Hôm nay,  

Những Mảnh Vụn Của Cuộc Đời: Tha Thứ

25/09/200100:00:00(Xem: 154974)
Bài tham dự số: 02-357-vb80923


Trước ngày 30.4.75, chỉ có một mình chàng là đi kiếm tiền nuôi gia đình, còn vợ chàng chỉ ở nhà lo dạy dỗ con cái. Sau ngày miền Nam sụp đổ, chàng bị giam cầm trong trại cải tạo nhiều năm, vợ chàng phải quán xuyến chuyện gia đình một mình, kể cả việc nuôi dạy, chăm sóc con cái và lo sinh kế gia đình.
Trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, phần thì không có kinh nghiệm, phần thì xã hội tràn ngập những kẻ tham lam, nham hiểm, độc ác nên việc vợ chàng sa vào cạm bẫy là chuyện không sớm thì muộn, không sao tránh khỏi. Nàng đã thú nhận, trong một chuyến đi buôn ở vùng biên giới Hà Tiên- Rạch Giá, nàng đã bị bắt cùng một số hàng hóa bất hợp pháp khá quan trọng. Trong thâm tâm nàng chỉ cầu mong chuyến này được trót lọt, thì sẽ được một số vốn để chuyển sang việc làm khác, lương thiện và không nguy hiểm. Thế nhưng lại không thoát được! Trời đã không chìu lòng người!
Phần vì lo sợ bị tịch thu hết vốn liếng, không còn phương tiện làm ăn nuôi con, nuôi chồng, phần sợ bị tù tội bỏ nhà bỏ cửa không ai chăm sóc con thơ dại, nên nàng đã trót nghe theo lời hứa hẹn giúp đỡ của tên Trưởng ban hải quan vùng Biên giới, để rồi sau đó rơi vào cạm bẫy và thất thân với tên đốn mạt này.
Sau việc tủi nhục, nàng đã có ý định quyên sinh, nhưng nghĩ thương chồng con không ai lo lắng nên cố ý chờ đến lúc chàng được ra tù sẽ thực hiện ý định. Nhưng rồi chờ đợi năm này đến năm khác mà vẫn chưa thấy được chàng được thả về, rồi thì với thời gian, nỗi buồn bực, uất hận cũng dần dần phôi pha được phần nào và giờ đây nàng không còn quyết tâm như trước nữa mà vấn đề chính chỉ còn là thái độ của chàng thôi. Chàng đối xử sao thì nàng chịu như vậy cho hết oan nghiệp. Chính nàng đã không dấu giếm chàng sự suy nghĩ này cùa nàng… Riêng chàng, chàng đã suy nghĩ nhiều và càng suy nghĩ chàng càng thấy thương nàng hơn.
Một người đàn bà yếu đuối, thiếu kinh nghiệm làm sao đương đầu với quá nhiều kẻ gian manh, nham hiểm, độc ác, làm sao tránh nổi quá nhiều cạm bẩy, giăng mắc tinh vi. Bất chợt chàng nghĩ đến số phận của những chú ruồi, trong khi bay đi tìm thức ăn, vô tình sa vào lưới nhện để rồi trở thành mồi ngon cho những con nhện độc ác. Chú ruồi quả là đáng thương chứ không đáng trách!
Sau cùng, sau những năm dài chờ đợi và nhờ đăng ký đóng tiền ở Trung tâm dịch vụ quận 10, gia đình chàng cũng đã đến được phi trường quốc tế Los Angeles, theo diện HO, vào một ngày giữa tuần, cuối tháng 6 năm 1995. Vì là một ngày làm việc, nên chỉ có một vài người bạn thân không phải đi làm và hai vợ chồng người anh họ đã bảo lãnh chàng, ra đón gia đình chàng tại phi trường. Riêng đứa con lớn của chàng, vì đang theo học ngoài tiểu bang và đang mùa thi cử nên chàng viết thư căn dặn con cứ thư thả, lo thi cho xong rồi hãy về thăm gia đình sau.
Quyết định đầu tiên của chàng trên mảnh đất tạm dung này là theo vợ chồng người Anh về ở Laguna Beach hay theo vợ chồng người bạn về Westminster. Bên nào cũng ân cần mời mọc và bên nào cũng có những tiện và bất tiện cả. Thôi thì tạm thời cứ theo ông anh về Laguna Beach nghỉ ngơi một thời gian, bề nào cũng là chỗ bà con, rồi sau đó sẽ tính tiếp. Vợ chàng và các con chàng cũng tán thành quyết định này.
Việc thứ hai cấp bách phải giải quyết là một chiếc xe để làm phương tiện di chuyển cho cả gia đình, chứ khộng thể nhờ anh chị và các cháu đưa đón mãi được. Ơû xứ Mỹ này, ai cũng bận rộn cả. Cũng may một người Mỹ già láng giềng có dư một chiếc xe hiệu Dogde, tuy đời cũ nhưng ít đi, còn tốt. Ông sẵn sàng giúp chàng bằng cách bán rẻ và cho trả góp. Trước 1975, chàng đã có một chiếc Toyota, nhưng chàng vẫn thích xe Mỹ hơn: máy mạnh, dàn đồng cứng, xe rộng, thoải mái, used car Mỹ lại rẻ.


Phải công nhận Laguna Beach đẹp và sang thật. Nhà cửa khang trang, khí hậu trong lành, đúng là "khu nhà giàu", nhưng lại có nhiều bất tiện cho gia đình mới định cư, còn thiếu thốn mọi thứ như gia đình chàng, từ việc đi học, đi mua sắm, đến việc đi làm đều khiến cho vợ con chàng lúng ta lúng túng. Riêng chàng phải lò dò đến tận Ocean side mới tìm được việc làm. Cũng may là trước 75 chàng đã từng đi ra nước ngoài nên việc lái xe và nói tiếng Anh không có gì trở ngại, nhưng việc xử dụng xa lộ 5 south vào giờ tan sở mất rất nhiều thì giờ vì nạn kẹt xe.
Thế nên chỉ vài tháng sau, chàng đã tìm thuê một căn apartment tương đối rẻ, tiện nghi, gần chợ và trường học ở Santa Ana và xin phép ông anh để move về đó cho tiện việc di chuyển. Lẽ dĩ nhiên ông anh cũng bằng lòng thôi, vì sự hiện diện gia đình chàng trong nhà của ông mấy tháng qua cũng gây nhiều xáo trộn không ít cho nếp sống gia đình.
Với thời gian và sự cố gắng vươn lên của mỗi người, mọi việc dần dần ổn định, nước Mỹ quả là một nước có cơ hội tốt "country of opportunities". Đứa con trai của chàng nay đã tốt nghiệp kỷ sư và đang làm cho một hãng điện tử ở San Jose. Tuy mấy lúc gần đây, kinh tế Mỹ có suy thoái, nhưng chàng ta vẫn còn được trọng dụng với chức vụ trưởng ngành (head- department). Dự trù sang năm sẽ lập gia đình với một cô bạn Việt Nam, học cùng trường nhưng sau cháu một hai lớp gì đó, cũng thuộc gia đình tử tế, cũng mừng cho cháu, vì nếu ở Việt Nam nếu lý lịch "không trong sáng" với một người Cha làm nghề "cải tạo" chắc giờ này cháu chỉ đi bán vé số hoặc đi bán ve chai.
Đứa con gái của chàng vì khá lớn tuổi, nên sau một thời gian học ESL tại trung tâm Saint Anselm, đã được hướng dẫn xin việc làm và đã kết hôn với một thanh niên cùng làm chung trong hãng ở Costa Mesa. Tuy hiện vẫn còn ở chung với gia đình bên nhà chồng nhưng hai cháu cũng đang dự tính mua nhà riêng, có điều còn do dự vì giá nhà đang lên mặc dù lãi xuất hạ. Thằng Út đã học xong ở Santa Ana College và đã tranfer lên đại học Long Beach nơi mà các cháu thường đùa là "Bãi tắm của nhà vua". Cháu cũng đi làm parttime để phụ giúp gia đình.
Riêng chàng, tuy vẫn còn làm ở Oceanside, vì mấy lần chàng toan xin nghỉ việc để tìm chỗ làm gần nhà hơn đều được chủ cầm giữ lại, nhưng chính nhờ sự tín nhiệm đó, chàng đã xin cho vợ chàng vào làm chung một hãng rất tiện việc đưa đón, đi về. Đây cũng là một điều lạ, vì trước đây chàng thường nghe nói các hãng ở Mỹ ít khi chịu mướn vợ chồng, hoặc cha con, mẹ con làm chung một hãng vì có một số bất tiện nào đó.
Sau cùng, cách đây gần 2 năm "lạc nghiệp rồi an cư" nhờ sự khuyến khích của vợ chồng người bạn thân ở Garden Grove, chàng và các con đã góp chung tiền down mua một ngôi nhà ở Garden Grove, rất vừa túi tiền và ý thích của vợ chồng. Nay thì giá nhà đã lên gấp đôi. Vợ chồng thương yêu nhau hơn bao giờ hết. Đúng là "Sau cơn mưa trời lại sáng".
Ở đời ai không một lần vấp ngã. Điều quan trọng là biết "tha thứ" cho nhau. Bất giác chàng nhớ bài thơ "Xả" của tác giả Thanh Tịnh mà chàng đã được đọc trong đặc san Petrus Ký 1998. Lời thơ như sau:

Buông ra, hãy buông ra
Tất cả đều do ta
Thứ gì cũng gom góp
Sao kham nổi đường xa"

Buông ra hãy buông ra
Tất cả đều do ta
Nước tự nhiên trong lặng
Làm cho dậy phong ba

Buông ra, hãy buông ra
Tất cả đều do ta
Bỏ quên tự tánh Giác
Ôm ấp hoài tinh ma
Buông ra, hãy buông ra
Tất cả đều do ta
Trong cảnh giới giải thoát
Ta lại tự trói ta

Buông ra, hãy buông ra
Ta phải tự trị ta
Rủ sạch hết tạm giả
Cho nhẹ gánh đường xa

Buông ra, hãy buông ra
Chặt giữ từng sát na
Niệm, niệm, niệâm, niệm Giác
Tự giác và giác tha.
(Thanh Tịnh)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,292,032
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến