Hôm nay,  

Ông Ba Đau Khổ

06/03/200200:00:00(Xem: 316149)
Bài tham dự số: 2-474-vb40219
Tác giả tên thật là Nguyễn Tân, 60 tuổi, cựu sĩ quan, định cư tại thành phố Glendale, hiện làm việc tại một dịch vụ di trú ở Los Angeles. Khi còn ở Việt Nam thường làm các bài thơ châm biếm chế độ một cách kín đáo đăng trên các báo , sau bị cấm viết.

Con chó Lucky nuốt miếng thịt bò kêu ực một tiếng, chẳng cần qua " thời kỳ quá độ " nhai, xong đưa mắt hau háu nhìn ông Ba, chờ ông đưa miếng khác. Ngay cả khi sắp nuốt nó cũng nhìn ông như muốn nhắc nhở ông đừng quên nhiệm vụ.
Không hiểu sao con chó này ăn nhiều như vậy. Suốt đời nó hình như chẳng có cái khoái nào khác hơn là ăn. Nếu con người ta ở Mỹ mà chỉ có mỗi cái khoái ăn như nó thì thật là hạnh phúc. Nhưng ở Việt Nam không phải như vậy đâu nghe! Nghĩ đến đây, ông Ba định đưa thêm cho nó một miếng thịt, bỗng bỏ tay xuống, làm con chó nhép nhép miệng nhìn ông một cách bực mình. Mặc kệ nó. Ông chiều ý con bé Lai săn sóc con chó, chớ chẳng ưa con chó chút nào cả. Ông nghĩ đến con Bích La, con chó mà ông xem như một người thân, nhưng không thể đem nó đi theo được.
Ông Ba còn có tên là Ông Ba Đau Khổ vì vẻ mặt ông lúc nào cũng đăm chiêu, nhăn nhó, dù ông rất hiền và dễ tánh. Sau khi vợ con đều chết vì một trái đạn pháo kích của "giải phóng" rớt trúng nhà, ông sống cô độc một mình trong cái chòi nhỏ ở Gò Vấp bằng nghề đạp xích lô.
Gần ngày 30 tháng 4 năm 1975 ông nghe lời người ta, bán chiếc xích lô. "Rồi đây không ai làm tôi mọi cho ai cả. Ai là người ngồi phè phỡn trên xe để người kia đổ mồ hôi ra đạp. Vả lại với khoa học kỹ thuật tiên tiến, ai dùng loại vận chuyển thô sơ này nữa". Các người lạ từ đâu thỉnh thoảng ghé vào xóm rỉ tai như vậy. Ông không ưa gì những người này, nhưng ông nghĩ mình phải theo thời, không lẽ nhà nước tương lai cấp cho mỗi người dân một cái ô-tô con mà ông lại giữ chiéc xích lô.
Nhưng sau ngày "giải phóng", cũng như phần lớn những người dân trong xóm, ông càng ngày càng nghèo đi, phải kiếm sống bửa đói bửa no bằng cách làm các việc lặt vặt cho những gia đình lân cận. Có thể nói ông là người nghèo nhất Việt Nam, nghèo hơn cả những người ăn xin vì những người này có tiền đánh chén sau một ngày lao động không vinh quang chút nào cả, bằng cách ngửa tay trên các vỉa hè, còn ông thì không chịu đi ăn xin.
Việc nhậu nhẹt là việc ông ít khi mơ tưởng đến cho đến một hôm xin được một con chó nhỏ. Ông định nuôi con chó này làm bạn qua ngày, đợi đến khi nó đủ da đủ thịt làm một bửa nhậu trả lễ cho những kẻ từng đãi ông ăn. Thật ra ông có thể nuôi con gà, con vịt để trả lễ, nhưng xóm ông ở là xóm có " truyền thống " ăn thịt chó, nên ông muốn chiều ý họ. Họ nói thịt chó ăn mát, có nhiều vị thuốc, lại "bắt" rượu. Ông nghĩ con chó này chắc cũng phải tốn một lượng ba-xi-đế đến ba lít, nên ông đặt tên nó là Ba Lích. Sau đó theo lời Năm Xuân, kẻ hay chữ nhất trong xóm, ông sửa lại tên con chó thành Bích La, nói lái hai chữ Ba Lích.
Chỉ trong vòng mấy tháng Bích La đã có da có thịt thấy rõ. Không biết nó lấy da thịt này ở đâu ra vì ông cũng chẳng có gì để bỏ vào miệng cho tạm đầy bụng, nói gì đến việc cho chó ăn. Con chó càng lớn trông càng dễ thương. Nó làm đủ trò khiến ông Ba rất vui. Tối lại nó trèo cả lên giường. gát đầu vào chân ông ngủ. Có ai đến lớn tiếng với ông, nó gầm gừ với người đó như sẳn sàng chết để bênh vực ông. Vậy nên mỗi lần nghĩ đến việc định nuôi nó để ăn thịt, ông thấy mình tàn nhẫn quá và càng thương nó hơn.
Một hôm Bích La vắng nhà nguyên hai ngày. Khi về nó "dắt" theo một con bé chừng 7 tuổi, da trắng tóc vàng mắt xanh, mặt mày nhem nhuốc, áo quần lôi thôi. Con bé theo con chó vào nhà và nhìn ông ăn cơm. Ông nhường phần cơm vô cùng đạm bạc lại cho con bé. Ăn xong nó ngủ một giấc đến chiều. Chạng vạng tối con bé đi ra ngoài, nửa giờ sau trở về bày lên chiếc giường tre đủ thứ đồ ăn như bánh mì, khoai , chuối... Ông hỏi nó lấy các thứ này ở đâu ra. Con bé nói nó xin của mấy ông ăn xin. Ông la và đuổi nó đi, nhưng hôm sau nó lại làm y như cũ. Ông mặc kệ, coi con bé như một con chó thứ nhì. Ông sửa soạn cho con bé một chỗ ngủ cạnh ông. Tối tối nó ôm con chó ngủ. Ông không hề thắc mắc nó là con ai, từ đâu đến, tại sao con chó lại gặp con bé và "dắt" nó về. Ông chỉ biết nó là "tàn dư của đế quốc Mỹ", một đứa con lai.
Trước kia ông đi xích lô, gặp mấy anh "đế quốc" này, cũng có anh ba trợn thật, nhưng phần đông đều tử tế, thường cho ông thêm tiền; chớ không như mấy anh "giải phóng", hay đi xe chùa, nói là đi công tác. Bây giờ mình có nuôi con nhỏ lai này cũng là để trả ơn, biết đâu một trong những anh "đế quốc" cho thêm tiền mình là cha con bé này. Ông nghĩ vậy và đem mấy người chứng ra phường nhận con bé làm con nuôi. Ông sắm cho nó một khay thuốc lá và kẹo bánh để nó mang đi bán rong.
Bé Lai càng ngày càng lớn, ngoan và xinh. Lúc bấy giờ là khoảng thời gian có chương trình con lai được đi định cư tại Mỹ. Người ta đổ xô đi tìm con lai, đi mua con lai. Người ta giữ con lai như giữ của gia bảo, có khi chúng bị nhốt như nhốt tù. Có nhiều người đến gạ gẩm ông Ba bán bé Lai cho họ. Họ nói họ có nhiều cách "sang tên" và chịu trả những món tiền mà ông Ba không bao giờ dám mơ ước đến, lại đem những quần áo đẹp và đủ thứ quà cáp đến dụ bé Lai, nhưng cả ông Ba và bé Lai đều không chịu. Hai người đã quen sống với nhau, xem nhau như ruột thịt rồi. Vả lại, bộ ông không biết đi Mỹ sao"! Những ngươì mua bé Lai không được, đâm ra cáu. Có người nói càng:
- Ông đã trên 70 rồi, ai mà cho ông đi. Ông qua bên đó báo đời Mỹ hả "!
Có người lại rất bất lịch sự:
- Ông Ba Đau Khổ ơi, ông đi Mỹ uổng quá! Để dành cho người khác.
Ông Ba giận lắm và càng quyết chí đi Mỹ. Ông phải làm một cuộc đổi đời cho chính mình. Sống trong bất cứ chế độ nào, thực dân, quốc gia, xã hội chủ nghĩa, ông đều thuộc loại mạt rệp. Mấy thằng cha thuộc loại như ông, sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, có người được ngồi bàn giấy dù không biết chữ, làm ông này ông nọ, có người làm lớn cho đến ngày nay, cũng có người chỉ làm vài tháng rồi nằm nhà chưởi: " Tổ cha tụi xét lại! Bác Hồ còn sống, đâu có thế này". Nhưng dù sao họ cũng đã có ít nhiều danh phận; riêng ông vẫn là Ông Ba Đau Khổ. Ông thấy chỉ có nước Mỹ mới có thể thay đổi phần đời còn lại của mình, dù là một phần đời ngắn ngủi. Ông càng quyết tâm đi Mỹ hơn khi Nam Sún từ Mỹ về thăm quê hương. Chỉ mới cách đây hai năm anh ta còn thuộc loại cùng khổ trong xóm này; hôm nay từ Mỹ trở về, Năm Sún đã trở thành một Việt Kiều hết sún và hết hom hem. Anh ta đi thăm khắp xóm với bộ đồ ngắn rất xuề xòa, nhưng càng xuề xoà trông anh ta càng giống Việt Kiều. Sau đó Năm Sún ngả nguyên một con bò đãi chòm xóm. Vai mang máy ảnh, tay cầm chai nước lọc, lưng thắt túi Viêj Kiều, Năm Sún đi tới đi lui, chỉ huy người này xào món này, người kia nấu món nọ trong những cái chảo lớn, trông thật oai. Dù đã 40 tuổi, nhưng Năm Sún cũng được mấy cô 17,18 nhìn với cặp mắt ái mộ và đắm đuối. Nhưng anh ta đâu thèm để mắt đến họ. Anh ta về thăm xóm cùng với một cô rất trẻ đẹp, má phấn môi son, mà anh ta mới vừa quen ở thành phố Hồ Chí Minh. Oai hơn nữa, Năm Sún được phường mời dự họp về đầu tư, ngồi ngất ngưỡng bên cạnh ông chủ tịch. Nghe nói bên Mỹ Năm Sún giàu lắm, làm chủ đến . . . hằng mấy chục siêu thị !


Sau khi quyết chí đi Mỹ, ông Ba tìm Hai Nuôi. Hai Nuôi là luật sư vườn nhưng rất có khã năng, nhất là khã năng làm giấy tờ giả và lo lót. Với một củ khoai lan hay bằng cách vẽ trên giấy quay roneo, Hai Nuôi có thể làm bất cứ khuôn dấu nào. Về việc lo lót, Hai Nuôi thường khoe:
- Chỉ có tội chính trị là tôi không lo được mà thôi, còn tất cả các tội khác tôi đều lo được. Làm chính trị là làm mất nguyên cả cái mạng, cả nồi cơm của mấy chả, làm sao lo được.
Đặc biệt trong dịch vụ làm hồ sơ con lai, ai không có tiền trả công, Hai Nuôi cho thiếu chịu, khi qua đến Mỹ gởi về trả. Không có ai gạt anh ta cả, có khi còn trả gấp đôi, gấp ba.
Hai Nuôi đã "đầu tư" trong lãnh vực này và đã làm được một ngôi nhà khang trang.
Sau khi nghiên cứu hồ sơ của bé Lai, Hai Nuôi suy nghĩ một lát rồi nói:
- Ông nói bé Lai theo con chó về nhà ông rồi ông nuôi nó cho đến hôm nay" Nghe cứ như là bé Lai từ dưới đất chui lên ở với ông. Mẹ nó đâu, sao không đi tìm nó"Tình ngay, lý gian. Việc như vậy không mấy thuyết phục nhân viên phỏng vấn đâu.
Ngừng một lát, Hai Nuôi nói nhỏ:
-Tôi sẽ làm cho nó một giấy khai sinh. Mẹ ruột nó là con ông. Ông là ông ngoại nó. Mẹ nó đã chết, nên ông là người thân gần nhất.
Ông Ba nói:
-Tôi ít chữ nghĩa. Trăm sự nhờ anh. Về tiền nong, anh cho tôi nợ. . .
-Chuyện nhỏ.
Vậy là mấy tháng sau ông Ba và con bé Lai đậu phỏng vấn. Mọi cái liên quan đến việc ra đi đều được giải quyết xong xuôi, chỉ có vấn đề con Bích La. Ông không biết nên để con Bích La lại cho ai. Xóm này toàn là dân nhậu. Họ nhậu đủ loại thịt như thịt rắn, thịt chuột, có khi cả thịt bọ cạp và những con vật kỳ lạ khác. Họ nói chỉ trừ con bù-lon là họ không ăn mà thôi. Để con Bích La lại cho họ cũng như tuyên án tử hình nó. Chưa chi mà họ đã đề nghị:
- Ông Ba Đau Khổ này! Ông muốn đem con chó đi hả ! Dễ ợt! Ông giết thịt nó đãi chòm xóm, rồi lấy bộ lông và cái đầu nhồi bông gòn đem đi.
Con bé Lai nghe nói vậy ôm con chó khóc nức nở, nói không muốn đi Mỹ nữa. Ông suy nghĩ nát óc mà cũng không biết giải quyết vấn đề con chó như thế nào. Cuối cùng có người đến hứa nuôi con chó cho đến khi nó chết già, nhưng xin ông mỗi tháng gởi 30 đô cấp dưỡng cho con chó. Ông bằng lòng.
Sau khi giao con chó, ông và bé Lai bùi ngùi lên đường đi Mỹ. Họ ra đi mà lòng buồn rười rượi vì nhớ đến con chó, "thân nhân" duy nhất của họ còn ở lại.
Ông và bé Lai qua Phi-Líp-Bin ở tám tháng rồi lên đường đi Mỹ. Người ta đưa ông và bé Lai vào ngồi hẳn trong chiếc Boeing 747 rồi mà ông vẫn còn tưởng đang ở trong phòng đợi. Ông cứ tưởng lên máy bay là phải ra ngoài bãi đậu, leo lên cầu thang rồi chui vào. Ông không ngờ lên máy bay khỏe re như vậy. Bắt đầu từ đây ông gặp toàn những chuyện mới lạ, khó hiểu, chẳng thích hợp với ông chút nào cả.
Thế là ông và bé Lai đã thực sự được định cư tại Mỹ. Thấm thoát hai người đã ở đây ba năm rồi. Ông được lãnh tiền già; Bé Lai được hưởng trợ cấp và đi học. Hằng tháng ông gởi cho con chó Bích La 30 đô, có khi hơn. Mới đây ông nhận được những bức hình chụp Bích La có thắt nơ ở cổ, trông rất lạ và dễ thương. Tuần vừa rồi ông rất vui và cảm động nhận được tấm hình chụp Bích La có ghi mấy chữ: "Ông Ba và chị Lai thân yêu. Bích La nhớ hai người lắm!".
Bé Lai nay đã là một cô gái mang tên Cindy. Theo giấy tờ, ông là ông ngoại của nó, nhưng nó vẫn gọi ông là "Daddy". Trong thời gian hai năm đầu ở Mỹ Cindy rất ngoan. Nó nói nó nhớ con chó Bích La, ước gì có Bích La ở đây để ăn đồ Mỹ. Nó nói nó nhớ hàng xóm, chỉ muốn về ở hẳn Việt Nam. Nhưng sau đó nó bỗng nhiên trở chứng như đi học thất thường, có nhiều bạn bè, có khi đi chơi suốt đêm. Bạn bè nó tới nhà gặp ông giống như gặp cái cột nhà, chẳng thèm chào hỏi gì cả. Ông nói việc này với Cindy, nó nhún vai, cười khẩy:
- Đa-đì ơi! Mỹ chớ đâu phải Việt Nam. Con cũng đâu có chào hỏi ai.
Ông nói:
- Thôi cũng được, nhưng con gái đi chơi nhiều không hay đâu. Rủi có chuyện gì. . .
- Làm sao có chuyện gì được. Trường con có cắt nghĩa và bày nhiều cách lắm...
Nó lại nhún vai và cười khẩy. Tuy rất thương nó, nhưng ông cũng bực mình, chỉ muốn mắng nó một trận. Ông nghe nói đa số con lai qua Mỹ khá nết na và thành công, không hiểu theo cái đà này, tương lai Cindy sẽ ra sao. Ông luyến tiếc những ngày đã qua. Còn đâu nữa con bé Lai mặt mày nhem nhuốt ôm con chó Bích La ngủ; còn đâu nữa những buổi chiều bé Lai trở về nhà, bày những thức ăn trên bàn mời ông; còn đâu nữa những tiếng "Dạ, thưa" mỗi khi ông nói chuyện với nó. Ông ước gì nó cứ trẻ con mãi như trước đây.
Cindy vẫn thích chó. Một hôm nó mang đâu về một con chó. Tối lại nó nằm ôm con chó ngủ, trông thật chướng mắt vì con chó to quá. Sáng hôm sau Cindy nói với ông Ba:
-Đây là con Lắc-Kỳ. Đa-đì nhớ đây là Lắc-Kỳ, chớ không phải Bích La đâu. Nó ăn nhiều và ăn sang lắm.
Cindy lấy trong cặp ra đủ thứ đồ ăn dành cho chó và bảo ông lần sau nhớ mua những thứ này.
Ông Ba không thích con chó này vì nó "hách" quá. Nó cứ làm như ông đi ở cho nó. Ông chưa kịp đưa đồ ăn, nó đã nhúc nhích cái miệng như càu nhàu. Ông lỡ tay làm rớt đồ ăn, nó hất hất cái mõm và nheo nheo hai mắt giống như chê ông vụng về. Nhưng ông đành phải chiều ý nó, nghĩa là chiều ý Cindy. Tại xứ Mỹ này ông chẳng còn người thân thích nào ngoài Cindy. Nếu nó bực mình... xin đi, chắc ông phải vào viện dưỡng lão, chớ còn biết ở đâu bây giờ. Nghĩ đến đây ông vội lấy lòng con chó bằng cách đưa cho nó một miếng thịt lớn, xong gọi với vào nhà trong:
- Xin-Đi ơi, con chó no rồi. Bây giờ tắm cho nó được không"
Cindy cằn nhằn:
- Con đã nói nhiều lần rồi. Đừng có gọi là Xin-Đi, nghe giống như nói giỡn. Gọi là Xin-Đì. Tiếng Mỹ cũng có . . . dấu mà!
- Vậy... vậy tao gọi con chó là Lắc cái gì, quên mất rồi "
- Lắc-Kỳ.
Ông ba lẩm bẩm:
- Lắc. . . Gì Xin Đi, à Lắc-Kỳ Xin-Đì. Khó nhớ thiệt! Thôi, mầy coi con Lắc... Lắc -Kỳ để tao đi gởi tiền về cho con Bích-La.
- Bây giờ mà Đa-đì còn gởi tiền cho nó sao" Thật là chuyện ruồi bu.
*
Ông Ba thở hổn hển leo lên con dốc trên đường Alpine và đi về phía phố Tàu. Khi đến đường Broadway ông gặp nhiều người cùng ở chung cư với ông, phần nhiều là người Tàu. Ông định chào họ và họ cũng định chào ông, nhưng rồi hai bên đều ngó lơ đi nơi khác. Thật ra họ cũng muốn chào ông một cái cho phải phép vì là chỗ láng giềng; nhưng thấy mặt ông có vẻ khó đăm đăm như không muốn giao thiệp với ai cả, nên họ lờ đi. Phần ông, khi nhìn thấy họ, ông cũng muốn chào, nhưng chỉ sợ họ không chào lại. Ông định băng qua đường, nhưng giật thót mình vì nghe có tiếng gọi:
- Ông Ba Đau Khổ ! Ông Ba Đau Khổ !
Thật là lạ! Đây là lần đầu tiên sau khi bước chân dến Mỹ, ông nghe có người gọi mình như vậy. Ông dừng bước nhìn quanh. Một người đàn ông đang đứng trên lề đường tươi cười nhìn ông. Ông mừng rỡ kêu lên:
- Năm Xuân! Qua đây hồi nào vậy"
- Cả năm rồi.
- Xóm mình có ai qua nữa không"
- Chẳng ai cả.
- Bà con cũng bình yên hết chớ"
- Bình yên.
- Con Bích La của tôi khoẻ không"
- Bích La nào"
- Thì con chó của tôi gởi cho Sáu Liệt đó.
- Tôi nhớ ra rồi. Bộ ông không biết sao" Ông đi chừng hai ngày thì nó biến đâu mất. Nghe nói nó chạy rông, bị mấy thằng võ trang của phường bắn làm thịt.
Ông Ba nghe Năm Xuân nói như nghe tin có thêm một trái đạn pháo kích nữa của "giải phóng" rớt trúng nhà ông.
BỒ TÙNG MA

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,272,895
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ. Năm 2007, cô nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.” Chỉ ít tuần sau đó, cô “chạy” đủ giấy tờ đón ba má từ Việt Nam dự lễ phát giải. Tiếp theo, từng bước, hồ sơ bảo lãnh gia đình được hoàn tất và từ 2011, ba má và vợ chồng người em trai đã chính thức định cư, đoàn tụ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ tư của ông.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài viết mới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài viết mới.
Tác giả là một cựu sĩ quan Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, đã nhận giải tác phẩm xuất sắc Viết Về Nước Mỹ 2006 với truyện kể về hai chàng sĩ quan Mỹ gốc Việt thuyền nhân: "Thế và Tôi." Sau đây là bài mới nhất của chàng.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài gần đây của ông là chuyện khởi nghiệp, dựng ngiệp rồi giữ nghiệp trên đất Mỹ. Sau đây, thêm bài viết mới nhất.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà là chuyện về những kỷ vật của một cô học trò Đà Nẵng buổi giao thời.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài viết mới của Đoàn Thị cho tháng Tư năm nay là một chuyện tình. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Nhạc sĩ Cung Tiến