Hôm nay,  

Về Quê Ăn Tết

25/02/200200:00:00(Xem: 234117)
(Viết tặng Mẹ tôi nhân dịp Tết Nhâm Ngọ sắp đến)
Bài tham dự số: 2-469-vb30212

Tác giả Hướng Dương là một kiến trúc sư, hiện làm việc tại Los Angeles County. Ông cũng từng là một trong những huynh trưởng trong ban chấp hành của Tổng Hội Sinh Viên VN tại Nam Cali và trước đây, từng là người điều hợp việc tổ chức Hội Chợ Tết Sinh Viên một số năm trước đây.


Mẹ tôi qua Mỹ trên 5 năm rồi nhưng năm nào Mẹ cũng muốn về quê mình ăn tết với con cháu, nhất định không chịu ở lại Mỹ ăn Tết. Cho dù nơi chúng tôi ở là một thành phố miền Nam California cũng có nắng ấm, có chợ hoa, có hội chợ Tết xôm tụ, có đủ thứ thức ăn Việt Nam ê hề, người Việt vẫn thoải mái giao tiếp với nhau bằng tiếng Việt. Có thể nói là ngay cả cái không khí Việt Nam, cái "hồn Việt" vẫn bao phủ khắp khu vực Little Saigon của người Việt nam tại Mỹ. Vậy mà mẹ tôi vẫn chỉ thích về quê ăn tết. Nhiều người Việt cũng muốn vậy.
Thiệt tình là tôi không biết từ lúc nào người Việt Nam của mình lại có cái tục lệ về quê ăn Tết " Có lẽ đây cũng là một bằng chứng cho thấy dân mình chịu ảnh hưởng của Tàu" Không đúng. Tôi thấy dân Tây, Mỹ hay Mễ gì cũng thích về quê ăn Thanksgiving (Lễ Tạ ơn), đón mừng Giáng Sinh (Xmas hay Noel) và …Tết Tây với gia đình nữa kia mà. Vậy thì "Về quê ăn Tết" đã trở thành một "tục lệ" quốc tế có tính "toàn cầu" từ ….khuya rồi, phải không bạn" Vì vậy, năm nào tôi cũng phải chuẩn bị mua vé máy bay cho mẹ tôi về quê ăn Tết để mẹ tôi có được niềm vui trọn vẹn trong mấy ngày Tết. Mấy công ty du lịch (travel agency), mấy hãng máy bay ỡ hải ngoại và kỹ nghệ du lịch tại Việt Nam có lẽ ủng hộ cái "tục lệ" này nhiều nhất. Vì thế, cho dù giá vé có mắc hơn nhưng có lẽ người Việt xa xứ nào cũng thích về quê ăn Tết, nhất là sau khi Việt Nam "mở cửa" và ngày càng thoải mái hơn trước.
Thế hệ thứ nhất dẫn thế hệ thứ hai và thứ ba về thăm "cội nguồn". Già hay trẻ, ai cũng có lý do, có niềm vui khi về quê ăn Tết. Sum họp gia đình, đoàn tụ với người thân, tha hồ hàn huyên tâm sự với đủ chuyện cũ - mới, lê la ăn uống thỏa thuê từ nhà này sang nhà khác, phố xá rộn rịp, lòng người hân hoan, cảnh xuân tươi sắc với trăm hoa đua nở… Bấy nhiêu niềm vui đó đã làm tăng thêm háo hức, vẽ ra thêm biết bao hấp dẫn cho chuyện về quê ăn Tết. Với mẹ tôi, lý do khiến mẹ muốn về quê ăn Tết rất giản dị: Mẹ tôi còn có 6 đứa con và một thằng cháu Nội (con của em trai tôi) ở quê nhà kia mà. Thực ra là chỉ có một mình tôi sống ở Mỹ. Họ hàng bên ngoại của tôi đều ở Việt Nam nên Tết đến, Mẹ chỉ muốn về quê ăn Tết với con cháu, bên chị bên em, thăm nom mồ mã của ba tôi và ông bà nội & ngoại. Niềm vui của một người già giản dị đến như thế thì làm sao tôi có thể ngăn cản" Ngay như chính bản thân tôi khi nghe tiếng pháo, nhìn thấy bánh chưng - bánh tét, phong bao lì xì …là tôi cũng muốn về quê ăn Tết kia mà. Xa nhà, xa xứ, ai mà không nhớ chứ "

Lần đầu tiên ăn Tết xa nhà, xa xứ là lúc mà tôi vừa chân ướt, chân ráo đặt chân lên trên đảo tị nạn Pulau-Bidong. Chung sống với nhau trên một hoang đảo giữa biển trời Malaysia, trong những căn nhà lợp tôn, giữa bao khó khăn chật vật và tương lai mù mịt trước mắt, người Việt Nam vẫn cố giữ tục lệ ăn Tết. Họ tạo ra tiếng pháo "độc nhất vô nhị" bằng cách đập những thanh củi vào mái tôn liên tục dòn dã tựa như pháo nổ đêm Xuân. Họ vẫn tấp nập rủ nhau đón Giao Thừa trên chùa Từ Bi, trong giáo đường, giữa lớp học và trên bãi biển khu F. Họ vẫn gửi đến nhau những lời chúc tụng tốt lành nhân dịp Năm Mới và vẫn muốn bày tỏ ước nguyện được "về quê ăn Tết"!
Tết đầu tiên trên đất Mỹ vẫn có bánh tét - bánh chưng, thịt kho - dưa giá, củ kiệu - tôm khô, có pháo - lân - hội chợ Tết. Vậy mà tôi vẫn không sao quên được Mẹ và các em tôi, vẫn nhớ nhà, nhớ không khí Tết bên nhà, vẫn thích được "về quê ăn Tết"! Khi tôi đứng ra tổ chức hội Xuân Sinh viên ở sân trường Golden West College, tôi vẫn muốn tái tạo lại bối cảnh và không khí Tết ở quê nhà.
Bên cạnh những carnival rides cho trẻ em, Hội Xuân của sinh viên chúng tôi có tiết mục "Trẻ em mặc quốc phục đẹp" nhằm khuyến khích các em mặc những bộ áo quần thể hiện truyền thống dân tộc. Khi lì xì cho các em, nhìn các em xúng xính trong từng kiểu áo 3 miền Nam - trung -Bắc, áo dài khăn đống, áo bà ba, áo tứ thân…, chúng tôi thấy vui và thích thú làm sao trong suốt 3 ngày làm hội chợ Tết vất vả, hầu như đứa nào cũng quên hết cực nhọc. Các em còn được khuyến khích tham gia vẽ tranh, viết văn miêu tả ngày Tết với gia đình hay nói lên mơ ước tương lai của các em. Nhìn mấy tấm tranh, đọc mấy bài viết của các em, chúng tôi mới thấy lạc quan, tin tưởng vào tiền đồ tương lai dân tộc mình. Bạn bè thuộc nhiều nước khác nhau vẫn tấp nập bên những gian hàng bán thức ăn Việt Nam quen thuộc, như chả giò, bì cuốn, nem nướng, nước mía, chè các loại. Đây là cơ hội cho chúng tôi giới thiệu với mọi người về văn hoá & nghệ thuật Việt Nam.
Trong cuộc sống nơi xứ người, chúng tôi vui vì đã làm hết sức mình để nhiều người Việt Nam không thể về quê ăn Tết nhưng vẫn có thể đón Xuân ăn Tết trong một không khí ít nhiều vẫn nồng đượm tình tự dân tộc, vẫn có dâng hương nhớ đến Tổ Quốc và Tổ Tiên, nhớ đến những người đã có công với xứ sở, nhớ đến ông bà và những người thân đã khuất. Chúng tôi vẫn có thể đốt pháo, xem múa lân, mừng tuổi bậc cao niên và lì xì cho trẻ con. Nếu đàn ông trung và lão niên tụ tập trước cuộc thi cờ tường thì thanh niên lại rủ nhau xem thi nhảy bao bố, kéo co, hay các giải thể thao, nhiếp ảnh nghệ thuật. Phụ nữ họp mặt đông đảo xem thi cắm hoa và trưng bày hoa trái ngày Tết.
Aên Tết, chúng tôi vẫn thích chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiều diễm của thiếu nữ Việt Nam trong những tà áo dài thướt tha nên sẳn sàng "miễn phí" (free admission) cho tất cả những ai mặc quốc phục Việt Nam đến hội Xuân. Sân khấu cũng nhộn nhịp tiếng pháo, tiếng trống, lân - rồng và sư tử mùa hát tưng bừng trong những bài ca mừng Xuân. Nhờ đó, người Việt khắp nơi có dịp tụ họp về đây vui Xuân, ăn Tết với nhau thật rộn ràng, nhộn nhịp. Lúc đó, chưa có mấy ai dám về Việt Nam ăn Tết nên những hội chợ Tết như vậy bao giờ cũng tấp nập, không như bây giờ ai nấy cũng chỉ thích được "về quê ăn Tết" ! Phố Bolsa hôm nay có nhiều chợ hoa với đủ loại cây kiểng hơn trước. Chợ Việt Nam bây giờ cũng trưng bày đủ loại hàng Tết từ Việt Nam đem qua, giá rẻ, chất lượng hơn bên nhà nhưng dường như phố chợ vẫn không đông vui hơn được khi mà khá nhiều người Việt chỉ muốn được "về quê ăn Tết"! Không sao ngăn cản ai "về quê ăn Tết" được khi mà chúng ta vẫn còn có người thân ruột thịt bên nhà. Với thế hệ di dân thứ nhất này, Việt Nam mãi là quê hương của chúng ta kia mà.

Lần đầu tiên tôi được "về quê ăn Tết" cũng là năm mà Mỹ vừa tái lập bang giao với Việt Nam. Ngay tại phi trường Tân Sơn Nhất, một cô hải quan đã vui vẻ nhắc khéo tôi chớ quên lì xì cho cô ấy. Một anh phụ giúp Mẹ tôi kéo xe hành lý ra cũng mừng tuổi Mẹ tôi và xin ngay một tờ năm dollars gọi là lì xì.
Ra khỏi sân bay, tôi cảm nhận được cái không khí ngày Tết quen thuộc năm nào qua cách ăn mặc của dân Saigon trong mấy ngày cận Tết này. Hình như ai cũng có vẻ mặt hớn hở, tươi vui hơn, hối hả hơn. Xe cộ nhiều hơn, bóp còi inh ỏi hơn và kẹt xe cũng nhiều hơn. Nhà cũ của tôi ở Xóm Gà nằm ở ngã tư Lê quang định và Ngô tùng Châu (bây giờ đổi thành Nguyễn Văn đậu), thuộc quận Bình Thạnh, Saigon. Tôi thật sự không biết tại sao người ta gọi là "Xóm Gà" khi mà tôi sống ở đây suốt 27 năm nhưng hiếm khi nào được nghe tiếng gà(trống) gáy ! Cảm giác đầu tiên của tôi là đường xá bây giờ trông chật hẹp hơn, có lẽ do xe cộ và người đông đúc hơn mà người ta lái xe cũng …ẩu hơn. Trường Thiên Ca của mấy bà sơ dòng Phăngxicô ở ngay ngã tư Xóm Gà là ngôi trường đầu tiên màtôi đã cắp sách đến học. Sau 1975, trường đã thuộc về Nhà Nước, đổi tên thành trường Nguyễn Văn Bé và cũng là ngôi trường mà tôi đã dạy cho đến ngày vượt biên. Bây giờ, trường sửa sang lại khang trang hơn. Trong khi con đường Nguyễn Văn đậu ngay trước mặt lại lầy lội với quá nhiều ổ gà, ổ voi! Cư xá Thanh bình bây giờ chỉ còn vài gia đình kỳ cựu, đa số là những người mới từ nơi khác đến.


Một ông cán bộ tập kết về hưu lại nhà nói chuyện rất thoải mái với tôi về chuyện hôm nay và tương lai. Bây giờ ông phải sống bám vào một sạp bán hàng rong ngay trước nhà của vợ ông. Chiều 23 Tết, trong khi Mẹ tôi chuẩn bị đưa ông Táo về Trời thì anh công an khu vực đến chào thăm hỏi mẹ tôi trước khi anh lên đường về quê ăn tết ở tuốt luốt miệt Quảng Ninh. Anh không ngần ngại xin mẹ tôi chút ít lì xì để mua quà về cho gia đình. Thật khác xa với anh CA khu vực trước kia mà gia đình tôi lúc nào cũng phập phồng lo sợ mỗi khi thấy bóng dáng của anh ta. Tối hôm đó, một ông vốn "nằm vùng" lại đến khoe khoang khoác lác về chuyện ông vừa gả con gái cho một Việt kiều từ Canada về quê ăn tết. Thấy ông ta thích bàn chuyện chính trị theo hiểu biết qua sách báo mà tôi chỉ muốn được "về quê ăn Tết" thật sự nên tôi đành phải tránh né ông ta suốt mấy ngày Tết.
Tôi vui làm sao khi đi dạo trên những con đường Hai Bà Trưng, Nguyễn Huệ, Lê Lợi…, đi chợ Bến Thành, Tân định, Bà Chiểu. Tiếc làm sao khi mà chợ hoa Nguyễn Huệ đã bị dẹp bỏ, dời về mé sông dọc Bến Bạch đằng vừa chật hẹp, vừa thiếu cái không khí vui tươi của một chợ hoa ngày nào. Tôi đến công viên Dầm Sen để tìm kiếm "hồn Xuân" nhưng ở đó lại mang dáng dấp của một mini Disneyland với lối thiết kế (design) quá nhiều lai tạp, hỗn độn, chưa hình thành rõ nét một cái gì thật độc đáo, thật là Việt Nam.
Chiều 28 Tết, tôi cùng Mẹ và các em tôi đi chợ Bà Chiểu, qua từng sạp trái cây, tôm, cá… thì tôi mới thấy mẹ tôi giống như một con cá từ trong bồn kiếng thả về sông hồ. Mẹ tôi bước đi thật nhanh, nói cười hồn nhiên với mọi người, không giống như lúc mẹ còn ở Mỹ. Lúc ấy, tôi chợt hỉêu được vì sao mẹ tôi lại cứ chỉ muốn được "về quê ăn Tết". Chính vì vậy, mấy anh em tụi tôi xúm lại làm mọi cách cho mẹ tôi vui nhưng khổ nỗi Mẹ tôi lại chẳng muốn đi đâu và cũng không thích gì hơn là ở nhà lo cho các con có đuợc mấy ngày Tết vui vẻ. Có thế thôi!
Tết năm ấy, tuy tôi không còn được nghe tiếng pháo nhưng thích thú làm sao khi đựơc sống lại không khí Tết với gia đình thật đầm ấm trong mấy ngày Xuân. Mấy anh em quây quần bên mẹ, đứa chùi bộ lư, đứa chưng dọn bàn thờ, đứa chạy mua mấy chậu kiểng, như tắc, thược dược, hướng dương, vạn thọ… , đứa đi mua sắm bánh mứt, hay đưa mẹ đi chợ. Bà con, bạn bè tới nhà tấp nập, ăn uống phủ phê rồi lại rủ nhau đi coi chợ Tết.
Sáng mồng 1 Tết, mấy anh em tụi tôi theo mẹ đi chùa. Xóm Gà của tôi có nhiều chùa lắm. Từ chùa Pháp Vân, qua chùa Dược Sư, đến chùa Từ Thuyền, ghé chùa Già Lam, vô chùa Liên ứng - gần mộ ba tôi rồi lại viếng tịnh Xá Trung Tâm. Sau đó, cả nhà kéo nhau ra xin xăm ở Lăng ông Lê Văn Duyệt gần chợ Bà Chiểu. Về nhà ăn cơm chay xong là xúm lại mừng tuổi Mẹ tôi.
Chiều xuống, mẹ lại kéo chúng tôi đi chùa Vĩnh Nghiêm và Xá Lợi. Nhờ vậy mà tôi có thể thấy Saigon lúc ấy tuy chưa thật sự "gọn, sạch, đẹp" như những thành phố "hiện đại" khác; vẫn còn phải thay đổi nhiều hơn trong quá trình phát triển và đô thị hoá nhưng rõ ràng Saigon hôm nay đã là thành phố đẹp và lớn nhất nước. Dân chúng từ nhiều nơi đổ dồn về sống chen chúc trong một thành phố mà tôi có cảm giác là đang …"ngộp thở" vì quá nhiều …bụi, rác, tiếng ồn, nhà cửa san sát nhau, xe cộ chen chúc nhau.
Saigon hôm nay của tôi đã không còn cái không khí Tết quen thuộc như ngày xưa nữa. Một thời đã qua. Aâu cũng là theo bánh xe thời gian, có nuối tiếc cũng không thể giữ lại được những kỷ niệm của quá khứ. Người Saigon hôm nay bon chen quá, không thua gì dân California và rõ ràng là họ đang muốn chạy theo "nhịp sống" vội vã của "kinh tế thị trường". Còn tôi thì lại muốn được "về quê ăn Tết" thật sự!
Trên chiếc minivan thuê của người hàng xóm, chúng tôi đi về Mỹ Tho và Vĩnh Long ăn tết. Con đường quốc lộ 4 bây giờ đổi là 1 A hình như cũng nhỏ hẹp hơn là hình ảnh trong ký ức của tôi ngày nào. Ra khỏi Bình Chánh, tôi thấy nhiều nhà lầu mọc lên bên đường.
Qua cầu Bình điền rồi tới Bến Tranh, tôi muốn tìm mấy quán cháo lòng với món dồi heo "tuyệt cú mèo" ngày xưa nhưng bây giờ không còn nữa. Về tới Mỹ Tho, câu mợ tôi ăn tết thật đạm bạc, đơn sơ trong một túp lều tranh giữa một vườn cây ăn trái mất mùa.
Tôi thấy thương cho người nghèo như cậu mợ của tôi nhưng tôi vẫn chưa hiểu tại sao cậu mợ vẫn cứ muốn sống bám vào mảnh vườn mà chẳng chịu lên Saigon sống với mấy đứa em tôi" Có điều gì đó mà tôi chưa sao hiểu được về đời sống của những người gìa như mẹ và cậu tôi" Cậu biết tôi thích uống nước dừa là cậu leo lên hái ngay một buồng dừa. Mợ tôi biết tôi thích ăn canh chua cá bông lau, tép rim với nước dừa là mợ tất tả làm ngay cho tôi ăn trưa. Một nồi thịt kho và một keo dưa giá có lẽ là thức ăn chính cho cậu mợ suốt 7 ngày Tết; vậy mà cậu mợ vẫn lăng xăng lo cho mẹ và tôi đủ thứ. Cậu nói thật với tôi là cậu mợ chỉ tiêu xài tối đa là tương đương với 20 dollars Mỹ mỗi tháng thì đâu cần "xa xỉ" gì khác. Trước khi tôi về tới, cậu mợ đã cố chạy cho bằng được để có một bữa ăn "thịnh soạn" đãi thằng cháu "Việt Kiều". Tấm lòng cậu mợ dành cho tôi vậy đó. Ơû Mỹ làm sao tôi tìm được một tình cảm quý báu như vậy"
Cơm nươcù vừa xong, cậu đã giăng võng giữa 2 cây dừa cho tôi nằm nghĩ. Sau đó, cậu lại rủ tôi đi thăm bà con họ hàng. Người nào cũng mời ăn uống, riết rồi tôi phát hoảng, không ăn thì sợ bà con giận mà ăn thì không còn bụng nào chứa cho hết! Về quê ăn Tết kiểu này thì chắc là …bệnh luôn quá. Dạo phố chợ Mỹ Tho cũng chẳng thấy gì vì ai nấy đã nghĩ ăn tết. Mẹ tôi muốn về Cái Bè thăm mộ ông bà ngoại nhưng cậu tôi ngăn cản vì nghe nói Cái Bè đang tu sửa cầu đường, đi lại lúc này không tiện, chưa kể là phải vô tuốt trong vườn thì phải đi ghe mất cả nửa ngày đường. Cuối cùng, chúng tôi chỉ về tới chợ Cái Bè, vô nhà dì ba đốt mấy nén nhang cho ông bà ngoại rồi lại đi tiếp thôi. Cái Bè bây giờ tấp nập lắm, nhất là chợ nổi lớn không thua chợ nổi ngã bảy Phụng Hiệp ở Cần Thơ, hay cái chợ nổi ở Bangkok, Thái lan. Có điều Cái Bè phát triển mang tính "tự phát" chứ chưa có bàn tay quy hoạch gì của Nhà Nước.
Tôi qua Vĩnh Long thăm mấy cô chú của tôi. Dạo ấy chưa có cầu treo (suspension) như bây giờ mà vẫn phải chờ qua bắc Mỹ Thuận. Tuy chờ đợi lâu lắc nhưng vậy mà tôi lại thích. Thích đứng trên phà ngắm sông nước Tiền Giang. Thích coi mấy cô cậu bán hàng rong chào mời khách. Thích ngó mấy hủ đồ chua, mấy keo củ kiệu, thích ngửi mùi tôm & thịt nướng, thích coi mấy xâu chim & chuột treo lủng lẳng vừa thấy lạ, vừa thấy tội, vừa thấy ghê! Vậy mà đó là mấy món nhậu "số dách" của quê tôi đó, bạn ạ.
Chú tôi rủ tôi ra tiệm ăn nhưng cô tôi lại hà tiện, cứ muốn ở nhà nấu ăn vậy mà rẻ và vui hơn. Tôi theo cô tôi ra chợ ngay ngã ba Cần thơ. Hàng quán vẫn lụp xụp, bùn sình lầy lội, vệ sinh còn kém lắm. Ai có tiền nhiều thì mặt hàng bán ra nhiều loại hơn và "xịn" hơn. Ai nghèo thì dù chỉ một rổ rau, ớt, hành, ngò… hay một xấp vé số cũng là …buôn bán. Mấy cô mấy bà mặc áo quần đẹp ăn Tết cũng rất "tự nhiên" khi "xề" xuống một gánh chè, một nồi bánh canh, xì xụp húp ngon lành, chẳng hề mắc cỡ. Mấy ông nhậu say trong mấy quán rồi bước ra tỉnh bơ đứng "tiểu" bên bờ tường. Nhiều đứa con nít xum xoe vài phong bao đỏ lì xì với đám bạn đang chơi bầu-cua-cá-cọp, hay lô tô. Lâu lắm rồi mới thấy lại những hình ảnh quen thuộc của quê mình nên tôi vẫn nhớ và …buồn cười một mình. Tôi chỉ cho mẹ tôi những điều "buồn cười" ấy, hay kể lại cho mẹ tôi nghe thì mẹ tôi nói là tôi "…tào lao" quá. Với tôi, vậy mà …dễ thương, bởi quê hương của tôi là vậy.

Trở lại Mỹ, tôi cắm cúi "cày" nhưng thỉnh thoảng nhớ lại, như bây giờ ngồi viết lại, tôi mới thấy "về quê ăn Tết" như vậy mới thật sự là vui và thú vị. Có sống xa xứ rồi "về quê ăn Tết" một lần như vậy thì tôi mới hiểu lý do nào khiến mẹ tôi lại cứ thích "về quê ăn Tết"!
Cho dù quê tôi còn nhiều điều chưa được tốt đẹp, đồng bào tôi vẫn còn nghèo khổ lắm nhưng nơi đó vẫn là nơi mà tôi đã được dạy cho biết đó là quê hương tôi.
Quê hương là nơi mà chúng tôi vẫn nhớ, vẫn thương, vẫn muốn làm cho quê mình ngày càng khá hơn, vẫn muốn trở về sống trong tình làng nghĩa xóm tràn đầy yêu thương, vui vẻ.
Giá như Tết nào cũng có thể về quê ăn Tết.
HƯỚNG DƯƠNG
(12/12/2001)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,310,393
Khi nói về biên giới, ai cũng nghĩ đến lằn ranh chia đôi giữa nước này với nước kia, mà ít ai nghĩ đến cái biên giới giữa cái sống và cái chết
Hàng năm, tuy không hẹn trước nhưng vợ chồng tôi cứ nhắm chừng con heo đất hơi nặng là lật đật đập ra mua vé lơn tơn về Việt Nam
Lâu nay tôi bị khó chịu ở cổ, rồi bị đau luôn cái chân bên phải. Mỗi lần muốn nhấc chân lên để bước đi, dù chỉ là một bước ngắn cũng đã là khó khăn lắm.
Chưa vào hè, Ontario, Đông CA có ngày nhiệt độ trên 100 độ F. Từ tiểu bang Texas trải dài qua vùng Trung Tây mưa lũ, nước ngập tràn sông Mississippi.
Năm đó, tôi theo bạn dự lễ ở nhà thờ, tình cờ ngồi bên cạnh một ông cụ trông ốm yếu, ho hen.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My từ tháng 5/2019. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada. "Huế -Dallas" là bài viết đầu tiên kể về người chị và những kỷ niệm thời mới lớn của hai chị em tại Huế đã được phổ biến từ tháng Sáu 2019. Bài thứ hai, mới nhất, là một truyện tình khác thường, dữ dội như lời ca Phạm Duy, “Yêu người xong chết được ngày mai.” Nhân vật chính, một người nữ gốc Việt sinh tại Hoa Kỳ, và một chàng Argentina. Họ gặp nhau trong lễ hội hóa trang tại Venice. Chuyện được nàng và chàng trực tiếp kể bằng lời tự sự, cho thấy cách viết độc đáo của tác giả. Mong bà tiếp tục.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ.