Hôm nay,  

Một Bài Học Về Trẻ Bỏ Nhà Đi Bụi Đời

21/01/200700:00:00(Xem: 180517)

MỘT BÀI HỌC VỀ TRẺ BỎ NHÀ ĐI BỤI ĐỜI

Người viết: Chu Tất Tiến

Bài số 1181-1793-501-v7200107

Nhà báo Chu Tất Tiến là một tác giả góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ đặc biệt. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

*

Trên màn ảnh vô tuyến truyền hình, chương trình của Bác Sĩ Phil đang chiếu cảnh một em bé 15 tuổi gào thét trong hậu trường sân khấu: "Tôi muốn Mẹ! Mẹ đâu rồi! Mẹ đừng bỏ con!" Những giọt nuớc mắt dàn dụa trên khuôn mặt ngây thơ. Tiếng gọi nấc nghẹn. Hai bộ mặt căng thẳng của bố mẹ nhìn nhau, đau đớn. Người Cán Sự Xã Hội cố gắng dỗ đứa bé một cách tuyệt vọng. Không có lời dỗ dành nào làm im đuợc tiếng khóc của cô bé khi Sở Xã Hội đã quyết định không cho bố mẹ quyền nuôi dưỡng nữa và bắt cô bé phải đến ở một trung tâm săn sóc trẻ bụi đời. Lý do mà Sở Xã Hội đưa ra là bố mẹ đã thiếu trách nhiệm dậy dỗ con cái, đã chỉ lo nhà đẹp, xe láng, nên "đi cầy" hai, ba "dóp", quên mất tuổi thơ đang cần đến sự săn sóc của bố mẹ, để cô bé đi hoang tới 5 lần, mỗi lần cả tuần lễ. 

Nghe câu chuyện của đứa trẻ Mỹ này, Tân lại nhớ đến một vụ tương tự mà anh đã giúp cho một đứa bé cũng 16 tuổi được trở lại sống với gia đình. Hồi đó, anh làm trưởng ban  gia đình cho một nhà thờ. Công việc của anh là tổ chức những lần nói chuyện về giá trị của gia đình tại Hội Trường nhà thờ, khuyến khích các giáo dân lên cung thánh để chia xẻ kinh nghiệm của họ về cách giáo dục con cái, về nguyên nhân giữ hạnh phúc gia đình, cũng như chia xẻ về tâm tình con cái với bố mẹ trong các ngày Lễ Cha và Lễ Mẹ. Từ những chương trình này mà giáo dân hay nhờ đến anh để giúp ý kiến về những trở ngại trong hôn nhân hay về những đứa trẻ bụi đời.

Một ngày kia, Tân nhận được một cú điện thoại đường dài từ Utah đến điện thoại cầm tay của anh. Người mẹ, khi nghe bạn bè nói về Tân, đã gọi điện thoại sang để xin giúp ý kiến về đứa con của bà đã bỏ nhà ra đi. Cô bé Nhi mới 16 tuổi, đang ngoan ngoãn, bỗng trở chứng, gây gổ với mọi người, hay đánh đứa em gái mới 11 tuổi, cãi lại chị Hai hơn mình 3 tuổi, và chửi luôn cả mẹ bằng những danh từ tục tĩu.

Câu chuyện nghe thật lạ. Tân hỏi:

-Chị có thể cho biết cháu bắt đầu thay đổi tính nết từ khi nào"

Người mẹ trầm ngâm giây lát rồi mới trả lời:

-Thưa anh, kể từ ngày bố cháu bị tai nạn chết, cháu bắt đầu ít nói, rồi dần dần gắt gỏng, cãi lại cả nhà. Cháu coi Mẹ và chị cháu như người ở vậy. Cứ sai bảo um sùm, rồi gắt mắng. Chiều hôm qua, cháu đang tắm, đứng trong phòng tắm gào mẹ, bắt mẹ mang khăn tắm tới. Em mang khăn vào cho cháu, vô tình mở toang cửa ra, nhìn thấy thân thể cháu, thế là cháu chửi em ầm ĩ. Cháu văng tục ra nữa. Cháu chửi "Đ.M. bà!"  Em cũng giận quá, quát lên. Thế là cháu nhẩy ngay ra, giơ tay định đánh em. Vừa lúc ấy, cháu lớn chạy vào, la em. Thế là cháu đùng đùng ra lấy quần áo, bỏ nhà đi luôn. Em và cháu lớn chạy theo năn nỉ, nhưng cháu đã phóng chiếc xe của em đi mất.

Tân nghe câu chuyện hơi lạ lùng, liền hỏi gặng:

-Chị hãy nói thật đi, thì tôi mới cố vấn được. Nếu nói vòng vo như thế, chắc tôi "chào thua." Làm sao mà cháu đổ đốn ra như thế được" Trong những năm trước, chị có cưng chiều cháu quá không" Lúc cháu bắt đầu chửi tục, chị có tìm cách  dậy cháu ngưng chửi tục không" Nhất là, trong nhà, có ai chửi tục không" Cháu lớn lên ở đây, làm sao học được tiếng chửi bên nhà"

Bà mẹ im lặng một lúc mãi, mới trả lời:

-Thú thật với anh, cháu Nhi hồi nhỏ rất tình cảm, nên tụi em cưng chiều nhất nhà. Cháu được nguyên một Tivi trong phòng riêng, máy CD, cassette, DVD, computer.. cái gì cũng có. Quần áo cháu, em mua thả giàn. Giầy cả chục đôi. Cháu Nhi muốn gì cũng được. Về việc chửi tục, là do bố cháu, đi làm cực quá, nên về nhà hay nhậu, nhậu xong thì chửi tục. Em cũng thỉnh thoảng bực mình quá, cũng có chửi đôi ba tiếng. Nhưng em thương cháu nhất nhà. Em thì quan niệm rằng, mình sang Mỹ đã chậm hơn người ta, không bằng con người ta, nên cứ cắm đầu cắm cổ đi kiếm thêm "dóp", làm việc suốt ngày, cho tương lai con vui sưóng, nên không để ý đến tính nết của con. Cháu Nhi hay đi chơi nhà bạn, đi pạc-ti qua đêm. Đến khi bố cháu mất, em đi làm cả ngày, không theo dõi con, nên  bé Nhi càng ngày càng sa ngã. Cháu ăn cắp tiền Mẹ, tiền của chị cháu và ngay cả mấy đứa em mới vài tuổi cũng không tha. Em mới đầu có can ngăn cháu, nhưng cháu không nghe, em lại cứ mải đi làm, rồi đổi nhà mới. Đến hôm nay, cháu hỗn, rồi bỏ nhà đi.

Tân hỏi:

-Chị đã tìm thấy cháu ở đâu chưa"

Người mẹ thở dài:

-Thưa anh, có. Em và chị cháu đi khắp nơi, suốt một ngày, đến những nhà bạn cháu, thì tìm được cháu đang đến ở nhà một người bạn gốc Mễ có ông bố trên 75 tuổi. Bố của người bạn cháu lại là một tay ăn chơi có mấy bà vợ. Khi em đến, ông bố già này giữ riệt bé trong nhà, không cho cháu ra, chỉ đưa ra một tờ giấy viết tay soạn sẵn, bảo em ký vào, nhận cho cháu làm con nuôi ông ta, ông ta sẽ nuôi cháu nên người (!). Ong ta nói là ý của bé Nhi muốn là con nuôi ông ta luôn, nhưng trong câu chuyện mà ông ta nói, chị Hai của cháu đoán ngay là ông già "dê" này muốn lấy cháu làm vợ nhí luôn!  Em thì không rành tiếng Anh, chỉ có con chị nó biết nói nhưng lại còn nhỏ quá, chả biết nói sao. Anh làm ơn giúp em với!

Tân lắc đầu:

-Chuyện tính nết của cháu thì phải từ từ mới nói được. Bây giờ, việc trước mắt là chị phải mang cháu về ngay lập tức. Để trễ, thì chị có.. thêm cháu ngoại đó! Chị cứ nói thật cứng rắn với cha già dịch kia là đưa cháu ra ngay lập tức, không thì chị kêu Cảnh sát tới bắt cha đó ở tù vì tội dụ dỗ gái vị thành niên. Ít nhất cũng bóc 10 cuốn lịch. Cha đó phải thả cháu về ngay.

Người mẹ "dạ, dạ" xong rồi cúp máy. Tân ngồi suy nghĩ mông lung về cái xã hội Việt-Mỹ này, đủ thứ thay đổi như chong chóng.

Buổi chiều hôm đó, chiếc điện thoại cầm tay của anh rung lên. Bà mẹ hốt hoảng:

-Anh ơi! Cháu lại bỏ chạy nữa rồi!

-Sao vậy" Chị kể đầu đuôi cho tôi nghe.

-Em làm như lời anh, đến nơi, dọa ông già kia như thế, ông ta sợ, dẫn cháu ra. Em và chị cháu đón cháu ra xe, cháu cứ vùng vằng, nhưng cũng không còn chọn lựa. Chạy đến gần nhà, cháu bảo cho cháu xuống mua nước, chị cháu ngừng xe, thế là cháu vùng bỏ chạy.

-Từ lúc nào"

-Vừa mới đây thôi! Em đang đi lanh quanh tìm cháu đây.

-Chị chịu khó đi tìm thêm một lúc nữa, không thấy thì kêu cảnh sát ngay nhé!

Bà mẹ "dạ, dạ" rồi ngưng điện thoại. Được khoảng một tiếng đồng hồ, bà mẹ gọi lại:

-Anh ơi! Em tìm thấy cháu rồi! Đang đứng ở tiệm Boớc-gơ.

-Chị cứ bình tĩnh. Đừng la lối cháu. Cứ nói nhẹ nhàng, dỗ ngọt cho cháu về nhà, không nhắc nhở gì cả. Dọn cơm cho cháu ăn. Đợi cháu ăn xong, thì chị và cháu lớn mới nói chuyện. An cần khuyên bảo cháu, vẽ cho cháu hai con đường, nếu cháu nghe lời, tiếp tục đi học, thì sẽ có tương lai như thế nào đó. Tùy chị nói, tôi không thể nói hết trong điện thoại được. Còn con đường thứ hai là làm theo ý cháu, sống bừa bãi hoang tàng như thế, thì sẽ ra sao.. Nếu chị muốn, bảo cháu lớn gửi "i-meo" cho tôi, tôi sẽ chỉ cho cháu cách nói. Tốt hơn nữa, thì chị nói cháu Nhi đó đọc thơ của tôi, tôi sẽ viết cho cháu một thư riêng, tâm sự với cháu. Nếu cháu chịu trả lời, thì tốt đẹp. Còn không thì chị cứ cố gắng. Điều quan trọng là chị tự nhìn lại bản thân mình, nhận lỗi lầm của mình, đã cưng chiều cháu quá sức, thả lỏng cháu từ lâu, không theo dõi tâm tư của cháu, lại mặc cháu đi Pạc ti quá nhiều, ở lại qua đêm với bạn mà không biết bạn của cháu ra sao, hư hay ngoan. Khi cháu bắt đầu chửi tục, không kềm lại ngay, để đến khi cháu chửi cả mẹ, thì đã trễ rồi. Từ sự nhìn lại mình đó, mà tìm cách sửa chữa dần dần. Tuy nhiên, chị cần phải thật bình tĩnh đối phó với cháu, không ầm ĩ, cũng không quá hiền. Phải cho cháu biết rằng cả nhà ai cũng thương cháu. Mọi kết quả đều bắt nguồn từ yêu thương. Nhưng, để có thể kéo cháu lại, chị phải hy sinh một chút. Nghỉ việc trong ít nhất là một hai tuần. Ở nhà với cháu, tâm sự với cháu như một người bạn. Kể cuộc đời gian truân của chị cho cháu nghe. Cho cháu cơ hội giải tỏa mọi thắc mắc, rồi từ từ giải quyết. Nếu có thể, cho cháu đi chơi xa, đến nhà bà con nào đó ở một hai tuần, cho cháu quên quá khứ đi.

Người mẹ nghe lời và hẹn sẽ gọi lại cho biết kết quả sau.

Vài ngày sau, Tân nhận được hai tin vừa vui vừa buồn. Cháu Nhi chịu đi chơi xa, nhưng đồng thời người mẹ lại nhận được giấy đòi, phải đưa cháu trình diện Tòa An. Vì trước đây, có lần cháu đánh em, xô mẹ ngã, chị cháu báo cảnh sát lung tung khắp nơi, Cán Sự Xã Hội biết được, định cho cháu ra Tòa Thiếu Niên. Người mẹ không biết làm sao, gọi Tân tới tấp. Anh chỉ có thể chỉ cho bà mẹ cách nói trước tòa là xin cho cháu được ở nhà để tiếp tục giáo dục. Rất tiếc, việc cháu bỏ nhà đi cộng với những lần cháu hành hung mẹ và em, đã khiến Tòa An giao cháu cho Trung Tâm Giáo Dục Thiếu Niên, một loại nhà tù nhỏ. Cha mẹ không được vào thăm, muốn thăm phải có phép của Tòa An. May mà mẹ cháu giúi được cái điện thoại cầm tay cho cháu để gọi về nhà. Tân chỉ cho bà mẹ đến Luật sư nhờ làm đơn khiếu nại xin Tòa An xét lại bản án, cho cháu về nhà.

Bất ngờ, một buổi tối, mẹ cháu gọi điện thoại tới tấp:

-Anh ơi! Em bị cảnh sát bắt! Em và cháu lớn vừa vào tới cửa, định xin vào thăm cháu, thì cái thằng Cán sự ở trong đó, gọi ngay Cảnh Sát đến bắt em!

-Hiện giờ, chị đang ở đâu"

-Em đang ở cửa văn phòng này. Cảnh sát đang hởi cháu lớn.

-Chị đưa điện thoại cho Cảnh Sát, tôi nói chuyện cho.

Người mẹ đưa điện thoại, một lúc sau, ông Cảnh Sát cũng chịu nói chuyện. Tân trình bầy với ông ta rằng Tân là bác ruột của cháu. Hai mẹ con chỉ định tới xin phép vào thăm cháu bé. Nếu được, mới vào. Không được, thì thôi. Chưa có sự gặp mặt trái phép. Hai mẹ con không vi phạm lệnh cấm đến gần. Ong Cảnh Sát suy nghĩ mãi rồi cũng tha, vì thật sự, chưa có ai gặp ai cả. Tay Cán Sự kia làm lớn chuyện chơi. Sau này, qua điện thoại của cháu Nhi, mới biết là tay Cán Sự người Việt kia định "dê" cháu, nên tìm cách cản gia đình! Hắn rủ rê cháu nhận lời đi chơi với hắn, thì hắn sẽ tìm cách thả cháu ra! (Bà mẹ cho biết là cháu khá nhan sắc, tuy mới 16 tuổi, nhưng lớn con, ưa nhìn!)

Hôm sau, nghe lời Tân, bà mẹ nhờ luật sư làm đơn xin về nhà. (Trước khi nhờ Luật sư, cũng gọi Tân nhiều lần, hỏi ý về ông này, ông nọ.) Ra Tòa, bà mẹ khóc kể, năn nỉ hết lời. Cháu Nhi cũng đồng ý xin về. Tòa cân nhắc rồi cho cháu về. Đến nhà, cháu cũng chịu đọc thư Tân qua "i-meo" và trả lời, tuy cụt ngủn, nhưng cũng có ý cám ơn. Tân viết qua viết lại cho cả hai chị em. Một thời gian sau, cháu đi học lại.

Tình trạng gia đình êm ả trở lại.

Sau đó, thì người mẹ chấm dứt liên lạc. Tân cũng vui vì đã giúp được một đứa trẻ trở về nhà. Chỉ có hai điều Tân cảm thấy "buồn năm phút". Người mẹ kia, sau khi nói vài lời cám ơn xuông thì hoàn toàn tuyệt giao khi Tân chưa kịp biết dung nhan ra sao. Còn Tân thì lãnh đủ. Một ngày nọ, vợ Tân chợt nhìn thấy cái "bill" điện thoại lên cao như diều, hoảng hốt đọc kỹ, thấy toàn số điện thoại đường dài qua lại Utah, tiểu bang xa lắc xa lơ, ngày nào cũng một hai lần gọi. Lần ngắn nhất là nửa tiếng. Dài là hơn một tiếng đồng hồ. Bà vợ gọi Tân vào phòng, dí tận mắt Tân những con số... Tân phải đính chính "ná thở". May mà Tân không phải xếp vali, đi... bụi đời, vì vợ Tân hiểu tính chồng từ xưa vẫn hay làm chuyện "ruồi bu", lỗ vốn...

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,080,809
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.