Hôm nay,  

75th Ranger Regiment Lên Đường

09/10/200100:00:00(Xem: 185417)
Bài tham dự số: 02-367-vb71006


Tám giờ sáng ngày 16 tháng 9 năm 2001, Đại úy Thomar R. Pruden, thuộc đơn vị Charlie Company, Echo Battalion, 75th Ranger Regiment, Fort Benning, Georgia, là con trai út của ông bà Marla & Robert Pruden, im lặng ôm hôn từ biệt cha mẹ, hôn từ biệt các anh chị em. Chàng hành trang lên đường cùng đơn vị sang vùng Vịnh theo lệnh động viên của Tổng Thống Hoa Kỳ Georgre W. Bush.
Trước đó hai ngày, những cựu binh của toán viễn thám Oregon, Americal LRRP, E.51st, G.75th : Danny L. Jacks, John Shultz, James Gromacki, Robert Kalauway, từng phục vụ trên chiến trường miền Nam Việt Nam, đã tổ chức họp mặt tại nhà của Danny L. Jacks, Rison, Arkansas, rồi cùng nhau bay sang Georgia.
Trước hết, cả nhóm muốn được có mặt trong buổi xuất quân lịch sử của G.75th, sau đó sẽ ghé thăm ông bà Pruden, đồng thời để tính toán cho buổi tiệc kỷ niệm người chiến hữu quá cố là Pruden anh (Bob) đã anh dũng hy sinh ngày 20 tháng 10 năm 1969 tại vùng núi Tam Cọp, Tây Bắc quận Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, Nam Việt Nam.
Ngày lễ Memorial Day năm 2001 vừa qua, trong buổi phát hình về chiến tranh Việt Nam, CNN đã chiếu một cuộn phim đề cập đến một số hoạt động của Lực Lượng Viễn Thám, thuộc G.75th, tại Việt Nam, đặc biệt trong đó có đoạn, vào trưa ngày 22 tháng 4 năm 1971, tại White House, Washington D.C, đã diễn ra buổi lễ trao tặng Medal Of Honor cho cố Trung sĩ Robert Pruden. Trong khung cảnh trang trọng, vị Tổng Thống thứ 37 của Hoa Kỳ, Richard M. Nixon, đã đặt chiếc huy chương cao quý nhất của quân lực Hoa Kỳ vào đôi bàn tay của bà Marla Pruden trước sự chứng kiến của 13 thành viên trong gia đình Pruden và các quan chức cao cấp của White House.
CNN cũng đã mời Danny Jacks thuật lại cái chết oai hùng của Robert Pruden. Trên màn hình… nước mắt rưng rưng, Jacks kể.
*
Đó là buổi trưa ngày 20 tháng 10 năm 1969. Chúng tôi di chuyển thận trọng dọc theo ven sườn núi hơn vài giờ qua. Mồ hôi vã thấm ướt cổ áo toán viễn thám sáu người. Lệnh dừng chân tạm nghỉ, uống ít nước để chống đỡ với cơn khát, tránh sự mất nước.
Đây đó chung quanh tôi là những rangers khá hay của E. 51, G.75, Americal Long Range Reconnaisance Patrol: đó là John Schultz (Michigan), tên phản ứng nhanh, ở vị trí dẫn đường (point man); Bob Pruden (Team Leader - Minnesota), chưa hề biểu lộ sự sợ hãi; John Safney, biệt danh "người yên lặng" (California); Robert Kalauway (Minnesota), biệt danh "anh lính sữa"; James Gromacki (Wincousin), một mẫu rambo đúng nghĩa; và tôi, Danny Jacks, toán phó (Arkansas).
Chúng tôi đang cố gắng thực hiện những điều tốt nhất trong vai trò của một người lính chiến tại miền đất xa lạ. Chúng tôi đến Việt Nam để đánh Việt Cộng, góp tay bảo vệ tự do, ngăn chặn sự bành trướng của Cộng Sản tại Đông Nam Á. Và chẳng có điều gì làm cho tôi và các bạn phải chùn tay. Cả toán tiếp tục di chuyển làm nhiệm vụ.
Đến khoảng 4 giờ chiều, chúng tôi lần được xuống một dãy ruộng lúa gần một con đường mòn có hướng dẫn vòng lên hướng núi bên kia. Địa thế khá thuận lợi để tổ chức phục kích, tôi ước đoán và Pruden cũng nghĩ như tôi qua ngón tay cái thủ hiệu. Mìn claymore được gài ra đón lỏng các hướng, và trong lúc tôi, Gromacki, Pruden, Schultz, Safney... rút vào chỗ nấp an toàn thì Kalauway vẫn lúng túng trong thao tác định hướng mìn.... Chính lúc đó, quân Cộng Sản Bắc Việt xuất hiện từ phía sau. Chúng nổ súng vào bóng Kalauway đang nhấp nhô người trong đám cỏ tranh dầy phía bên trái đội hình. Tôi thoáng thấy Kalauway ngã vật ra phía sau, nhưng súng trên tay anh nổ trả về phía địch hết cả băng đạn AR-15.
Diễn tiến chạm địch nhanh nhưng lại diễn ra như một thước phim quay chậm trước các con mắt quan sát của năm người còn lại: đạn AK cầy xới đất chung quanh Kalauway, (nhưng không làm mục tiêu của chúng bị thương).. viên trúng vào bao đựng đạn, viên sướt qua quả lựu đạn Kalauway đang đeo bên túi đạn hông... chúng tôi nổ súng tấn công đồng loạt… hy vọng cứu thoát chiến hữu trẻ tuổi … Pruden vùng dậy khi thấy đồng đội bị ngã xuống... súng trong tay anh nổ liên tục về phía địch, miệng hò hét ra lệnh phản kích, lôi kéo sự chú ý của bọn địch ra khỏi Kalauway - lúc đó đang bò ngược về phía sau - để bốn người còn lại bọc vòng sau lưng địch nhanh chóng.
Lập tức, hỏa lực của đối phương tập trung chuyển hướng về phía Pruden. Và vì hành động khôn ngoan đó, người toán trưởng gan dạ bị trúng đạn vào ngực. Tôi lạnh người... kìa, Pruden lại đứng lên, xả nốt những viên đạn còn lại... ngã xuống rồi lại đứng lên tiến thẳng ... Bốn người chúng tôi cùng nghiến răng lao lên, hạ được bốn tên lính Bắc Việt tại chỗ. Lũ còn lại rút chạy vào rừng sâu. Safney là người đầu tiên chạy đến với Pruden . Safney rút mũi kim tiêm morphine ra khỏi tay bắp Pruden, ngẩng nhìn tôi lắc đầu.
Ôm người chiến hữu trong tay... tôi đắp hai cuộn band-aid vào ngực đẫm máu của bạn.. rồi làm hồi sinh cho Pruden bằng miệng … mắt người anh em từ Minnesota dần mở... "Kalauway và những người khác ra sao"" Pruden thều thào. "Tốt, trực thăng đang trên đường"- tôi đáp với nước mắt lưng tròng. "Vết .. thương .. của … tao … thế… nào"" Pruden hỏi bằng những cố gắng cuối cùng. Tôi biết phải trả lời làm sao với người bạn rất thân thiết mà sự sống chỉ còn đếm được ... từng giây. "Chúng ta sẽ cùng nhau đi phép ở Tokyo, nào bia rượu đang chờ, Bob ơi... à, mầy sẽ qua khỏi thôi..." tôi nói nhanh, nhanh hơn đến lắp bắp, lấn áp để Bob khỏi nói gì thêm. "Jacks, mầy đừng nói láo".. đôi mắt Pruden sáng lên .. "có phải tao đang chết""


Vâng, Pruden đang chết - máu của bạn thấm qua band- aid ướt tay tôi. Tôi quay đầu để tránh đôi mắt lạc thần của Pruden đang cố hướng vào mắt tôi đầy tiếc nuối, tức tưởi. Pruden phều phào, "cho tao... một điếu thuốc. Jacks .. đến Tokyo .. nhớ uống dùm tao … một lon bia. "
Tiếng trực thăng nghe rõ dần.. sau một hơi thuốc ngắn, mắt Bob dại đi, nhưng vẫn hướng vào mắt tôi...
Bob Pruden, sau mười một tháng chiến đấu tại Việt Nam, nhắm mắt vài giây sau đó với lời nhắn gửi sau cùng nhẹ như gió thoảng :''Jacks, nói với mẹ tao, tao yêu mẹ lắm''.
*
Vai trò của lực lượng Seal, Special Forces, Ranger, khá mờ nhạt trong các cuộc chiến ở Việt Nam, vùng Vịnh... đã từng làm cho những chàng trai mặc quân phục ngụy trang giảm hứng thú về những nhiệm vụ tiên phong đầy nguy hiểm. Lần nầy - Gromacki nói - riêng Ranger, với trang bị cực mạnh, tùy nhiệm vụ yêu cầu, những LRRP team (toán viễn thám 6 người) hoặc killer team (toán 12 người), sẽ chứng tỏ những nét hoạt động riêng của mình trên các địa hình. Thú vị nhất là mọi con mắt trên hành tinh sẽ theo dõi bước nhảy sở trường của họ ngay từ đất Mỹ.
Mấy tuần qua, đối diện với cuộc chiến được dự đoán là phức tạp, quân đội Mỹ không ít lần được dư luận đặt trước một số vấn đề như... đề cao về khả năng chiến đấu du kích của quân Taliban, về địa thế hiểm trở, về cuộc tấn công vào chính lòng yêu nước của người dân sống dưới sự cai trị của một chính phủ có đường lối cực đoan; người ta dự đoán sự sa lầy sắp tới của quân Mỹ; người ta lo sợ giùm quân Mỹ rằng, quân Taliban sở hữu những loại vũ khí hạt nhân loại nhỏ và trung, vũ khí hoá học (mua lại từ các Cộng Hòa Sô Viết sau khi Liên Bang Sô Viết tan rã) đủ phòng vệ quyền lợi của một xứ sở có sức sản xuất hàng ngàn tấn heroin/năm, bảo vệ cho con chủ bài khủng bố quốc tế Omar bin Laden; tên nầy là tấm chắn bảo vệ quyền lợi các nguồn ma túy tại chỗ và quốc tế, là vũ khí độc hại vừa tấn công vừa đe dọa các quốc gia phi Hồi Giáo.
Thế nhưng, các cựu binh không nghi ngờ gì về một trong những cách khai chiến của Pentagon khá rõ dành cho cuộc chiến tranh mới: Không Quân sẽ tập kích vào các mục tiêu quân sự của Afghanistan, đánh vào Kabul và các thành phố lớn, làm tê liệt mọi sức phản kháng, trong lúc đó, sử dụng Seal, Special Forces, Ranger... đột kích các sào huyệt, trại huấn luyện của Al- Qaida. Như Tổng Thống Bush đã khẳng định, ngoài việc phải tóm cho được tên Osama bin Laden, mọi nỗ lực quân sự, nằm trong chiến lược lâu dài, còn nhằm tiêu diệt hệ thống khủng bố quốc tế cả về quân sự lẫn tài chính.
Ở câu nói của Kalauway, Pruden em và đồng đội sẽ có những đồng minh như: Anh, Saudi Arabia, Pakistan, Nga, Đức, Anh .. làm Shultz nhớ lại thời gian hoạt động phối hợp với đơn vị Viễn Thám Sư Đoàn 2 Bộ Binh QLVNCH hồi chiến tranh Việt Nam. Người cựu binh 52 tuổi nói: " Những chiến hữu Việt Nam như Chuẩn úy Ngữ, Hạ sĩ Bút … chiến đấu bên cạnh họ thật yên tâm, riêng lòng can đảm của họ thật xứng đáng nhận một honor salut". Jacks tiếp lời, có thể Pruden em, trong lúc lênh đênh trên USS Enterprise ở vùng Aán Độ Dương, bên hông luôn lủng lẳng đôi giày bé tí của cậu con trai đầu lòng, biết đâu, sẽ được tay bắt mặt mừng với Nam Le, cư dân Little Rock, Arkansas, là em người bạn thân của Jacks, hiện là chuyên viên mật-mã trên chiếc Hàng Không Mẫu Hạm nổi tiếng thế giới... và nhiều người bạn Mỹ gốc Việt khác.
John Saftney nhớ lại, hồi ở Việt Nam, chúng ta vừa chiến đấu vừa tìm ra đáp số về lòng dân, về quân số của địch. Mặt khác, phải chịu đựng với thời tiết thất thường, về địa hình, thương vong vì mìn bẫy, chịu đựng một trận địa cổ điển và lâu dài trước một kẻ thù lẩn khuất trong một cuộc chiến phi quy ước. Nay khác hẳn - anh bạn đến từ California nói - mọi tình huống dự liệu đang chất đầy lòng bàn tay những người đi thực hiện cuộc trừng phạt. Quân Mỹ biết rất rõ bọn người không tốt trong thế giới Hồi Giáo, và Tổng Thống Bush cũng đang từng bước tách biệt các mục tiêu phải tiêu diệt ra khỏi quỹ đạo của những người Hồi Giáo chân chính. Saftney ngậm ngùi, trước một loạt các vụ tấn công bằng chất nổ nhắm vào người Mỹ tại nhiều nơi trên thế giới, có lẽ chính phủ cũng có đề phòng một cuộc khủng bố xảy ra trên đất Mỹ, nhưng cũng có lẽ chưa nghĩ đến mô hình tấn công bằng hijacker + kami kaze.
Sau ngày 11 tháng 9 năm 2001, trong lịch sữ lập quốc, chưa bao giờ quốc kỳ Mỹ nở rộ khắp nước Mỹ nhiều như vậy … trong lúc người dân thế giới, một lần nữa, đã thấy được tinh thần Mỹ hiển hiện, đó là sự đoàn kết của một cộng đồng nhiều sắc dân (trong đó có hơn một triệu người Mỹ gốc Việt). Ai cũng nhìn thấy hậu quả hiển nhiên của cú cắn trộm vào World Trade Center, New York, lũ cuồng sát đã vô cùng lầm lẩn khi vô tình đặt cây gậy quyền năng vào đôi tay mạnh mẽ và đầy uy tín của nước Mỹ.
Tổng Thống Bush đã không chút do dự khi đặt niềm tin chiến thắng vào diễn văn ngày 12 tháng 9 .. trong đó có đoạn trích từ Thánh Kinh: "Dẫu khi tôi đi trong trũng bóng chết tôi cũng chẳng sợ tai họa nào vì Chúa ở cùng tôi "(Thi Thiên 23). Trong lúc đó, từ miền Đông đến bờ biển miền Tây Hoa Kỳ, dưới bóng phất phới của lá cờ Stars and Stripes, mọi người tay trong tay cất tiếng hát bài God Bless America, cùng chia xẻ niềm đau... Tiếp theo, là làn sóng thanh niên hăng hái tình nguyện lên đường.
Sau cuộc chiến với Cộng Sản là cuộc chiến mới với những tên quỷ dữ, như lời Tổng Thống Bush, người Mỹ dường như chưa hề mệt mỏi trong các cuộc chiến bảo vệ lẽ phải.
Hôm nay, Pruden em, theo truyền thống tốt đẹp của quân đội Mỹ, lên đường tham gia cuộc chiến chống khủng bố, mang theo trong tim niềm hãnh diện về người anh, và phía sau lưng, có cả một nước Mỹ và thế giới tự do.

Lê Thành Giai

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,334,575
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến