Hôm nay,  

"tôi Học College Được Không?"

06/02/200200:00:00(Xem: 215224)
Bài tham dự số: 2-460-vb30129

Tác giả làø cựu Đại úy bỏä binh, thuộc sư đoàn I bỏä binh, Quân lực Việt Nam Cóäng Hòa. Qua Mỹõ theo HO 21, cùng vợ vàø 3 con. Năm nay đã 59 tuổi, hiện cư trú tại Monterey Park, CA , làøm việc ở một shop may, vùng El Monte. Vàø cũng đang theo học full-time ở Rio Hondo College.Whittier, CA.

Tôi đã học English qua các nơi chốn như: chương trình học English cho người tị nạn 500 giờ, chương trình walfare giúp học English để tìm job, học ở các trường Adult school ban đêm, và học trong những chương trình thiện nguyện của nhàø thờ. Vốn liếng English chừng đó thật làø khiêm nhườngï cho một người muốn vào đại học cóäng đồng (college), nhàát làø người đó lại lớn tuổi.
Khi tôi bước chân vào college thì tuổi đã 53. Tôi cứ nghĩ trí nảo bây giờ đã bị chai cứng vì những biến cóá thăng trầm trong quá khứ. Tuy vậy, tôi cứ thử. Nghĩ lại một đoạn đường đã qua, tôi tự hỏi không biết làøm sao màø tôi lại cóù thể làøm được những cóâng việc như vậy. Cóù hai thuận lợi đãu tiên.
Thứ nhàát tôi làø sinh viên của chương trình EOPS (Extended Opportunity Program & Services). Một chương trình giúp đở cho những học sinh cóù low income và những học sinh màø quá trình giáo dục cóù phần hạn chế cho việc học. Giúp cho ai muốn kiếm thêm việc làøm khi đang học, ưu tiên gặp counselor để đăng ký lớùp sớm, cóá vấn về những trouble trong tiến trình học tập, được tiền để mua sách. Ai học đạt được từ 3.5 trở lên, sẽ được khích lệ với một số tiền thưởng và bằng tuyên dương ở cuối mỗi năm..v..v.
Thuận lợi thứ hai làø lứa tuổi tôi đi học, đa số cóù low income, đi học khỏi tốn tiền, màø lại còn được cho thêm tiền tiêu (Financial aid). Mỗi năm nhàø nước cho khoảng gần 5000 đô trao tay, còn các chi phí học vụ đều được nhà nước "bao giàn" cho tất cả. Tôi sẽ trình bày những trường hợp, nếu gặp phải những trở ngại thì có những kinh nghiệm nào, và chúng ta sẽ "chiến đãu" ra sao"
Con đường "khai môn" đi vào college của tôi bắt đãu bởi những cóá gắng, với cái lối học nữa còn như high-school, nữa gần như là university. Tôi đạt được kết qủa khả quan trong học tập là nhờ vào hai điểm chính sau đãy:
1, Cặm cụi và tập trung tinh thần vào việc học với nhiều thì giờ.
2, Tự điều chỉnh những phương pháp có sẳn để thích nghi với hoàn cảnh của riêng mình.
Ở college thì không còn là high-school, việc "nghe" thầy lên lớp là phụ, cái chính là phải tự học, nghiên cưú đề tài cho kỷ, nghĩa là phải bỏ thì giờ, công sức vào việc tự học khá nhiều. Tôi lớn tuổi, có những bất lợi, đương nhiên tôi phải tìm kiếm những thuận lợi khác để bù đắp lại cho mình. Các bạn cùng lớp chưa chắc đã có nhiều thì giờ học bằng tôi. Tôi đã lớn tuổi, không cón vướng bận với những đãu tranh nghiệt ngã, thiết thân cho cuộc sống. Tôi chỉ làm chút ít để kiếm thêm tiền, ngoài ra, cón các cháu lớn và vợ tôi phụ trợ thêm.
Tuổi lớn không cón ham ăn, ham ngủ như tuổi trẻ. Giờ cao điểm học tập của tôi là từ 12 giờ khuya cho đến sáng, giờ mà người lớùn tuổi, dù không học, cũng khó ngũ được cho ai cứ trăn trở vơi những nổi lòng, không tên. Có nghĩa là tôi chọn ngủ ngày một giấc, để tối "làm ca ba".
Có lẽ rằng thời đại chúng tôi, ai lớn tuổi cũng cãm thấy một nổi buồn, cô đơn vô hạn về quá khứ. Và bởi vậy, ai cũng có cái cách riêng, tự làm hao mòn cái sức khoẻ còn lại của mình để trấn áp nổi buồn đó.
Theo tôi nghĩ, đi học cần ba điều kiện tinh thần căn bản là: Khả năng tiếp thu, Trí thông mình, và Trí nhớ. Nhưng với người lớn tuổi, trí nhớ cần phải được khắc phục bằng các phương pháp thích nghi kết hợp với những biện pháp để hổ trợ cho việc kém thông thạo English của mình.
Với kế hoạch học tập (syllabus) của thầy cho, tôi thường phải "đi trước một bước". Cái chương mà thầy sẽ giảng sắp đến, tôi đem ra học trước. Trước cũng học, sau cũng học, nhưng học trước có lợi hơn. Mình học trước để khi thầy giảng đến đãu thì hiểu ngay đến đó, dù có kém English cũng đoán được phần nào ý thầy đang giảng cái gì.
Sau đây, tôi sẽ kể cho các bạn biết, theo thứ tự : Tôi đã học chữ khó, thuật ngữ, hay các định nghĩa như thế nào" Tôi học cả một textbook như thế nào" Tự học ở nhà ra sao" Và đến trường tôi học ra sao" Để các bạn nghiên cưú, rút kinh nghiệm riêng cho các bạn.
A.- Nếu là học các thuật ngữ (terms) và các đinh nghĩa (đa số đều có trong các lớp mở đầu chuyên nghành), Tôi sẽ học theo hai phương pháp sau đãy: Thứ nhất là phương pháp "Sàng loc"ï. Nghĩa là lần đãu tôi học và ghi xuống các chữ, các ý khó hiểu, khó nhớ lên giấy; lần sau ôn lại, tôi sẽ "sạng lọc" lại những gì còn chưa hiểu, chưa nhớ, rồi cóá gắng học lại cho thuộc, và cứ thế tiếp tục ôn lại kiểu đó, cho đến một mức độ giớøi hạn nào mà mình cãm thấy cần phải ôn trở lại một thời gian rất ngắn mới còn nhớ được những chữ đã sàn lọc. Ví dụ, chỉ để trong ngày là cóù thể quên. Thế rồi tôi để dành chúng đó, đánh dấu sẳn sàng, (hay cái nào cần thiết thì ghi lại thêm), và tất cả để dành cho chỉ ngày dọn thi cuối cùng. Thứ hai là phương pháp "Phát triển".
Tôi ghi các chữ khó, và các thuật ngữ (Terms) vào một cuốn sổ riêng. Tôi ghi chúng theo vớùi các số thứ tự, nhưng có lúc tôi ghi trở lại một số củ, để "phát triển" các nghĩa khác của chữ mang số đó. Bởi vì tôi cóù thể gặp lại chữ đó trong một câu khác, với nghĩa khác. Cách này cho tôi sự liên hệ tập trung về một từ ngữ mà tôi muốn học cho thông suốt. Sau đó, tôi tiếp tục lại số thứ tự đã gián đoạn, để ghi tiếp cho một chữ mới khác.
B.- Với một textbook, cần học hiểu và nhớ nhiều ý (idea) hơn là từ (word), tôi học ra sao" Tôi cặm cụi ngồi tra tự điển, ghi lại nghĩa các chữ khó, tóm tắt chương mà thầy sắp giảng đến, bằng hai cách, dàn bài chi tiết và làm nổi bật trên trang sách những trọng điểm bằng bút màu (highlight & underline), đồng thời, đánh dãu những ý chưa hiểu, khó hiểu, để khi đến lớùp, có sẳn đúng lúc, rồi làm sáng tỏ những ý đó bởi chú ý nghe giảng chúng kỷ hơn, hoặc hỏi thầy hay hỏi bạn lại. Đãy là công việc trong khả năng "tầm tay" của mình, một công việc hoàn toàn tự do, thong thả, chỉ đòi hỏi kiên trì, cho ai lớn tuổi mà có chí muốn học, trong khi các bạn trẻ khác trong lớp, thì chỉ vài ba người mới chịu khó làm như vậy.
Tôi phân tích công việc trên như sau : Chịu khó tóm tắt, ngồi viết xuống một thuật ngữ, một ý, một câu có nghĩa là mình đã từ từ nghiền ngẫm chúng kỷ hơn là đọc nhanh qua một vài lần. Thực sự khi viết xuống, là như tôi đã thuộc chúng được một phân nửa. Viết xuống đối với người lớn tuổi có một tác động mạnh vào trí nảo hơn, ở chổ là khi viết chậm từng chữ, là mình đang áp đặt từ từ nhóm chữ đó vào trong trí cho một sự nhớ. Lẽ dỉ nhiên, cái gì được viết xuống, chủ yếu là cái đã được sàn lọc với đặc tính khó hiểu, khó nhớ, khó thuộc của chúng. Tôi đã diển dịch, đánh dãu, và làm mọi cách cho nó trở thành quen thân, "thông cãm" với riêng mình, bởi vì tôi cóù thể dùng loại ký hiệu riêng để "truyền thông" với chúng, miển là dể hiểu, dể nhớ là được rồi. Có khi người khác lại không hiểu những gì được viết để "chúng tôi" truyền thông với nhau. Cái dàn bài này vừa tiết kiệm thì giờ ôn tập, vừa giãm đi một số lượng của cái gì cần đọc, cần phải nhớ, đối với trí óc của người lớn tuổi như tôi. Cuối cùng, tôi chỉ cần để mắt vào các tài liệu tóm tắt đó, để biết chổ nào quan trọng, chổ nào thứ yếu, chổ nào khó hiểu, khó nhớ, nay chỉ cần làm một cái liếc mắt qua là nhớ và hiểu lại ngay; và tôi chỉ mở sách ra khi gặp phải một tóm lược nào đó còn chưa thông suốt mà thôi.
Trước ngày final, tôi ung dung, tự tin như người sắp sữa lên bàn, ngồi "ăn một bửa cơm" do mình đã công phu sửa soạn từ lâu. Lẽ dỉ nhiên, bửa cơm do chính tay mình sửa soạn thì sẽ ưng ý, "vừa miệng". Tôi ăn ngon lành, ăn một cách có "hiệu quả", cho các bài thiđược "mập mạnh". Tôi chỉ để vài giờ để ôn lại kỷ càng những gì mình đã am tường và hầu như nhớ gần hết 80 hay 90%. Còn lại chừng 15% --những cái khó đã sàng lọc--thì để ôn lại lầøn cuối, 20 phút trước giờ thi, như là món " tráng miệng " cuối cùng. Nó trở thành ...chuyện nhỏ.


Đối với sự học ở nhà thường ngày, tôi dùng hai biện pháp sau đây, để vừa giúp ích cho trí nhớ của người lớn tuổi, vừa kiểm soát công tác tiến hành cho cân xứng, đều đặn, dẩn dắt sự học, sự sống đến nơi đến chốn :
1- Dùng miếng giấy nhỏ màu vàng ( note-pad) để ghi những công việc khẩn cấp, ưu tiên gần nhấøt trong những giờ, hay trong ngày kế cận nhấøt, bao gồm cả việc học, lẩøn việc đang cần làm trong đời sống.
2- Dán miếng giấy note-pad đó lên mặt một tấm lịch của tháng hiện tại, có các ô trống từng ngày trong tháng, để ghi chú. Tôi sẽ ghi trưóc vào các ô trống từng ngày đó, bao gồm những loại, ví dụ như: Ngày test, ngày hết hạn nộp project, assignment (due day), ngày hẹn gặp counselor, ngày holidays (theo college có khác), ngày final..v..v., kể cả ngày đoán chừng phải thay nhớt xe trong 2 tháng rưởi sắp tới. Và tôi treo tấm lịch đó trước bàn học, mỗi đêm trước khi đi ngủ, tôi tự bắt buộc mình, lấy viết, gach chéo một đường, chứng tỏ là mình đã qua một ngày. Cái chứng thực bằng cái gạch chéo này cũng có ý nghĩa là nhắc cho mình một sự kiễm soát, để mắt theo dỏi tiến tình học tập theo từng ngày, và giử trong đầu mình cái thứ tự của công việc sắp đến sẽ là gi.
Tôi thường dồn các ngày lên lớp vào các ngày thứ hai, thứ ba, thứ tư hay thứ năm, còn lại ba ngày cuối tuần để làm việc ở nhà cho liên tục, tiết kiệm thì giờ bởi lái xe đi về nhiều bận, hay làm gián đoạn một sự học đang cần một thì giờ dài liên tục.
Đầu tiên, khi được ở nhà, tôi bắt đầu giải quyết những bài làm và bài học nào để làm, hoặc cái gì cần gấp thì giải quyết trước, như vậy sẽ hợp lý, nhẹ bớt gánh nặng lo lắng hơn; kế đến, chỉ tập trung đối đầu với một "đối thủ" hóc búa còn lại: xử lý bài khó làm nhất. Cách này tôi cũng áp dụng trong khi làm các bài test hay final. Bởi nếu cứ đeo đuổi những câu khó mà làm, lở ra việc khó làm không xong, chiếm hết cả thì giờ, mà câu dể cũng chẳng còn thì giờ đâu mà làm nữa. Thế nên chọn câu dễ làm trưóc cho chắc ăn, dù có hết giờ mình cũng có khá "vốn liếng" rồi.
Người lớn tuổi đa số sức khoẻ hay giãm sút. Ngồi ở nhà, miệt mài hoài trong bàn học cũng mõi mệt. Tôi chọn cách dể dàng, đơn giản nhất là mỗi ngày, lựa giờ thuận tiện, chạy bộ quanh block khu nhà ở, khoảng hơn 20 phút, cho giản gân cốt, hô hấp được thoải mái, và máu huyết lưu thông. Cải thiện chế độ ăn uống cho thích hợp với người lớn tuổi, như ăn nhẹ bụng vào buổi tối để để tập trung tu tưởng mà học. Nếu trong nhà, buổi tối qúa ồn ào, Tôi ngủ sớm để khoảng 2, 3 giờ sáng dậy học cũng được. Tôi kinh nghiệäm đặc biệt với người lớn tuổi, giờ giấc đêm khuya rat dể kích thích cho làm việc bằng trí nảo hơn.
D.- Khi đến trường, đến lớp tôi phải làm sao" Người lớn tuổi đa số phải đeo kính cận, đôi khi tai nghe không rỏ, nên tôi phải vào lớp trước 5 hay 10 phút để tìm chổ ngồi tốt. Theo kinh nghiệm của tôi thì nên ngồi vào hàng ghe thứ hai hay thứ ba, và ngay giữa lớp để cóù thể tiếp cận với thầy và chữ viết trên bản. Không nên ngồi ở hàng ghế đầu, vì có khi quá sát bục giãng, làm mình không nhìn bao quát được cả bản đen, hoặc có những vật di động vo ích từ phía thầy giáo làm mình bị phân tâm; lại nữa thầy thường dùng những người ngồi đầu để làm "model", đối tượng cho những ví dụ mà giảng giãi làm sáng tỏ đề tài hơn. Đối với bọn trẻ thì "no problem", nhưng với người lớn tuổi, nghễnh ngãng, có khi lại là những "trouble" cho họ. Tuy nhiên, nếu mình cãm thấy có một câu hỏi khá bức xúc, phải mạnh dạn hỏi thầy để thông suốt, hoặc đưa ra những ý kiến để chứng tỏ mình có ý tích cực, chú ý với bài giảng của thầy. Một cách khác, khi học về một lớp Vocabulary, Tôi và một vài người ban đã nhờ thay Hawley -khi mãn giờ học-đọc lại cho một lần các thuật ngữ, hay các chữ khó phát âm mà tôi đã chọn trước, Tôi dùng tape để thâu giọng đọc của thầy ngay khi đó. Tưởng chỉ cần 5 phút để ban cho học trò mình một vài phút phát âm, chắc là không có thầy giáo nào nở từ chối. Thầy Hawley vui vẻ nhận lời liền. Sau đó, tôi để tape vào xe, mỗi lần lái xe trên đường, mở nghe lại, phát âm theo cho đúng. Một kinh nghiệm khác về làm những bài kiểm, nếu tôi trưng bày ra được những ví dụ cụ thể (tên tuổi, ngày tháng, vị trí..), những con số thống kê, những phần trăm (%) chính xác, thì thầy Sloniger rat hài lòng. Ông khoanh tròn lại, rồi kéo ra ngoài lề một mũi tên với chữ phê: "very good", "excellent". Điều này cũng làm tôi ngạc nhiên, bởi vì có nhiều ý tôi đã chọn lọc rất hay, viết rất kỷ, mà lại chẳng được thầy chú ý đến, không bằng những con số "vô tri, vô giác" kia. Thật sự tôi đang "tiếp thu" cái óc thực dụng của người Mỹ vậy. Lần sau, tôi cóá gắng tìm kiếm những con số thống kê như vậy, và quả thật, bài nào cũng "excellent" !
Trong lớp, tôi có tìm một hay hai người bạn thân tình để có gì khẩn thiết mà trao đổi. Ca dao tục ngữ Việt Nam có câu: "Học thầy không tày học ban." Còn William Glasser, một tác giả và chuyên gia trong lảnh vực giáo dục thì nói: " Sinh viên học được 70% cái gì mà họ đã thảo luận với người khác, 80% cái gì mà họ tự kinh nghiệm bản thân, và 95% của cái gì mà họ đã chỉ dạy lại cho người khác." Tôi cũng kinh nghiệm, trao đổi thì phải thắc mắc, tranh luận, và điều đó dể gây ấn tượng cho trí nhớ hơn. Nếu được lựa chọn, tôi hỏi trước ở một vài người quen để thảo luận sơ về lớp mới, và để chọn thầy cho một lớp sắp học. Đối với một người giỏi, trẻ thì không cần phải choọ thầy (nhiều thầy dạy cùng một môn học.) Tuy nhiên, người lớn tuổi nên chọn cho mình một người thầy dạy có bài bản (formal) để mình dể theo học hơn. Bởi vi mỗi thầy có một phương pháp dạy khác nhau. Mrs. Hughes chỉ hưóng dẩn đề tài, rồi khuyến khích thảo luận, trả lời các thắc mắc, hay tranh cải các ý kiến. Trong khi có thầy khác ( hoặc tùy thuộc đặc tính của môn học), như Mr. Highfill, chỉ yêu cầu sinh viên im lặng, lắng nghe và ghi note, còn hỏi các câu hỏi thì dành thì giờ riêng. Còn Mrs. Jenkins thì từ đầu giờ đến cuối giờ bắt sinh viên làm việc rất nhiều cách, nhiều mục tại lớp; trái lại Mrs.Gaspar, ngoài homework, lại còn bắt về nhà tìm thêm những tài liệu bổ sung cho bài học; số việc làm , vì vậy nhiều hơn các thầy khác cũng dạy lớp đó. Bởi vậy, chọn thầy nào "dể thở" hơn đôi chút, cũng là một "kỷ thuật" cóù thể chấp nhận được mà tôi đã từng làm.
Cũng có khi học về computer ở những lớp cao hơn, hay các môn học chuyên môn khác, gặp lúc thầy giảng thao thao bất tuyệt với dàn bài lướt nhanh trên màn hình, ghi note không kịp, về nhà không biết sách đâu mà tìm hiểu thêm, phải lần mò nhiều giờ, tìm tòi ở thư viện, cái hiểu, cái không; hỏi bạn cũng không được giúp đở đến nơi, đến chốn, tôi cũng rất nản lòng. Nhưng biển học là mênh mông, cái mình không học được sẽ dành cho dịp khác thôi. Nếu mình không đạt được điểm A hay B thì C cũng được mà. Bởi vi cái bằng AA hay AS ở college, thì chỉ đoiø hỏi sinh viên đạt được số điểm trung bình tổng kết là C thôi ( tức là 2.0). Mấy bạn già tôi nói: Mình học là cóá gắng cho giỏi, thử xem cóù theo học University được không, chứ còn ở College, bang AA hay AS là đồ quẹt, ai có trình dộ trung học Việt Nam đều lấy được hết. Tôi cũng đang hy vọng thế.
Mặc dù điểm không chắc là thước đo trình độ và khả năng của một sinh viên; lại nữa điểm không là mục đích của người lớn tuổi muốn đi học như tôi, nhưng dù sao đạt được cái bằng AA hay AS cũng là một khích lệ, an uỉ, và là một bằng chứng "có thật" cho người lớn tuổi tự tin về mình hơn. Cái mặc cãm "không còn sức học được"ï vi vậy, đã được chứng minh một cách ngươc lại, trang bị cho tôi niềm tự tin để cóá gắng vươn lên. Học College, theo tôi, như là một cái gì điền khuyết vào nổi trống vắng, cô đơn của người Việt tha hương, lớn tuổi như tôi. Vừa tìm đến một niềm an vui trẻ trung, trì hoản được sự lảo hóa của mình, vừa đem đến những lợi ích thiết thực cho cuộc sống hiện tại. Đường đi tớâi, tôi có tiếp tục học được nữa không" Quả thật, tôi đang tự đấu tranh với chính mình đây.

Tháng giêng, 2002.
Tống Minh Châu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,979,569
Khi nói về biên giới, ai cũng nghĩ đến lằn ranh chia đôi giữa nước này với nước kia, mà ít ai nghĩ đến cái biên giới giữa cái sống và cái chết
Hàng năm, tuy không hẹn trước nhưng vợ chồng tôi cứ nhắm chừng con heo đất hơi nặng là lật đật đập ra mua vé lơn tơn về Việt Nam
Lâu nay tôi bị khó chịu ở cổ, rồi bị đau luôn cái chân bên phải. Mỗi lần muốn nhấc chân lên để bước đi, dù chỉ là một bước ngắn cũng đã là khó khăn lắm.
Chưa vào hè, Ontario, Đông CA có ngày nhiệt độ trên 100 độ F. Từ tiểu bang Texas trải dài qua vùng Trung Tây mưa lũ, nước ngập tràn sông Mississippi.
Năm đó, tôi theo bạn dự lễ ở nhà thờ, tình cờ ngồi bên cạnh một ông cụ trông ốm yếu, ho hen.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My từ tháng 5/2019. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada. "Huế -Dallas" là bài viết đầu tiên kể về người chị và những kỷ niệm thời mới lớn của hai chị em tại Huế đã được phổ biến từ tháng Sáu 2019. Bài thứ hai, mới nhất, là một truyện tình khác thường, dữ dội như lời ca Phạm Duy, “Yêu người xong chết được ngày mai.” Nhân vật chính, một người nữ gốc Việt sinh tại Hoa Kỳ, và một chàng Argentina. Họ gặp nhau trong lễ hội hóa trang tại Venice. Chuyện được nàng và chàng trực tiếp kể bằng lời tự sự, cho thấy cách viết độc đáo của tác giả. Mong bà tiếp tục.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến