Hôm nay,  

Biết Chút Gì Ở Mỹ

04/04/200200:00:00(Xem: 255278)
Người viết: Trần Đông Thành
Bài tham dự số: 2-502-vb20325
Tác giả Trần Đông Thành sinh tại: An Sơn, Thủ Dầu Một; Cựu học sinh trường Trung học công lập Trinh Hoài Đức, Bình Dương. Trước năm 1975: Quân nhân. Vượt biên: 01-1982. Hiện cư trú tại San Jose. Nghề nghiệp: Nhân viên thuế vụ.

Uyển vừa đẩy cửa bước vào nhà con chim của chiếc đồng hồ treo tường cũng vừa vổ cánh báo hiệu 12 giờ đêm.
Anh Châu ngồi gục đầu trên bàn ăn có lẽ đã mỏi mòn chờ đợi không thấy em mình về nên ngồi ngủ gục lúc nào không hay. Trên bàn ăn anh hai dọn sẳn một dĩa trứng chiên rám khô vì nguội lạnh, một chén nước mắm ngâm lơ thơ vài niếng ớt đỏ, một trái dưa chuột teo dúm trổ màu vàng hoe hơn nửa trái.
Hôm nay nhà hàng đông khách Uyển phải ở lại làm thêm nên về trể. Mọi khi về nhà lúc 11 giờ, anh em chờ nhau ăn cơm chung. Uyển nhắc nhở anh hai ở nhà cứ ăn cơm trước, nàng làm công cho người ta, giờ "đi" thì đóng khuông, mẫu mực, nhưng giờ về lại "du di" trể 15, 30 phút là thường, mặc dù chủ nhà hàng có rao trước nhân công waitress bưng và dọn bàn như nàng mỗi ngày bắt đầu từ 9 giờ sáng tới 10 giờ đêm.
Có bửa Uyển về tới nhà bị mệt lã, ngã người trên ghế chưa cầm tới đủa thì đã ngủ thiếp. Anh Châu một mực giữ thông lệ đợi em trong bửa ăn.
-Em đi làm cực nhọc anh thương xót quá! Anh ở nhà không làm gì hết. Để anh chờ em về hai đứa ăn cơm chung bữa cho vui.
Nghe anh than thở Uyển buồn ứa nước mắt:
-Bửa cơm ăên một mình.. buồn quá.. phải không anh"
-Phải chi mình ở nhà,.. ở Việt Nam bửa ăn tề tựu có ..má, có anh Trí, có mấy đứa cháu nhỏ, có..
Anh em tâm sự, nỗi nhớ nhà, nhớ bà con, nhớ anh em, mỗi câu nói đều
như muốn đứt từng đoạn ruột.
Nhà chỉ có hai anh em. Anh hai sức khỏe yếu, tánh lại hay buồn chán nên Uyển rất lo. Từø ngày qua Mỹ tìm gặp lại anh, Uyển không dám đi xa nhà một ngày. Mỗi ngày hết giờ làm việc Uyển ra khỏi cửa nhà hàng liền bung chân vừa đi vừa chạy để tới nhà sớm gặp và lo cho anh mình được giây phút nào hay phút nấy. Cơm tối là buổi ăn chính. Thường trước khi đi làm Uyển nấu sẳn thức ăn, khi thì kho nồi thịt, khi kho cá, nấu chung với thơm trộn trứng gà luộc. Kho nhiều nước mắm lấy nước cái của xương thịt cá chấm dưa leo hoặc cà bắp hấp cơm. Bửa ăn có thay đổi đồ ăn mặn nhưng món kho là cơ bản không thể thiếu để anh hai ở nhà có ăn, và cũng để dự phòng hôm nào Uyển đi làm về trể, về nhà được ăn liền.
Sáng sớm Uyển có lệ ra thùng thư lấy thư vì tối đi làm về khuya nàng không tiện ra lấy thư một mình. Nhà apartment có tính cách quốc tế người thuê đủ hạng, đủ loại người xào trộn: Mỹ, Mễ, Tàu, Phi, Miên, Miến, Lào, Việt.. Người làm nghề may kỹ nghệ. Người dồn cát trong bao vải, làm "toy" bỏ mối. Có gia đình cả nhà vợ chồng con cái chia phiên đi bỏ báo, báo sáng, báo chiều, báo tối. Cũng có trường hợp nhà đông người, nhiều con, ở nhà chờ thời, tạm lảnh tiền chính phủ welfare sinh sống. Uyển mừng rở vì trong xấp thư quảng cáo, bill nhà, bill điện thoại có một bao thư chung quanh viền ri đỏ, thư Việt nam chính do mẹ nàng gửi qua thăm con. Ở xứ lạ quê người, bà con họ hàng không có, chỉ chung quanh lẻ tẻ một vài gia đình người Việt sống chung xúm xít nên rất thương yêu và tận tình giúp đở nhau. Nay lại được thư nhà thật là nguồn an ủi. Thư mẹ gửi qua trong lúc nầy mùa đông trời lạnh lẽo, ai ở nhà nấy, ngoài đường vắng vẻ, người cô đơn bị cảm giác bơ vơ, tâm hồn bệnh hoạn, nay Uyển như được uống thuốc bổ.
Mới nhìn qua dòng chữ xiên ngã, nét bút yếu ớt, Uyển đã muốn bật khóc, tình thương mẹ rào rạt trong thâm tâm đứa con gái thương nhớ người mẹ già lụm cụm ở nhà trông ngóng con không lúc nào nguôi. Mỗi thư viết về
thăm mẹ Uyển đều viết lời hứa con sẽ về "thăm má". Nhưng ngày về nhà để thăm má thật là thăm thẳm, mộtø ước mơ xa vời. Ở Mỹ đời sống con người như một cái máy. Làm. Chỉ biết làm mới có tiền đóng tiền nhà, tiền xe, tiền chợ. Rồi còn bịnh hoạn nữa. Đào đâu ra tiền khi bịnh đi bác sĩ, nhà thương trong khi Uyển kiếm đồng lương nhỏ nhoi, 800 đô một tháng, toan liệu các chi phí trả tiền nhà mướn studio mỗi tháng 550 đô, tiền thuốc cho anh hai, tiền ăn, tiền xe bus, quần áo giặt gỵa.
Dù gì chăng nữa cũng phải chắt mót gửi về cho mẹ và anh em ở quê nhà người bệnh, người thất nghiệp, con cháu đi học . Nặng tình gia đình, Uyễn đi làm không ngại khó nhọc, chịu đựng sự sai bảo của chủ nhân nhiều khi dằn dật đến bất công nàng cũng câm miệng hến, miển sao có tiền gủi về giúp người thân trong gia đình ở quê nhà. Sự lao động vất vả biểu hiện rõ nét, Uyển qua Mỹ ở 3 năm thân thể gầy còm, mắt quầng đen, má hốc hác, xưa tóc uốn gọn nay hà tiện ra dài bới củ tỏi trông như bà già 60.
Thư má hỏi "Con gái của má có khỏe không"". Câu hỏi rất thực tế nhưng đã làm cho Uyển nghẹn ngào "nếu má biết con thương má trong hoàn cảnh của con hiện tại chắc là má không hỏi con câu hỏi đó, vì con không dám nói ra sự thật. Con bị bịnh sốt hơn hai ngày nay mà vẫn phải đi làm, lấy việc làm để quên cơn sốt hành hạ thân thể, mượn thời gian thay thưốc uống thì làm gì con dám viết sự thật nầy cho má biết".
Kế tiếp má muốn biết:
"Con tìm gặp anh hai con chưa"
Gia đình túng thiếu, mẹ già bám víu hy vọng:
"Chắc là nó khá lắm. Ai qua Mỹ cũng có tiền nhiều"
Uyển lặng người khi biết được tâm tư của người mẹ ở nhà tin tưởng con trai qua Mỹ là tốt số, học hành giõi, làm ăn giàu có. Lẽ sống của người già tin tưởng vào thịnh vượng của con cháu, Uyển cám cảnh càng thương mẹ nhiều hơn. Uyễn đã tìm gặp anh mình qua Mỹ thất lạc từ năm 1977. Anh Châu theo làn sóng người vượt biên qua Mỹ, tứ cố vô thân. Sự học của anh dở dang. Đi làm assembly một thời gian, kinh tế Mỹ xuống, hảng xưởng đóng cửa anh bị laid off, sống vào tiền thất nghiệp đủ nuôi thân anh, không có tiền gửi về cho gia đình. Không tiền. Thất chí. Mất niềm tin. Lo sợ. Và một thời gian bị bệnh nặng anh Châu bị khó khăn tiền bạc ngủ vất vưởng ngoài đường, nhờ gặp bạn thương tình cứu giúp đưa đi nhà thương mới qua được tử thần. Từ đó, gia đình ở Việt Nam không còn biết tin tức gì của anh nữa.


Nay Uyễn viết thư thế nào để báo tin cho mẹ về tình trạng của anh hai mà mẹ nàng không buồn" Nếu nói dối sau nầy mẹ biết được hậu quả sẽ ra sao"
Qua Mỹ Uyển dò la tin tức tìm gặp lại anh ruột, nàng mừng rỡ trong khi anh Châu không nhận ra em gái vì anh Châu đã bị biïnh tâm thần lúc điên lúc tỉnh. Tình trạng anh Châu thê thảm như vậy liệu dấu được mẹ không" Nhưng thương mẹ thì phải dấu mẹ hoàn toàn chuyện bịnh hoạn và hoàn cảnh túng cùng của anh hai. Bằng không, trả lới chưa tìm được tông tích anh Châu thì mẹ già ở nhà trông con còn đau khổ biết ngần nào.
Suy nghĩ cặn kẽ, cuối cùng Uyển quyết định viết thư hồi âm để mẹ khỏi trông.
"Máï thương nhất đời con,
Con rất sung sướng được nhìn lại dòng chử quen thuộc của má đã ăn sâu trong trí tuệ của con và được nghe lại lòng yêu thương vô bờ bến của má cho con. Má ơi! Lúc nào con cũng nghĩ tới sức khỏe của má, con không muốn má già đâu nghen máù. Má đừng làm gì hết vì má có con, con đã qua được Mỹ, con sẽ làm nhiều tiền để gởûi về cho má cần việc gì cứ xài. Má đừng hà tiện việc ăn uống để giữ gìn sức khỏe. Má đi đây đi đó du lịch cho má vui, là con vui. Má đã cực khổ nuôi chúng con nay chúng con muốn lo cho má đầy đủ. Ba mà còn sống thì con cũng lo cho ba như vậy. Tháng trước con gởi về má 250 đô. Con định một ngày nghỉ trong tuần lễ tới con sẽ gởi thêm tiền cho má để má mua quần áo mới khi có việc đi làng xóm về tương quan hôn tế, con còn gởi về cho riêng con Miên, thằng Lý cháu nội của má có tiền mua sách vở, cho nó mừng.. Nghỉ tới gia đình mình mà con mừng. Nhà mình có phước lắm đó nghen má! Má có con cái xuất ngoại nè!"
Uyển đọc lại đoạn thư vừa mới viết gật đầu có vẻ hài lòng về lời "nói láo" có ý nghĩa hy sinh và cần thiết. Nàng tin tưởng đọc thư mẹ sẽï mừng vì nhà "có phước", "có con đi Mỹ giàu sang".
Hồi đi học tiểu học thầy giáo dạy cách bố cục một thư viết: trước hỏi thăm sức khỏe người mình gửi, sau kể về mình như việc làm, sức khỏe vân vân. Như vậy vào phần hai của thư Uyển phải viết gì khi nói về mình" Nghĩ một lát, Uyển đặt bút viết:
"Qua Mỹ con đi học điện tử"
Uyển vui mừng "Má mà nghe mình học điện tử chắc chắn má sẽ hảnh diện với xớm làng. Ở xứ mình nhất là vùng quê nghe tới danh từ "điện tử" đố ai biệt ý nghĩa điện tử là gì. Điện tử có nghĩa là …..học thông thái lắm!
Uyển sung sướng mở một dấu ngoặc trong thư bên cạnh chử điện tư "electric" để mẹ mừng "con gái tôi bây giờ rất giỏi tiếng Mỹ.û
Thư viết tiếp:
"Nhờ có tay nghề chuyên môn nên con có việc làm tốt, lương khá thì má còn lo gì, còn sợ gì nhà mình nghèo cùng cực như xưa nữa, phải không má" Con nói má sẽ mừng lắm! Con tìm gặp được anh Châu, anh hai của con rồi. Má ơi! Anh Châu học giỏi lắm. Aûnh mập mạp có tướng làm chủ hoặc điạ vị cao sang. Aûnh có nhà lớn rộng rãi nên con qua ở chung với ảnh, khỏi lo đói lo no. Mọi sự đều có anh hai lo cho con."
Đằng ghế sô-pha anh Châu trở mình thức giấc xin em rót cho anh ly nước. Uyển vừa bưng nước tới thị bị anh hai mắng:
-Coca! Ai mà uống nước lạnh. Khát mà uống nước lạnh thì ở Mỹ làm gì" Ở Mỹ đầy đủ thứ gì cũng có sướng quá phải không em".
Anh Châu hiện đang tỉnh hay mê" Anh đang đay nghiến hoàn cảnh phải không" Uyển chỉ biết khóc trong ý nghỉ. Ở Mỹ "thứ gì cũng có" nhưng anh em Uyển thì "không cái gì có".
Không phải đây là lần đầu anh Châu la mắng và vòi vỉnh cuộc sống sung túc ở Mỹ. Tối anh hay trở tánh. Đó là lúc anh lên cơn điên. Mặc dù không đập phá nhưng anh hay đòi hỏi thỏa mản các nhu cầu. Có lẽ anh bị phát bịnh trầm trọng do nguyên nhân tâm lý, ở Việt Nam qua Mỹ anh bị mất mát quá nhiều tình cảm thương yêu trong gia đình, hoặc là, anh xây dựng nhiều ước mơ ở Mỹ nhưng thực tế anh không được ân huệ gì hết nên mới ra thảm cảnh nông nổi.
Uyển nhìn lại thực tế cuộc sống hiện tại của anh em nàng. Anh Châu mắc bệnh tâm thần, thân xác còm còi, vì bịnh, vì ăn uống thâát thường. Mấy bửa trước không có tiền mua thuốc ảnh lên cơn; thức thì cằn nhằn, nói hờn nói mát; khi ngủ lại đập đầu chửi người Mỹ không lương tâm, bỏ rơi nước Viêt Nam để cộâng sản chiếm miền nam. Thư Uyển viết cho mẹ toàn bịa đặt. Nàng đánh bóng cuộc đời nay được phú quý vinh hiển. Vẽ vời từ sự học hành tốt đẹp đến việc làm rực rỡ. Nhưng mẹ Uyển ở quê nhà có biết đâu hai đứa con của bà hiện giờ ở Mỹ, ở trong một căn nhà nhỏ, hà tiện đến đổi trời lạnh không dám mở sưởi thì làm gì có tiền mua quạt máy lúc trời nóng bức vào tháng hè. Đứa con gái ngủ trên tấm nệm cũ rách, thằng con trai thì lấy sô-pha làm giường ngủ. Uyển qua Mỹ không một lần tới trường, ở ba năm chỉ nói được một câu tiếng Mỹ "ai đông nô" mỗi khi có người Mỹ nào tới hỏi chuyện.
Uyển dán tem thư xong liền xỏ chân vào đôi giày mua ở Thrift store rộng quá khổ chân bước nhanh ra khỏi nhà. Nàng nói một mình:
-Trời ơi! Gần 9 giờ rồi. Coi chừng đi trễ chủ đuổi việc, lấy tiền đâu gửi về Việt Nam cho má và cháu mua tập vở nhân ngày tựu trường.
Nàng bước vội hai chân như thi đua bơi lia bơi lịa để kịp giờ tới chỗ làm. Hai bên đường phố mọc đầy các cửa hàng trưng bày hàng hóa đắt giá và trang trí đèn điện muôn màu rực rỡ.
Trên vỉa hè Uyển nép mình đi sát các cửa hàng để tránh mưa. Làn mưa quái ác theo đuổi thổi tạt vào người đi bộ. Một chiếc xe hơi chạy ngang bắn nước mưa như ai trút thau nước vào người Uyển, thân thể đang co rúm vì gió lạnh. Nàng cắn răng chịu đựng cho qua thời gian bầu trời u ám:
-Hứa với má việc gì thì phải thực hiện cho bằng được, dù làm thân trâu bò ở xứ Mỹ.
Trần Đông Thành

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,012,124
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Đây là bài viết mới của Ông.
Tôi đi mình lên trong chuyến xe lửa từ Paris sang Thụy Sĩ với tâm trạng nôn nao và thoáng lo âu ngần ngại, mặc dù đây không phải là lần đầu thân gái dặm trường xuyên quốc gia như thế này
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài "Nước Mỹ là nhà của Mị" ký tên thật là Quynh Gibney.
Tác giả: Nguyễn Thị Thêm Bài số 5834-20-31618-vb5111419 Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền. Trước 1975, dạy học. Qua Mỹ năm 1991 theo diện HO, hiện là cư dân Nam Ca Li. Bà kể, "Chồng tôi là lính VNCH. Hai con tôi nay là lính của quân đội Hoa Kỳ. Tôi hết làm vợ lính lại làm mẹ lính." Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển, ơng định cư tại Mỹ từ 1990, hiện làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice A Journey of Hope" của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.
Nhạc sĩ Cung Tiến