Hôm nay,  

Đêm Chống Khủng Bố Trên Vịnh Ba Tư

26/09/200100:00:00(Xem: 164480)
Bài tham dự số: 02-360-vb80927


Khoảng năm 1988, cuộc chiến giữa Iran và Iraq đã khiến hải quân Hoa Kỳ phải gởi nhiều chiến hạm vào vùng vịnh Ba Tư để hộ tống các tàu dầu Kuwait. Chiến hạm Hoa Kỳ đã trở thành mục tiêu bắn phá của Iran.
Gió cát sa mạc mang đến những màn bụi mờ giăng kín khắp bầu trời vịnh Ba Tư. Những tia nắng đầu ngày như mất đi sắc hồng thẳm thiên nhiên để biến thành sắc hoàng thổ nặng nề. Bầu trời mờ đi do những sương bụi li ti. Những hôm trời nặng hơi sương, đầu gió đã qua rồi, nhưng những tia bụi vẫn bị sương mù giữ lại. Sương và bụi quyện chặt lấy nhau khiến tầm nhìn trên biển thêm hạn chế, không xa quá ba hải lý. Đường chân trời thì tuyệt nhiên biến mất. Màu xám cố hữu của chiến hạm cũng nhuộm màu hoàng thổ khi sương và bụi lắng động trên thân sắt lạnh của con tàu.
Trong điều kiện khắc nghiệt về thời tiết, đêm nay chiến hạm của tôi vẫn đang tiếp tục cuộc tuần hành theo thường lệ nơi phía Bắc của vịnh Ba Tư. Ngoài nhiệm vụ tuần hành, chúng tôi còn trực tiếp bảo vệ trên không và trên biển cho hai xà lan khổng lồ làm căn cứ tiếp vận giữa khơi và các tàu nhỏ vét mìn và tuần tiểu trong vùng. Tối nay, sương và cát cùng quyện lấy nhau phủ kín cả bầu không khí đại dương, khiến trăng sao mờ mịt, đêm như vô tận vô cùng.
Trên đài chỉ huy, mỗi người mỗi phần việc, ai cũng chăm chú lo nhiệm vụ của mình. Ánh sáng cực nhỏ của các đèn hồng ngoại tuyến chỉ đủ để thấy lờ mờ các vật chung quanh. Chắc có lẽ trên khuôn mặt của mọi người, ai ai cũng lộ rỏ nét đăm chiêu và căng thẳng. Thỉnh thoảng các cuộc điện đàm với các tàu bạn mà âm thanh trung thực đã bị phá đi lại réo lên qua máy vi âm phá tan bầu không khí đầy im lặng và ưu tư.
Hạm trưởng đang ngồi trên ghế chỉ huy của ông, dáng im lìm bất động. Một tay chống cằm, ông nhìn chăm chăm khoảng trời đen như mực phía trước và không ai biết ông đang suy nghĩ gì. Ông ngồi đây trong tư thế của vị chỉ huy tối cao của toàn chiến hạm, những quyết định của ông sẽ ảnh hưởng không ít đến sinh mạng của tất cả sĩ quan, thủy thủ thuộc quyền. Ông ngồi đây như người anh cả trong gia đình có bổn phận chăm lo cho bầy em, giúp gia đình vượt cơn giông tố. Những chặng đường đã đi qua của người anh cả trên sông lạch chằn chịt của miền nam nước Việt, những kinh nghiệm máu xương suốt mấy chục năm trời từ những ngày đầu tiên trong quân ngũ với cấp bậc thấp nhất, những suy nghĩ, dáng dấp cung cách của một nhà trí thức với nhiều bằng cấp đại học, tất cả đã khiến mọi người phải kính phục. Thường ông rất ít nói khi đứng ở đài chỉ huy, ông chỉ lắng nghe và ban mệnh lệnh. Ông có thói quen đứng ở đây lúc sáng sớm, nhất là những hôm trời đẹp với ánh bình minh rực rỡ. Ông thường nói không có gì đẹp hơn biển và mặt trời lúc ban mai.
Bên cạnh ông là viên sĩ quan trực phiên trẻ tuổi, vừa mới tốt nghiệp trường đại học hải quân Hoa Kỳ, đây là phiên trực thứ hai của anh. Anh đang làm quen với nhiệm vụ của mình. Có lẽ anh đang thầm cầu nguyện cho một đêm trôi qua thật bình yên.
Trung tâm thông tin tác chiến là đôi tai và cặp mắt của chiến hạm. Với các máy rada tinh vi và các máy điện báo cực mạnh, họ có thể nhìn xuyên qua những dặm dài của sương mù và đêm tối, lắng nghe được các cuộc điện đàm, thăm dò và phát hiện các mục tiêu tầm xa. Đây cũng là nơi đã khai hỏa các dàn tên lửa phòng không đáng kể. Phiên trực của các chuyên viên tác xa trong tình huống sẵn sàng như đêm nay thật căng thẳng. Họ phải cố sức chống chọi lại những cơn buồn ngủ, mệt mỏi giữa phiên trực khuya dài suốt sáu tiếng đồng hồ với yêu cầu tập trung cao độ về thính cũng như thị lực.


Còn đúng năm phút nữa là đồng hồ chỉ đúng một giờ sáng. Đột nhiên máy rada phát hiện một tàu siêu tốc cở nhỏ đang lao về phía chiến hạm. Có lẽ đây là một tàu cảm tử của phe địch với mục đích lao nhanh vào mục tiêu rồi phát nổ với sức công phá thật mãnh liệt. Thêm vào đó đêm tối khiến ông nhòm và các xạ thủ đại liên ở ngoài lườn tàu hầu như không phát hiện được một chút gì về con tàu siêu tốc nguy hiểm này. Không còn một phút giây nào nữa để chuẩn bị, phản ứng phải tức khắc và kịp thời để chặn đứng và phá tan hành động điên rồ của đối phương. Sĩ quan chiến thuật tác chiến nhanh chóng điều động và phối hợp để điều khiển vị thế của chiến hạm cho phù hợp với mục tiêu tác xạ cũng như phương án phòng thủ. Ông thừa lệnh hạm trưởng ban bố lệnh báo động tác chiến trên toàn chiến hạm. Phóng thanh loa vang, cắt ngang những giấc ngủ say của những thủy thủ: "General quarter, general quarter. All hand man battle station…".
Tôi tung chăn, mang vội đôi giày và bộ quân phục trong tình thế vô cùng cấp bách. Tiếng quát tháo đốc thúc các vị chỉ huy có một sức đẩy thật lạ lùng. "Come on, move it, move it…". Trong chốc lát tôi đã có mặt trong tổ cứu hỏa của buồng máy chính. Viên sĩ quan mới ra trường trông lúng túng thấy rõ lúc ban đầu. Vị thượng sĩ già đứng đăm chiêu, khuôn mặt không một nét lo âu. Có lẽ ông đã trải qua nhiều kinh nghiệm chiến đấu. Tất cả chỉ chờ một tiếng nổ thôi, rồi nước tuôn xối xả, và lửa bén và cuộc chiến đấu sẽ thực sự mở màn. Một vài tiếng cười vang lên quanh tôi như cố phá tan bầu không khí ngột ngạt. Thế nhưng sự chờ đợi vẫn khiến cho không gian chật hẹp của con tàu thêm căng thẳng. Thì ra ở nơi nào đó trên địa cầu cái gian nan và nguy hiểm vẫn chầu chực đêm ngày. Những người ra đi trong sương gió đêm nay, biền biệt xa người thân yêu hơn nửa vòng trái đất, đang hy sinh mạng sống của mình cho một nghĩa vụ thiêng liêng không định nghĩa được.
Chỉ trong vài phút tính từ khi lệnh báo động được ban bố, con tàu siêu tốc đang ở trong vị trí nguy hiểm. Đài chỉ huy yêu cầu cho đối phương đổi hướng và tỏ dấu hiệu thân thiện nhưng vẫn không có dấu hiệu trả lời. Toàn chiến hạm đã tức khắc án ngữ các vị trí chiến đấu. Tinh thần sắp sẵn cao đô như giây thiều được căng cứng tới mức tối đa.
"Bẻ hết bánh lái về phía tay phải, tốc độ 30 hải lý, tiến tới".
Chiến hạm nghiêng sâu rồi lượn vòng với tốc độ nhanh theo mệnh lệnh. Tiếng động cơ như gào lên hòa với tiếng sóng xát mạnh vào hông tàu tạo nên một âm thanh kinh dị lạ lùng.
"Nạp đạn, sẵn sàng", nhân viên xạ thủ chuẩn bị khai hỏa qua hệ thống điều khiển rada. "Fire, fire, fire..."
Họng thần công 76mm liên tục nhả đạn. Mục tiêu đổi lộ trình để tháo chạy, chiến hạm đã nhanh chóng chạy song song với đối phương như mèo đuổi chuột. Đạn vẫn liên tục nhả cho đến khi mục tiêu đã hoàn toàn biến mất trên màn rada. Đối phương đã hoàn toàn biến mất trong đêm thâu. Hai mươi phút trôi qua, vẫn không có một dấu hiệu đáng ngại nào khác. Có lẽ con tàu siêu tốc đã hoàn toàn tan xác. Ngày mai chúng tôi sẽ tuần tra khắp trên khu vực nằm trong tầm tác xạ để thu thập thêm kết qua.û ]
"Chấm dứt phòng thủ tác chiến, trở lại phiên trực hải hành bình thường trên toàn chiến hạm".
Phút căng thẳng đã trôi qua, mệnh lệnh trên loa phóng thanh không còn hối hả và gấp rút như trước đây. Đồng hồ chỉ đúng hai giờ bốn mươi lăm sáng. Giờ đây cơn buồn ngủ lại tiếp tục hoành hành, mọi người cố tiếp tục ngả lưng thêm vài tiếng đồng hồ nữa trước khi trời sáng.
Rồi chiến hạm vẫn trôi triền miên trong đêm thâu và sóng nước. Biết đâu trong vài ba phút nữa còi báo động lại vang lên và một cuộc chiến đấu mới lại mở màn.
Tôi cứ cho sự kiện xảy ra vừa rồi là một cơn mơ. Bởi vì những cơn mơ thường dễ lặp lại và khó khi nào biết trước.

Huỳnh Phương Lộc

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,274,128
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”