Hôm nay,  

Xin Việc Ở Mỹ

07/05/200200:00:00(Xem: 173177)
Người viết: Đỗ Xuân Phong
Bài tham dự số: 2-530-vb30430
Tác giả định cư tại Hoa Kỳ từ 1990, khi mới 22 tuổi, hiện định cư tại Mesa, tiểu bang AZ. Công việc hiện nay: Software Engineer at Intel. Sau đây là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông, kể lại những gian truân của buổi đầu đi tìm việc ở Mỹ.

Tôi qua Mỹ cuối năm 1990, khi được 22 tuổi. Sau bao nhiêu năm chờ đợi, cuối cùng tôi và gia đình cũng đạt được mơ ước là qua Mỹ. Những năm ở Việt Nam, tuy được anh trai và cô ruột của tôi gởi đồ về tiếp tế, nhưng cuộc sống của gia đình của chúng tôi cũng rất cực khổ. Chúng tôi cùng nhiều gia đình khác, chỉ mong được qua Mỹ để có được một tương lai tốt hơn. Nhưng chúng tôi đã chờ thật lâu, thật lâu cho cái cơ hội này.
Đến khi cả nhà tôi đã không còn hy vọng nữa, thì chương trình HO bắt đầu. Chúng tôi không dám hy vọng nữa, nên vẫn cứ tiếp tục đi làm và đi học như thường lệ.
Thậm chí, chúng tôi không thèm học Anh Văn để chuẩn bị qua Mỹ.
Chỉ đến khi thiệt sự nhận được giấy báo đi đăng ký chuyến bay, chúng tôi mới tin là giấc mơ đã thành sự thật. Bước chân xuống phi trường, tôi đã tự hứa là mình sẽ phải cố gắng học và làm để có được một tương lai tốt hơn.
Tôi đã tự hứa là sẽ không bao giờ phải trở lại cảnh sống hôm nay mà cứ phải lo không biết ngày mai phải ăn gì, làm gì để sống. Khổ một điều là, tôi lại cảm thấy là mình đang thuộc loại Trâu chậm uống nước đục. Không biết là nước Mỹ vẫn còn có cơ hội nào cho con trâu chậm này không"
Vì vậy sau một tuần lễ nghỉ ngơi, tôi bắt đầu nói với anh trai tôi dẫn tôi đi xin việc. Anh tôi lại nói là chờ một thời gian học tiếng Anh cho giỏi để có thể giao tiếp được thì mới xin việc dễ dàng hơn. Tôi thì không tin như vậy, ai cũng nói nước Mỹ là đất nước của cơ hội mà. Bạn bè và những người tôi quen viết thư về đều nói là kiếm được việc làm trong một thời gian rất ngắn. Ở bên Việt Nam, chúng tôi vẫn tưởng tượng là bên Mỹ tiền bạc sẵn đầy đường để đợi mình đi hốt về. Vả lại tôi cũng không ngại làm bất cứ chuyện gì kể cả hầu bàn hay rửa bát. Tôi không tin.
Biết tiếng Anh để giao tiếp cũng quan trọng, nhưng đâu cần phải nói tiếng Anh để đi làm gọt khoai hay là cắt cỏ"
Nhưng tôi cũng nghe lời anh tôi đi học tiếng Anh. Mỗi ngày tôi đều cắp sách đi học lớp ESL giành cho người mới di dân qua. Trên đường đi học, tôi thường đi ngang qua rất nhiều tiệm ăn, và cửa hàng. Tôi cứ mong rằng có một ngày sẽ thấy họ mướn ngườị. Lúc đó tôi sẽ là người đầu tiên nộp đơn.
Có thể là tôi nói tiếng Anh không giỏi, nhưng bù lại, tôi sẽ chứng tỏ cho họ thấy là tôi siêng năng, và nhất là tôi sẽ không đòi lương cao.
Cuối cùng rồi cũng có một nơi đăng bảng Help Wanted. Đó là một tiệm giặt ủi cách nhà tôi khoảng một con đường.
Buổi trưa hôm đó, khi tôi đi ngang qua tiệm, thấy đăng bảng, là tôi liền chạy vô xin việc.
Tiệm cũng khá bận rộn khi tôi bước vàọ. Người nhân viên đứng ở quầy khoảng 40-50 tuổi, nhưng hàm râu quai nón làm cho có vẻ già hơn. Ông ta có vẻ hơi mệt mỏi, có lẽ tại vì khách khá đông. Có khoảng 4 người đang đứng xếp hàng trước tôi.
Trong khi đang đứng xếp hàng, tôi cứ nghỉ lung tung, nghỉ đến vẻ ngạc nhiên của gia đình khi tôi báo tin đã nhận được job là tôi cảm thấy thiệt là vui.
Tôi còn mong là làm được một thời gian, tôi sẽ để dành đủ tiền mua một chiếc xe, để đi học hay đi làm cho đỡ mệt.
Đang mơ màng thì tôi chợt nghe tiếng ồm ồm: “May I help you" Sir, Sir, May I help you"” Tôi có cảm giác có ai đó khều nhẹ vai tôi.
Tôi giật mình quay lại, thì ra tôi đã đứng trước quầy hàng từ hồi nào mà không haỵ. Người nhân viên sốt ruột lập lại câu hỏi, “May I help you.” Tự nhiên tôi không biết mình phải bắt đầu nói gì nữa. Mọi ngày, trong lớp Anh Văn, tôi vẫn thường nói chuyện trôi chảy lắm mà. Tôi lắp bắp một cách nhỏ xíu: “I want apply for job. “
Có lẽ là tôi nói nhỏ quá, cộng them cái giọng quá dở, nên người nhân viên hỏi lại Pardon me"
Tôi lập lại, nói to hơn một chút “I want apply for job, JOB.” Người nhân viên nhướng cao lông mày, và nhìn những người xếp hành sau lưng tôi để xem họ có hiểu tôi không, nhưng có lẽ không ai hiểu được tôi cả.
Ông ta quay lại nhìn tôi.
Tôi liền chỉ vào tấm bảng
Help Wanted.
Người nhân viên chợt hiểu, ông ta hỏi tôi lại “You want to apply for the job" Do you have a resume"”
Lúc đó tôi thật sự không hiểu ông ta nói gì hết. Hàm râu xồm xoàm của ông che mất cái miệng làm khó đoán là ông ấy đang nói gì. Mồ hôi bắt đầu chảy ra ướt trán tôi, và cả bàn taỵ nữa.
Tôi tưởng là ông ta hỏi là tôi muốn làm việc ngay, nên ngập ngừng gật đầu
Yes.
Người nhân viên chờ tôi đưa resume ra, nhưng không thấy, liền hỏi lại
“Where is it"
Where is your resume"”
Resume là gì"
Tôi thật sự không hiểu.
Tôi nói lại, giọng lớn hơn một chút:
“No resume, job, JOB.”
“Yes, I know that you want to apply for job, but do you have your resume with you"”
Rồi có lẻ cảm thấy tôi không hiểu ông ta nói gì, người nhân viên lôi ra từ ngăn kéo một mẩu đơn xin việc, đưa cho tôi, và chuẩn bị chào đón người khách đứng sau tôị.


Tôi cầm tờ đơn trong tay mà không biết phải làm gì. Đến cả cây viết mà tôi còn không có, mà có lẽ người nhân viên cũng không nghỉ là tôi sẽ được mướn, nên cũng không thèm đưa cho tôi mượn cây viết.
Tôi nhìn vào tờ đơn, có một số từ tôi biết, nhưng có rất nhiều, rất nhiều từ mà tôi không biết. Tôi nhìn xung quanh, mọi người đều rất bận rộn, có lẽ không ai để ý hay có ý định giúp đỡ tôi điền đơn.
Tôi lẳng lặng bỏ ra về.
Từ hôm đó trở đi, tôi đã hiểu sự quan trọng của việc học giỏi tiếng Anh để giao tiếp với mọi ngườị. Tôi thật sự ráng đi học Anh Văn. Tôi còn xin vào học College, và sau hai năm, tôi xin chuyển lên học đại học. Tôi cố gắng học ngày đêm để học tốt các môn học, và nhất là ráng tập phát âm và nói chuyện cho thật đúng và thật chuẩn.
Thấm thoát thời gian cũng qua mau, tôi đã học vào mùa cuối cùng ở đại học.
Vào lúc này, mọi người bạn cùng khóa với tôi ngoài việc học lại đâm đầu vào việc xin việc làm.
Tôi cũng vậy.
Trong trường có trung tâm giới thiệu việc làm, và họ cũng giúp đỡ tôi viết resume.
Chỉ tiếc một điều, là resume của tôi thật đơn giản và ngắn ngủI vì bao năm qua tôi chỉ lo đi học.
Ngoài những công việc work-study ở trường, tôi không hề đi làm bất kỳ ở nơi nào khác, nhất là những công việc có liên quan đến môn học của tôi.
Dĩ nhiên tôi cũng không lo lắng lắm, mọi người ai cũng vậy mà.
Chỉ cần điểm học của tôi cao là tôi sẽ dễ kiếm được việc làm. Tôi cũng khá sốt sắng đi kiếm việc làm.
Bất kỳ có công việc nào được đăng lên ở trung tâm tìm việc ở trường, tôi đều nộp resume.
Bất kỳ hãng nào về trường tuyển nhân viên, tôi cũng đều tham dự buổi nói chuyện của họ.
Khi được gọi đi phỏng vấn ở trường, dù là cơ hội này rất hiếm hoi, tôi đều chuẩn bị thật chu đáo. Tôi học thuộc lòng về công việc của hãng, về những sản phẩm của hãng.
Tôi đọc tới đọc lui những cuốn sách dạy cách trả lời phỏng vấn để học trước những câu hỏi có thể ra trong khi phỏng vấn.
Tôi đã chẩn bị sẵn những câu trả lời thiệt haỵ Tôi sẽ trả lời là điểm mạnh của tôi là học giỏị chăm làm, và nhất là chịu đựng thử thách giỏi.
Dĩ nhiên rồI, làm sao mà tôi không giỏi chịu đưng được sau khi đã ở dướt chế độ Cộng sản 15 năm.
Còn về những điểm yếu của tôi, thì tôi sẽ nói là tôi làm việc quá siêng năng nên dễ bị mọi ngườI bất mãn. Trong sách cũng có nói mà, nói điểm yếu của mình cũng là một cách nâng cao bản thân đối với người phỏng vấn.
Nhưng có lẽ là tôi giỏi quá nên những hãng không dám mời tôi đi phỏng vấn. Tôi đã gởi thật nhiều resume nhưng chỉ được gọi đi phỏng vấn vài lần.
Mỗi lần đi phỏng vấn (dù số lần mời đi chỉ đếm được trên đầu ngón tay), tôi cũng đều cẩn thận gởi thư cảm ơn, trước và sau khi phỏng vấn, nhưng chẳng được kết quả gì cả. Một số hãng lịch sự thì có gởi thư từ chối và hứa là sẽ giữ lại resume của tôi trong vòng 6 tháng hay một năm để xem có công việc gì thích hợp hay không.
Nhưng phần lớn các hãng đều chẳng thấy hồi âm.
Tôi ra trường với điểm trung bình tương đối tốt nhưng lại không có việc.
Nhận được cái bằng từ trường gởi về mà tôi thật buồn. Gần hai tháng sau khi tốt nghiệp, tôi vẫn nằm nhà chờ việc.
Tôi đã đi gần hết các trung tâm xin việc, gởi resume đến tất cả các hãng.
Dù không có việc làm, không có tiền, nhưng tôi vẫn phải mua báo đều đặn mỗi Chủ Nhựt. Chủ yếu là tôi chỉ muốn đọc mục tìm việc làm. Phần lớn các công việc đòi hỏI ít nhất hai, hay ba năm kinh nghiệm, mà tôi thì không có được năm nào cả.
Nhưng tôi vẫn cứ gởI resume tới những chổ đó, hy vọng là có ai đó sẽ đọc và thấy tôi thích hợp cho công việc. Thậm chí, sau khi gởi đi resume, tôi đã gọi lại để kiểm tra xem họ có nhận được không. Những nơi không có số điện thoại, tôi lái xe đến tận nơi để hỏi thăm.
Tôi lục lạo khắp nơi để kiếm việc làm. Tôi vô thư viện của thành phố để tìm việc trên mạng điện toán.
Tôi email resume của mình đến tất cả mọi nơi, nhiều đến nổi tôi không còn đủ chổ chứa vì Send mailbox của tôi đã quá đầỵ. Thậm chí tôi đã viết vào lá thư xin việc gởi kèm với resume rằng tôi biết là tôi không có đủ kinh nghiệm đi làm như công việc đòi hỏi, nhưng nếu họ không cho tôi cơ hội thì sao tôi tạo được kinh nghiệm của mình.
Nhưng dĩ nhiên, mọi sự cố gắng của tôi đều không đạt được kết quả.
Mùa học kế tiếp đã bắt đầu mà tôi vẫn chưa tìm được việc làm.
Tôi lại phải đăng ký xin tiếp tục học Master. Có tới 3 lý do bắt buộc tôi phải đi học. Lý do thứ nhất, là tôi muốn được tiếp tục xử dụng trung tâm xin việc làm ở trường, thứ hai là tôi không muốn sau này nếu có hãng nào phỏng vấn tôi thắc mắc tại sao tôi không xin được việc làm sau khi ra trường thì tôi có thể nói là tôi chưa muốn xin đi làm vì muốn học lên cao. Còn lý do thứ ba là, nếu tôi không đi học, thì phải bắt đầu trả nợ Student Loan mà tôi đã mượn trong khi đi học. Chưa kể thêm một lý do phụ nửa là, biết đâu sau khi học xong tôi sẽ dễ kiếm việc làm hơn.
Nhưng ai mà học được chữ ngờ, kinh tế của Mỹ lại bị suy thoái, bây giờ những người đang đi làm ở hãng mà còn bị đuổi việc, huống chi bọn sinh viên mới ra trường như tôi, làm sao mà kiếm được việc làm"
ĐỖ XUÂN PHONG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,038,306
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”
Nhạc sĩ Cung Tiến