Hôm nay,  

Lại Sắp Tháng Tư

31/03/201410:56:00(Xem: 14186)

Bài số 4174-14-29584vb2033114

Tác giả tên thật Trần Phương Ngôn, là một thuyền nhân sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm và chỉ mới định cư tại Hoa Kỳ từ 2004. Hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học tại Trident Technical College. Triều Phong từng góp nhiều bài viết đặc biệt. Bài mới của ông là một tự sự về Tháng Tư Đen đang trở lại.

***

Hằng năm cứ gần đến tháng Tư là người tôi lại bức bối bần thần, buồn bực vô duyên cớ. Tôi dễ cau có, gắt gỏng với bất cứ chuyện gì, với bất cứ ai. Nhiều người trách móc, bảo tôi là kẻ khó chịu. Tôi im lặng chấp nhận, không giải thích, nhưng tận trong thâm tâm tôi thì tôi biết nguyên nhân là do bởi biến cố 30 tháng 04 năm nào mà thôi.
Ngày đó, tôi chỉ mới là một thiếu niên chứ chẳng phải là ông, là bà hay có danh phận gì cả, nhưng chả hiểu làm sao mà các hình ảnh thua trận đớn đau, những chính sách cai trị mị dân, tàn bạo, vô nhân tính của các tháng ngày khổ cực sau đó dưới chế độ cộng sản, những đêm họp tổ dân phố ngồi gục đầu để đám cán bộ lơ láo của phường khóm lên lớp nói hươu nói vượn, chửi bới tàn tệ mà mình phải lắng nghe ấy cứ ám ảnh, đeo bám lây tôi đến tận bây giờ.
Nhớ lần tên cán bộ Thành Đoàn Thành Phố Hồ Chí Minh tới trường Lasan Taberd sỉ vả một trận dữ dội vì cuối năm đó không biết học sinh nào đã dám ném quả lựu đạn khói lên trên sân danh dự trong giờ ra chơi làm náo loạn cả trường. Lúc đó hắn đã phùng mang trợn má vỗ bàn hét vào cái micro tội nghiệp như sau “các anh còn may mắn lắm mới được học ở đây bởi lẽ ra chúng tôi đã tịch thu trường này lâu lắm rồi vì trường này chuyên đào tào ra cái bọn phản động không thôi. Thằng Thiệu, thằng Diệm đều học ở đây…”
Khi nhắc đến tên hai ông tổng thống của Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa thì gịong hắn lại vút lên cao, nghe the thé đến rợn người. Cả hội trường im thin thít. Thầy trò tiu nghỉu như mèo mắc mưa. Phần các cô giáo thì mặt mày tái mét, cắt cũng không còn gịot máu. Trông thật tội nghiệp, đúng là “mũi dại lái chịu đòn” chẳng sai! Lúc ấy tôi nghĩ thầm trong bụng là ý hắn muốn nói ông Thiệu, ông Diệm cũng đều học trường dòng Lasan vì ai cũng biết hai ông là cựu học sinh Lasan Pellerin ngoài Huế! Thời gian lặng lẽ trôi theo tháng ngày, tuy làm ra vẻ khoan dung độ lương nhưng năm sau chúng cũng tịch thu trường và đuổi bọn tôi ra lấy trường làm trường Trung Học Sư Pham rồi hiện giờ là Trung Học Phổ Thông Trần Đại Nghĩa.
Chiều nay đi làm về, thay quần áo xong xuôi tôi lững thững bước ra phòng khách. Nhìn thấy cuốn Vietnam War mà thằng con tôi mới mượn trong thư viện của trường đang để nằm trên bàn tôi vội với lấy cầm lên xem. Tôi cảm thấy vui vì bây giờ nó bắt đầu biết tìm hiểu về quê hương Việt Nam của nó rồi!
Mấy năm về trước khi con tôi được năm tuổi tôi đã bắt đầu nói cho nó nghe về nước Việt mến yêu, kể khái quát về chiến tranh Việt Nam, về cuộc đời thuyền nhân của tôi, về chuyện mẹ nó đi theo diện HR (The Humanitarian Resettlement) của ông ngoại nó, và đó là tất cả các lý do tại sao nó có mặt nơi đây nhằm muốn tránh cho nó khỏi rơi vào cái cảnh không biết gì cả về nguồn gốc của mình như một số trẻ em Việt Nam mà tôi đã gặp. Ngoài ra tôi còn tìm kiếm sách sử nào viết trung thực về chiến tranh Việt Nam cho nó đọc. Tôi đã hỏi thăm anh Nguyễn Đình Thắng, giám đốc cơ quan BPSOS (The Boat People SOS) và được anh hướng dẫn mua cuốn Việt Sử (Vietnamese History) bằng tranh của tác giả Trần Viêt Nam do nhà sách Việt Long xuất bản năm 2000 với song ngữ Việt-Anh viết từ thưở tạo thiên lập điạ giữa ông Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ sinh ra trăm cái trứng cho tới lúc vua Hùng dựng nước, đến khi miền Nam sụp đổ năm 1975 và sau này. Nhờ vậy mà hôm nay con tôi đã có được một hiểu biết căn bản về lịch sử Việt Nam khi vừa đúng chín tuổi!
Với riêng tôi, tôi nghĩ đó là bổn phận của mình và là một điều quan trọng mà con tôi không thể thiếu trên xứ người. Từ mong muốn ấy, tôi đặc biệt quan tâm tới những sách báo nào nói về chiến tranh Việt Nam. nên đêm nay tôi muốn xem coi quyển sách này nói gì vì tôi sợ nó được viết bởi những người phản chiến thì sự hiểu biết của con tôi sẽ bị lệch lạc đi do đó điều đầu tiên tôi muốn biết là tìm hiểu xem tác giả này là ai trước cái đã.
“Stuart Murray,” một cái tên nghe rất lạ! Ông là chủ bút, chính trị gia, sử gia, lãnh tụ của Đảng Bảo Thủ Tiến Bộ Manitoba, Gia Nã Đại. Tác giả của hơn bốn mươi quyển sách. Ngoài ra ông còn là một phóng viên, ký giả, nhưng được biết tới nhiều hơn như là một người chủ bút.
Vietnam War do nhà sách DK ở New York, Hoa Kỳ, xuất bản ngày 16 tháng 05 năm 2005 nhưng in tại Trung Quốc, tức là chỉ mới đây không lâu. Bỏ qua mấy phần giới thiệu về vũ khí, phương tiện, chiến cụ các loại của cả hai khối cộng sản lẫn tư bản dùng trên chiến trường Việt Nam tôi cũng mất hai tiếng đồng hồ để đọc những chương còn lại vì cuốn sách này chỉ viết một cách đơn giản những sự kiện chính cho học trò lớp ba. Tuy nhiên nó rất là quan trọng có ảnh hưởng sâu xa cho lớp tuổi này vì nó đặt nền móng cho nhận thức của chúng ngày sau. Bởi vậy nó rất hệ trọng không thể coi thường được!


Trong chương “The Fall of Saigon” tác giả rất trung thực khi viết rằng thứ nhất là vì chính phủ Mỹ đã không giữ lời hứa giúp quân đội và chính quyền Việt Nam Cộng Hòa như cam kết nếu Cộng Sản Bắc Việt tấn công Miền Nam, vi phạm Hiệp Định Paris được ký kết vào năm 1973. Thứ hai là Quốc Hội Hoa Kỳ cắt quân viện. Việc Tổng Thống Gerald Ford đã không có bất kỳ phản ứng nào khi cộng sản chiếm tỉnh Phước Long vào tháng Mười Hai năm 1974 khiến cho Miền Nam Việt Nam lọt vào tay cộng sản mùa Xuân năm 1975. Một sự bỏ rơi bị lên án nặng nề!
Cách trình bày đúng đắn của Stuart Murray khi ông trả lại sự thật cho lịch sử khiến tôi kính trọng ông. Duy chỉ có ở chương “Aftermath” trong phần nói về “The boat people” thì tác giả cho rằng ngoài chuyện hơn một trăm ba mươi ngàn người được chính phủ Mỹ di tản đi vì lý do chính trị vào các ngày cuối tháng 04 năm 1975 thì số người trốn khỏi nước bằng thuyền sau đó là do bởi kinh tế thì không hoàn toàn đúng hẳn!
Có thể nói là ai cũng nghĩ sau 1975, cuộc chiến Việt Nam kể như xong. “C’est fini!” nhưng không. Sự thật là không phải vậy vì cuộc chiến vẫn chưa tàn! Có mất chăng là mất chính thể Việt Nam Cộng Hoà mà thôi. Một chính phủ được quốc tế công nhận hợp pháp về mặt pháp lý. Một lực lượng đối đầu trực tiếp với cộng sản.
Sau ba mươi chín năm, bây giờ chúng ta thấy lực lượng này đã bị thay thế bằng một thế lực khác. Nếu ngày xưa chính phủ Mỹ đứng sau lưng VNCH để hổ trợ thì nay họ là lực lượng chính đối đầu trực diện với Hà Nội. Và chiến tranh đã chuyển sang một hình thái khác, từ đấu tranh quân sự sang tranh đáu đòi hỏi dân chủ nhân quyền cho Việt nam trong xu thế mới của thời đại!
Bánh xe lịch sử vẫn chuyển động không ngừng, trào lưu xã hội chủ nghĩa trong nước đang chuyển đổi sang mô hình dân sự dưới sự đấu tranh ngày càng lớn của người dân khi chủ nghĩa cộng sản đang mất dần đi cái mà chính quyền của nó cho là “ưu việt!”
Phong trào xã hội dân sự hình thành hơn năm qua đã góp phần mạnh mẽ vào dòng phản kháng đòi các quyền căn bản của con người ở trong nước. Đó là nền tảng cho một xã hội dân chủ, nhân quyền đầy đủ trong tương lai.
Nương theo chiều gió này, thế hệ người Việt, một rưỡi hay hai, là lớp người trẻ lớn lên ở hải ngoại được ăn học đầy đủ, có trình độ văn hóa cao, hấp thụ tinh thần dân chủ khuôn mẫu của một đất nước tư do với Tam Quyền phân lập đã tiếp bước cha ông thuộc thế hệ thứ nhất để dấn thân tranh đấu cho quê hương!
Phương thức tranh đấu của lớp người Việt trẻ hiện nay ở hải ngoại là chúng ta thấy có nhiều cá nhân bắt đầu tham gia vào chính trường để góp tiếng nói đại diện cho cộng đồng được hiệu quả hơn. Tại các nước, nhiều đoàn thể đi vận động với các tổ chức nhân quyền quốc tế như Human Rights Watch hay Liên Hiêp Quốc cho quyền lợi của người dân trong nước. Ở Hoa Kỳ thì họ lại thường tìm sự ủng hộ từ các dân biểu hoặc thượng nghị sĩ, quốc hội thậm chí tới cả tổng thống để yêu cầu họ áp lực với chính phủ Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền, thực thi dân chủ, nếu muốn góp mặt trên trường quốc tế.
Ngoài ra, lợi dụng thời đại hi-tech, computer, internet phát triển mạnh mẽ họ còn kết hợp với các trang mạng Facebook, Twitter để liên lạc khắp toàn cầu, chuyển thông tin đi một cách nhanh chóng và chính xác mà các chính phủ độc tài hay cộng sản không thể bưng bít được. Việc sử dụng các phương tiện truyền thông đưa ý niệm dân chủ, nhân quyền tới người trong nước này thường đạt được hiệu quả rất cao nhờ sự phối hợp mau lẹ, nhuần nhuyễn và nhịp nhàng. Họ cũng tích cực hổ trợ những người đang tranh đấu ở quốc nội đang bị bắt bớ tù đày bằng cách tập hợp lại, mang các tranh đấu ôn hoà ấy thành kiến nghị, thành các phong trào vận động cho nhân quyền Việt Nam, tạo sức mạnh rộng khắp để áp lực Hà Nội thực thi dân chủ, cải thiện nhân quyền, trả tự do cho các tù nhân lương tâm chỉ vì những đòi hỏi tự do tôn giáo, tự do báo chí của họ…v.v…
Dù vô tình hay hữu ý, họ cũng đã trở thành một lực lượng đấu tranh mới, để tranh đấu cho một Việt Nam tươi sáng mai sau.
Hôm nay, ba mươi chín năm tính từ ngày chính thể Việt Nam Cộng Hoà sụp đổ đến bây giờ, từ một cậu bé ngày xưa đã lăn lộn đến hơn nửa đời người đi tìm tự do tôi chợt hiểu được hai chữ “cơ trời!”
Theo dõi những tin tức thời sự, thấy tiếng nói đòi hỏi tự do, dân chủ, nhân quyền, bảo vệ đất nước chống ngoại xâm phương Bắc ngày càng vang lên dõng dạc hơn, cả trong lẫn ngoài nước.
Đúng là chế độ cộng hoà tại miền Nam đã sụp đổ. Đúng là hơn một thế hệ quân dân miền Nam tự do đã bị vùi dập. Nhưng lý tưởng tự do dân chủ mà họ từng chiến đấu bảo vệ thì vẫn còn còn đó và ngày càng toả sáng cả trong lẫn ngoài nước.
Cuộc chiến chưa tàn. Một lớp người mới, thế hệ mới đã nhập cuộc.
Lại một Tháng Tư sắp trở lại. Buồn bực, bần thần chắc chưa hết, nhưng hy vọng từ Tháng Tư năm nay, gã thiếu niên đầy phẫn uất trong tôi năm xưa, từ đây sẽ không còn bức bối, tuyệt vọng nữa.
Cuộc chiến chưa tàn và tự do, dân chủ, khát vọng đích thực của dân tộc, sau cùng sẽ chiến thắng.

Viết tại Miami Township-Ohio, một ngày cuối đông, 06 tháng 03 năm 2014
Triều Phong (TPN)

Ý kiến bạn đọc
18/04/201512:54:53
Khách
Một bài quá hay và rất ý nghĩa trong tháng Tư này! Cám ơn tác giả nhiều.
N.L.
27/03/201508:26:26
Khách
Tháng Tư lại vê nữa rồi. Thật là buồn . Vì trong tháng 4 này, biết bao biến cố xảy ra cho gia đình mình và cả bản thân. Rất vui khi đọc được những bài viết của bạn, cang xúc động hơn khi bạn còn nhớ đến mình, những nhân vật trong tác phẩm của bạn như cô Diệu Thảo. Anh Thiên. Khánh (ó)... Quá đổi thân thương voi mình. Thân [email protected]
27/03/201503:54:43
Khách
Hi Ngôn. Phải công nhận tri nhơ của bạn trên cả tuyệt vời. H cũng xúc động khi bạn còn nhơ đên mình. H luôn nhớ đến những ngày tui mình cùng đâu tranh chống thanh lọc bất công. Mình cũng đã gặp lại Khánh (ó). Hai anh em ôn lại kỷ niệm xưa vui lắm. Địa chỉ của minh là [email protected]. Nhơ liên lạc với mình nha. Thân
24/03/201511:14:27
Khách
Cám ơn anh/chị Kim Dung có cùng tâm tình và đồng quan điểm về nhân sinh quan của người Việt lưu vong chúng ta trong cuộc sống vì hằng ngày tôi vẫn phải dạy con tiếng Việt để cháu hiểu rằng "con người có tổ, có tông, như cây có cội, như sông có nguồn!" đấy, thưa anh chị.

Mến,
TP
23/03/201518:44:08
Khách
Rất mong ở hải ngoại có nhiều người biết cách giáo dục con cháu như tác giả Triều Phong. Nếu không, thì cuộc di cư vĩ đại sau 1975 cũng chẳng đem được ý nghĩa nào tích cực ngoài chuyện đem lại sự no ấm cho những người ra đi khỏi VN sau 1975 và thế hệ trẻ sinh ra, va hoàn toàn hội nhập vào nền văn hóa bản xứ mà không biết mình là ai và từ đâu tới !
22/03/201522:28:28
Khách
Hello Hảo,
Rất vui khi được biết tin Hảo. Chúc Hảo được nhiều an lành trong cuộc sống.
Thân,
TP
22/03/201513:29:21
Khách
Chào Ngôn. Mình đã hồi hương kha khá lâu rồi (1994). Nhưng nhơ công nghệ thông tin phát triển. Nên vẫn thường xuyên xem bài viết của bạn.thanks bạn nhiều. Chúc bạn sức khỏe. Nhơ viết thật nhiều về trại. PFAC thân thương nhé
08/04/201411:07:54
Khách
Từ lâu tôi đã rất thích đọc các truyện của ông vì những bài học rút ra từ kinh nghiệm khổ đau ông đã trải qua thì vô cùng quý giá không thể tranh cải được. Truyện hôm nay ông viết cho thấy một tư duy mới, một suy nghĩ vô cùng sâu sắc khác. Ông không tiếc nuối quá khứ, khóc than dĩ vãng vàng son quá khứ mỗi khi 30/04 lại về mà đặt ra hai vấn đề hệ trọng có tính cách hiện thực của lịch sử hôm nay.
- Làm sao để các thế hệ mai sau của chúng ta sinh ra và lớn lên tại Mỹ không bị mất gốc.
- Phương cách tranh đấu mới để đòi tự do, dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam của người bên trong lẫn ngoài nước.
Bài viết tuy ngắn nhưng rất hay, súc tích và đầy ý nghĩa. Cám ơn ông nhiều!
05/04/201401:45:57
Khách
Mến chào anh/chị Han duong,
Đia chỉ nhà xuất bản Việt Long:P.O. Box 8743-Houston, TX 77006
E-mail: vietlong @usa.com
Tuy nhiên lâu quá rồi không biết địa chỉ và e-mail này có còn sử dụng được không? Anh/chị cũng có thể tìm đọc trên on line bằng cách vào Google đánh tên Việt Sử bằng tranh hay Vietlist.us là có toàn bộ quyển sách.
Chúc may mắn.
04/04/201415:52:46
Khách
That xuc dong khi doc bai viet. Toi tim duoc toi trong bai nay. Cam on tac gia that nhieu. Toi cung muon mua mot cuon "Vietnamese HIstory" song ngu nhung khong biet mua o dau?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,000,727
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến