Hôm nay,  

Công Ăn Việc Làm Ở Mỹ

01/11/200100:00:00(Xem: 333604)
Bài tham dự số: 02-386-vb21029


Khi tôi mới bắt đầu đi làm, những người Mỹ làm chung hay cũng có khi là những người boss thường hay hỏi tôi "Do you like the job"" hay "How do you like the job"". Tôi luôn luôn trả lời là tôi rất thích và nói thêm, đối với tôi "Every job is a good job". Đó cũng là phương châm của chúng tôi ngay từ khi gia đình chúng tôi đặt chân lên đất Mỹ.
Lúc còn ở Việt Nam, tôi rất băn khoăn không biết rằng khi tới Mỹ, với khả năng lỡ thầy lỡ thợ của mình, tôi có thể làm được gì. Khi tới Mỹ, tôi chỉ cầu mong có một việc làm, việc gì cũng được, không kén chọn hay chê bai.Có lẽ vì đặt tiêu chuẩn cho công việc sẽ tìm dễ dãi như vậy cho nên tôi không gặp khủng hoảng trong công ăn việc làm như một số quý vị đồng hương khác.
Tôi biết có những đồng hương khi trước có chức có quyền, nay sang Mỹ chỉ có thể xin được những công vịêc "tầm thường" nên sinh ra bất mãn, chán nản và có ý định trở về Việt Nam. Trở về Việt Nam trong hoàn cảnh chính trị, kinh tế, xã hội ... của chế độ hiện tại" Chắc chắn là không có tôi, nhất định là"Trăm lần không, vạn lần không". Vì vậy tôi an phận trên quê hương mới, chấp nhận thực tế và bắt tay làm lại cuộc đời từ con số không. +

Tôi thấy những công việc bị coi là "tầm thường" kia là những công việc mà chính người bản xứ cũng phải tìm đến ... đỏ con mắt chứ đâu phải dễ. Đó cũng là những công việc mà nhiều người Mỹ đã làm để nuôi sống họ trong cả cuộc đời của họ. Tôi nghĩ mình là kẻ ăn đậu ở nhờ, kinh nghiệm không có, ngôn ngữ không thông vậy mà cũng được hưởng lương bổng và phúc lợi ngang bằng với người Mỹ là may mắn quá rồi, còn muốn gì nữa"
Nhờ xác định được vị trí của mình và thông suốt vấn đề nên trong gần 10 năm trời sống ở Mỹ, tôi không đứng núi này trông núi nọ, chỉ thay đổi công việc có hai lần. Lúc đầu tôi làm cho khách sạn, sau đổi công việc làm cho một hãng thầu cung cấp dịch vụ cho IBM và cuối cùng trở thành công nhân của IBM. Những lần thay đổi này hoàn toàn không vì chê bai hay bất mãn công việc mà vì kiếm được công việc tốt hơn.
Từ Every job đến Not every job is a good job
Một hôm tôi đang làm việc trong phòng laundry của khách sạn thì ông Jerry- nhân viên phụ trách kiếm việc cho người tỵ nạn của Chương Trình Tái Định Cư Người Tỵ Nạn tiểu bang- đến gặp tôi. Jerry xin phép người có trách nhiệm ở đó cho tôi được nói chuyện với ông trong giờ làm việc.
Jerry kéo tôi ra khỏi phòng laundry để tránh bớt tiếng ồn gây ra bởi những chiếc máy giặt đang hoạt động. Jerry bảo tôi rằng làm việc ở đây ồn ào quá và công việc lại không nhẹ nhàng đối với một người tuổi tác như tôi. Jerry đề nghị tôi nên thay đổi công việc. Tôi nói với Jerry rằng tôi rất cám ơn ông đã quan tâm đến tôi nhưng tôi thấy công việc ở đây cũng không đến nỗi nào, nhất là đối với một người đã từng đương đầu với những ngày tháng cơ cực và vô cùng đen tối như tôi. Vả lại, tôi nói thêm, ông mới xin cho tôi vào làm việc ở đây chưa lâu lắm mà nay bỏ đi làm chỗ khác tôi thấy không yên bụng.
- Don't worry about that -Jerry nói với tôi- rồi ông ân cần giải thích cho tôi rằng ở Mỹ ai cũng nghĩ tới việc tìm kiếm cho mình một công việc tốt hơn khi có dịp. Và khi có được công việc khác chỉ cần báo cho nơi đang làm trước hai tuần lễ để người ta lo liệu. Thế là xong, không có gì phải nghĩ ngợi. Công việc tốt hơn, Jerry nói không hẳn là một công việc được trả tiền nhiều hơn. Jerry lấy ví dụ Job A trả 7 đồng một giờ nhưng có đầy đủ bảo hiểm sức khỏe, răng, mắt và những quyền lợi khác. Còn job B trả 8 đồng một giờ nhưng không có hoặc có rất ít quyền lợi. Giữa hai job này thì job A mới là good job. Jerry nhìn tôi nhấn mạnh "Not every job is a good job. My friend".
-Ông nghĩ rằng tôi có thể có được một công việc khác tốt hơn" - Tôi hỏi.
-Đúng vậy. Tôi sẽ tìm cho ông một công việc thích hợp hơn- Jerry hứa.

Đổi job lần thứ nhất
Ít lâu sau, Jerry gọi cho tôi nói rằng công ty Ogden, một công ty cung cấp dịch vụ cho IBM, và là công ty có nhiều người Việt Nam làm việc, đang cần một người crew leader. Điều kiện đòi hoiû: ứng viên phải là người già dặn, có khả năng lãnh đạo, và biết Anh ngữ để làm trung gian giữa nhóm công nhân Việt Nam và người của Ogden làm việc bên cạnh IBM. Jerry còn nói ông ta nghĩ không có ai là người thích hợp với công việc này hơn là tôi. Ông hỏi tôi nếu đồng ý thì ông sẽ sắp xếp ngày giờ để cho người của Ogden phỏng vấn. Và tôi đã đồng ý.
Cuộc phỏng vấn diễn ra ngay tại phòng làm việc của Jerry ở Hội Tái Định Cư Người Tỵ Nạm tiểu bang chỉ vài ngày sau đó. Có hai người đến từ Ogden, một người đàn ông tên Chuck và một người đàn bà tên Gail. Jerry cũng có mặt trong cuộc phỏng vấn . Jerry "khoe" với ông Chuck và bà Gail rằng khi làm ở khách sạn, tôi đã giúp dịch ra tiếng Việt một số điều nhắc nhở để những công nhân người Việt ở đây nắm được những gì họ cần phải biết. Jerry cũng nói trong lần trắc nghiệm về sự nhanh nhẹn, tôi đã không thua kém những người ít tuổi hơn. Ông Chuck thì nói ông ta đã "gặp" tôi trên TV trong một chương trình phát hình của đài truyền hình và ông nhắc lại câu nói của tôi khi tôi trả lời phóng viên của đài truyền hình "The weather is chilly but the people are friendly and that make us warm".
Trong suốt buổi phỏng vấn, ông Chuck và bà Gail không hỏi tôi nhiều. Ngược lại họ nói cho tôi nghe rất nhiều điều về công việc của Ogden và về nhiệm vụ của tôi khi vào làm việc cho Ogden. Họ nói công việc mà Ogden đang đảm nhiệm tại IBM là những công việc về housekeeping. Nói rõ hơn là lấy rác, gom góp những thứ có thể tái xử dụng, chà rửa và đánh bóng sàn nhà và các hallway, hút bụi hoặc lau chùi các phòng họp, phòng giải lao, phòng ăn, cầu thang, thang máy và coi sóc các rest room cho được luôn sạch sẽ. Còn công việc của tôi là dịch những tài liệu cần thiết từ tiếng Anh sang tiếng Việt để phổ biến cho công nhân người Việt, giúp họ hiểu được quyền lợi và bổn phận, thúc đẩy họ tuân hành những quy luật về an ninh tại IBM, biết giữ an toàn cho mình khi sử dụng các loại thuốc có chất hóa học trong công việc hàng ngày, và cuối cùng là giúpï giải quyết các chuyện rắc rối xảy ra giữa những công nhân người Việt.
Về tiền lương họ trả cho tôi $7.50 một giờ khi bắt đầu nhận việc và sẽ tăng $0.25 sau ba tháng rồi $0.25 sau một năm. Từ đó trở đi, thời gian xét và tiền tăng tùy vào sự đánh giá của họ về khả năng làm việc . Lương của tôi tại khách sạn là $6.00 một giờ. Tôi chuẩn bị bước vào công việc mới.
Chim chích vào rừng
Ngày đầu tiên đến khu vực IBM, tôi thấy mình giống như chim chích vào rừng. Tôi không ngờ một cơ sở do tư nhân làm chủ lại có thể to lớn như vậy. Mặc dầu đã nắm trong tay tấm bản đồ hướng dẫn đi lại, tôi phải khá vất vả mới đến được điểm hẹn trong ngày nhận việc. Bãi đậu xe sao mà rộng quá. Trước đây nhìn bãi đậu xe ở các chơ,ï tôi thấy đã là rộng nhưng so với các bãi đậu xe ở đây thì chẳng thấm thía gì. Lúc đó tôi nghe nói có đến hơn mười ngàn người làm việc tại cơ sở này ( bây giờ còn hơn 8 ngàn người).
Vào bên trong, tôi càng thấy choáng ngợp bởi sự đồ sộ và bề thế của công trình kiến trúc này. Ông Chuck cho tôi biết chúng tôi đang ở khu main site. Khu này tập trung hơn mười chiếc building ăn thông với nhau. Ngoài ra còn có một số building khác nằm rải rác ở khu off site nữa.
Cửa ra vào ở mỗi building luôn đóng kín. Muốn vào phải có thẻ do IBM cung cấp. Chỉ cần quyẹt thẻ này vào chiếc badge reader thì cửa sẽ tự động mở ra. Tại mỗi cửa đều có gắn camara thu hình tự động. Tất cả hình ảnh thu vào từ các máy này đều được tập trung về các màn hình đặt ở phòng an ninh. Nhân viên an ninh chỉ cần ngồi ở đây cũng có thể theo dõi sự ra vào trong khu vực. Ông Chuck cho tôi biết hình ảnh thu từ các máy này cũng được giữ lại để sau này người ta có thể dùng đến khi có việc cần tra cứu.
Dọc theo các đường đi, tôi thấy có gắn vô số điện thoại. Nhờ những chiếc điện thoại này, công nhân có thể liên lạc ngay lúc đang di chuyển. Ngoài ra còn có hệ thống loa phóng thanh được thiết kế ở khắp nơi: trên đừơng đi, phòng họp, phòng ăn, phòng giải lao và ngay cả trong các rest room. Khi sử dụng đến hệ thống này thì mọi người dù đang ở đâu cũng đều có thể nghe đựơc.
Tôi cũng chú ý đến những đường kẻ màu trên những bức tường dọc theo các hallway. Những đường kẻ này rộng khoảng 30 phân và ở ngang tầm đầu người. Những đường kẻ này có màu sắc khác nhau cho mỗi hallway. Ông Chuck giải thích những đường kẻ màu đó dùng để chỉ đường. Muốn đến một nơi nào đó trong khu vực chỉ cần nhìn vào những tấm bản đồ được treo rải rác khắp nơi. Xem từ điểm đang đứng tới nơi định đến phải đi theo những đường màu gì rồi cứ theo những đường kẻ trên tường có màu sắc đó mà đi thì sẽ tới nơi.
Lý thuyết là như vậy. Trên thực tế tôi vẫn bị lấn cấn về việc đi lại. Sau hơn hai tuần lễ làm việc tại đây, có lần khi ra về và không đi cùng với những công nhân khác tôi đã bị lạc. Nhìn bản đồ rồi nhìn thực tế tôi thấy đường đi lối lại chằng chịt như mạng nhện. Tôi loanh quanh mãi giống như kiến bò trên miệng chén, không tìm được lối ra. Cuối cùng tôi phải gọi về văn phòng của Ogden "cầu cứu" người đến giúp. Ông Chuck cho tôi biết tôi không phải là người đầu tiên đi lạc trong cơ sở này. Trước tôi có nhiều người khi mới vào làm việc ở đây đã phải nhịn đói vì đi lạc trên đường đến địa điểm tập trung để ăn cơm. Khi họ tìm được đến nơi thì đã hết giờ dùng bữa, đành phải quay lại làm việc. Ông Chuck nói chính ông ta cũng phải mất hơn một tháng trời mới rành rẽ đường lối đi lại trong cơ sở này.

Một vài thử thách
Sự xuất hiện của tôi trong nhóm công nhân người Việt Nam làm nhẹ gánh cho Ogden nhưng lại làm cho một số người Việt không hài lòng. Theo yêu cầu của công ty, tôi phải thường xuyên nhắc nhở công nhân một số điều như: phải mang găng tay dầy (đa số thích mang găng tay mỏng) khi lấy rác trong các clean room vì trong thùng rác có những mảnh wafer bể rất sắc bén, có thể gây thương tích nếu đôi bàn tay không được bảo vệ kỹ, phải mang kính google - một loại kính ôm sát khuôn mặt để bảo vệ cho đôi mắt- khi sử dụng các loại chất lỏng có hóa chất, không được để những túi xách đựng đồ ăn gần những chai dung dịch có hóa chất, không được hâm trong microwave những thức ăn có mùi lạ như mắm ruốc, thức ăn có nước mắm v.v. Những điều nhắc nhở này đã làm nhiều người khó chịu, nhất là về khoản hâm thức ăn. Có người chất vấn tại sao lại cấm họ ăn những thức ăn "quốc hồn quốc túy" của người Việt (khổ quá có ai cấm đâu, muốn ăn bao nhiêu mà chẳng được, chỉ là đừng hành hạ lỗ mũi của những người không quen với những mùi đó thôi mà).Tôi biết có nhiều người đã làm ở đây lâu rồi nay tự nhiên thấy có một tên "lính mới" đến nhắc nhở điều này điều nọ nên tỏ ra khó chịu. Tôi hiểu điều đó chứ. Có ai hiểu người Việt Nam hơn người Việt Nam đâu. Tôi tìm mọi cơ hội để giải thích cái nhiệm vụ "làm dâu trăm họ" của mình. Cuối cùng thì sự thông cảm cũng đã đến dù hơi muộn màng.
Một thử thách khác là khi tôi làm nhiệm vụ thông dịch. Có một số người nói tiếng Anh như ... gió.Thế mà nay họ muốn trình bày điều gì với người của Ogden hay mỗi khi công ty muốn truyền đạt điều gì đến họ lại phải qua một người khác nên họ tự ái. Tôi hiểu rõ điều này nên đã có đôi lần tôi trình bày với Ogden rằng tôi thấy có nhiều người nói tiếng Anh còn nhanh hơn tôi. Vậy tôi đề nghị khi có việc gì liên quan đến họ thì nên để cho họ nói chuyện trực tiếp. Nhưng tôi đã được trả lời rằng có nhiều người nói nhanh thật nhưng chẳng hiểu họ muốn nói cái gì. Thế là tôi không thể từ chối và mỗi lần phải làm nhiệm vụ của mình là mỗi lần phải "xâm mình" làm cái gai trong mắt người khác. Vì công ăn việc làm đành phải chấp nhận chứ biết làm sao đây"
Hôm ông Chuck và bà Gail đến phỏng vấn, họ đề ra cho tôi một số nhiệm vụ. Nhiệm vụ giải quyết những rắc rối giữa công nhân Việt Nam với nhau được họ nói đến sau cùng. Tôi cứ tưởng công việc đó dễ dàng té ra lại làm cho tôi đau đầu nhất. Trong một cuộc tranh chấp thì nhất định phải có người đúng người sai nhưng ai cũng muốn đúng cả thì làm sao được. Tôi chỉ làm công việc thông dịch còn giải quyết công việc là người của Ogden. Vậy mà bao giờ người thua cũng đổ thừa là tại tôi. Thôi thì "lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng" cho xong chuyện. Những việc rắc rối xảy ra thường xuyên đến nỗi bà Kristen, một người của Ogden cũng hiểu được nỗi khổ của tôi, khuyên tôi đừng có buồn. Bà ta nói đó là những dữ kiện sống "keep them in mind" để sau này có thể viết thành sách. Có thể bà Kristen nói thật lòng nhưng nghe nó mỉa mai thế nào. Làm sao tôi có thể viết ra những điều đó " Có hay ho gì đâu!

Đổi job lần thứ hai
Tôi làm việc cho Ogden được hai năm thì công ty này hết hợp đồng, phải nhường chỗ cho công ty Johnson Controls. Trong thời gian chờ chuyển giao công việc cho công ty mới trúng thầu, có rất nhiều bàn tán trong các công nhân Việt cũng như Mỹ. Họ không biết số phận sẽ đưa đẩy họ về đâu. Người lạc quan thì cho rằng công ty mới chắc chắn phải dùng lại công nhân cũ vì đã quen công việc và rành rẽ đường đi nước bước. Người bi quan thì đoán công ty mới sẽ đưa người của họ vào mà không dùng lại người cũ. Cũng có người cho rằng họ sẽ dùng lại người cũ nhưng trả lương theo như người mới được thu nhận chứ không trả theo mức lương hiện tại của Ogden. Ông Chuck bảo tôi cứ yên tâm. Ông ta lý luận rằng ngoại trư ønguời ta không dùng công nhân người Việt nữa, nếu còn thì chắc chắn họ phải cần đến tôi.
Trong thời gian chờ công chuyện ngã ngũ, tôi nộp đơn xin vào IBM. Nộp thì nộp vậy thôi chứ thực tình cũng không hy vọng. Cùng với đơn xin việc, tôi kèm cả bản sao tấm bằng GED ( bằng tương đương Trung học) mà tôi mới có . Tôi không chắc tấm bằng này có giúp được gì vì trong số những người nộp đơn, nhiều người có bằng 2 năm đại học hay thậm chí cả bằng 4 năm nữa. Những người này chỉ cần được thâu dụng rồi chờ sau này khi có cơ hội họ sẽ nhảy lên bậc cao hơn như technician hay engineer.
Tôi được gọi phỏng vấn và đúng là ở đời có nhiều chuyện bất ngờ, tôi được thâu nhận trong lúc có nhiều người Mỹ bị loại. Cũng chẳng phải là tài cán gì, chỉ là may mắn thôi. Sau này tôi nghe nói theo luật được áp dụng trong việc thâu người tại IBM thì khi nào cũng phải dành 6% cho người minority giống như trước đây ở Việt Nam cũng thường dành sự nâng đỡ cho người thiểu số. Thật không ngờ nhờ cái "mác" minority mà lại được việc . Thế là tôi trở thành công nhân IBM.


Tuy được thâu nhận nhưng mới chỉ là tạm thời. Tiền kiếm được thì nhiều hơn nhưng lại không có benefit. Đi làm mà không có bảo hiểm gì kể ra cũng hơi liều lĩnh nhưng tôi tin sẽ sớm được chuyển thành chính thức để có đầy đủ benefit. Thông thường thì chỉ trong vòng một năm, những công nhân tạm thời không mắc lỗi lầm trong công việc và được manager đánh giá tốt sẽõ được chuyển thành regular. Tôi thuộc loại không tệ nhưng vì gặp đúng thời điểm IBM không có nhiều khách đặt hàng, công việc ít, người ta không cần có thêm công nhân chính thức nên phải mất hơn một năm tôi mới được trở thành regular để được hưởng đầy đủ benefit như người ta.
Tôi nghe người ta nói chỉ cần bước qua ngưỡng cửa IBM là thấy đầy rẫy benefit. Điều đó không phải là ngoa. Quả thật IBM đã dành rất nhiều quyền lợi cho công nhân. Theo một tài liệu học tập của công nhân thì mỗi năm IBM phải chi đến $17,000 cho mỗi đầu người ngoài lương bổng. Đây là khoản tiền IBM phải trả cho những gì người công nhân được hưởng.
Nhiều người không nắm hết những quyền lợi IBM dành cho mình. Chẳng hạn như chính tôi chỉ gần đây thôi mới được biết IBM trả tiền cho công nhân để nhờ cố vấn tài chánh chỉ vẽ cách quản lý tiền bạc hay giúp thiết lập một kế hoặc tài chánh nào đó cho bản thân. Ngày tôi được chuyển thành regular, bà Sohair, một người Li Băng đến chúc mừng tôi. Bà nói rất nhiều quyền lợi đang chờ tôi nhưng ngay từ hôm nay tôi cần phải biết và sử dụng ngay một số quyền lợi trước mắt. Chẳng hạn như nghỉ bệnh không quá ba ngày chỉ cần gọi báo cho mannager, hơn ba ngày mới cần giấy bác sĩ. Thời gian nghỉ bệnh vẫn có lương. Bà ta còn nói công nhân IBM được quyền dùng đến 10% tiền lương của mình để mua IBM stock và chỉ phải trả 85% so với giá người khác phải trả. Công nhân cũng được quyền bỏ đến 15% tiền lương chưa trừ thuế vào TDSP. Trong đó 6% cứ bỏ vào $1.00 thì thành $1.50. Số tiền bỏ vào TDSP được đầu tư vào những cơ sở tài chánh do công nhân chọn lựa. Bà Sohair còn dặn tôi trong thời kỳ thị trường tài chánh ổn định thì nên đầu tư tiền này vào loại nào có lời nhất nhưng khi thị trường bất ổn thì nên thu về loại có lời cố định. Công nhân có quyền thay đổi 6 lần trong một năm. Tôi đã làm theo kinh nghiệm khôn ngoan của bà nên không bị mất tiền trong những lúc thị trường xáo trộn trong thời gian qua.
Tôi rất thích cái khoản ưu đãi người có tuổi của IBM về vấn đề nghỉ vacation. Ngay khi vừa trở thành công nhân chính thức tôi đã được hưởng mỗi năm 126 giờ vacation chưa kể 96 giờ nghỉ các ngày lễ. Hiện nay tôi được hưởng 168 giờ vacation hàng năm mặc dù tính từ ngày được thu nhận chính thức mới chỉ có hơn 4 năm. Theo qui định của IBM thì những người từ 50 tuổi trở lên được nghỉ vacation tương đương với người có thâm niên 5 năm và người từ 60 tuổi thì được hưởng ngang bằng với người có thâm niên 10 năm.
Vì quyền lợi của người công nhân rất dồi dào và được công ty bảo vệ đúng mức, không cần có sự bênh vực nào khác từ bên ngoài cho nên có một nhóm người mấy lần vận động, muốn thành lập công đoàn trong công ty đã không được công nhân hưởng ứng.

Ban ngày chống thức,
ban đêm chống ngủ
Theo luật của IBM thì người nào (tôi chỉ muốn nói công nhân trực tiếp sản xuất) cũng phải làm ban đêm ít nhất 18 tháng, sau đó mới được xin qua làm ban ngày. Công nhân trực tiếp sản xuất làm việc cứ một tuần lễ 4 rồi một tuần lễ 3 ngày (hoặc đêm) . Mỗi ngày (hoặc đêm) làm12 giờ . Từ khi được chuyển qua ca đêm tôi vô cùng vất vả về việc ngủ ban ngày và thức về ban đêm.
Mặc dầu đã được IBM hướng dẫn cách điều chỉnh cuộc sống cho thích nghi với sinh hoạt mới như: nên cữ rượu, cà phê; nên ăn uống thực phẩm dễ tiêu hóa; phòng ngủ không để sáng quá, tránh tiếng động; nên báo cho bạn bè biết đừng gọi đến trong những ngày cần ngủ để đi làm v.v. tôi vẫn không dễ dàng làm quen với việc ngủ ngày thức đêm. Ban ngày không ngủ được nên ban đêm rất buồn ngủ. Cố gắng lắm thì chịu đựng được đến 5 giờ sáng còn không thì chỉ khoảng 2 hay 3 giờ sáng là mắt đãù nhíu lại. Xác ngồi đó nhưng hồn thì bay đi đâu mất rồi. Tôi tìm đủ cách để chống lại cơn buồn ngủ như đứng một chân, há miệng, trợn mắt, nín thở, véo đùi, giật tóc ... nhưng chẳng ăn thua gì. Chỉ còn cách đi vào rest room và ngâm mặt trong nước lạnh để kéo dài sự chống chõi cho đến giờ về vào lúc 7 giờ sáng.
Tôi hỏi những người đã làm đêm lâu năm thì được biết để chịu đựng 12 giờ làm việc về đêm, ban ngày ngủ ít nhất cũng phải được 6 giờ. Những người Mỹ làm chung đều nói cho tôi biết kinh nghiệm của họ làm thế nào để tìm được giấc ngủ giữa ban ngày. Bà Nancy, người làm chung phần hành với tôi, đem giới thiệu với tôi chiếc máy dỗ ngủ. Chiếc máy này có thể phát ra âm thanh nghe như tiếng gió thổi, tiếng mưa rơi, tiếng sóng vỗ, tiếng chim hót, hay là tiếng kêu của côn trùng. Ai thích nghe loại âm thanh nào thì mở loại đó. Bà Nancy nói, với bà thì tiếng sóng vỗ do chiếc máy tạo ra đã giúp bà dễ dàng tìm được giấc ngủ.
Tôi thử tất cả những phương pháp mà người khác áp dụng có hiệu quả nhưng cũng chỉ ngủ được nhiều lắm là 4 giờ, có khi chỉ ngủ được hơn hai giờ để chịu đựng cho 12 giờ phải thức về ban đêm. Thật khiếp đảm! Không còn cách nào, tôi tìm đến bác sĩ gia đình với hy vọng sẽ có cách giải quyết nhưng đúng là không có thuốc chữa. Bà bác sĩ Barbara nói sorry vì chính bà cũng gặp phải trường hợp tương tự lúc bà phải làm việc về ban đêm. Bà nói có thuốc giúp dễ ngủ nhưng dùng thuốc lâu dài không phải điều được đề nghị. Cuối cùng tôi đi theo một lời khuyên có tính cách tâm lý: đừng sợ mất ngủ. Khi lên giường đừng nghĩ là mình cần phải ngủ bao lâu. Cứ nằm đo,ù nhắm mắt lại, ngủ được thì ngủ còn không thì thời gian nằm thư giãn cũng là thời gian lấy lại sức, giúp cơ thể có thêm năng lực để làm việc. Thật không ngờ, chỉ đơn giản như vậy mà lại hiệu nghiệm.
Bây giờ thì tôi đã quen, ngủ ngày hay ngủ ban đêm không thành vấn đề, muốn ngủ lúc nào là ngủ. Khi đã ngủ thì dù đèn mở sáng hoặc ngay cả với những tiếng động ở chung quanh cũng không làm cản trở giấc ngủ. Tôi cũng chẳng muốn đổi sang ca ngày vì nhờ làm ca này tôi có thể làm baby sitter giúp coi sóc hai đứa cháu ngoại trong hơn 1 giờ từ khi cha chúng rời nhà đi làm ca 2 cho đến lúc mẹ chúng đi làm ca 1 trở về. Vả lại tôi cũng không muốn mất khoản tăng 12% trên tiền lương dành cho những người làm ca ban đêm.

Người Mỹ thích giúp đỡ

Qua kinh nghiệm bản thân, tôi thấy những người Mỹ mà tôi đã gặp đều thích giúp đỡ người khác. Tôi chưa bao giờ bị từ chối khi nhờ họ điều gì .
Tại nơi làm việc, tôi luôn luôn được những người co-worker tiếp tay khi tôi cần họ giúp. Có khi tôi đem một điều thắc mắc không liên quan gì đến công việc đến hỏi, họ cũng sẵn sàng giải thích. Khi không nắm vững câu trả lời thì sẽ xách đi hỏi hết người này đến người khác tìm cho được câu trả lời cho tôi rồi họ mới yên tâm. Tôi đã được giúp đỡ rất nhiều lần như vậy. Những sự giúp đỡ hoàn toàn vô vị lợi nhưng đã được làm với tất cả thiện chí và đầy nhiệt tình. Những gì họ nhận được sau khi giúp đỡ người khác chỉ là sự mãn nguyện hiện rõ trên nét mặt đầy hân hoan của họ.
Trong hơn 6 năm làm việc cho IBM, department của tôi đã nhiều lần thay đổi manager nhưng tôi thấy người nào cũng đối xử với tôi thật tốt. Có vị khuyến khích tôi đến lớp học Anh ngữ và cho tôi được chọn lựa: hoặc thời gian đi học sẽ được tính như giờ làm over time hoặc khóa học kéo dài bao nhiêu giờ thì sẽ được cộng bấy nhiêu giờ vào vacation của tôi. Có vị thỉnh thoảng cho tôi những ngày nghỉ đặc biệt với lý do "perfect attendance" hay là "you do a great job, and it's my way of saying thank you". Có khi tôi chỉ xin nghỉ nửa buổi để đi dự đám cưới lại được cho nghỉ nguyên buổi không tính vào vacation . Cũng có vị đã tin tưởng tôi đến nỗi sẵn sàng chấp nhận những yêu cầu của tôi mà không cần đợi tôi trình bày hết lý do. Hầu hết những người manager mà tôi đã làm việc dưới quyền đều cho tôi điểm tốt cuối năm mặc dầu trong bản kể thành tích của mình, tôi viết rất ít. Sự đánh giá này ảnh hưởng trực tiếp đến số tiền thưởng (variable pay) và việc lên lương hàng năm của tôi. Nhờ vậy thu nhập của tôi tăng đều. Năm 2000 thu nhập của tôi xấp xỉ 30 ngàn đồng.
Động lực nào khiến người Mỹ thích giúp đỡ" Tôi nghĩ trước hết là do bản tính nhân hậu của họ nhưng có lẽ một phần vì họ thông cảm với người minority. Tôi có cảm tưởng như vậy vì tôi thấy có những sơ sót được dễ dàng bỏ qua cho người minority nhưng lại không đối với người Mỹ.
Tôi có đọc trên Việt Báo On Line bài viết của một số quý vị kể về trường hợp gặp kỳ thị. Ở đây cũng có thể nói là kỳ thị nhưng lại là kỳ thị người Mỹ. Tôi đã đọc được ở đâu đó những luật lệ bảo vệ người lao động và cấm kỳ thị đối với người minority và tôi cũng đọc được lời nhận xét của ai đó cho rằng nhiều khi chính những luật cấm kỳ thị lại gây ra kỳ thị. Tôi thấy nhận xét đó không phải là vô căn cứ, ít ra là trong kinh nghiệm của bản thân tôi.

Lay off đâu có gì đáng lo
Đó là câu tuyên bố "xanh dờn" của một đồng hương mà tôi được nghe kể lại. Nghe nói đồng hương này đã vỗ tay, mừng rỡ khi biết mình có tên trong số những người bị lay off tại công ty nọ. Lý lẽ của người đồng hương không sợ lay off này là nhờ "được" thất nghiệp mới có thì giờ nghỉ xả hơi, nếu không thì cứ phải làm việc quanh năm suốt tháng, muốn đi chơi ở đâu xa cũng không được. Kế hoạch của đồng hương này là dùng thời gian lay off để về Việt Nam chơi. Ăn tiền thất nghiệp tuy có ít hơn khi đi làm nhưng với số tiền đó đem về sống ở Việt Nam cũng còn phong lưu chán.
Những người thích bay nhảy cũng không sợ lay off vì cho rằng đối với những công việc phổ thông, không đòi hỏi bằng cấp hay chuyên môn thì kiếm lúc nào mà chẳng có. Lay off đối với họ chỉ là dịp thay đổi không khí chứ làm việc mãi ở một nơi cũng chán.
Từ khi vào làm việc cho IBM đến nay (hơn 6 năm), tôi đã chứng kiến hai lần thị trường công nhân gặp biến động. Lần trước khủng hoảng kinh tế Á Châu đã ảnh hưởng đến công việc làm ăn ở Mỹ. Nhiều công ty gặp khó khăn, nhất là những công ty thuộc về ngành high tech như IBM. Lần đó như nhiều công ty khác, IBM phải giảm bớt công nhân. Nhưng đợt này chỉ có công nhân tạm bị mất việc còn công nhân chính thức thì không sao. IBM Burlington là nơi sản xuất những con chip để bán ra trên thị trường thế giới. Á Châu không phải là khách hàng chính của IBM cho nên khủng khoảng kinh tế của châu này không ảnh hưởng đến IBM nhiều lắm. Nhưng lần này thì khác.
Suy thoái kinh tế ở Mỹ có ảnh hưởng dây chuyền đến kinh tế thế giới. Nhiều khách hàng trên thế giới buộc lòng phải hủy bỏ khế ước mua hàng của IBM gây ra tình trạng dư thừa công nhân. Hồi tháng 8 vừa qua, IBM đã phải đưa ra hai biện pháp: thứ nhất là cho nghỉ tất cả công nhân mướn tạm; tiếp theo là cắt bớt giờ làm việc và giảm khỏan tiền tăng do làm việc liên tục 12 giờ.
Trước kia công nhân thuộc bộ phận trực tiếp sản xuất làm việc cứ một tuần 48 giờ rồi một tuần 36 giờ nghĩa là trung bình 42 giờ một tuần, nay chỉ còn làm mỗi tuần 36 giờ. Trước kia khoản tiền tăng do làm việc 12 giờ là 20% trên số lương, nay giảm đi 9% còn 11%. Ngoài những thay đổi này, tất cả quyền lợi của công nhân vẫn như cũ. Việc cắt giảm giờ làm việc và khoản tiền tăng tất nhiên dẫn đến hậu quả làm giảm sút khoản thu nhập hàng năm. Vì vậy mà có người phản đối ra mặt, có người tỏ ý không bằng lòng. Riêng tôi thì không thắc mắc gì cả.
Tôi thấy rất rõ và cảm thông với những khó khăn mà công ty đang gặp phải. Tôi làm ở khâu quality control tức là khâu kiểm soát cuối cùng trước khi sản phẩm được xuất ra ngoài thị trường. Trong team của tôi (có tất cả 4 team) lúc trước phần hành này cần từ ba đến bốn người mà làm cũng không hết việc, nay chỉ có một mình tôi mà đôi khi còn thấy quá rảnh rỗi. Nếu không giảm bớt giờ làm việc thì thời gian ở không còn nhiều hơn nữa. Sản phản bán ra ít hơn, nếu tiền trả cho công nhân không thay đổi thì lấy đâu ra mà thanh toán.
Trong tương lai, không có gì chắc chắn rằng IBM sẽ không cắt giảm thêm. Khi chuyện đó xảy ra cũng chưa biết ai sẽ có tên trong bản "phong thần". Tuy vậy tôi rất bình tĩnh (vì biết có lo lắng cũng chẳng giải quyết được gì). Kinh tế có suy thoái rồi mới có phồn thịnh và khi phồn thịnh rồi lại phải suy thoái. Cái vòng luẩn quẩn đó không thể không chấp nhận. Cuối cùng rồi thì việc đâu cũng sẽ vào đó cả.
Nợ áo cơm quyết trả cho xong
Một hôm anh chàng Bill, một người co-worker mới mua được một mặt hàng lạ đem đến khoe với tôi. Bill gọi tôi đến chỗ anh ta, đưa cho tôi xem một vật giống như chiếc đồng hồ để bàn nhưng không phải là đồng hồ. Trên vật này chỉ có một hàng số hiện ra ở chính giữa giống như hàng số thường thấy trong chiếc đồng hồ tính mile ở trong xe hơi. Tôi đọc được những con số 3190. Tôi hỏi Bill
-Những con số này có ý nghĩa gì"
-Tôi sẽ "done" khi những con số này biến hết.
Thì ra đó là chiếc máy đếm ngày về hưu. Bill cũng như bao nhiêu người Mỹ khác đều mong mỏi ngày đó và họ tính từng ngày. Điều đó cũng hợp lý thôi. Sức người có hạn, đâu có thể làm việc triền miên, làm suốt đời cho đến khi chết. Phải có thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi, hưởng thụ thì cuộc sống mới có ý nghĩa. Những ngày sống hưu trí là những ngày "ngoài vòng cương tỏa" tự do, thoải mái ai mà chẳng thích, chẳng mong.
Ông bà Roger là người hàng xóm của tôi cũng là người đã làm cho IBM nay đều đã về hưu và hiện có cuộc sống thật là nhàn hạ. Ông bà có một chiếc tàu dùng để câu cá hay chỉ đậu lơ lửng trên mặt nước trong xanh để ngắm mây trời và hít thở không khí trong lành. Suốt cả mùa hè hai ông bà sống ở ngoài camp site, chỉ thỉnh thoảng mới ghé qua nhà để lấy thư từ hay cắt cỏ. Gần đến mùa đông thì ông bà kéo tàu về, che phủ cẩn thận chờ đến mùa hè sang năm. Trong mùa đông, có khi ông bà đi California hay sống ở Florida để tránh cái giá lạnh của miền Bắc. Thấy cuộc sống thư nhàn của ông bà mà phát ham.
Theo qui định của IBM cũng như của chính phủ thì hai năm nữa tôi có thể về hưu nếu tôi muốn. Tôi sẽ được hưởng quyền lợi của người về hưu ở tuổi này. Nhưng đây là về hưu "non", quyền lợi được hưởng kém hơn nhiều so với khi nghỉ hưu ở tuổi full retirement . Vả lại sức còn làm được, tôi không muốn để mất mấy chục ngàn đồng mỗi năm. Tôi dự định sẽ làm việc thêm 5 năm nữa rồi mới bước vào cuộc sống nhàn hạ của một người hưu trí.
Khi nợ áo cơm đã trả xong, không còn phải "cầy" nữa, tôi sẽ được thảnh thơi. Tôi không biết làm thơ, cũng không biết uống rượu để thưởng thức cái thú tiêu khiển "thảnh thơi thơ túi ruợu bầu" như Nguyễn Công Trứ. Nhưng tôi sẽ dùng thời gian rảnh rỗi này để vui chơi với các cháu nội và cháu ngoại của tôi và tôi cũng sẽ tiếp tục viết về nước Mỹ, một chủ đề vô cùng phong phú mà càng viết tôi càng muốn viết thêm.

Hải Triều

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,280,970
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, là bài mới của tác giả nhân mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Tựa đề bài viết được đặt lại theo nội dung.
Đón Lễ Tạ Ơn, mời đọc chuyện về gia đình một thuyền nhân Việt từ Paradise, thị trấn vừa bị thiêu rụi vì nạn cháy rừng. Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Thứ Năm 22-11 sắp tới là Ngày Lễ Tạ Ơn, mời đọc bài viết của Chu Kim Longh. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch HổHuế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Bài viết mới nhất của ông viết về tình nghĩa gia tộc, họ hàng nam bắc thời hậu chiến sau 1975, và trong ngoài nước hiện nay.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến