Hôm nay,  

Nhớ Ba: Giáng Sinh Hồi Đó, Giáng Sinh Bây Giờ

25/12/200100:00:00(Xem: 210894)
Bài tham dự số: 02-428-vb31225

Bà Nguyễn Hà, 35 tuổi, cư trú tại Corona, California, hiện học ngành Human Service tại Cal State Fullerton, làm việc bán thời gian cho Concept 7, Family Support and Treatment Center. Bà Hà đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ giá trị, đầu tiên là bài “Mr. Right, Em Đã Tìm Được Anh” để “thương tặng ông xã...” rồi tới các bài “Út Cưng Của Ba...” “Vượt Dốc”, “Hai Bà Má Thành Công Dân Mỹ”... Lần này là bài viết mới nhất: câu chuyện mùa giáng sinh ở Mỹ, Nhớ căn nhà của Ba ở quê xưa, nhớ Ba.
+
Coming, coming, December,
Existing, existing, forever,
its glorious and peaceful spirit
for you, for me,
and for all my significant others.
+

"Bà con cô bác ơi, Giáng sinh năm nay mình được ở trong lâu đài rồi, phải trang trí cho lâu đài của mình thiệt đẹp và ăn mừng thiệt lớn nghe,"õ Út Chị rao lên rôm rả như những tiếng lục lạc đeo trên cổ mấy con reindeers của ông già Nô-en đang chạm vào nhau.
Vào năm một ngàn chín trăm cách-đây-mấy-năm, gia đình Út Chị mua được một căn nhà. Đối với mọi người thì đó là một căn single-detached house, nhưng đối với Út Chị Út Em thì nó là một tòa lâu đài. Qua nhiều năm dài cứ phải dắt díu nhau "move"õ từ cái phòng nhỏ xíu này tới cái phòng nhỏ xíu khác, rồi từ căn apartment nhỏ hẹp này đến căn apartment lụp xụp kia, nên căn nhà vừa vừa này được mọi người trong gia đình Út Chị Út Em coi là một tòa lâu đài lộng lẫy.
Con Út Em hưởng ứng liền lời rao của Út Chị: "Yes, mam. Bây giờ mình đi mua cây thông và thiệt là nhiều đồ về trang trí nha chị."õ
Hai chị em khuân về nhà một cây thông bất tử, những dây đèn vừa chớp tắt đủ kiểu vừa phát ra tiếng nhạc, cả đống ornaments và trái châu đủ màu xanh đỏ tím vàng, và mấy bao bố dây kim tuyến. Đây là lần đầu tiên trong đời hai chị em Út trang trí cây thông, nên hai đứa ngù ngờ hết biết, khuân được về đủ thứ đồ màu mè bắt mắt là khoái chí lắm rồi.
Hì hục làm xong, hai chị em đang đứng ngắm nghía công trình nghệ thuật của mình thì Út Em ấp a ấp úng:
"Chị ơi, sao kỳ quá hà, sao nó hổng giống cây thông!"õ
"Hả, sao kỳ dzậy" Hổng giống cây thông chứ nó giống cây gì""õ
"Nó hổng có giống cây thông nhà người ta mà cũng hổng giống cây gì hết hà, chị coi kìa, đâu có thấy cái lá xanh nào đâu."õ
Thì ra, có bao nhiêu đèn, trái châu, búp bê, dây kim tuyến, hai chị em Út đã mắc lên cây thông hết rồi, không chừa chỗ cho một cái lá nào lòi ra hết.
"Ừa, cũng hơi kỳ thiệt, nhưng thôi kệ, như vậy ngắm mới đã, mới... sang trọng."õ
Dây đèn và dây kim tuyến đã đem quấn kín hết cây thông rồi mà vẫn còn dư. Út Chị Út Em liền đem dây đèn quấn đầy mấy cái cây èo uột trước sân, còn làm điệu để dây chạy dài dưới đất dọc lối đi. "Phê quá, giống đường vào lâu đài ghê chưa""õ Còn dây kim tuyến thì hai đứa đem dán dọc theo lan can, còn để nó rớt lòng thòng xuống nữa. Vừa tha thướt vừa lấp la lấp lánh.
"Trời ơi, đẹp quá chị Út Chị ơi."õ
"Ừa, đẹp thiệt, giống y chang như cảnh cung điện mà mình coi ở sân khấu đoàn cải lương hồ quảng Minh Tơ."õ
Rồi Út Chị Út Em mời đủ mặt bá quan văn võ, tức là các anh chị lớn của hai Út, đến ăn tiệc mừng Giáng Sinh.
Có đủ mặt bá quan rồi, có cung điện trang trí theo kiểu đoàn Minh Tơ rồi, có cả một con gà quay thiệt bự và một cái bánh khúc cây tròn u nữa, nhưng sao ai cũng cảm thấy như thiếu một cái gì, nhớ một cái gì. Phải rồi, nhớ một căn nhà. Không phải là một trong những căn nhà mà gia đình hai Út đã share phòng ở chen chúc, cũng không phải một trong những căn apartment lụp xụp, mà là căn nhà ở thật xa, nằm trong một con hẻm gần chợ Bà Chiểu. Căn nhà của ba.
Má lên tiếng, "Nè, ngồi lại ăn đi chứ, hồi nãy hai con Út nhãy tưng tưng la đói bụng rầm trời mà. Giờ này ăn là vừa rồi. Bảy giờ tối. Mình ăn Nô-en theo 'kiểu Mỹ'õ hén."õ
Giọng má chợt nghẹn lại. Rồi mũi má đỏ lên, mắt má cũng đỏ au. Cả chị Hai và con Út Em, hai chuyên viên mít ướt khác trong gia đình, cũng vậy. Cả ba người cùng sụt sịt thút thít.
"Ăn Nô-en theo kiểu Mỹ."õ Đó là câu nói của ba vào mỗi mùa Giáng Sinh mà, không hiểu sao má lại lập lại y chang. Má làm mọi người nhớ quá! Nhớ Nô-en kiểu Mỹ của ba. Nhớ căn nhà của ba. Nhớ ba.
Căn nhà của ba được xếp vào hạng... mất thẩm mỹ nhất nhì trong xóm. Ba hay nói, "Có cái nhà là để có chổ ăn chổ ngủ, chứ đâu phải để mời người ta tớt khoe nhà đẹp nhà sang đâu."õ Vậy là ở trong nhà, chỗ nào cũng có thể ngủ được, trừ nhà bếp đã để dành làm chỗ ăn. Nhà có một cái gác lửng, sàn ván, trải chiếu ra là ngủ được rồi. Trong buồng thì có hai cái giường, còn ở ngoài phòng khách thì hỡi ôi, có một bộ ván bự tổ chảng. Toàn bộ phòng khách là bộ ván to tướng đó và một cái bàn dùng để chơi ping-pong, nhưng ba lại cho nó thành bàn tiếp khách. Má hay chặc lưỡi than thở, "Chưa thấy ai như ba mày! Người ta làm Trưởng ty Kiểm Lâm thì đồ đạc trong nhà đẹp hết biết, toàn bằng gỗ quý, còn ba mày thì lại rinh ba cái bàn ping-pong này về nhà xài. Đã vậy, để làm chi cái bộ ván bự tổ chảng ở đây, trong khi mỗi lần ngủ ổng chỉ nằm im ru trong một góc thôi hà. Quét ván thì cũng lấy chổi lông gà quét cái góc đó thôi, thiệt là..."
Mặc cho má tha hồ cằn nhằn, ba vẫn là ba. Không những bề ngoài cái nhà của ba mất thẩm mỹ mà bề ngoài của ba cũng hết nói luôn. Mỗi lần ba đi ăn tiệc hay là đi tới chỗ nào cần diện một chút là má mệt với ba. "Thôi mà, tui bận như vầy được rồi, bận ba cái đồ lớn đồ nhỏ đó mệt muốn chết."õ "Trời ơi, làm ơn ăn bận đàng hoàng giùm tui đi ông ơi, người ta cười tui chết còn gì!"õ Má hay nhăn nhó, "Cũng may là mặt mũi ổng điển trai, chứ không thì ai mà dám tới gần ổng."õ Mà cũng khổ cho má thiệt, người ta hay hỏi má, "Sao chị để cho ảnh bận có một cái áo sơ mi cũ mèm hoài vậy""õ Quanh năm suốt tháng, hễ ra đường thì ba bận cái áo sơ mi xanh lợt mỏng như áo lụa Hà Đông tới thời kỳ thứ ba, còn ở trong nhà thì tròng vô cái áo thun cả chục lổ (tiền thân của nó là áo thun ba lổ). "Cho nó mát mà, má con Út."õ
Nhiều khi thấy ba bị má nhằn ngóc đầu hổng nổi, tụi con Út hay bênh vực ba, "Thôi kệ đi má, ba ăn mặc như vậy mà ba có nhiều tiền là được rồi. Nhiều người mặc đồ đẹp mà chưa chắc gì có nhiều tiền bằng ba đâu nghe."õ Đối với tụi Út, ba có nhiều tiền ghê lắm. Thì cái bóp của ba đó, đựng nhiều tiền căng phồng quá đến nổi rách bươm, má biểu bỏ hoài mà ba cứ cười trừ, "Cái bóp này hên, mình ơi!"õ Mỗi lần ba đi làm về, sau tiếng reo "ba về"õ, lần nào hai con Út nhào tới lục túi ba cũng gom được cả đống tiền lẻ. Hai đứa chia nhau để nuôi mấy con heo đất. Nhờ tiền lẻ của ba, con nào cũng nặng chình chịch, mập thù lù. Đến khi tụi heo mập đến nứt da thì tụi con Út xẻ thịt, đổi heo đất lấy Gà Đẻ Trứng Vàng. Bắt chước ba, hai con Út cũng đem mở trương mục trong ngân hàng, bỏ tiền chắt mót vô sổ tiết kiệm. Làm ăn khá quá nên lúc nào tụi nó cũng xuýt xoa khen ba có nhiều tiền, dù ba bận áo cũ, áo rách, mang bóp cũng rách teng beng.


Tính tình ba như vậy nên đến lễ Giáng Sinh, căn nhà của ba không chưng dọn cây thông hay hang đá gì cả. Chị em con Út có thích thì ba chở đi tới nhà bạn bè, bà con chơi, cho tha hồ ngắm. Còn đêm Nô-en, ba cũng cho cả nhà ăn khác giờ với mấy nhà khác. Lúc đó ở Sài Gòn, ngườI ta hay mừng Giáng Sinh theo kiểu Pháp, gọi là ăn réveillon, đi nhà thờ về, đến nữa đêm mớI ăn. Ba đâu có thức nổi đến giờ đó. "Thôi, mình ăn Nô-en kiểu.. . Mỹ đi, cho khỏe."õ Kiểu Mỹ mà ba nói là ăn vào khoảng bảy giờ tối, chứ không chờ đến mườI hai giờ khuya. Những bữa ăn đó, ba mua về đủ thứ đồ ăn Tây Tàu, và lúc nào cũng có một ổ bánh khúc cây vừa dài vừa mập, tụi con Út ăn đã đời, ăn no xong thì lăn ra ngủ, không cần biết nhà người ta ăn Nô-en kiểu Tây ra sao.
Sau 75, Nô-en kiểu Tây cũng không có mà Nô-en kiểu Mỹ cũng không còn. Lúc này thì ba không những rách mà còn nghèo nữa. Cũng ngộ ghê, tự nhiên tới lúc đó cái bóp cũ mà hên của ba bị rách nát, ba không có cách gì xài được nữa, đành phải đổi bóp khác. Cái bóp mới này của ba trống lơ trống lóc. Số tiền khá lớn ba dồn vô ngân hàng cũng đã bị mất sạch, ngay cả Con Gà Đẻ Trứng Vàng của hai con Út cũng bị người ta đem luộc rồi ăn sạch bách, đến một miếng xương cũng không còn. Hồi trước má hay cằn nhằn ba thì ba hay cười hì hì, còn bây giờ má im ru không cằn nhằn gì hết mà lúc nào ba cũng buồn bã đăm chiêu. Tội ba nhất là lúc ba cắn răng đem chiếc Honda cưng đi bán, được một số tiền trị giá vài cây vàng, nhưng vài bữa sau thì đổi tiền, chiếc xe cưng chỉ còn lại vỏn vẹn có một chỉ.
Đến mùa Giáng Sinh, ba lại càng buồn bã hơn. Không lo được cho hai đứa Út bữa ăn Nô-en kiểu Mỹ, ba đứt ruột nhìn tụi nó đi ra đi vô nhìn nhà người ta tưng bừng ăn uống. Nhà của ba nằm kẹp giữa ba căn nhà hàng xóm đang làm ăn khá giả. Trước mặt là nhà bác Chín, chủ vựa ve chai. Nhờ mớ lông vịt mà đến Giáng Sinh, nhà bác Chín mua được một con gà tây oai vệ, đến đêm Giáng Sinh đem nấu cà-ri rồi ăn uống nhậu nhẹt ì xèo. Nhà bên trái là nhà bác Bảy, chủ vựa khí đá, và bên phải là nhà bác Ba, chủ vựa nuôi gà, đều có tiền rủng rỉnh để ăn réveillon. Ba đâu có vựa gì, chỉ có một mảnh đất ở quê nội, ba đạp xe lên xuống làm ruộng cũng chỉ đủ gạo ăn thôi, đâu có tiền dư để mua con gà tây oai vệ nấu cà-ri.
Nô-en kiểu Tây của nhà người ta làm cho tụi con Út nhớ Nô-en kiểu Mỹ đến không ngủ được cứ đi ra đi vô ngóng nhìn qua nhà hàng xóm. Còn ba thì lại bị Nô-en kiểu Tây làm giật mình lúc đang ngủ say. Tiếng động làm cho ba giật mình nhất là tiếng khóc. Bình thường, lúc đang ngủ mà má hay đứa con nào khóc, dù chỉ là khóc rấm rức nho nhỏ, cũng đủ để đánh thức ba dậy. Những đêm Nô-en, nhà của những chủ vựa ăn nhậu một hồi tớI cao điểm thì thế nào cũng có tiếng la lớn hay cườI lớn, làm cho đám con nít khóc ré lên. Vậy là ba đang nằm ngủ ngay ngắn trên bộ ván bị giật nảy mình, ngồi dậy ngó dáo dác, hỏi, "cái gì vậy bay""õ
Mùa đông năm đó, ba có vẻ vui hơn mọi năm. Ba nói với hai đứa Út:
"Năm nay, ba làm ruộng trúng mùa, anh Tư của tụi bay lại gởI về một số tiền kha khá, Nô-en này ba sẽ cho tụi bay ăn một bữa Nô-en kiểu Mỹ thật no nê, thật xôm."õ
Hai con Út thích chí nhảy cà tưng. Mấy cha con ngồi bàn tính coi sẽ mua món gì, rồi đòi má nấu món gì. Con Út Chị hỏi: "Mình có đặt bánh khúc cây không ba""õ
"Có chứ, mình sẽ đặt một ổ bánh khúc cây mập thù lù."õ
"Dài thoòng loòng nữa hén ba""õ Út Em thêm vô.
"Ừa, dài thoòng loòng luôn, dài như.. . con Út Chị vậy đó."õ
"Ba ơi, mình sẽ có con gà tây phách lối hông ba""õ
"Có luôn, con gà tây của mình còn phách hơn con gà tây nhà bác Chín nữa."õ
Hai đứa Út gật gù hài lòng, náo nức chờ tới Nô-en.
Nhưng ba đã không chờ được đến đêm Giáng Sinh để ăn một bữa Nô-en kiểu Mỹ cuối cùng với hai đứa út ít, với gia đình. Ba đã mất vì một cơn tai biến mạch máu não đột ngột.
Chôn cất ba xong, mấy ngày sau là đến Giáng Sinh.
Má vẫn đặt ổ bánh khúc cây và mua con gà tây như ba đã hứa với hai con Út. Đến đêm Nô-en, má dọn tô cà-ri gà tây và ổ bánh lên cúng ba. Nhang tàn, má biểu hai đứa Út dọn xuống ăn, nhưng hai đứa ngồi im không nhúc nhích. Ba đã hứa sẽ ăn một bữa Nô-en thật xôm với hai đứa mà, bây giờ ba thất hứa, hai con Út giận ba ngồi khóc tức tưởi, không buồn đụng đến ổ bánh vừa mập vừa dài và con gà tây phách lối.
Gần nữa đêm rồi, má và hai đứa Út vẫn còn ngồi trước bàn thờ ba, trước tô cà-ri và ổ bánh khúc cây.
Nhà bác Chín sắp sửa ăn réveillon ì xèo rồi. Hai đứa Út vẫn ngồi yên, không buồn ngó qua coi thử nhà bác ì xèo tới đâu.
Chợt có tiếng khóc ré lên của con bé cháu ngoại bác Chín. Hai đứa Út giật nảy mình. Út Chị ngó vô góc bộ ván chỗ ba nằm ngủ, còn Út Em thì la lên, "TrờI ơi, sao mấy người nhà bác Chín chọc cho nó khóc lớn dữ vậy, lỡ ba.. ."õ Mắt Út Chị vừa chạm phải góc ván trống không. Út Chị quay mặt lại, nhìn Út Em mếu máo. Út Em đang nói liền im bặt, mếu máo theo. Hai chị em và má không khóc tức tưởi nữa mà òa khóc hu hu. Hai đứa một tay thì chụp lấy tô cà-ri và dĩa bánh khúc cây trên bàn thờ, tay kia dụi mắt liên miên. Những giọt nước mắt của hai đứa hòa vào nước cà-ri, lăn lăn trên ổ bánh khúc cây và đọng lại trên những bông hồng bằng kem nhỏ xíu điểm trên khúc cây thật dài thật mập.
Hình ba trên bàn thờ hình như không được vui. Chắc ba muốn nói, "Coi hai đứa kìa, tô cà-ri và dĩa bánh khúc cây này là để cho hai đứa ăn no nê, chứ đâu phải để hứng nước mắt!"õ
Đêm Giáng Sinh năm một ngàn chín trăm hồi-đó, năm ba mất, đã kết thúc bằng nước mắt.
Đêm Giáng Sinh năm một ngàn chín trăm cách-đây-mấy-năm cũng có nước mắt.
Còn đêm Giáng Sinh năm nay...
Năm nay, Út Em vừa được lên chức, từ cái chức ở-chung-nhà vớI Út Chị đã lên tới chức chủ-nhà-hàng-xóm rồi. Hai chị em lại lăng xăng trang hoàng cho tòa lâu đài của Út Em, lại biến nó thành cung điện trên sân khấu đoàn cải lương hồ quảng Minh Tơ. Bữa tiệc đêm Giáng Sinh cũng sẽ có con gà tây làm phách và bánh khúc cây mập ù và dài ngoẵng, sẽ có đủ mặt chị Hai, anh Tư, anh Năm và mấy đứa cháu. Nhưng sẽ thiếu một thứ mà đã có trong đêm Giáng Sinh hồi-đó và đêm Giáng Sinh cách-đây-mấy-năm. Thứ đó là nước mắt, là tiếng sụt sà sụt sịt. Nước mắt và những tiếng sụt sịt sẽ làm cho ba giật mình, mất vui.
Năm nay chắc ba đang vui lắm, vì ba thấy hai con nhỏ Út tuy không phải là chủ vựa ve chai, chủ vựa khí đá, hay chủ vựa nuôi gà, vẫn tậu được hai ngôi nhà vừa vừa và chuẩn bị được những bữa tiệc Nô-en kiểu Mỹ thật ê hề. Để ba khỏi mất vui và khỏi giật nảy mình hỏi "cái gì vậy bây""õ, Út Chị đã dặn những chuyên viên mít ướt trong gia đình thật kỹ. Út Chị tỉ tê: "Má ơi, chị Hai ơi, Út Em ơi, ba của chúng mình đã đi xa vào mùa Giáng Sinh, mùa an bình, vậy hãy để cho ba được bình an, đừng quấy rầy ba bằng những cái mũi, đôi mắt đỏ, những tiếng khóc sụt sịt, những giọt nước mắt lăn lăn rớt vào tô cà-ri và đọng trên những bông hồng bằng kem nhỏ xíu nữa, nghe má, nghe chị Hai, nghe Út."õ

Nguyễn Hà
Giáng Sinh 2001
Trước ngày giỗ Ba

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,517,623
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ.
Giải Viết Về Nước Mỹ hàng năm gồm các bài phổ biến từ ngày 1 tháng Bẩy năm trước tới 30 tháng Sáu năm sau. Hôm nay, Chủ Nhật 30 tháng Sáu 2019, ngày khóa sổ Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, xin mời đọc bài viết vui của Ngọc Hạnh, vị tác giả niên trưởng trong năm. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Hai 2019, khi tuổi đã kề ngưỡng cửu tuần (90. ) Với bài viết về Washington D,C. mùa lễ chiến sĩ trận vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, và hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Kính chúc Bà vui khỏe.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ sáu của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một viên chức hưu trí tại San Jose, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Tháng Năm 2019, trong bài “Tôi Làm Răng Implant” tác giả có viết lời cám ơn Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Hoàng Tuấn về sự tận tâm giảng giải và chăm sóc dành cho bà. Sau đây là bài viết mới nhất của bà, chuyện người thật việc thật. Tựa đề là một câu trong bài hát “Như Đã Dấu Yêu” của Nhạc Sĩ Đức Huy.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.