Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_728x90_Vietnamese - Nguoi Viet
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Ngày Hội Lớn Của Bà Ngoại

15/01/200200:00:00(Xem: 194297)
Bài tham dự số: 02-429-vb51227

Bài viết về nước Mỹ lần này nguyên tác Anh ngữ, vốn chỉ là một bài viết được điểm A trong lớp English. Người viết, Đặng Trần Ly-Lan chỉ mới... 14 tuổi, đang học lớp 10 trường trung học La Quinta. Bản Việt ngữ do chính bà mẹ của cháu chuyển dịch. Trong thư gửi người bạn ở Việt Báo, bà viết “Tối hôm qua tình cờ chị đọc được bài con gái chị viết cho lớp English của cháu. Chị cảm động không thể không chuyển dịch qua Việt Ngữ. Vì số chữ có giới hạn cho bài làm nên bài của cháu tương đối ngắn và không tả đủ mọi chuyện đã xẩy ra trong buổi tối hôm đó. Dẫu sao đi nữa, chị tin rằng với tuổi 14 cháu diễn tả như vậy khá là đầy đủ về cảm xúc của đứa trẻ vào tuổi của cháu. Chị dịch rất sát với những chữ cháu dùng trong Anh ngữ, kể cả văn phạm và bút pháp (dĩ nhiên phải thêm tý mắm muối cho nó đúng văn phạm Việt Nam).
+
"Surprise!! Happy birthday!!!"
Đấy chỉ là ba tiếng thông thường mà bà tôi được nghe khi bước chân vào nhà hàng sau chuyến du lịch dài từ bên Tây về và dì tôi nói khéo là "con mời mẹ đi ăn tối". Cuối cùng, công lao của mọi người trong bao nhiêu tháng sửa soạn cho buổi tiệc mừng thọ của bà được "đền trả" bằng nụ cười thật tươi, thật rạng rỡ trên khuôn mặt của bà - nụ cười và những giọt long lanh trong ánh mắt. Bà bước đi giữa hai hàng người gồm con cháu, họ hàng và bạn bè. Mọi người đứng hai bên dõi theo bước chân bà bước lần lên sân khấu. Những giọt lệ sung sướng, hạnh phúc của bà rơi trên vai chúng tôi mỗi khi bà ôm từng người con, đứa cháu của bà nói lời cám ơn. Chỉ ngần ấy thôi tôi biết chắc một điều là từng giây từng phút của những ngày bận rộn vừa qua quả là đáng giá vô ngần.
Các cháu bà đồng thanh hét to: "Happy birthday, bà. Chúng con yêu bà".
Các con bà cũng hét to: "Mừng mẹ trở về bình yên, mừng sinh nhật Mẹ".
Bà bước đi giữa hai hàng người trong niềm hoan lạc, ánh mắt bà rạng rỡ hơn khi nhìn thấy bảng "Happy 70th Brithday" lấp lánh. Nụ cười trên khuôn mặt bà toả sáng trong bóng tối, giữa ánh nến lung linh các cháu trai bà từ từ mang lên sân khấu. Các cháu gái trao tận tay bà bẩy chiếc bánh sinh nhật. Bẩy ngọn nến hồng, bẩy chiếc bánh ngọt tượng trưng cho bẩy mươi năm bà đã trải qua trong những nỗi vui, buồn, sướng, khổ và thăng trầm của cuộc đời. Các con bà gửi đến bà những đoá hồng tỏa hương thơm.
Bà đứng giữa đàn cháu nội ngoại - nụ cười giữ mãi trên môi - khi chúng cùng cất tiếng hát bài "Ơn Đức Sinh Thành" như những lời cảm tạ công ơn bà đã cưu mang, dậy dỗ, nuôi nấng đàn cháu từng đứa một từ ngày chúng sinh ra. Màn trình diễn kết thúc bằng lời chúc: "Happy Birthday, bà. Chúc bà sống lâu trăm tuổi". Các cháu bà từng đứa rời sân khấu, ôm và tặng bà những nụ hôn nồng ấm. Nước mắt bà lại tiếp tục rơi trong khi môi miệng vẫn giữ nụ cười tươi. Sau đó, các con bà mời bà ngồi và gửi đến bà bài "Lòng Mẹ", bầy tỏ tình yêu của bà dành cho các con.
Tình yêu đã khiến bà hy sinh cả cuộc đời mình cho đàn con và cho cả đàn cháu. Trong lúc đó, đứa cháu trai nhỏ nhất lên bốn của bà chạy lên ôm bà thật chặt và nói: "I love you". Cảnh đó không chỉ làm mình tôi xúc động mà hình như đã làm mọi người cảm động. Bầu không khí trong phòng dường như ngưng đọng lại khi các con bà từng đứa bước khỏi sân khấu, cúi xuống trao cho bà từng nụ hôn trong vòng ôm không muốn rời.


Những màn trình diễn nhạc cụ, hát, kể chuyện tiếp theo do những người trong họ và bạn bè đảm trách. Điều này hình như không khó khăn lắm vì mọi người trong dòng họ của bà ai cũng có tý "máu văn nghệ" trong người. Trong khi nhà hàng dọn thức ăn ra, bà đi các bàn chào hỏi, cám ơn mọi người đã đến chung vui với bà, đã dành cho bà lòng ưu ái. Chúng tôi thoải mái ngồi thưởng thức những món ăn khoái khẩu - nhất là súp măng cua là món ăn tôi thích nhất. Hương vị của những món ăn này chúng tôi vẫn còn thèm thuồng trong những ngày sau đó.
Phần chính của buổi tiệc bắt đầu khi mọi người hát bài "Happy Birthday" cho bà trước khi bà thổi tắt hết bẩy ngọn nến. Những làn khói đã khiến hệ thống báo động réo lên inh ỏi. Cả gian phòng nổi lên những tiếng nổ lốp bốp, bông giấy dính đầy trên tóc mọi người. Niềm vui của mọi người trong buổi tối hôm ấy tràn đầy như giòng suối chẩy mãi không ngừng. Bà cắt bánh, tay run run vì cảm động, cuối cùng bà trao lại cho con gái vì "run quá, không cắt nổi". Những miếng bánh ngọt ngào như tình bà luôn dành cho chúng tôi. Cảm động nhất là lúc bà mở gói quà mà bố tôi đã thay mặt mọi người tặng bà. Đó chỉ là một quyển sách nhỏ gói ghém tâm sự của các con, các cháu bà cũng như bạn bè thưở ấu thơ của bà mà mẹ tôi đã khổ công liên lạc về Việt Nam, tìm kiếm và nhờ họ viết gửi qua cùng hình ảnh của họ - trong đó có một người bạn tri kỷ tri âm của bà, người đã không còn hiện hữu sau khi viết những lời tâm tình cho bà và gửi lại cho bà bài thơ ông làm từ hơn năm mươi năm về trước để tặng bà. Tôi tin rằng, bà sẽ rất trân quý quyển sách này và sẽ đọc nó cho dẫu kể cả khi bà đã thuộc lòng.
Màn cuối cùng của buổi tiệc là chương trình dạ vũ. Các con, các cháu kéo bà ra sàn nhẩy, mỗi người chỉ được nhẩy với bà một hai đoạn ngắn không đầy hai phút trong bài hát mà thôi. Suốt cuộc đời của bà tôi không hề biết vũ trường là gì, không hề biết đến một điệu nhẩy nào, thế mà tối hôm ấy bà đã theo bước các con các cháu, nhẩy với mọi người. Bà nhẩy không biết mệt cho dù cuộc du lịch vừa qua đã lấy của bà một số cân, cho dù đôi chân của bà không được khỏe lắm vì chứng phong thấp, cho dù tim của bà đập liên hồi vì bệnh tim. Niềm vui, hạnh phúc đã khiến bà quên...quên hết...chỉ còn biết hưởng trọn vẹn niềm vui và hạnh phúc đó. Những cảm giác đó cũng tràn đầy trong trái tim mọi người - thỏa mãn với những gì đã làm để tạo nên một buổi tối quá kỳ diệu này. Một buổi tối đã khiến mọi người trong gia đình dù có đang bất hòa, giận hờn, ghét bỏ nhau vì những lý do nào đó đã ngồi lại với nhau và cùng nhau đến với bà ngoại, cùng bà ngoại hưởng những giờ phút quá là tuyệt diệu. Một buổi tối tôi không thể nào quên được và có lẽ sẽ ở lại trong tâm trí tôi đến suốt cuộc đời. Tiếc rằng tôi còn quá nhỏ để diễn tả hoàn toàn cảm xúc của tôi. Tôi cũng không thể diễn tả cho đủ từng thay đổi trên nét mặt của bà qua từng cơn xúc động.
Người lớn không thích biểu lộ hết tâm hồn của mình, và hình như tôi bắt đầu lây bệnh dấu diếm cảm xúc của mình khi tự hỏi lòng: đã bao lần mình nói lên câu "con yêu bố, con yêu mẹ""
Ngày 19/12/01

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 840,590,856
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.