. Tôi hỏi: "Mẹ nấu cơm gì mà kinh khiếp vậy"" Mẹ nói: " À! mẹ nấu đại cho anh em lính tráng họ ăn cả đói lắm con thấy không, họ mệt nhoài hốc hác cả đó." Chẳng luận thân sơ chẳng mưu cầu lợi lạc bà lại tiếp tục lôi thùng cá hộp mở vội đổ ra xoong kho nước, luộc mấy bó rau muống, luộc thật nhiều nước, lấy nước bỏ muối vắt chanh để họ hòa với cơm ăn vừa khỏe lại vừa mát đó con! bà vừa làm tôi lặt rau hộ bà thì thầm: "Kệ con à! mình thương người, người thương mình, tốt bụng lo gì lỗ vốn trời cho mà !
Mẹ sợ nhất mai mốt đây già đi rồi đi xin ăn không ai cho một hột đó con biết không!" Tôi âm thầm thương cảm tấm lòng của hiền mẫu. Người mẹ thật thà chất phác, dễ chịu và rất mực nhu hòa.
Lại nữa, có lần người em bạn dâu, cũng là giaó viên công tác ở Tam Kỳ về thăm nhà. Cô ấy cũng thật hiền hòa nhưng cũng như tôi hơi vụng về. Sinh hoạt gia đình có đôi lần lầm lở. Đối với những hành động dù sơ ý hay cố ý, lẽ ra cũng phải phiền hà trách móc lỗi phải với mẹ chồng. Em út trong nhà lên tiếng có vẻ không vui. Vậy là nhạc mẫu tôi liền ngắt ngang hứng trách bà ôn tồn: " Con gái là con người ta! các con, con dâu là con của mẹ." sau đó bà nói với đám trẻ : "Các con biết không, đừng trách móc hai chị ấy tôi nghiệp. Hai chị đứa không có mẹ ở với dì, đứa không có cha côi cút. Phải biết thương những con người ấy hơn lên. Các con không biết sao!Người ta nói: "Còn cha gót đỏ như son, Mất cha mất mẹ gót con đen sì." Con mà thiếu mẹ buồn khổ vô cùng, những vặt vãnh đừng nên làm ra hệ trọng.
Thật thế từ trong nhà ra ngoài ngõ, từ phố tới làng quê bà sống chan hòa với mọi người thật vô vụ lợi. Ở làng quê Phú Lễ, Phò Ninh, ai cũng biết cũng thương. Tôi thầm nhủ tấm lòng của mẹ bao dung đến thế..........
Nay bà không còn nữa tôi mãi bùi ngùi thương xót. Mẹ ra đi khi đàn con chưa trưởng thành. Sau biến cố bảy lăm, cái chung của đất nước ảnh hưởng đến cái riêng của từng gia đình. Riêng gia đình tôi. Bố, rể, con trai đều là sĩ quan nên phải vào tù cải tạo. Bố già mãn lính trước không phải vào tù, nhưng lại gánh vác ia đình đông đúc con cái, mẹ già, vợ bệnh. Sau đó ít lâu bà đã vĩnh viễn ra đi, có lẽ đã bệnh lại buồn vì khốn khó, con cái tội tù, con dâu con gái phải lăn lóc đi vùng kinh tế mới. Còn lại bố tôi chơi vơi giữa dòng với thân phận gà trống nuôi con.
Tôi ngước mắt nhìn ra ngoài bầu trời cao rộng. Bất chợt hai dòng nước mắt lã chả tuôn rơi... hình ảnh người khách Mỹ lại hiện ra trong trí tôi. Người ấy cũng ngước mắt nhìn lên rồi hai dòng nước mắt lăn xuống như tôi, tôi nghĩ họ cũng như tôi một nỗi niềm cảm xúc tiếc thương...._Mất mẹ!
Nơi đất khách quê người này nhờ nơi công việc đang làm tôi có cơ hội tiếp xúc hàng ngày với thật nhiều khách hàng đủ mọi sắc tộc khác nhau. Một hôm, tôi gặp được Lopez người Mễ cũng trân quí người mẹ chồng như tôi, nàng ân cần dìu mẹ chồng đi sửa quần áo cho vừa size do nàng mua sắm. Bà Wang người Triều Tiên , cô Chen người Tàu cũng thế nhưng ngược lại lo cho bố chồng chăm chút. Ông Wilson, ông Jacob người Mỹ cũng lo cho mẹ từng li. Bà Thomas người Anh, bà Francis người Pháp ...vv . Họ là những người thật yêu thương cha mẹ, qua những câu chuyện tôi thường nghe họ kể.
Nghề này khách thường tới lui hoài trở thành thân quen như người nhà vậy, mỗi lúc một câu chuyện vui buồn khi gặp lại. Tôi nghĩ mình hoàn toàn sống trong tình cảm nên được mọi người đến với mình trong tình cảm thật vui vẻ chan hòa.
Bỗng dưng trong tôi lại thắm thía một điều: Đó là tình cảm giữa con người, cho dù người người không giống nhau về màu da tiếng nói và nhất là tình mẫu tử , phụ tử thiêng liêng cao quí.
Khi tôi viết những dòng chữ này tâm hồn tôi như đang hụp lặn trong tình thương thiêng liêng cao cả ấy.
Mẹ ơi! Mẹ ơi! " Những người Mẹ" thân thương của con ơi! Nhân ngày lễ mẹ Mother's day này chúng con không có gì để đáp lại thâm ân của "Mẹ". Xin "Mẹ" ghi nhận nơi chúng con một tấm lòng yêu thương trân quí nhất, và lời nguyện cầu tốt đẹp nhất.
Nguyệt Bình
California mùa lễ Mẹ (Mother's day)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,311,696
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.