Hôm nay,  

Ngày Này Năm Xưa

11/03/200200:00:00(Xem: 197572)
Bài tham dự số: 2-485-vb50307
Người Viết tên thật là Vương Minh Tuyến, 52 tuổi, hiện cư trú tại Garden Grove. Ông cho biết hiện đang nghỉ bệnh.

Đêm nay lạnh, đầu tháng 2 năm 2002. Tôi không ngủ được, tôi khóc về việc Cộng Sản Việt-Nam đã dâng đất cho quan thầy Trung Cộng, đó là cái nhục không ai có thể chối bỏ được và tôi nghĩ đến ngày nay, năm xưa.
Ngày đó, đã 3 năm qua mà tưởng như mới đây. Aûnh Hồ Chí Minh và cờ đỏ sao vàng đã có lúc được treo lên ngay tại Bolsa, thủ đô của người Việt Tỵ nạn Cộng Sản. Tôi còn nhớ: trước khi đi đến những cuộc biểu tình vĩ đại 52 ngày đêm đó, chúng ta đã cử người nói chuyện nhỏ nhẹ, phải trái với chủ tiệm Hi Tech là anh Trần Trường- người treo hình Hồ cờ máu trong tiệm Hi-Tech do anh ta làm chủ. Sau khi nói chuyện phải trái không xong mà còn bị thách thức, coi thường, chúng ta mới tỏ thái độ dứt khoát và những cuộc biểu tình vĩ đại chưa từng có đã xẩy ra.
Sự phẫn nộ đã lên cao nhất khi vợ chồng Trần Trường quàng khăn đỏ cho con, được Cảnh sất hộ tống trở lại tiệm treo ảnh cờ Cộng Sản và quỳ xuống lạy.
Vậy là hàng chục ngàn bà con đã cùng nhau xuống đường. Cuộc tranh đấu của chúng ta đã gặp thật nhiều khóa khăn; bắt bớ, tù giam. và nhất là đụng độ với tu chính án thứ nhất (first Admemment). Nhưng nhữngphụ nữ yếu đuối đã lăn xả vào hàng rào Cảnh sát để đòi dẹp bỏ những biểu tượng kinh tởm của chế độ Cộng sản.
Một hình ảnh đã được các cơ quan truyền thông gởi đi khắp thế giới là 1 cụ già bị cảnh sát vật ngã dùng đầu gối đè lên lưng, khăn quấn đầu bị xổ tung, tóc bạc phơ và cây thánh giá ở cổ rơi ra ngoài.
Không ai có thể ở nhà yên vui hưởng Tết đoàn tụ. Bọn cộng sản lầm tưởng rằng mọi người sẽ ở nhà để yên chúng hành động, nhưng không, chúng ta đã biểu dương lực lượng và ánh sáng của chính nghĩa đã tỏa sáng khiến cả thế giới phải kính phục.
Ngày đó, lần đầu tiên, hằng chục đài T.V đã chực chờ tại khu chợ Bolsa để làm phóng sự (Breaking news). Có lẽ T.V. Mỹ lúc đó cũng chờ cảnh Little Saigòn sẽ nằm trong biển lửa như vụ Roney King ở Los Angeles. Nhưng chuyện đáng tiếc ấy đã không thể xẩy ra.
Ngày đó, tôi đã thấy một chị bác sĩ y khoa trong đoàn biểu tình trả lời đài truyền hình Mỹ rằng: lá cờ đỏ sao vàng khộng phải của chúng tôi, nó không đại diện cho người Việt Nam, vì nó và ảnh Hồ Chí Minh mà chúng tôi phải bỏ nước ra đi.
Ngày đó, tôi được hân hạnh nói chuyện với vị chủ tịch hội y sĩ miền Nam Cali để xin giúp đỡ về y tế cho đám đông được ông trả lời 10 bác sĩ chưa kể y tá anh thấy đủ không"
Ngày đó, vì số người quá đông nên phải làm 2 sân khấu, quý vị luật sư doàn đã có mặt 28 người trong đó có cả ái nữ của Trung Tướng Lê Nguyên Khang.
Có những bậc tu hành trong cộng đồng liên tôn đã cùng đám đông cầu nguyện.
Có những cụ già chống gậy, ngồi xe lăn quyết tham dự đến cùng. Có những nghệ sĩ đã đến mà không chen bước vào sân khấu được. Có Việt Dũng, Nguyệt Ánh và số ca sĩ thì phá kỷ lục, chưa từng có vì nếu hát liên tục 24 tiếng đồng hồ thì vẫn còn những người chưa được hát. Có những xe truck sơn cờ vàng 3 sọc đỏ chạy dài theo phố Bolsa ở sau có những thanh niên giương cao lá cờ chính nghĩa, gió thổi, cờ bay phần phật trong gió như ở cổ thành Quảng Trị năm nào.
Già, trẻ, lớn bé đều tham dự, tất cả mọi người vai sát vai, lòng chung lòng.
Các phòng trà, Vũ trường đóng cửa. Có đám cưới phải tạm hoãn để quan khách và cô dâu chú rể đi biểu tình.
Người Việt Nam tràn cả ra kín đường Bolsa (6 lằn xe chạy). Chúng tôi, những cựu quân nhân chịu trách nhiệm An Ninh Trật Tự. Cảnh sát Hoa Kỳ đã phải huy động tất cả các cảnh sát ở các quận khác về để giữ trật tự nhưng sau đó họ đã giao việc lại cho chúng tôi vì “các anh nói đồng hương các anh nghe.”
Tôi nhớ mình đã đứng giữa đường, cầm đèn pin và loa để giữ giao thông mà nước mắt đầm đìa. Không
cá nhân nào đoàn thể nào, có thể điều động ba chục ngàn người bỏ cả ngày tết thiêng liêng để đêm ra biểu tình trời lạnh thấu xương.
Các đài truyền hình Hoa Kỳ thất vọng vì Little Saigòn không bạo động, không nằm trong biển lửa.
Có người bạn Mỹ đã thắc mắc như vậy và tôi trả lời: chúng tôi không chống chính quyền, không chống cảnh sát, chúng tôi biểu dương trong ôn hòa để chống cờ đỏ sao vàng và ảnh Hồ Chí Minh, cho cả thế giới thấy vì chính những biểu tượng đó đã gây khổ đau, chết chóc cho dân tộc tôi và 58 ngàn người Hoa Kỳ. Nếu như
cộng đồng Do Thái hoặc Cam Bốt đang tỵ nạm tại Mỹ mà có những biển tượng như Hitler, Pôn Pốt, cờ phát xít Đức thì quí vị nghĩ sao"
Có những người đi đến được nơi biển tình (Góc đường Bolsa và Bushard) mà mồ hôi dầm dề dù trời lạnh. Tôi hỏi mới biết vì không chỗ đậu xe nên bà con phải đậu tận dường Newland xa khoảng 5 cây số.
Có chị đi chiếc Toyota corolla cũ lắm, chị thấy tôi đeo bảng an ninh, chị hỏi, “Anh ơi, tôi muốn đóng góp, thùng tiền để đâu"” Tôi chỉ thì chị nói đông qúa chen không được, chị nhờ tôi mở đường và tôi đã thấy chị bỏ vào 500 đô.
Tôi hỏi: sao chị cho nhiều thế, chị đáp “Em may 1 tháng 1 ngàn đô!”
Có những người ở xa đến như ông Lai Thế Hùng ở Pháp, chị Thanh Tuyền ở Texas, chị Nguyệt Aùnh ở Washingon DC.…. Có những chủ nhân các cơ sở thương mại đóng góp từng thùng cờ VNCH, cờ Hoa Kỳ, bánh mì thịt, sữa đậu nành, có cả những chùa, nhà thờ đã góp thức ăn chay cho bà con ăn để có sức tiếp tục cuộc đấu tranh chính nghĩa.
Có những anh em sinh viên học sinh làm những biểu ngữ, dán cờ và là những người ở lại sau cùng để dàn hàng ngang làm vệ sinh, lượm rác. Sáng hôm sau, nếu lái xe qua, không ai ngờ rằng mới đêm rồi hằng chục ngàn người đã tụ tập tại đây vì không có một cộng rác hoặc lon nước nào bỏ bừa bãi. Tô đã gặp một viện trưởng, ông nói: 3 thằng con tôi nói bố già rồ bố ở nhà giữ nhà để tụ con đi biểu tình nhưng tôi chờ chúng đi khỏi tôi nhờ bạn đưa ra đây vì nước mất rồi mà giữ nhà làm gì!
Trong thời gian đầu, ban tổ chức chưa có ngân khoản để thuê những nhà vệ sinh lưu động thì 1 quán café gần đó đã mở rộng cửa để bà con dùng. Có một cựu chiến binh Mỹ đã đứng yên lặng hồi lâu rồi chào kính bàn thờ tổ quốc, ông đã lột cái nón lính cũ đưa tôi để nhờ để trên bàn thờ có cờ VNCH và Hoa Kỳ.


Số người tham dự biểu tình , nhất là đêm 22 và 25 tháng 2 năm 1999, quá đông; ngoài sức tưởng tượng nên toàn bộ đường Bolsa bị tê liệt. Bà con bên kia đường không thể nghe được bên này đường. Thấy tôi cầm loa pin nên có người yêu cầu tôi hô khẩu hiệu để bà con hô theo. Tôi đã hô: Việt Nam Cộng Hòa muôn năm. Freedom for Việt Nam…đến lúc nào đó, tôi hô mà không nghe tiếng, lúc đó tôi mới biết là mình bị mất tiếng.
Đứng từ xa tôi thấy chị Lệ Thu trên sân khấu mà không nghe được gì cả. Một anh bạn mặc áo dạ quang, cầm đèn lưu thông ở góc đường làm "chim bay cò bay" để giữ trật tự, anh làm hay quá, nhịp nhàng quá, sau tôi hỏi lại mới biết trước kia anh là cảnh sát công lộ.
Khi họp nhau để bàn về việc giữ anh ninh trật tự, chúng tôi bỏ qua hệ thống quân giai, tướng, tá, úy phải nghe sự phân bổ của lính vì những quân nhân có cấp bậc khiêm tốn này, họ đã có mặt ngay từ phút đầu nên nắm sát tình hình. Chúng tôi chia ra: Không quân góc đường này, Hải quân, Thủy Quân lục chiến, Nhảy dù, Bộ binh, Biệt động Quân… được chỉ định từng khu. Riêng cảnh sát và các võ đường được phân công đi lẫn vào đám đông tìm những phần tử khả nghi để vô hiệu hóa.
Thủ đô tỵ nạn này có 4 chợ trời lớn, những ngày đó không tìm được bộ quân phục nào vì người Việt Nam đã mua hết. Cựu quân nhân Hoa Kỳ, đã họp nhau, từ nhiều tiểu bang đi môtô đến tận nơi để tỏ tình đoàn kết.
Một cựu quân nhân Mỹ đã chở nguyên một xe vận tải nước ngọt để giao lại cho hội phụ nữ quốc gia lo việc giải khát.
Mọi người tham dự đều có tinh thần hy sinh và sự tự giác cao độ nên việc giữ an ninh trật tự không vất vả và hoàn toàn không có chuyện gì đáng tiếc. Có những vị dân cử như Thượng nghị sĩ, Dân biểu đã gia nhập đoàn biểu tình và lên phát biểu sự cảm thông và ủng hộ chúng ta.
Những người bị bắt sau này đều không bị kết án. Có những sinh viên học sinh như Hà như Giang… hết giờ học là chạy ra biểu tình, dán cờ. Có phòng mạch của một bác sĩ ở ngay khu biểu tình, không vì thiếu chỗ đậu xe vừa phàn nàn lại còn đóng góp cả 1000 đồng. Cả 1 cái chợ to lớn bị tê liệt 52 ngày đêm vì chỗ đậu xe người biểu tình đậu hết mà chủ chợ không hề tham vãn. Có những người đi làm cũng bỏ sở để tham dự vì lý do “lương tháng không bằng lương tâm.”
Có thể gọi những cuộc biểu tình vừa qua là 1 cuộc chiến. Cuộc chiến chính nghĩa đã được sự đóng góp của tất cả mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi. Hãy thử tượng nếu chúng ta thua thì có lẽ giờ này những biểu tượng ghê tởm đó đã đầy ra ở thủ đô tỵ nạn này.
Cuộc biểu tình thắng lợi của người Việt Nam tại Hoa Kỳ là 1 sự biểu dương sức mạnh của sự đoàn kết. Nghe nói lãnh sự quán Hà Nội đã cử một nhân vật cao cấp kèm sát Trần Trường vì chúng chắc rằng với tu chính án thứ nhất của Hoa Kỳ, người thắng cuộc sẽ phải là bọn chúng. Nhưng chúng đã lầm. Chúng đã đánh gía thấp người Việt quốc gia, không chỉ ở hải ngoại mà còn ở cả trong nước. Chắc chắn
chúng sẽ thua trận chiến cuối cùng ngay tại đất nước ta.
Từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, hồn thiêng sông núi đã hun đúc nên bao Anh hùng. Như Bình Ngô Đại Cáo đã nói, “Hào kiệt thời nào cũng có.” Những Lý Tống, cụ Lê Quang Liêm, Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Hòa Thượng Thích Huyền Quang, bác sĩ Nguyễn Đan Quế…
đã không hề nao núng trước bạo quyền Cộng Sản.
Chúng ta có lý tưởng và sẵn sàng hy sinh để bảo vệ giang sơn gấm vóc của Tiền Nhân. Ngày này, ba năm trước các cơ sở truyền thông như báo chí, đài phát thanh, phát hình đã ngưng hoàn toàn những chương trình thường lệ để dành giờ cho cuộc đấu tranh. Nhưng cơ sở thương mại đã tự nguyện ngưng quảng cáo để các phái viên tường thuật tại chỗ 24/24.
Tôi đã được tiếp xúc với phóng viên nhiếp ảnh nổi tiếng Nick Út, anh đã tâm sự: “Tôi đã phải xin hãng cho tạm nghỉ để được dành thì giờ cho cuộc đấu tranh của chúng ta.“ Có những cơ sở thương mại và cá nhân đã đóng góp từ loa phóng thanh, loa pin cầm tay, máy sưởi, tiền, đồ ăn, thức uống và nhất là cờ; hàng chục ngàn lá cờ vàng ba sọc đỏ thương yêu đã được phất cao ngạo nghễ. Người đi tham dự cũng là đóng góp. Ôi! Nói sao cho hết những đóng góp hy sinh cao quý này. Đó là sự xác định lập trường kiên quyết của người Việt Nam Tỵ Nạn Cộng Sản.
*
Anh chị Trần Trường,
Anh chị
nghĩ sao khi quỳ lạy ảnh Hồ Chí Minh và cờ đỏ sao vàng" Anh chị nghĩ sao khi quàng khăn đỏ cho con. Khi xuống ghe vượt biển, Anh Chị có mang những biểu tượng ghê tởm đó đi cùng"
Trong lịch sử dân tộc chưa từng có chuyện hằng triệu con dân Việt phải bỏ quê hương, mồ mả ông bà, bà con ruột thịt để ra đi mười chết một sống. Bao người đã bỏ thây nơi biển cả, chết ở biên giới, hải tặc…Vì sao" Và vì ai!
Anh Trần Trường còn nhớ trái trứng đã ném vào giữa mặt anh, anh đã vuốt mặt và giơ tay hô "Đả đảo cộng sản". Hình ảnh đó đã được anh Nghi Thụy thâu và truyền lên tất cả các đài TV. Anh cũng là diễn viên khi một cái quẹt má, 1 bãi nước bọt cũng khiến anh giả bộ bất tỉnh. Xe cứu thương phải đến nhiều lần đưa vào nhà thương và… anh được về nhà ngay. Có những bạn bè Anh đã hết lời can gián, giải thích mà không được, họ đã bỏ anh. Hiện giờ, bạn anh còn ai"
Lãnh sự quán CSVN có thể đãø muốn anh chị bị đổ máu, máu chảy càng nhiều càng tốt để bọn chúng hưởng lợi. Mưu chước không thành, giờ này, chắc họ đã liệng bỏ anh như là một quân cờ vô dụng.
Hôm nay là ngày đưa ông Táo về trời. Tết này, anh chị có làm lễ thờ cúng gia tiên"
Ngày này, mọi gia đình đều tề tựu đông đủ. Anh có về thăm lại bà chị ruột, người đã tuyên bố từ bỏ em ruột là Anh, khi thấy anh bỏ gia đình, bỏ bà con đi thờ lạy lá cờ máu"
Anh chị Trần Trường,
Tôi hy vọng giờ này anh chị đã hiểu ra lẽ phải. Hiểu ra để
trở về, nhận sự tha thứ từ những người thân yêu. Hiểu ra, để nuôi dạy cháu bé của anh chị nên người. Tôi vẫn nhớ cháu được anh chị đặt tên là Washington. Bây giờ, mỗi khi cầm tờ dollar có ảnh Tổng Thống Washington, tôi đã hiểu tại sao Anh Chị đặt tên con (bằng tuổi con tôi) là Washington.
Từng tỏ ý quan tâm tới đất nước, chắc anh Trần Trường cũng đã biết việc Chế độ Cộng Sản Việt Nam vừa dâng đất đai của tổ quốc thân yêu cho quan thầy Trung Cộng của chúng. Chúng sẽ chịu trách nhiệm với lịch sử.
Tôi tin chắc rằng ngày tàn của bạo quyền đã đến và ngày của những cánh chim Tự Do tung bay tìm về tổ ấm, ngày của kỷ nguyên "Tã trắng thắng cờ hồng", nói theo nhà thơ Nguyễn Chí Thiện..
Nguyễn Việt

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,836,753
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất, tác giả viết cho mùa Vu Lan.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Bài mới là chuyện mừng đón cháu ngoại sinh đúng ngày bão lụt ở Houaton, Texas.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông là nhà hoạt động văn hóa cộng đồng, là thầy dạy võ, và không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Với sức viết mạnh mẽ, vừa có thêm tới 7 cuốn sách mới đang ra mắt khắp nơi. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây, là bài mới viết cho mùa lễ Vu Lan.
Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của tác giả cho mùa Vu Lan 2017 giống như bông hồng đỏ dành cho một bà mẹ vẫn tiếp tục sống vui sau cuộc bể dâu thời hậu chiến bi thảm.
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016) và năm thứ hai được giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả (2017). Hiện ông đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bài được chuyển đến bằng điện thư. Mong Lanh Nguyễn tiếp tục viết và vui lòng bổ túc phần sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Cô đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, trong một thành phố ít người Việt cư trú. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến