Hôm nay,  

Cần Cù Bù Thông Minh

24/07/201600:00:00(Xem: 11275)

Tác giả: Lưu Nguyễn
Bài số 4875-18-30575-vb8072416

Tác giả cư trú tại Davis, CA, từng nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ, với nhiều bài viết kể chuyện đi học, đi làm, đi thực tập làm giảng viên trong ngành thẩm mỹ tại trường Sacramento City College, gần nhất là loạt bài viết về bằng cấp học hành ở Mỹ.

* * *

blank
An thi đấu Wrestling tại Davis High School.

Năm 1992 chúng tôi rời Việt Nam đến Mỹ định cư và được gia đình người anh trai ở San Antonio-Texas đón về đùm bọc. Sau ba tháng ở San Antonio, chúng tôi quyết định chọn tiểu bang California để "an cư lạc nghiệp". Đến nơi chốn mới, chẳng có anh em gần kề, xung quanh toàn người xa lạ, khác màu da, không cùng một ngôn ngữ. Thật sự rất buồn và lo lắng lắm!

Hằng ngày nhìn đàn con 6 đứa đi học về, vật vã với "homeworks" vì vốn liếng tiếng Anh còn quá nghèo nàn, tôi đã khuyến khích các con, những đứa lớn mỗi ngày, ngoài bài tập nhà trường giao cho đem về nhà để làm, các con hãy học thêm ít nhất là 20 từ vựng Anh văn nữa. Với hai nhóc con học ở lớp 1 và lớp 3, tôi chọn ra 5 đến 10 từ ngữ có sẵn trong các bài tập và kèm cặp cho hai cậu nhóc cùng nhau miệng đọc, tay viết ra từng chữ, cho đến khi nào

đã học thuộc nằm lòng, thì hai cậu mới được coi là đã hoàn thành "homework" của ngày hôm đó. Tôi cũng đã cặn kẽ giải thích cho bọn trẻ, hiểu được tầm quan trọng của việc học Anh văn. Anh văn chính là chìa khóa, là nền tảng làm nên sự thành công ở bất cứ lãnh vực nào trong xã hội Mỹ.

Tại trường học, nếu Anh văn yếu kém thì sẽ kéo theo các môn học khác cũng yếu kém. Từ đó sẽ sinh ra chán nản, không tha thiết với việc học hành nữa. Khi đã nhận biết rõ ràng khă năng của con cái mình trong việc học, tôi luôn nhắc nhở các con hãy lấy sự "cần cù bù thông minh" hãy luôn cố gắng vượt qua mọi khó khăn ban đầu, hãy vững vàng tiến bước đến tương lai tốt đẹp.

Tôi rất thán phục những gia đình Việt Nam mới "di cư" đến Mỹ sau ngày 30-4-1975, đa số đã thành công về kinh tế nhờ sự cần cù, chịu khó làm việc. Tôi cũng rất ngưỡng mộ những thanh niên, thiếu nữ Việt Nam thành công trong sự học hành chăm chỉ, đã vươn tới những cấp bằng Đại Học và sau Đại Học. Trong cộng đồng Việt Nam tính đến năm 1992, đã có nhiều vô số Cử Nhân, ThạcSĩ, Tiến Sĩ thi thố tài năng trong mọi ngành nghề. Tôi cũng hy vọng đến một ngày nào đó, các con của tôi cũng sẽ được thành công như họ.

Tôi rất vui khi thấy khả năng nghe, nói, đọc và viết tiếng Anh của bọn trẻ, đã tăng nhanh khấm khá theo thời gian chăm chỉ học hành. Phần vợ chồng tôi, buồn nản vô cùng, chúng tôi cũng đã cố gắng học Anh văn trong các lớp E.S.L (English As Second Language) được mở ra để "cứu giúp" những người mới đến Mỹ định cư như tôi. Mặc dù đang trong độ tuổi hoàng hôn, tôi cũng cố gắng học Anh văn lắm chứ, thế nhưng mà, mỗi khi cần giao tiếp với người bản xứ (hình như) họ không đủ "trình độ" để hiểu tôi nói những gì, còn khi nghe Mỹ nói thì, xin lỗi nha, "you speak you hear" (anh nói anh nghe) tôi chẳng hiểu gì sất cả.

Chẳng biết tương lai rồi sẽ đi về đâu, nhưng chúng tôi cũng rất an tâm, không phải lo sợ cả nhà bị chết đói, hoặc lo sợ đàn con 6 đứa sẽ bị thất học. Chuyện "ăn học" ở Mỹ chẳng có gì phải lo. Nếu chưa tìm được công ăn việc làm, đã có chương trình Wellfare Food Stamp chăm sóc tận tình. Chính phủ Mỹ không để cho bất cứ ai khi đã đến Mỹ, có được "cơ hội" bị chết đói. Học thì đã có chương trình cưỡng bách giáo dục, hoàn toàn miễn phí từ Tiểu Học đến Trung Học (từ lớp 1 đến lớp 12). Nhà nước hào phóng chi trả tất cả mọi thứ liên quan đến việc học. Bao gồm học phí và lệ phí, sách vở, đồ dùng trong các lớp học. Con nhà nghèo (mới đến Mỹ) còn được ăn trưa miễn phí ở trường và có xe bus đón đi học và đưa về nhà.

Sau khi tốt nghiệp bậc Trung Học phổ thông, học sinh có thể nộp đơn dự tuyển vào thẳng các trường Đại Học 4 năm (Universities) hoặc nộp đơn xin theo học tại trường Đại Học Cộng Đồng 2 năm (Comminity College), sau đó chuyển tiếp lên các Đại Học 4 năm (University), để lấy bằng Cử Nhân (Bachelor) và nếu còn muốn tiếp tục theo học ở bậc cao hơn, để lấy bằng Thạc Sĩ (Master), Tiến Sĩ (Doctor) trong mọi ngành nghề, cũng rất dễ dàng đạt được ước nguyện.

Ngoài chương trình giáo dục hoàn toàn miễn phí (12 năm) từ Tiểu Học đến Trung Học. Chính phủ Mỹ còn khuyến khích công dân của mình học tiến lên bậc Đại Học, với ngân sách khoảng 150 tỷ đô-la được trao tặng hàng năm, qua chương trình Financial Aid và vô số chương trình Scholarships, giúp sinh viên chi trả tiền học phí, để họ có ít nhất một văn bằng Cử Nhân, làm nền tảng vững chắc cho cuộc sống và nâng cao dân trí.

blank
An thi đấu Wrestling tại Davis High School.

Hai chương trình Financial Aid và Scholarship hoàn toàn khác nhau. Nhưng có nhiều người đã ngộ nhận, giữa sự hỗ trợ tài chánh (Financial Aid) và học bổng (Scholarship). Ví dụ như một sinh viên được nhận Financial Aid để hoàn tất bậc Đại Học, phụ huynh không thể nói là con em mình, đã được nhận học bổng toàn phần (Full Scholarship) của chính phủ. Bởi vì:

- Scholarship là học bổng được trao tặng dựa trên thành tích học tập, nghiên cứu, thể thao... Cholarships không liên quan đến mức thu nhập tài chánh của sinh viên và gia đình.

- Financial Aid là sự hỗ trợ tài chánh, chỉ dành cho những sinh viên trong gia đình có lợi tức thấp (low income).

Có thể nói gần như 100% sinh viên Việt Nam đến Mỹ theo diện tỵ nạn hoặc di dân, đều được chính phủ Mỹ hỗ trợ tài chánh, để trang trải học phí qua chương trình Financial Aid. Sự hỗ trợ này, sau 40 năm đã đem lại kết quả rất vẻ vang cho cộng đồng Việt Nam. Hầu như gia đình nào cũng có con, em tốt nghiệp bằng cấp Cử Nhân (Bachelor), Thạc Sĩ (Master), Tiến Sĩ (Doctor). Nhiều gia đình Việt Nam có tới 4, 5 người con, tốt nghiệp văn bằng Tiến Sĩ trong các ngành nghề.

Để được nhận Financial Aid, phải là cư dân đến Mỹ hợp pháp, có số an sinh xã hội (Social Security Number) hợp lệ, có bằng Trung Học (High School Diploma) hoặc chứng chỉ GED Test (Gneral Education Development). Chương trình Financial Aid sẵn sàng hỗ trợ tài chánh cho tất cả mọi người có lợi tức thấp (low income) có đủ điều kiện để theo học tại Học Cộng Đồng (Comminity College) 2 năm hoặc Đại Học (University) 4 năm.

Comminity Colleges còn được gọi là Junior College, Technical College hoặc City College. Các trường này nhận đủ mọi lứa tuổi, mọi thành phần trong xã hội. Community College cung cấp chương trình giáo dục Trung Học bổ túc (Developmemtal), dành cho những học sinh Trung Học phổ thông chưa sẵn sàng vào Đại Học, và những chương trình học tiếp theo, sau khi đã tốt nghiệp bậc Trung Học.

Comminity College cấp các Chứng Chỉ (Certificates), Diploma (bằng Trung Học), Associate (bằng Cao Đẳng) và chương trình giáo dục chuyển tiếp (Transfer Education) cho những sinh viên muốn tiếp tục theo học Đại Học 4 năm, để lấy bằng Cử Nhân (Bachelor).

Comminity College có rất nhiều chương trình giáo dục nghề nghiệp (Career Education). Sinh viên học 2 năm tốt nghiệp với bằng A.A (Associate of Art) hoặc A.S (Associate of Science) tùy theo ngành nghề mình lựa chọn.

Bằng cấp A.A (Associate of Art) được cấp cho các ngành nghề, ví dụ như: Architecture (Kiến Trúc), Art and Design (Nghệ thuật và Thiết kế), Business (Kinh Doanh), Business Administration (Quản trị Kinh Doanh), Communication Studies (Nghiên cứu Truyền Thông), English (Anh ngữ), Health Care Studies (Nghiên cứu chăm sóc sức khỏe), Health Services Management (Quản lý dịch vụ y tế), Interior Design (Thiết Kế Nội Thất), International Studies (Nghiên Cứu Quốc Tế), Mass Media (Truyền Thông Đại Chúng), Music (Âm Nhạc), Psychology (Tâm Lý Học), Religious Studies (Nghiên Cứu Tôn Giáo), Theater (Rạp hát) và còn nhiều ngành nghề khác nữa.

Bằng cấp A.S (Associate of Science) gồm có như: Applied Science and Engineering Technology (Khoa học Ứng dụng và Kỹ thuật Công nghệ), Automotive Technology – Automotive Service Technology Option (Công nghệ Xe Hơi - Lựa chọn công nghệ Dịch vụ xe hơi), Building Science (Khoa học Xây dựng), Biology (Sinh Học), Chemistry (Hóa Học), Computer Science (Khoa Học Máy Tính), Engineering Science (Khoa Học Kỹ Thuật), Chemical Technology (Công nghệ hóa học), Clinical Laboratory Technician(Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm lâm sàng), Computer-Assisted Design Technology (Computer-Assisted Công nghệ Thiết kế), Construction Management (Quản lý xây dựng), Culinary Arts (Nghệ thuật ẩm thực), Dental Hygiene (Vệ Sinh Răng Miệng), Diagnostic Medical Imaging (Hình ảnh Y Tế chuẩn Đoán), Fire Science (Phòng cháy chữa cháy), Nursing (ĐiềuDưỡng), Respiratory Care Technology (Công nghệ chăm sóc hô hấp), và còn nhiều lắm, mời click vào xem thêm trong link sau đây:


http://www.usnews.com/education/community-colleges/sacramento-city-college-CC07389/degrees

Phải nói là có rất nhiều sinh viên theo học Comminity College, sau khi tốt nghiệp A.A hoặc A.S họ đã chuyển tiếp (Transfer Education) lên học Đại Học 4 năm, để lấy bằng Cử Nhân (Bachelor). Cũng có hai loại cử nhân là B.A (Bachelor of Art) và B.S (Bachelor of Science)

Bây giờ xin trở lại với nền giáo dục 12 năm căn bản, từ Tiểu Học đến Trung Học phổ thông. Tuy mang tính cách "cưỡng bách giáo dục", nhưng học sinh được tự chọn môn học theo sở thích, để phát huy năng khiếu của mình. Lớp học không xếp theo tuổi, mà xếp theo khả năng trí tuệ. Đó là lý do học sinh lớp 9 và lớp 12 học chung một lớp toán Precalculus chẳng hạn.

Những môn học căn bản bắt buộc phải học trong 12 năm, để được tốt nghiệp Trung Học phổ thông gồm có:

- English (Anh văn)

- Mathematic (Toán)

- Science (Khoa học) lớp học có giờ thực hành trong phòng thí nghiệm (lab)

- Social Studies (xã hội học)

- Foreign language (ngoại ngữ)

- Visual Art (nghệ thuật)

Các lớp Nghệ Thuật (Visual Art), học sinh được tự chọn cho mình những môn nghệ thuật mà mình yêu thích, gồm những lớp Hội Họa (Art), Nghệ Thuật Biểu Diễn (Performing Art), Ca Hát (Choir), Nhảy, Múa (Dance), Kích nghệ (Drama), Ban Nhạc (Band), Dàn Nhạc (Orchestra), các lớp dạy đàn Piano, Guitar, Mandoline, Violon, Kèn (trumpet), Sáo (flute), v.v...

Những lớp Ngoại Ngữ (Foreign languages) ở bậc Trung Học phổ thông, học sinh cũng được tự chọn theo học những lớp tiếng Tây Ban Nha (Spanish),

Bồ Đào Nha (Portuguese), La Tinh (Latin), Pháp (French), Ý (Italian), Đức (German), Hà Lan (Dutch), Nga (Russian), Hy Lạp (Greek), Nhật Bản (Japanese), Hàn Quốc (Korean), Trung Hoa (Chinese) và Ngôn ngữ ký hiệu của Mỹ (Amirican Sign Language).

Những lớp Giáo Dục Nghề (Vocational Education) được dậy ở bậc Trung Học cũng rất phong phú, học sinh tha hồ lựa chọn theo sở thích của mình, gồm có: Agricultune (nông nghiệp), Cosmetology (thẩm mỹ), Chế biến gỗ (Woodworking) Việt Nam ta gọi là làm thợ mộc, Chế biến kim loại (Metalworking),

Máy tính hỗ trợ soạn thảo (Computer-Aided Drafting), Sửa chữa xe hơi (Automobile Repair), Lập trình (Progamming)...

Khoa học máy tính (Computer Science), Công nghệ thông tin (Information Technology), Công nghệ truyền thông (Media Technology), Xử lý văn bản (Word Processing), Thiết kế họa đồ (Graphic Design), Câu lạc bộ máy tính (Computer Club), Thiết kế trang Web và lập trình web (Web Design and Web Progamming), Thiết kế trò chơi video (Video Game Design), Sản xuất âm nhạc (Music Production), Sản xuất Phim (Film Production), Kỷ yếu (Year Book), Sản xuất truyền hình (Television Production), Công Nghê Thông Tin Truyền thông (Information and Communi-cation Technology...)

Giáo dục kinh doanh (Bussiness Education), Kế Toán (Accounting), Xử Lý Dữ Liệu (Data Processing), Doanh Nhân (Entrepreneur-ship), Tài Chánh (Finance), Tổng Kinh Doanh (General Business), Thư Ký (Secretarial), Thị Trường (Marketing), Quản Lý (Management), Gia đình và người tiêu dùng (Family and Consumer)...

Khoa học/Sức Khỏe (Science/Health), Dinh dưỡng, điều dưỡng, ẩm thực và sự phát triển của trẻ em (Nutrition, Nursing, Culinary and Child development)

Đặc biệt về nông nghiệp (Agricultune) ở bậc Trung Học có chương trình tham gia FFA - The Future Farmer of America (một tổ chức dành cho những người (lãnh đạo) quan tâm đến ngành nông nghiệp trong tương lai). FFA là một trong ba thành phần của giáo dục nông nghiệp ở Mỹ.

Trong chương trình giáo dục ở bậc Tiểu Học và Trung Học, môn Physical Education (giáo dục thể chất) rất được quan tâm. Học sinh được rèn luyện cơ thể hàng ngày, kết hợp thực hành (học hỏi các luật chơi) khi chơi các môn thể thao phổ thông, nói chung gồm có:

- Team Sport (Thể Thao Đồng Đội) như Football (bóng bầu dục), Basketball (bóng rổ), Soccer (bóng đá), Volleyball (bóng chuyền), Water Polo (bóng nước).v.v...

- Individual Sport (Thể Thao Cá Nhân) gồm có Swimming (bơi), Running (Chạy), Jumping (Nhảy), Throwing (ném), Tenis (quần vợt), Badminton (cầu lông), Polevault (nhảy sào) v.v...

- Võ Thuật gồm có các môn Judo (võ nhu đạo), Karate (võ không thủ đạo), Boxing (võ quyền Anh), Wrestling (võ đấu vật) v.v...

Chương trình giáo dục ở bậc Trung Học của nước Mỹ rất căn bản, phong phú và đa dạng, đã giúp học sinh có cơ hội lựa chọn "đúng" lớp học và "làm quen" với những ngành nghề mà các em yêu thích. Vì thế ngay từ khi bắt đầu vào High School (lớp 9 đến lớp 12), hầu hết các học sinh đã tự biết chọn cho mình một nghề, phù hợp với khả năng và theo đúng sở thích của mình.

Chẳng hạn như em nào muốn làm thợ máy, thì chọn thêm lớp học sửa chữa máy móc nhiều hơn, song song với những lớp học bắt buộc để lấy bằng Trung Học phổ thông. Em nào chọn làm kỹ sư sau này, thì sẽ học những lớp AP/IB về toán và khoa học tự nhiên. Em nào muốn làm bác sĩ thì chọn lớp AP sinh học. Em nào muốn làm cho ngân hàng thì sẽ học Anh văn, kế toán, luật thương mại v.v...

Để chuẩn bị vào Đại Học, các em biết chọn những lớp (theo ngành nghề mình yêu thích) được tính điểm trung bình (GPA) trong 3 năm theo học các lớp 9, 10 và 11. Các em biết sắp xếp thời gian học và chuẩn bị kỹ càng cho kỳ thi SAT (Scholastic Aptitude Test). SAT là một kỳ thi tiêu chuẩn văn hóa, được tính điểm tuyển sinh vào Đại Học tại Mỹ, kèm theo những môn nhiệm ý, những môn thể thao mà các em đã tham gia ở bậc Trung Học, để cạnh tranh với nhau khi nộp đơn xin vào đại Học

Học sinh Trung Học có thể ghi danh học những lớp của chương trình bậc Đại Học (nếu có khả năng). Những lớp học "vượt cấp" này, được gọi là những lớp Advanced Placement (AP) như các lớp Biology (Sinh học), Chemistry (Hóa học), Toán Calculus, Calculus AB, Calculus BC, English Language, v.v...

Những lớp AP được tính điểm cao hơn những lớp phổ thông Trung Học. Ví dụ những lớp phổ thông khi được điểm A = 4. điểm B = 3. Điểm C = 2. Trong khi lấy những lớp AP ở bậc Trung Học, được tính điểm A = 5. điểm B = 4. điểm C = 3.

Đó là lý do tại sao học sinh tốt nghiệp Trung Học, bình thường điểm trung bình trong ba năm lớp 9,10,11 nếu được toàn điểm A trong các lớp cũng chỉ bằng 4. Nhưng những học sinh có thêm các lớp AP đã có điểm số trung bình trên 4. Chẳng hạn như 4.15, 4.27, 4. 38.v.v...

Ngay từ ở bậc Trung Học, những em nào muốn theo đuổi các ngành Y Khoa, đã phải cố gắng học hành xuất sắc trong suốt năm học, để mong nhận được những học bổng (Scholarships) mùa hè, do các trường Đại Học trao tặng, làm phần thưởng khuyến khích các em luôn cố gắng hơn nữa, để có thể vững chắc tiến bước vào ngành Y Khoa, mà các em đã yêu thích.

Trong cộng đồng Việt Nam, có điển hình là bé Na mùa hè năm 2015, bé đã vinh dự được nhận học bổng (Scholarship) đến 9,000 USD để theo học hai lớp ngành Y Khoa của Đại Học University of California. Tiếp đến mùa hè năm nay, 2016, bé Na lại nhận được học bổng lên đến 10,000 USD cũng cho hai lớp ngành Y Khoa tại Stanford University. http://vvnm.vietbao.com/p231953a246228/3/bai-hoc-nho-doi

Hai phần học bổng danh dự này, đã giúp bé Na làm quen với những "thử thách" trong các lớp học Y Khoa ngay từ bậc Trung Học. Để từ đo, mơ ước được làm Bác Sĩ cứu nhân độ thế của bé Na, sẽ dễ dàng thành hiện thực trong tương lai. Thật ngưỡng mộ bé Na thông minh, chịu khó chăm chỉ học hành. Xin chúc mừng bé Na và chúc mừng gia đình thật đáng hãnh diện về bé Na.

Còn ngàn, vạn những em học sinh khác chưa giỏi giang xuất sắc như em Na, nếu cũng có ước mơ trở thành Bác Sĩ Y Khoa cứu nhân độ thế, các em cũng sẽ đạt được mơ ước đó, bằng cách hãy lấy "cần cù bù thông minh". Sự cần cù, chăm chỉ với lòng quyết tâm, sẽ đưa các em đến thành công theo như ước muốn.

Không nhất thiết phải từ Trung Học bước thẳng vào Đại Học 4 năm. Các em có thể vào Đại Học 2 năm, chuyển tiếp vào Đại Học 4 năm và đi tiếp đến ước mơ. Nước Mỹ luôn tạo cơ hội cho mọi người, bằng cách này hay cách khác để đi đến thành công. Mong các bậc phụ huynh hãy khuyến khích các em, nhắc nhở con em đừng vì ngại khó mà bỏ lỡ cơ hội tiến thân.

Bọn nhóc nhà chúng tôi cũng chẳng giỏi giang, xuất chúng gì lắm. Từ học vấn cho đến thể thao, tất cả mọi thứ, bọn trẻ chỉ biết lấy "cần cù bù thông minh" để tôi luyện và chúng đã thực hiện được tất cả những ước mơ, khi đã may mắn đến được nước Mỹ. Và bắt đầu hướng tới tương lai từ những lớp ESL (English As Second Language).

Xin được chia xẻ thêm. Mọi người đã cười vang, khi nhìn chữ Uncle in đậm nét trên trang nhất nhật báo The Davis Interprise "Uncle" ý nghĩa là "gọi cậu (An) đi ta tha cho". Hình An thi đấu Wrestling tại Davis High School.

Lưu Nguyễn

Ý kiến bạn đọc
24/07/201621:06:14
Khách
Kinh nghiệm cá nhân của riêng tôi từ khi sang sống ở Mỹ là người Việt có thể cảm thấy thích thú và kiên nhẫn khi đối thoại với người Mỹ bập bẹ tiếng Việt. Nhưng người Mỹ thì không. Cho dù bạn có một bồ kiến thức trong đầu, nhưng khả năng Anh ngữ kém cỏi, người Mỹ cũng không muốn giao thiệp hay thu dụng bạn . Tệ hơn nữa là bạn còn có thể bị người Mỹ khinh khi, coi thường .

Học nghe và nói Anh ngữ cần kiên nhẫn. Kiên nhẫn là mẹ thành công .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,083,426
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.