Hôm nay,  

Một Thoáng Hương Đời

04/02/200200:00:00(Xem: 247244)
Bài tham dự số: 2-443-vb60118

Tác giả chỉ mới 14 tuổi, nhỏ tuổi nhất trong số những tác giả Viết Về Nước Mỹ. Em đang cư trú tại San Jose, là học sinh trường Quimby Oak Middle School.

Trời đã bắt đầu sang đông, những chiếc lá vàng rụng vào những ngày cuối thu vẫn còn xót lại trên những thảm cỏ xanh, bên những vệ đường còn ướt đẫm nước mưa. Bầu trời u ám suốt ngày, lâu lắm mới có dịp thấy được những tia nắng ấm áp nhưng vẫn không sao xua tan nổi cái không gian lạnh giá đang bao trùm khắp nơi.
Huy qua đây được hơn hai mươi năm nhưng vẫn cảm thấy không sao thích nghi được với cái khí hậu khắc nghiệt này. Huy ghét cay ghét đắng những cơn gió cắt da cắt thịt mà mùa đông mang đến. Vũ, bạn thân nhất của Huy thường nói: "May là cậu ở Cali chứ ở mấy tiểu bang ở vùng East thì cậu trở thành snowman luôn rồi!". Huy nghĩ nếu vậy thà về Việt Nam sống còn hơn. Nhưng Vũ thì phản đối kịch liệt: "Tớ thà chết lạnh chớ không sống mà thiếu tự do!". Tính hai người bạn trái ngược hẳn nhau, Huy thì dễ dãi gì cũng được. Còn Vũ thì một là một, hai là hai, không dễ gì lay. Vậy mà hai người rất hợp nhau vì ai cũng đặt người khác trên mình, hạnh phúc của mọi người xung quanh là hạnh phúc của chính họ.
Hôm nay, khi tan sở, Huy rủ Vũ đi uống cà phê. Lâu rồi vì bận rộn với công việc, không có dịp ngồi chung vừa nhâm nhi ly cà phê vừa bàn chuyện đời. Trời mưa tầm tã bên ngoài, còn hai người bạn thì mỗi người theo đuổi một ý tưởng riêng của mình, chẳng ai nói lời nào. Hình như những giọt mưa nặng trĩu kia đang cố gắng xóa tan những âm thanh ồn ào xung quanh để họ có dịp sống với chính mình. Cuộc sống bận rộn ở đất Mỹ này làm con người ta khó có những giây phút riêng tư để trầm ngâm, nghĩ ngợi, tưởng nhớ... Chợt hai người cùng thở dài.
-Cậu thở dài cái gì" Huy hỏi.
-Vậy còn cậu cũng thở dài cái gì" Vũ hỏi ngược lại.
-Hm! Giờ này người ta có vợ có con ở nhà quây quần ăn uống, trò chuyện vui vẻ, còn tụi mình hai thằng đàn ông ngồi đây vừa uống cà phê vừa ngắm mưa rơi.
Huy than thở nghe não lòng.
-Như vậy thì lãng mạn chứ sao! Vũ chọc. Đâu phải ai có vợ có con giờ này cũng quây quần vui vẻ như cậu nói đâu. Đời mà, người này người khác, có ai giống ai bao giờ. Biết đâu có mấy ông bị vợ bỏ đói, lấy mì gói làm bạn, thuốc lá làm tình nhân thì sao" Không ít những trường hợp đó đâu cậu bạn yêu quý của tôi.
-Dù gì thì người ta cũng có cái để thương, để ghen, để tức. Còn bọn mình chẳng có cái gì để dằn trái tim.
-Đối với tớ Tự Do là trên hết. yêu, thương, ghét, hận để làm gì cho khổ tấm thân. Nghiệp chướng đều do bốn cái đó mà ra thôi. Vũ triết lý.
-Tại cậu cứ dính vào chuyện yêu đương nên nói vậy thôi. Thử vào đi rồi biết, tới chừng đó không biết đường nào mà về nhà nữa chứ nói. Huy vẫn không chịu thua.
-Thôi cho em xin anh hai ơi! Em không muốn thử chi cho mệt tấm thân già này. Ở như vầy phải sướng hơn không"
-Chắc cậu định ở giá luôn quá hả"
-Ừ! Ở thì ở, vợ con chi cho mệt.
-Tớ nghi quá! Huy làm bộ không tin tưởng.
-Nghi gì"
-Tớ nghĩa giá này là giá xúc cán đây.
-Xúc cán hay không mai mốt biết, bây giờ tớ thấy đói bụng quá. Đi kiếm cái gì ăn đi. Vũ đề nghị.
-Ừ! Đi ăn phở nha.
Hai người bước ra khỏi tiệm cà phê. Ngoài trời cơn mưa đã bớt nặng hạt. Thấp thoáng bên kia đường, một vài người mang dù đang đi trong mưa, bước chân lầm lũi. Những chiếc xe hơi chạy nhanh quá bắn nước văng lên tung tóe. Trên cao, những chiếc lá vàng muộn màng rơi khắc khoải đang được gió đưa đi khắp nơi. Những cảnh tượng đó làm Huy và Vũ bồi hồi nhớ lại khi còn bé xíu ở Việt Nam, mỗi khi trời mưa, Huy, Vũ cùng mấy đứa nhóc trong xóm rủ nhau tắm mưa và nghịch những vũng nước đọng lại trong mấy cái ổ gà trên mặt đường. Bây giờ làm sao tìm lại được những giây phút thơ ngây thuở nào! Huy bâng quơ hát "Nếu có ước muốn trong cuộc đời này, hãy nhớ ước muốn cho thời gian trở lại. Bên nhau tháng ngày, cho nhau những hoài niệm. Để nụ cười còn mãi lắng trên hàng mi, trên bờ môi và trong những kỷ niệm xưa…"
-Trời đang mưa đó nhe- Vũ nhắc nhở.
-Thì sao!
-Cậu hát nghe não lòng quá. Tớ sợ chút nữa thành phố này…sẽ ngập mất. Nước mưa cộng với nước mắt thì chỉ có nước lụt thôi.
-Không đến nổi đâu. Đang đói bụng lấy hơi đâu mà khóc.
Cả hai cùng cười, ai cũng vui tính, có lẽ vì vậy họ hợp nhau chăng" Cũng rất có thể chứ phải không" và một điều nữa, cả hai người đều độc thân nên họ có thể hiểu và thông cảm với nhau hơn. "Bởi vì hai tư tưởng hai tâm hồn lớn gặp nhau" Huy thường nói vậy.
Sau buổi ăn tối, mọi người về nhà riêng của mình. Căn nhà Vũ tuy rộng lớn nhưng lạnh lẽo quá, vì thiếu vắng một bàn tay chăm sóc của người vợ ngoan, một người có thể nâng khăn sửa túi và chia xẻ những thành công cũng như thất bại của người chồng. Nhưng hình như trong trái tim Vũ đã có những ấn tượng không tốt về người phụ nữ khi chàng nhìn cảnh mẹ mình khoát tay một người đàn ông khác bước lên máy bay đi Mỹ bỏ lại ba cùng chàng đứng ngẩn ngơ, nghe đau nhói trong tim. Đó là năm 1975, khi đó Vũ mới 10 tuổi.
Vũ còn nhớ trước khi đi, mẹ chàng có nhét vào tay chồng một xấp tiền lớn, cha chàng đã nói: "Tôi không cần tiền của cô, có chết đói tôi cũng không lấy" Mẹ chàng nói: "Anh không cần nhưng con tôi nó cần" "Nó không phải là con của cô, cô không phải là mẹ của nó. Nếu thật sự thương yêu chồng con cô đã không tham lam tiền bạc phú quý mà ra đi, mà bỏ lại con thơ như vậy. Cô không xứng đáng làm mẹ nó!". Giọng cha Vũ nghẹn ngào và phẩn nộ vô cùng. Thế là mẹ quay sang Vũ và nhét xấp tiền đó vào bàn tay nhỏ nhắn của chàng: "Con cầm lấy cho mẹ vui nha" Vũ đã thét lên: "Con không muốn nó, con muốn mẹ ở lại với con thôi" rồi chàng khóc sướt mướt. Không ngờ bà ấy tàn nhẫn ném một câu: "Bây giờ cho mà không lấy, mai mốt có thiếu thốn thì đừng có ngửa tay ra mà xin. Anh ráng mà nuôi nó cho thành người" rồi quây đi. Hai cha con Vũ chỉ còn đứng ôm nhau khóc, trách sao bà ấy quá tàn nhẫn. Trên đời, thiêng liêng nhất là tình mẫu tử thế mà mẹ Vũ chỉ vì vinh hoa mà đành lòng vứt bỏ nắm ruột, để Vũ trở thành một đứa trẻ mồ côi mẹ khi mới lên 10 tuổi.
Vài năm sau, Vũ và cha chàng cũng kiếm được tiền vượt biên rồi được qua Mỹ. Năm ấy Vũ được 13 tuổi. Thương cha, Vũ hết sức mình học giỏi, quyết tâm thành tài để đền đáp công ơn người. Tuy rất nghèo nhưng hai cha con yêu thương nhau lắm, kiếm được chút đỉnh tiền lời, ông Quang (ba Vũ) mua cho con chiếc áo mới để con không mặc cảm cùng bạn bè. Hay mua một con gà thật ngon, thật to về nấu cháo, món mà Vũ thích nhất. Còn ông được đền đáp bằng những điểm A, điểm A+ cùng những bằng khen mà con đem về mỗi học kỳ.
Thời gian làm Vũ từ một đứa trẻ nghèo khó ngày nào còn bỡ ngỡ khi bước đến Mỹ thành một chàng trai khỏe mạnh, tự tin và thành công trong xã hội. Nhưng thời gian cũng làm cho những nếp nhăn trên khuôn mặt xương xương của ông Quang một ngày nhiều thêm. Đã nhiều ông Quang bàn đến chuyện vợ con, Vũ chỉ trả lời chưa tìm được người vừa ý. Còn ông thì chỉ biết lắc đầu thở dài, không biết đến khi nào mới có đứa cháu để bồng. Thế mà ước vọng cuối đời chưa thành hiện thực thì ông phải lìa xa cõi đời. Biết đâu đó lại là điều tốt, để ông không phải nghe, phải thấy những thứ có thể là không mấy tốt đẹp đối với ông trong cái xã hội quá văn minh này. Trong đời ông chưa làm điều gì ác đức, rồi ông sẽ được ơn trên đón lên cõi trời để sống một lối sống thanh thản và yên bình mãi mãi.
Hoàn cảnh của Huy may mắn hơn của Vũ nhiều. Cả cha mẹ lẫn hai cô em gái đều qua đây một lượt. Vì khi xưa cha và mẹ Huy đều làm trong một sở của Mỹ. Huy gặp lại người bạn cùng xóm trong một lần đi chợ với mẹ, từ đó tình bạn giữa hai người càng thấm thiết hơn. Đặc biệt gia đình Huy cũng đã giúp đỡ cha con Vũ rất nhiều trong khoảng thời gian Vũ còn đi học đại học.
Một buổi sáng khi Vũ còn đang yên giấc trong chiếc mềm ấm áp thì chuông điện thoại reo vang. Vũ uể oải vươn mình với tay lấy chiếc điện thoại.
-Hello" Vũ nói với giọng còn ngáy ngủ.
-Giờ này mà còn ngủ" Biết mấy giờ rồi không ông anh" Giọng Huy vang lên bên kia đầu dây.
-Mới sáng sớm gọi có chuyện gì không"
-11 giờ 31 phút rồi, không còn sớm đâu!
-Oh! Vậy hả" Tối qua làm thêm tới 12 giờ mới về cho nên mệt quá, nhưng chẳng biết trời trăng gì nữa. à! Có chuyện gì vậy"
-Có chuyện quan trọng muốn bàn với cậu. Tớ lại nhà được không" muốn ăn gì không tớ mua luôn cho.
-À! Phở hay hủ tiếu gì cũng được. Nhưng thôi! Hôm nay là weekend đông lắm, thôi mua ổ bánh mì thịt đi. Cám ơn nhiều.
-No problem! Hẹn gặp cậu sau! Bye.
Huy đến mang theo cả bịch đầy bánh mì đủ loại
-Hôm nay tớ đãi cậu. Huy nói
-Kiểu này tớ thấy cậu định khủng bố tớ bằng bánh mì đúng hơn.
-Thôi mình ăn đi! Tôi có chuyện muốn hỏi ý cậu. Huy làm vẻ mặt quan trọng.
-Được rồi có gì nói đi tớ nghe đây.
Huy vừa lấy ổ bánh mì thịt ra vừa nói:
-Tớ định một tuần nữa sẽ về Việt nam chơi.
-Wow! Sướng ha, mà như vậy thì có gì quan trọng đâu"
-Cậu có biết thằng Quân không" huy hỏi
-Biết chứ! Vũ vừa nhai bánh mì vừa trả lời.
-Nó định giới thiệu cô em gái, hay nói đúng hơn là cô em họ của nó cho tớ. Lần này về nhân dịp đó làm quen luôn. Cậu thấy như vậy được không Vũ"
-"Được hay không" nghĩa là sao. Vũ hỏi.
-Nghĩa là làm quen như vậy có tốt không" Huy giải thích.
-Cậu nghĩ sao" Vũ nghiêm túc hỏi bạn.
-Tớ nghĩ chuyện này hơi đường đột quá, nhưng mà tớ cũng muốn làm quen xem sao. Biết đâu lại hợp nhau.
-Nếu cậu nghĩ vậy thì cứ làm vậy.
-Nhưng tớ mướn hỏi ý cậu. Huy nhắc lại.
-Tớ nghĩ cứ làm quen trước xem sao, như cậu đã nói: "Biết đâu lại hợp nhau" nhưng cũng phải thận trọng một chút.
-Thận trọng" Huy ngạc nhiên.
-Đừng có làm gì quá lố, đừng có hứa hẹn gì cả. Bây giờ chỉ nên xem nhau là bạn, rồi từ đó mà tìm hiểu nhau. Như vậy tốt hơn.
Huy nhìn bạn cười:
-Dạ thưa quân sư trò hiểu rồi!
-Chúc cậu may mắn! Vũ vỗ tay Huy.
*
Ngày ra sân bay về Việt Nam, Huy cảm thấy phấn khởi và rộn rã trong lòng, như là tâm trạng của những đứa trẻ nhỏ được trở về trong vòng tay âu yếm của người mẹ hiền sau bao nhiêu năm xa cách.
Huy đã có dịp thấy hình ảnh Saigon những năm gần đây qua những băng Video. Nhưng dù sao cũng không thú vị bằng chính mình đứng trong thành phố, hòa vào dòng người, xe cộ tấp nập để thưởng thức hương vị Saigon: khói bụi từ những chiếc xe, tiếng rao hàng của mấy người bán hàng rong, tiếng động cơ nổ, tiếng nhạc vang lên từ các quán cà phê bên đường….
Hơn mười tám tiếng ngồi trên máy bay, Huy chỉ thao thức, không tài nào dỗ mình vào giấc ngủ được dù trời sáng hay tối bên ngoài. Về đến Việt Nam, Huy được vợ chồng người cậu ra đón. Huy nhớ ngày xưa, cậu mợ vì thương đất nước, thương mảnh vườn, căn nhà nên không chịu qua Mỹ cùng với gia đình. Cậu Huy nói: "Đi hết rồi ai thờ cúng ông bà cha mẹ" Ai chăm sóc mồ mả khi Tết nhất đến" Thôi tôi ở lại". Đã 26 năm trôi qua, tóc cậu mợ bây giờ đã điểm bạc, gương mặt đầy phong trần, hằn vết của những tháng năm khổ cực. Nhưng vẫn còn nguyên nét đôn hậu nhân từ ngày nào.
Nhà cậu mợ rộng rãi, đầy đủ tiện nghi và chỉ có 4 người ở cho nên Huy cảm thấy rất thoải mái và tự nhiên. Huy không biết đường xá nên đi lại bằng xe taxi, hay khi rãnh Huy được Tuấn, cậu em họ chở đi vòng quanh thành phố ngắm cảnh. Nhưng đường xá ngoài mấy cao ốc, nhà mới xây ra thì chẳng có gì đẹp cả. Tới đâu cũng toàn là người và xe cộ tấp nập, loạn xạ làm Huy cứ ghì chặt vào vai cậu em, sợ nếu sơ hở một chút thì văng xuống đường như không.
Hôm sau Huy nhờ cậu em chở lại nhà cô gái, người em họ mà Quân đã giới thiệu và cho địa chỉ. Huy có thưa chuyện đó với cậu mợ, hai người không có ý kiến gì, chỉ nhắc Huy hãy tìm hiểu cho kỹ, có người bề ngoài thì đẹp, nhưng bên trong tâm hồn thì không ai biết được. "Tri nhân tri diện bất tri tâm" mà.


Nhà của cô gái tên Lan Anh là một ngôi nhà lầu ba tầng nhìn rất sang trọng, được xây dựng theo kiểu mới nhất ở Việt Nam bây giờ. Huy được biết cha của Lan Anh là bác sĩ chuyên khoa về tâm lý học, còn mẹ là giáo sư Lý Hóa. Tuấn cho biết: "Ở Việt Nam bây giờ mà làm những nghề như bác sĩ, giáo sư Toán- Ly-ù Hóa-Anh văn thì hai năm là cất nhà tường, ba năm thì đủ để lên lầu rồi "nhưng tất nhiên cũng cần phải dạy giỏi người ta mới học nhiều!" Tuấn thêm vào.
Lan Anh là một cô gái còn rất trẻ so với Huy. Cô ấy khoảng 22 tuổi, ăn mặc đúng mốt và nói chuyện rất có duyên, lễ độ lại có trình độ đại học ngoại ngữ. Điều đó đã làm Huy thắc mắc: một cô gái giàu có, xinh đẹp và có trình độ học vấn như vậy hẳn là có rất nhiều bạn bè hay những chàng trai đeo đuổi lắm. Thế nhưng những lần Huy đến đều thấy cô đang ở nhà đọc sách, nghe nhạc hay nấu ăn, lau nhà nữa dù trong gia đình đã có mướn người làm. Cô ấy chẳng ra dáng một tiểu thư con nhà giàu chút nào cả.
"Tài xế" của Huy bây giờ không ai khác hơn là Lan Anh. Huy vẫn chưa hết sợ đường xá ở đây nhưng trong lòng cũng cảm thấy an tâm phần nào vì dù sao con gái chạy cũng cẩn thận hơn những chàng thanh niên mới lớn. Trời đã về chiều nên ánh nắng bớt gay gắt hơn, hơi nóng hắt lên từ nhựa đường cũng giảm dần. Nhưng nhìn khuôn mặt của mọi người thì có vẻ khó chịu và bực bội vì sau một ngày làm việc mệt nhọc giờ đến lúc về lại bị kẹt xe như vầy thì ai mà chịu nổi. Thế là tiếng kèn kêu lên inh ỏi, hết người này bấm đến lượt người kia không bao giờ dứt được cho dù một giây nào. Rồi tiếng máy xe lam ầm ầm, lẫn mùi khói xe thật khó chịu không thể nào tưởng tượng nổi.
-Chắc tôi chết mất cô Lan Anh ơi! Huy vừa bịt mũi vừa nói, Lan Anh cười rồi lấy cái khẩu trang mới từ trong túi xách đưa cho Huy và nói:
-Mang cái này vào sẽ cảm thấy đỡ hơn. Người Saigon bây giờ đi đâu ai cũng cần cái này, thứ nhất là bớt phải hít khói bụi, thứ hai là che nắng luôn. Tuy hơi ngộp thở. Lan Anh cười.
-Cái này mang vào mặt sao" Nói cho cô đừng cười chứ tôi cảm thấy cái này mang vào mặt sao giống mấy người khám tử thi hay mấy bác sĩ giải phẫu thường mang quá vậy" Huy tuy hỏi vậy nhưng cũng mang vào vì không thể nào chịu nổi được nữa. Lan Anh không nhịn được cười nói:
-Thì mấy người đó họ mang để bảo vệ sức khỏe khỏi bị vi trùng của bệnh nhân hay người chết, còn mình đây thì cũng vậy, để khỏi phải ngửi mấy cái mùi chết người này chứ gì đâu. Đừng lo qua đoạn đường chính này thì không còn kẹt nữa đâu.
Mãi mười lăm phút sau xe mới bắt đầu thông và chạy được qua khỏi đường này. Huy vẫn còn chưa hoàn hồn từ những tiếng kèn, những âm thanh hỗn độn lúc nãy thì đằng sau ba bốn chiếc xe phân khối lớn chạy vụt qua như mũi tên bay, kèm theo những âm thanh vang lên từ những chiếc bô xe làm vỡ tung cái đầu của Huy ra, Huy kêu lên:
-Ôi trời ơi! Chạy kiểu gì vậy" Muốn đua xe thì vào đăng ký mà thi, tôi thấy người ta đang tổ chức trên Tivi kia kìa. Chạy kiểu này thì chỉ có nước đua với tử thần thôi!
-Ở đây là vậy đó! nhưng tụi trẻ ăn chơi cỡ choai choai có xe mới hay mới biết chạy làm vậy để lấy le với người ta. Con nhà giàu cũng có, loại trung bình cũng có. Nếu nhà nghèo không có xe thì nhập bọn với những người khác. Lan Anh nói.
-Vậy sao" Huy hỏi.
-Tại anh không biết chứ hồi mười bảy, mười tám em cũng đã từng "làm quen với đời" theo kiểu đó. Đua xe cùng với đám bạn cũng có, ngay cả "bồ bịch" cho có vẻ cũng có. Chỉ may là chưa vướng vào chuyện hút chích. Nếu không thì đời em tàn rồi. Lúc đó nghe theo lời ba mẹ và nghĩ đến tương lai sau này nên em mới quay đầu lại mà cố học hành thành tài, lo chỉnh đốn bản thân lại. Nếu không thì biết đâu bây giờ em cũng là một trong những người ngồi trên chiếc xe đó. Nghĩ lại thấy ớn lạnh. Lan Anh cười.
-Vậy sao" Nhưng mà ít có người biết hối cãi lắm phải không cô"
-Dạ em không dám chắc, nhưng có lẽ vậy. Một khi sa chân xuống bùn
-rồi thì khó mà rút lại được. Trừ khi có lòng quyết tâm lớn và sự giúp đỡ chân thành từ gia đình và những người bạn tốt.
-Như vậy cũng không đủ mà cần phải lánh xa những người bạn xấu nếu không thì ngựa lại quen đường cũ. Huy nói thêm vào.
-Anh muốn đi đâu trước" Lan Anh hỏi.
-Ừmm! Tôi không biết nữa. Thôi đi ăn trước được không"
-Được chứ, mà anh muốn ăn gì"
-Ăn phở được không" tôi muốn coi phở ở Việt Nam và phở ở Mỹ khác nhau chỗ nào" Huy được Lan Anh dẫn vào một tiệm phở gần đó. Tiệm không lớn lắm, chỉ có 6 bàn ăn được kê sát lẫn nhau mà người ta ăn đông không thể tưởng, đó là không kể những người chờ mua về.
-Anh thấy có ngon không" hơn hay thua ở Mỹ.
-Ngon lắm! Mùi vị đậm đà hơn ở Mỹ nhiều. Huy vừa ăn xong tô phở vừa trả lời. Huy được Lan Anh chở vòng quanh thành phố, nhất là đến những khu siêu thị mới mở như Cống Quỳnh, Đại Nam. Maximax, hay những nhà sách quen thuộc: Nhà sách Saigon, nhà sách Nguyễn Huệ. Khi đã bắt đầu thắm mệt, họ tấp vào một quán kem bên đường.
-Cô có mệt không"
-Mệt nhưng vui. Anh muốn dùng gì gọi đi, kem ở đây nổi tiếng lắm đó.
-Vậy thì tôi ăn kem cho mát!
-Anh làm ơn cho tôi hai ly kem lớn nha. Lan Anh nói với người bồi bàn.
-Cũng khá lâu rồi tôi mới có dịp đi vòng quanh một vòng lớn như vầy. Vui quá! Lan Anh ngồi tựa vào ghế mắt hướng ra đường.
-Cô không thường đi chơi với bạn bè hay bạn trai sao"
-Những người bạn thân của em đều lo đi làm kiếm tiền nuôi gia đình và bản thân hết rồi. Có đứa còn có gia đình rồi. đâu có ai nhông nhông như em. Lâu lắm tụi nó mới lại chơi một hai lần. Đi một mình làm biếng lắm. Còn bạn trai thật sự thì em chưa có. Lúc còn đi học thấy tụi bạn ai cũng có đôi có cặp nên em chỉ cặp qua cặp lại cho vui chứ đâu có thất tình đâu.
-Vậy sao" Thế mà tôi cứ nghĩ bạn có rất nhiều bạn và nhiều người theo nữa chứ! Huy chợt thuận miệng nói ra thắc mắc của mình trước đây.
-Tại sao anh lại nghĩ vậy"
-Tại vì cô xinh đẹp có học vấn và giàu nữa.
-Chính vì vậy mà em mới kén chọn bạn lắm. Em muốn người bạn hay người yêu đến với em vì em là em chứ không phải vì tiền bạc hay nhan sắc của mình. Nói ra không phải tự phụ mình giàu có nhưng đó là sự thật của xã hội bây giờ, tiền bạc đi trước rồi mới tới tình cảm.
-Umm! Kem ngon quá. Huy tấm tắc khen. Ở bên Mỹ đâu có thì giờ rãnh rỗi mà ngồi nhâm nhi như vầy. Rồi Huy tiếp. Thế bây giờ cô định làm nghề gì"
-Em đang xin dạy học Anh ngữ ở một trường trung học ở đây. Người ta vẫn chưa trả lời.
-Ồ!
Rồi hai người ngồi đó chẳng ai nói gì. Ánh mắt Lan Anh trở nên xa xăm như đang nhớ về một kỷ niệm nào đó. Cha nói đúng "Giàu chưa hẳn vì hạnh phúc vì tiền bạc nào có mua được hạnh phúc thật sự". Nhìn ra ngoài đường, những cô những bà với gánh hàng rong trên vai bước từng bước nặng nhọc. Lâu lắm mới được vài đứa trẻ đến mua vài ba ngàn đồng với bịch bánh nhỏ, những cây kẹo chewing gum. Tối đến lặng lẽ gánh về nhà, sáng lại âm thầm gánh ra, ngày nối tiếp ngày, năm này qua tháng nọ, đôi gánh ấy đã trở thành một người bạn tri kỷ với họ. Cùng chia sớt niềm vui trong những ngày bán đắt hàng hay nằm ủ rũ trong góc nhà khi trời chợt đổ cơn mưa. Có lễ vậy mà những người đó có được niềm vui, niềm thanh thản nơi tâm hồn là những kẻ sống trong nhung lụa nhưng suốt ngày cứ nơm nớp lo sợ một ngày nào đó sẽ bị đưa ra trước vành móng ngựa, rồi vào ngồi trong căn nhà đá lạnh lẽo, bốc từng tấm lịch mong manh. Vì những đồng tiền họ nào phải chính bàn tay họ tạo ra, mà là từ những giọt mồ hôi nước mắt từ những người dân lương thiện đầu tắt mặt tối với công việc cực nhọc mà có được. Đã có nhiều trường hợp xảy ra thế mà chẳng ai biết sợ, và nhìn thấy tiền thấy danh vọng địa vị là cứ nhắm mắt nhắm mũi xông vào. Tình nghĩa, công lý vứt qua một bên. Tới khi nào đổ bể hối hận cũng không còn kịp. Đến lúc đó thì nào là "phải chi…" nào là "nếu biết trước như vậy…" nào là "ta hối hận quá…" thì đã quá muộn màng.
-Kìa Lan Anh kem chảy hết rồi kìa" Tiếng Huy cắt đứt dòng suy nghĩ của Lan Anh.
-Ồ! Em quên mất.
-Cô đang suy nghĩ gì vậy"
-Không có gì! Chỉ tại xã hội bây giờ sao ngộ quá. "đời bể dâu, ai biết sao ngày mai. Tình mới đây nhưng vội phai. Đời phù du tay trắng hay sang giàu, rồi sẽ đi về đâu…Tiền là giấy, ta mất nhau vì đây, đừng nói chi ân tình xưa. Người giàu sang quên mất đi cơ hàn, tình nghĩa thâm sâu vùi mau…"
-Bài hát này hay quá, cô biết tựa gì không"
-"Tình xưa nghĩa cũ". Thật đúng với bây giờ phải không anh"
-Ừ!
-Anh là bạn thân của anh Quân" Lan Anh hỏi.
-Không thân nhau lắm để có thể gọi là tri kỷ nhưng gọi là thân cũng được. Chúng tôi quen biết nhau nhiều năm nay rồi. Huy trả lời và nhìn Lan Anh với ý dò hỏi. Như hiểu được, cô liền nói:
-Nhờ lời nói bảo đảm của anh Quân nên gia đình và em mới dám làm quen với anh và cho em chở anh đi như vầy đó chứ.
-Bảo đảm" Tôi đâu phải là gói hàng đâu mà phải "gởi bảo đảm" như vậy. Huy nheo mắt đùa.
-Anh Quân nói anh là người có trình độ văn hóa, lịch sự, hòa nhã, vui tính, có việc làm đàng hoàng, gia đình gia giáo nhưng cho tới giờ vẫn một bóng cô đơn. Cho nên anh Quân giới thiệu em cho anh và cũng là nhờ em giúp đỡ vì lần đầu không quen biết đường xá, không hiểu được tình hình xã hội nên nguy hiểm lắm.
-Có cần giới thiệu kỹ như vậy không" rồi đưa tay vuốt mũi. Huy nói:
-Lỗ mũi tôi nó bằng cái tô rồi nè! Lan Anh phì cười rồi nói:
-Tại anh không biết chứ bây giờ Việt Kiều về Việt nam tìm bạn và cưới vợ nhiều lắm. Nhưng đâu phải ai cũng tốt cũng đàng hoàng đâu. Họ có lôi ra cái điện thoại di động đời mới nhất, khoe ra cái dây chuyền, chiếc lắc mấy lượng, móc ra xấp tiền đô là muốn gì chẳng được. Con gái theo ào ào mà chẳng cần mệt tâm tìm kiếm. Rồi khi cưới về bên Mỹ, người vợ mới ngã ngữa. Nhà cửa đâu chẳng thấy, chiếc xe cà rịch cà tàng và điều đáng buồn nhất là cái mà ga lăng, lịch sự cũng rơi rớt mất khi đi qua biển Thái Bình Dương luôn. Đến lúc đó, chẳng lẽ lại quay về Việt Nam cho xấu hổ chết.
-Vậy mà không ai hiểu, cứ vướng mãi vậy"
-Tại mộng được đi Mỹ ở đây lớn lắm. Không chỉ có đám trẻ mà người già con nít gì cũng vậy. Họ cho đó là nơi lý tưởng nhất, là thiên đàng của trần gian. Nhưng nếu nơi nào có thiên đàng thì cũng phải có địa ngục chứ. Ngày xưa người ta nói:
Má ơi đừng gả con xa,
Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu
Bây giờ thì được cải tiến lại thực tế hơn:
Má ơi đừng gả con xa,
Gả con qua Mỹ, Canada được rồi.
-Nói đi cũng phải nói lại, có nhiều cô được chồng bảo lãnh qua Mỹ rồi lo cho đi học lái xe, cho đi học Anh văn, kiếm việc làm đàng hoàng. Đến khi đủ lông đủ cánh rồi là đá người ta ra và chạy theo người khác trẻ hơn, đẹp trai hơn và giàu sang hơn. Còn những ông chồng tội nghiệp chỉ biết ngồi than thở chứ làm gì được hơn. "Tại ông không lo cho tôi được thì tôi kiếm người khác lo cho tôi" nếu nói về thành ngữ, ca dao tân thời thì ngày xưa người ta nói:
Một căn nhà lá, hai quả tim vàng, thời đại văn minh thì lại được nói: Một căn nhà lá, hai quả tim chì.
Hẳn nhiên cũng có những trường hợp họ đến với nhau bằng những tình yêu thật sự, điều đó thì không nói đến làm gì cũng biết họ hạnh phúc rồi.
Huy nói như để cứu vớt. Thời đại bây giờ là thời đại vật chất sinh ra tình cảm chứ tình cảm khó mà sinh ra vật chất, trừ khi nó được vun bồi bằng tình yêu chân thật. Anh chỉ biết lắc đầu ngán ngẫm cuộc đời.
Ngoài đường xe cộ vẫn đông đúc, người qua kẻ lại vui vẻ, còn trong thâm tâm của Huy và Lan, anh cảm thấy sao quá lạc lõng.
Trên đường về nhà, chẳng ai mở miệng nói một câu nào. Nhưng cả hai đều hiểu: cuộc đời này giả tạo thật đấy, cuộc đời đắng cay thật đấy nhưng mọi người ai cũng phải đối mặt với nó dù cho nó có tàn nhẫn đến cỡ nào đi nữa.
Trần Hạnh Duy Thanh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,997,962
Tác giả lần đầu gửi bài Viết Về Nước Mỹ và cho biết tên thật là Trương Thị Anh Đào là tên thật. Năm sinh: 1962. Qua Mỹ theo diện ODP năm 2011.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Bài viết mới của ông là một du ký chất chứa nhiều tâm sự tác giả.
Tác giả tên thật Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương.
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả đã nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001.
Nhạc sĩ Cung Tiến