Hôm nay,  

Từng Bước Đi Tức Tưởi

25/02/200200:00:00(Xem: 177606)
Người viết: Nghê Lữ
Bài tham dự số: 2-466-vb40207

Tác giả tên thật Nguyễn Trung Lễ, tuổi 1950, chỉ mới tới Mỹ 7 tháng. Hiện cư trú tại San Jose. Công việc đang làm: Mechanist của Hayward Quartz Comp. Mong ông sẽ tiếp tuỵc viết thêm.

Máy bay cất cánh từ phi trường Tân Sơn Nhất. Hai mươi phút sau (khoảng 12:15am) hai vợ chồng ngồi ngay cánh máy bay, nhìn xuống dưới những cụm mây trắng như những miếng bông nhỏ.
Chập sau, có lẽ bay trên không phận Cambốt, lại thấy những cánh đồng, những dòng sông ngoằn ngoèo.
Hai vợ chồng im lặng, ai cũng cố dấu lòng mình. Im lặng nuốt nghẹn vào lòng mà bờ mắt cay xé.
Hơn 16 tiếng bay trên biển Thái Bình Dương, ngồi im bên nhau, chập chờn, nhắm mắt rồi mở mắt, hai vợ chồng chập chờn để đừng nói gì, đừng nghĩ gì chuyện sau lưng, cần tỉnh táo, chỉ nhắc nhau cần tỉnh táo để đón nhận những điều mới đang chờ phía trước.
*
Nhật ký:
Thức dậy từ 7 giờ sáng, hôm nay chủ nhật nghỉ làm. Hai tuần lễ bắt đầu làm việc ở Mỹ đã qua, nhận được first payroll check, đi với T và mở acc ở bank, ta đã lưu giữ envelope để đánh dấu mức lương khởi điểm và thời gian start's working date ở Mỹ.
Vậy là đã hơn một tháng sống trên đất Mỹ và hôm nay, sinh nhật lần thứ 51 của ta. Không còn nghe điện thoại hay quà của Phương-Vũ từ Saigon, Mỹ Tho gởi về Cần Thơ. Không còn những rộn ràng trong lòng mà âm thầm tế nhị của Khánh, Thy với mọi lo toan cho sinh nhật ta chiều nay. Xa rồi những nụ hôn các con dành cho ta. Xa rồi những cảm giác thi vị, đơn giản mà ấm lòng của những bữa cơm gia đình, những bữa tiệc đạm bạc mà sự quan tâm nhìn về nhau chân thành, tha thiết, nồng ấm hơn ở đây.
Ở đây cao sang hơn, điều kiện vật chất dư thừa bữa cơm, bữa tiệc ngập ngụa thức ăn sang trọng, ngập ngụa bia rượu đắt tiền, mà sao hình thức đỏm dáng và lạt lẽo quá bởi tư tưởng thực dụng có qua lại với nhau, xung quanh ta thiếu quá nhiều bữa cơm gia đình đủ mặt mọi người. Ăn tô, ăn vội, ăn đứng vv….xung quanh ta nghe quá nhiều lần đến nhức nhối mà ai cũng dễ dàng buông lời: I don't care!
Vậy là dần dần ta mạng bộ mặt khó ưa, trầm ngâm đăm đăm và câm lặng. Lặng lẽ nơi này để còn thu người, nhìn mình. Lặng lẽ nơi này để còn thu góp học hỏi những điều mới, những ngôn từ mới, những cách hành xử mới ở một đất nước văn minh đa sắc tộc. Lặng lẽ nơi này để sống, để tồn tại để hội nhập, ít nhất trong gia đình nhỏ bé mình trên đất Mỹ. Nhiều lần ta tự nhủ cái gì đến sẽ đến, nhiều lần bạn Điện chọc ta: "Ba Lễ cười lên coi, cái mặt nhăn nhăn, thấy ghét". Ta thèm phá ra cười thật lớn và ta cũng từng thèm hình ảnh ta ngồi trên băng ghế với vẻ mặt vô ưu. Chưa làm được và biết chừng nào làm được, bởi ta lại bắt đầu.
*

Bạn nhậu
Lão Ngoan Đồng, ông già Ba Tri và bác Ba Phi gặp nhau trên đất Mỹ.
Bác Ba Phi nói với ông già Ba Tri, chiều nay Lão Ngoan Đồng bỏ nhậu. Dặn đi dặn lại mãi mà ông già Ba Tri vẫn bán tín bán nghi, chả là vì Bác Ba Phi nói mà: ba tô hỏng còn một séc. Vậy là, bác Ba Phi giận ông già. Sáu giờ chiều, ổng khăn áo chỉnh tề rồi lái xe đến nhà Lão Ngoan Đồng.
Cái "cốc" của Lão Ngoan Đồng cũng dễ kiếm thôi. Lão ở đường Fair, công bằng mà tưng tửng như lão từng khoe với bạn bè: "Đời lão luôn Fair nên nhà lão phải ở đường Fair". Chỉ bác Ba Phi là dám nhiều lần đã kích lão ngoan đồng "Fair cái nổi gì mà giữa chốn phồn hoa đô hội, anh chơi mấy cái "tiểu ao" (thật ra là mấy cái thau nhựa chứa nước ấy mà) rồi trồng lục bình" Fair cái nỗi gì mà ở quê nhà người ta sợ ốc bươu vàng gần chết còn lão thì nuôi.
• Dẹp ba cái ốc của anh đi, mình ở Mỹ rồi. Tui tới nhậu với lão chiều nay, vừa lai rai vừa bàn chuyện làm ăn lớn.
Bác Ba Phi vừa bước vào nhà Lão Ngoan Đồng, vừa nói lồng lộng. Lão Ngoan Đồng lững thửng đi ra, ngoác cái miệng rộng tới mang tai, cười hà hà rồi nói:
- Thôi cha nhậu weekend cho đỡ buồn, chớ làm ăn cái nổi gì, mình già hết rồi!
- Không! già cũng có cái tài của già à nhe. Tui rủ thằng cha già Ba Tri tới để cùng bàn chuyện trồng rau muống. Người Việt mình ở đây đông quá rồi mà ai cũng thích ăn rau muống. Dzô lắm nghen! Technologie của Mỹ năm bờ oan. Mình dựa nó sẽ trồng ra loại rau muống, cọng bằng thân cây dừa. Một nhà ăn hai cọng là đủ. Khi ấy tiêu thụ không hết thì bán khắp thế giới, hoặc bán cho các Farm ở Texas để nuôi bò. "Bò ăn cỏ" cái cụm từ đó sẽ bị khai tử. Bò phải ăn rau muống, anh thấy good idea chưa"


- Thôi đi cha! Dóc tổ không! cho chết cái tên Ba Phi đi, ở Mỹ rồi cha nội hổng còn ông Năm Căn, Đầm Dơi của ông đâu!
- Tui tức anh quá đi! Cha già Ba Tri cổ hủ, lạc hậu thì cạy răng tui cũng không nói. Đem nói với anh vì anh là Lão Ngoan Đồng. Anh hỏng tham gia thì cũng ủng hộ chứ! Đằng này….thôi tui về, lão ngoan đồng níu vội tay áo bác Ba Phi, giật giọng:
- OK! That's good idea. I think so. Dzô , dzô vài lon rồi nói tiếp tôi nghe. Hà hà, mà ông già Ba Tri bộ hỏng tới thiệt sao! Thằng cha già mắc dịch thiệt.
Bác Ba Phi theo lão ngoan đồng vào nhà, trên bàn đã bày sẵn ê hề thức ăn.
- Hùm! Cũng lại xương cổ bò nướng, cũng cá muối chiên hoài vậy. Để tôi ra xe lấy hai con tôm vô chiên lăn bột nhậu. Bá chấy luôn, tôm tui nuôi ở bồn đặt ở patio sau nhà, hai tháng tuổi vừa ăn lắm nghen!
- Trời đất ơi! Ba Phi nuôi tôm nữa sao! Mà hai tháng tuổi thì là ruốc chứ tôm gì, hổng dính kẻ răng thì làm sao dính bột chiên được.
- Aây! Tôi lấy vô anh coi, hai tháng tuổi mà mỗi con nặng 60 pounds, trễ một tháng nữa nó ngoài 100 pounds làm sao ăn hết. Lão Ngoan Đồng lắc đầu, nhún vai (rất Mỹ) rồi cười:
- Hà hà, vậy sao!
Nhìn ra bất chợt thấy ông già Ba Tri xách giỏ bàng, lộp cộp vào nhà:
- Ê! Bỏ đôi guốc ra! Nhà trải thảm cha nội! Bác Ba Phi la lớn. Lão Ngoan Đồng đỡ lời.
- Cứ mang vô đi ông già, nhà trải thảm để đỡ lạnh chân vào mùa đông, chớ thảm nhà hỏng phải là cái ba-ri-e để chân tự do của mình đâu. Xứ freedom mà, thích cái gì thì làm cái nấy.
- Lão nói cái gì vậy! Lịch sự văn minh đâu" Vả lại, American life mình phải biết chứ.
- Ba Phi muốn nói nhập gia tùy tục chứ gì (ông già Ba Tri đủng đỉnh nói) Fuck you! Ồ mà I'm so sorry (ngưng một lát) Đó Ba Phi thấy hôn! Mình cũng tập nói tiếng Anh, cũng That's it. What's up, I don't care đó chớ! Mà mẹ nó, quên hoài. I don't care (chuyện còn tiếp).
May cho tôi, tôi có một người bạn già như nhân vật lão ngoan đồng tôi tưởng tượng. Anh đã nói với tôi:
- Bạn đừng nói gì với tôi những tâm sự của bạn hôm nay. Tôi bảo đảm một năm sau bạn nghĩ khác, hai năm sau bạn nghĩ khác nữa. Anh cũng đã nhắn như tôi:
- Nếu ở đây, nỗi buồn của bạn là một thì khi các con bạn biết được, nỗi buồn đó sẽ lớn gấp mười lần. Rồi anh set up computer cho tôi, anh mang sách báo, mang note book tới anh nói:
- Muốn gì cứ viết ra đây! Phương tiện giải khuây đó. Vậy là nhiều buổi sáng tôi thức dậy từ 5 giờ sáng, đọc báo rồi viết thư cho các con, viết tràn lan những suy nghiệm và quan sát của mình ở môi trường mới. Tôi đã nhìn và bắt gặp những ông già như mình mà không như mình từ thời điểm đến đất Mỹ tới tính cách.
- Như một lão ngoan đồng hiện vẫn độc thân, vui tính, hiểu cuộc đời và sống ở đời bằng một chữ thiền. Xem cuộc sống dầu ở Việt Nam hay ở Mỹ chỉ là một cõi đi về, đứng trên văn hóa thực dụng và đứng trong văn hóa, triết học phương Đông: tĩnh, minh, ngộ, lạc.
- Như một bác Ba Phi bản chất ở Việt Nam chỉ là một nông dân ham vui. Nói dốc chỉ là phương tiện kết bạn và giải tỏa cơ cực, nhọc nhằn cho bản thân và hàng xóm. Nhưng qua Mỹ, bị tác động bởi lối sống thực dụng, nên nói dốc trở thành một công cụ lợi dụng lòng tốt của người khác và che dấu cội nguồn cơ cực, nông dân của mình.
- Như một ông già Ba Tri sống luôn dằn dặc bản thân, ôm rịch quá khứ, không thoát được cái vòng xiết Khổng Mạnh, chưa đạt tới cái ngộ, cái diệu. Ở Mỹ ông luôn bị chao đảo, luôn bất mãn với lối sống thực dụng.
Những cố gắng hội nhập cuộc sống mới vẫn chỉ là những cố gắng. Nó không tự nhiên đến nên nó cũng dễ dàng đội nón ra đi để ông vẫn chỉ là ông già Ba Tri.

Tâm sự
Tôi đọc cho mình nhiều bài viết: "Viết về nước Mỹ trên Việt Báo San Jose" từ bài "Lạc đường" "Chuyện làm nails" và chuyện "đức tin và thành đạt" đến chuyện "Shock văn hóa" vv…Tôi đọc cho mình để tìm ở những người đi trước một cách sống cho mình.
Mới đặt chân lên đất Mỹ tròn 7 tháng, tôi là một ông già trên 50 tuổi phải bắt đầu từ đầu với ngổn ngang tâm sự. Phần tham gia Viết Về Nước Mỹ của tôi là muốn nói lên nhữõ ng khó khăn trăn trở, kể cả những hoài nghi lo sợ của những người mới đến. Những người đã bỏ lại sau lưng tất cả để làm lại từ đầu.
Từ đó, cộng đồng người Việt chúng ta với quá trình sống hội nhập của những người đi trước thông cảm cho những người đến sau. Mong sao cộng đồng chúng ta giữ đươc tiếng Việt, giữ được văn hóa, phong tục và thành đạt.
Tháng 1/ 2002
NGHÊ LỮ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,016,869
Khi nói về biên giới, ai cũng nghĩ đến lằn ranh chia đôi giữa nước này với nước kia, mà ít ai nghĩ đến cái biên giới giữa cái sống và cái chết
Hàng năm, tuy không hẹn trước nhưng vợ chồng tôi cứ nhắm chừng con heo đất hơi nặng là lật đật đập ra mua vé lơn tơn về Việt Nam
Lâu nay tôi bị khó chịu ở cổ, rồi bị đau luôn cái chân bên phải. Mỗi lần muốn nhấc chân lên để bước đi, dù chỉ là một bước ngắn cũng đã là khó khăn lắm.
Chưa vào hè, Ontario, Đông CA có ngày nhiệt độ trên 100 độ F. Từ tiểu bang Texas trải dài qua vùng Trung Tây mưa lũ, nước ngập tràn sông Mississippi.
Năm đó, tôi theo bạn dự lễ ở nhà thờ, tình cờ ngồi bên cạnh một ông cụ trông ốm yếu, ho hen.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My từ tháng 5/2019. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada. "Huế -Dallas" là bài viết đầu tiên kể về người chị và những kỷ niệm thời mới lớn của hai chị em tại Huế đã được phổ biến từ tháng Sáu 2019. Bài thứ hai, mới nhất, là một truyện tình khác thường, dữ dội như lời ca Phạm Duy, “Yêu người xong chết được ngày mai.” Nhân vật chính, một người nữ gốc Việt sinh tại Hoa Kỳ, và một chàng Argentina. Họ gặp nhau trong lễ hội hóa trang tại Venice. Chuyện được nàng và chàng trực tiếp kể bằng lời tự sự, cho thấy cách viết độc đáo của tác giả. Mong bà tiếp tục.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến