Hôm nay,  

Con Đẻ, Con Nuôi

15/09/200100:00:00(Xem: 267527)
Bài tham dự số: 02-349-vb40913

Thu tới mở máy Computer ra xem lại một lần nữa cho chắc chắn trước khi gọi cho Tuấn hay về bệnh tình của bà Quang đã biến chuyển đột ngột. Vợ chồng Thu đã sốt ruột, đợi chờ tin này từ cả tuần nay. Nhất là Tuấn, hình như đã gần hết kiên nhẫn, sắp nổi quạu rồi.
Vợ chồng Thu lấy nhau đã được hai năm nay. Chưa có con cái gì cả. Tuấn làm nghề khuân vác cho công ty bán hàng Foley's ở phía Bắc của thành phố Houston. Nghề nghe có vẻ lao động cực nhọc, nhưng thật ra khỏe re. Người có tuổi cũng có thể làm được. Hàng ngày Tuấn chỉ việc coi trên terminal cái mã số của món hàng khách mua rồi lấy xe chở hàng của hãng chạy tới cái giá để hàng bốc đồ chở ra cửa sau giao. Cái xe có cả cần trục để di chuyển hàng hóa thật nhẹ nhàng và tiện lợi. Cô thơ ký sẽ lo thủ tục giấy tờ và giao hàng cho khách. ỞÛ đất Mỹ này tất cả mọi công việc đều được phân chia rõ ràng. Ai lo việc nấy. Chả bao giờ Tuấn đụng đến những việc giấy tờ ký nhận lôi thôi rắc rối này cả. Chỉ lâu lâu lúc rảnh rỗi, Tuấn ra tán gẫu vớ vẩn với cô thơ kýÏ người Mỹ gốc Mễ tên Angela.
Angela tuy chưa tới ba mươi nhưng đã ly dị hai lần. Hiện đang sống với người tình thứ ba đã hơn một năm, nhưng chưa làm đám cưới vì ngán cảnh ra toà ký giấy chia tay. Hơn nữa, không có hôn thú, Angela sẽ không cảm thấy "tội lỗi" lắm mỗi khi ngủ với mấy người tình lẻ cặp trong sở hay gặp trong những quán rượu mà nàng thường ghé giải sầu mỗi cuối tuần.
Vì làm trong kho hàng nên việc liên lạc điện thoại với Tuấn gặp nhiều khó khăn. Tháng trước, nhân ngày lễ Valentine, Thu có mua cho chồng cái điện thoại cầm tay không dây và cả cái hộp nhựa nhỏ máng vào dây thắt lưng đeo ngang hông. Ngày có điện thoại cầm tay, không những cả Tuấn mà cả Angela đều thấy Tuấn có uy ra rất nhiều. Lunch Time hôm đó, Angela còn đề nghị Tuấn ra Hotel cạnh bên mướn phòng để hai người cùng thưởng thức cái điện thoại không dây qúy phái này.
Thu làm y tá cho nhà thương Hermann tọa lạc ngay chính giữa downtown của thành phố. Nói là y tá cho oai chứ thật ra nói cho đúng thì Thu chỉ là phụ y tá mà thôi. Muốn học cho ra y tá ở xứ Hoa-Kỳ này không phải là dễ. Sau bốn năm đại học phờ râu lại còn phải qua cả trăm giờ thực tập, nhà thương mới chịu chính thức công nhận là y tá. Thu chỉ lấy mới được bẩy lớp học của ngành y tá trong trường đại học cộng đồng Houston Community College (HCC) xong ra xin đại vào nhà thương. Gặp lúc thiếu người làm, nhà thương đành nhận Thu vào để làm những việc mà các y tá không muốn làm như cho bệnh nhân ăn uống hay đỡ họ vào phòng vệ sinh. Thu thật ra cũng muốn học cho xong bằng cán sự y tế hai năm rồi mới đi làm. Nhưng Tuấn không bằng lòng, gặt phăng cái ý tưởng tốn kém này của vợ:
"Bằng cán sự đòi 60 tín chỉ, hơn 20 lớp. Em tốn gần hai năm mới xong được bẩy lớp. Như vậy nếu nhanh lắm, em phải tốn thêm bốn năm nữa. Lúc đó kinh tế xuống dốc, đừng nói gì bằng hai năm, bằng bác sĩ chục năm kiếm việc cũng khó nữa là. HCC có nghĩa là Houston Community College chứ đâu phải là Học Chậm Chậm đâu mà em cứ học hoài, học mãi. đừng bỏ lỡ cơ hội này. Vả lại nếu em muốn thì ngày đi làm, tối về ghi danh đi học thêm. Vừa có tiền, vừa được thực tập, lại vừa có bằng không tốt hơn sao""
Thu ghe lời chồng, bỏ học ngang, vào nhà thương phụ y tá, làm được hơn 11 đô-la một gi. Hơn Tuấn đến hai đô-la.
Cũng nhân ngày Valentine, Tuấn mua tặng vợ cái ống nghe tim đeo cho giống bác sĩ. Thu có ống nghe tim tự nhiên cảm thấy mình như là y tá thiệt. Lâu lâu vào phòng những bệnh nhân nữ khá lớn tuổi, Thu cũng lấy ống nghe tim ra đeo giựt le. Đôi khi gặp bà già Mỹ lẩm cẩm đòi về nhà chứ không chịu nằm cô đơn trong bệnh viện, Thu bạo dạn đặt ống nghe lên ngực bà ...ngóng một hồi rồi tuyên bố chắc nịch: "Mai sẽ được xuất viện". Bà già nghe xong khoái tỉ nằm yên nhe răng cười. Tuần sau cũng chưa được về nhà, bà tức giận ném cả đồ ăn thức uống vào mặt bác sĩ, chửi to.
Đối với những bệnh nhân nam, Thu thường tránh xa. Thu có nghe Chiêu, cô y tá trưởng của nhóm Thu kể lại một vài hành động bậy bạ của họ. Khi vô đây, nghĩ mình mang bệnh nặng ai cũng phải nhịn nên nhiều người có vài ý tưởng kỳ cục. Có lần một bệnh nhân kêu nài tim đập mạnh khó thở, nhờ Chiêu coi dùm. Chiêu đang cắm cúi đặt ống nghe lên ngực ông ta thì hai bàn tay lông lá của ông choàng lên ôm Chiêu cứng ngắc. Có ông còn bấm nút gọi y tá rên không thở được, sắp thăng. Y tá lật đật chạy vào thấy ông đang nằm tê hê, phơi nguyên cụ Hồ đương đứng thẳng múa võ dương oai, mồm dãi trắng xóa, râu ria vài cọng.
Nhà thương thấy Thu cũng là người Việt nên dễ dãi xếp Thu vào nhóm của Chiêu. Chiêu người miền Nam, hiền lành, dễ chịu nên được mọi người mến thương. Chiêu còn cho Thu mượn cả account của nàng để Thu dùng Internet coi cổ phiếu thị trường chứng khoán cho Tuấn. Chiêu làm cho nhà thương thâm niên đã hơn mười năm nên được cả nhà thương lẫn bác sĩ tin tưởng. Account của Chiêu còn có thể vào coi được bệnh tình của các bệnh nhân cùng sự thẩm định, ýÏ kiến của bác sĩ.
Một hôm sau khi coi cổ phiếu xong, Thu vô tình thấy tên họ của một bệnh nhân trùng với mình. Trong mục thẩm định của bác sĩ, Thu thấy có ghi chú "extremly critical" nên nhớ số phòng xuống thăm.
Bà Thu đương nằm mơ màng một mình, thấy Thu vào, hé mắt nhìn. Khi thấy Thu trông có vẻ Việt nam, bà khẽ hắng giọng. Thu quàng ống nghe tim vào cổ rồi nhẹ nhàng bước tới cạnh giường hỏi nhỏ:
"Bác tỉnh chưa, cháu tới thăm bệnh bác đây."
Bà Thu thở khò khè đáp:
"Cô cũng là người Việt nam à. Tôi mệt qúa. Mấy ngày nay đau nặng thêm, chắc không thoát được đâu."
Thu vuốt nhẹ vai bà an ủi, vỗ về. Bà Thu thấy đồng hương nên lên tinh thần, cố ngồi gượng dậy nói chuyện được nhiều hơn một chút. Thu nhỏ nhẹ:
"Bác và cháu có cùng họ cùng tên. ỞÛ Việt nam, bác ở vùng nào. Nhà cháu ở Sàigòn, bác à."
Những ngày kế, Thu thường ghé thăm người bệnh nhân cô đơn, đáng thương trong những giờ breaktime. Bà Thu không có người thăm viếng thường nên gặp được Thu trước giờ hấp hối mừng hơn bắt được vàng. Riêng Thu thì vừa có người Việt để tâm sự, vừa lại có bệnh nhân để nghe tim nên chỉ vài ngày sau hai người đã khắng khít nhau như hai mẹ con. Bà Thu bất chợt đề nghị:
"Bác thèm được nghe lới cái bài "quê hương tôi có con sông đào xinh xắn ..." của Phớm Duy quá. Cháu có th mua cho bác cái máy nhạcc vào đây để bác nghe thêm mấy lần trước khi chết được không cháu""
Thu vừa vuốt tóc bà, vừa nhỏ nhẹ hát. Tiếng hát của Thu không gì đặc biệt lắm nhưng cũng đủ làm cái gối to của nhà thương ướt đẫm nước mắt của bà. Sau bài "Tình Ca", Thu hát thêm bài "Lòng mẹ" của Y Vân. Bà Thu khóc nức nở, ôm chặt Thu vào lòng. Ba hôm sau, bà lặng lẽ ra đi. Thu mở máy Computer thấy chữ "Decease" thật đậm bên cạnh cái tên Trần-thị-Thu, cũng không thể ngăn được hai dòng lệ. Thu sờ thoáng nhẹ lên tên bà trên màn ảnh nhỏ, thầm chúc bà được nhiều bình an.
Hai tuần sau, Thu bất ngờ nhận được điện thoại từ văn phòng của luật sư Hoàng báo trong di chúc của bà Thu có tặng riêng cho Thu một ngàn đô-la để mua dàn máy hát Karaôkê. Theo bà, tiếng hát của Thu rất có nhiều triển vọng lắm.
Ngày cuối tuần, Thu buồn nên nằm trên ghế sô-pha trong phòng khách hát đến khuya. Tuấn nằm ngủ phòng trong không chợp mắt được tí nào. Tuấn lấy gối đè chặt hai tai cố gắng dỗ giấc ngủ. Càng khuya, tiếng nhạc càng vang trong cái appartment một phòng ngủ nhỏ bé. Tuấn bực mình lẩm bẩm:
"Khi không lại cho cái dàn nhạc. Phải chi để lại cái xe Toyota Camry thì đỡ biết bao."
Nghĩ tới đây, Tuấn bỗng nhiên cảm thấy sáng suốt ra. Tuấn ngồi bật dậy, với tay lấy bao thuốc Malboro đỏ để đầu giường châm hút. Theo lời của luật sư Hoàng thì bà Thu chết để lại gần ba chục ngàn đô. Tiền làm đám ma chôn cất tốn mươi ngàn. Một ngàn cho dàn máy hát Karaôkê. Số còn lại cúng cho chùa trong vùng. Tuấn tiếc rẻ, than:
"Cúng chùa gì những mười chín ngàn lận. Thật phí của. Phải chi cúng một ngàn, đưa mình mười chín ngàn thì đúng là ...công đức biết bao""
Sáng thứ hai đầu tuần, Thu tới nhà thương đi làm lòng buồn vời vợi. Vợ chồng Thu ở phía Nam Houston. Tuấn thường chở Thu đi làm, thả giữa phố rồi lái xe thuận lên hướng Bắc vào sở mình. Đựờng đi tuy cũng tiện một lèo, nhưng cái xe truck quá cũ của Tuấn thường hay nằm đường. Mỗi lần nằm đường lại phải gọi Khải, anh cả của Thu tới kéo xe. Cứ mỗi lần xe hư, Khải lại bực mình nhắc em cái quyết định sai lầm vội vã lấy chồng của Thu:
"Tao đã nói mà mày không chịu nghe. Lấy nó là đi xe Ford suốt đời. Mặt mũi mày tuy không thể nói là tuyệt trần, nhưng cái dáng của mày thì ít nhất cũng phải có bằng bốn năm. Từ từ nhiều khi vớ cả được bác sĩ không chừng. Mới qua chưa được một năm đã nhẩy tưng tưng lên đòi lấy chồng. Lấy thằng trưởng ban bốc xếp thì chỉ đi xe Pickup Truck là cùng. Bốn năm đại học mới có 4Runner. Còn Lexus thì phải bác sĩ, luật sư. Hiểu chưa""
Ngày đó Thu mới qua Mỹ nên chưa hiểu nhiều. Thấy ông anh cứ đem so sánh tình yêu với một lô tên xe hơi quốc nội lẫn quốc ngoại, Thu thường nhe răng cười cho ông anh mình đã bị Mỹ hóa. Cô con gái tuổi mới quá đôi mươi thường có nhiều mộng tưởng hơn cuộc sống thực tế. Nhất là Thu đã gặp Tuấn trong một trường hợp thật lãng mạn, lại sang trọng và qúy phái.
Một ngày lười biếng, Thu ghé vào một nhà hàng gần trường ăn trưa sớm để đi học. Tuấn vào sau, vô tình lựa bàn cạnh bên. Vô tình cả hai cùng "order" một món ăn. Rất lịch sự, Tuấn nhờ người bồi bàn xin Thu nhường phần cho mình trước vì Tuấn có một business cần phải đi lẹ, giải quyết sớm. Bù lại Tuấn sẽ trả cho Thu cả tiền ăn lẫn tiền típ.
"Ngưòi đâu mà lại sang trọng, qúy phái lạ thường", Thu thầm ngợi khen.
Nàng đã không chút ngần ngại gật đầu khi Tuấn ngỏ lời xin được đổi qua bàn ăn chung. Ăn chưa quá nửa tô mì, bipper của Tuấn đã liên tục kêu vang. Tuấn phải vội chia tay. Trước khi rời nhà hàng, Thu còn được người bồi bàn gói thêm ly chè ba mầu mà Tuấn đã thầm đặt lúc trả tiền.
Hôm đó, Thu thấy trời hồng hồng, gió hây hây.
Thật ra tất cả đều do Tuấn đạo diễn cả. Tuấn theo ngõ sau vào nhà hàng gặp "Thành đầu bếp" đi thu tiền đánh cá độ Football. Thấy Thu lớ ngớ lái xe vào parking tìm chỗ đậu. Chỉ liếc thoáng qua, Tuấn cũng biết ODP mới qua chưa nhiều kinh nghiệm. Tuấn vội mượn bipper của Thành và nhờ mấy người bạn bồi bàn âm thầm tới dựng cơ duyên cùng thích ăn chung món mì vịt quay.
Quen được Thu, Tuấn tấn công ráo riết. Cũng giống như nhận xét của Khải, cái tướng Slim-Fast của Thu do từ những năm ăn uống theo phương pháp dưỡng sinh của những "đỉnh cao trí tuệ" trong đảng Cộng-sản Việt Nam chế ra, Tuấn biết Thu kiếm chồng bác sĩ không mấy khó khăn. Mười lăm năm trời sống chỉ toàn rau muống chấm tương, cà pháo trường kỳ, người Thu không một chút mỡ. Thịt cũng ít. Cũng may lâu lâu nhận được thùng quà bồi dưỡng từ anh Khải. Nếu không, có lẽ suốt quãng đi sống với Bác, với Đïảng, Thu cũng không bao giờ biết trên đời này lại có món mì vịt quay.
Chỉ ba tháng sau, Tuấn đòi làm đám hỏi, rồi rước dâu cũng cùng cuối đông năm đó. Khải chỉ biết trách đất than trời, thầm tiếc cho em gái mình đã lỡ trao duyên nhầm ...tướng nổ. Ngày đám cưới, không những Khải mà cả họ hàng hai bên lẫn đầu bếp, bồi bàn nhà hàng đều tiếc hùi hụi cho Thu.
Chỉ nhìn sơ qua, ai cũng có thể thấy được một qúa khứ điêu tàn của Tuấn. Tuấn tới Cali năm mười sáu tuổi. Cái tuổi mới lớn, ham vui. Đất Mỹ lại là chỗ có nhiều vui. Tuấn cứ vui cho qua cuộc đời tỵ nanï buồn. Mười năm sau, tất cả các anh, chị Tuấn đều thành đạt, có sự nghiệp thì Tuấn vẫn cứ lông nhông, trên răng dưới Bác Hồ. Một lần hứng tình sảng, Tuấn rủ cô bồ riêng của đại ca Hùng Lỗ đi tắm hơi. Hùng biết, cho Tuấn 24 tiếng phải rời Cali không sẽ vặt sạch râu Bác. Tuấn vội xin chị ít tiền phóng ra phi trường mua vé, bay qua Houston sống đi "tỵ nạn hai".

ỞÛ Houston một thời gian hết tiền lại không còn anh chị để sống bám, Tuấn đành xin vào nhà hàng giữ chức rửa chén nên biết Thành Đầu Bếp. Một cuối tuần, may mắn Tuấn gặp Angela ở một hộp đêm Mễ. Angela giới thiệu Tuấn vào làm cho nhóm giao hàng của hãng Foley's. Năm sau, Tuấn được thăng chức Trưởng ban bốc xếp. Lúc xếp hàng giao cho khách, lúc bốc cô thư kýÏ Mễ Angela. Rồi một ngày đẹp trời, Thu thật sui nên gặp Tuấn tới nhà hàng xưa.
Thu ngồi ngẩn ngơ trước máy computer của Chiêu suy nghĩ nhiều về những gì Tuấn bàn sáng nay trên đường đi làm. Nhiều khi Thu thấy chồng có lýÏ đôi chút, lúc lại cảm thấy xấu hổ, ngượng ngùng. Theo đề nghị của Tuấn thì Thu sẽ dò computer để tìm ra lai lịch những bệnh nhân giầu có đang mang trọng bệnh để tới an ủi. Biết đâu họ cảm động chia cho ít nhiều phần trăm gia tài trước khi chết. Tuấn lýÏ luận thêm:
"Anh hỏi em chứ em có công tới an ủi bà Thu bao ngày mà được có một ngàn đô la à. Còn mấy ông sư chỉ gõ gõ mấy cái được mười chín ngàn ngon ơ. Tất cả cũng tại em không biết cách để bà Thu hiểu mình cũng đang gặp khó khăn, cần nhiều giúp đỡ nữa. Mình không ăn cướp, không lừa lọc nên không có tội. Của là do người ta tự nguyện chia cho thì mình ...thì nhận."
Theo kế hoạch thì Thu sẽ phải dùng tình cảm để tấn công trước. Sau đó Tuấn sẽ xuất hiện để hai vợ chồng cùng cố gắng dành cảm tình của nạn nhân ít nhiều trước khi lìa đời.
Thu đang phân vân suy nghĩ thì bác sĩ Nguyên đi ngang, gõ mạnh vào cái computer làm Thu giựt mình, tỉnh mộng. Bác sĩ Nguyên nhẹ nhàng hỏi:
"Người đẹp làm gì cuối tuần mà mới sáng thứ hai đã ngồi mơ mộng rồi""
Thu đỏ mặt, gật đầu chào. Nhớ ngày đầu tiên vào đây làm, Nguyên thấy Thu liền vồn vã tới hỏi thăm. Khi thấy Thu đã đeo nhẫn cưới, Nguyên lịch sự cáo từ. Một lần đi ăn trưa với Chiêu, Thu có hỏi Chiêu về chiếc xe Lexus Sport của Nguyên đậu ngoài bãi đậu xe, nơi dành riêng cho bác sĩ. Chiêu cười, nháy mắt đáp:
"Nó cũng không mắc lắm đâu em. Chỉ có khoảng 60 ngàn đô à. Phải chi em chưa lấy ông Tuấn, không chừng giờ em đang lái nó đi shopping chứ không vào nhà thương cầy cực khổ như thế này đâu!"
Thu nghĩ tới chồng lòng buồn vương vấn. Càng buồn hơn khi Chiêu vô tình tiếp:
"Nói thật nghen. Chị mà có cái tướng hấp dẫn như em thì bác sĩ làm nhà thương chị cũng chưa chịu đâu. Phải có clinic riêng mới được đó."
Nhớ tới cái xe Lexus Sport và cái clinic riêng, Thu quyết chí làm giầu.
"Vô độc bất nhiều đô." Thu tự lẩm bẩm.
Hôm đó Thu tìm được họ tên hai bệnh nhân Việt Nam đang quằn quại đau đớn trong nhà thương. Bà Thành và bà Quang. Theo Tuấn thì bà Quang giầu có hơn bà Thành. Nhà bà Quang tọa lạc chính giữa khu Memorial đắt tiền, trong khi nhà bà Thành lại ở vùng Tây Nam, khu trung bình Sugar Creek chứ chả được khu giầu có và nổi tiếng như Sugar Land. Thu theo kế hoạch vào thăm từng bà một như đã làm trước đây với bà Thu. Vừa an ủi, Thu vừa khảo thêm tin tức về tài chánh của hai bà. Cuối cùng Thu tìm cách giới thiệu chồng mình:
"Anh với cháu đều mồ côi từ nhỏ như nhau. Tính anh lại còn thương người hơn cả cháu nữa. Cháu có kể cho anh về chuyện của bác. Anh muốn chiều nay khi tới đây rước cháu về sẽ lên thăm hỏi sức khoẻ của bác."
Chiều hôm đó, Tuấn ăn mặc thật "tơi tả" khi lên phòng bệnh viếng hai nớn nhân. Biết bà Quang là một tín đồ Công giáo, Tuấn còn thủ thêm một thánh giá bự đeo tòn ten nơi cổ khi vào phòng. Khi qua thăm bà Thành, Tuấn lại thay thánh giá bằng một tượng Phật Quan-Thế-Âm đẽo từ nanh con heo rừng trắng tinh. Tuấn còn có cả hai giỏ trái cây tươi gồm đầy cam, táo và lê. Tuấn không mua nho vì ở Texas nho giá hơi cao.
Bà Thành cảm động đến rơi lệ khi thấy Tuấn bóc cam, moi hột đút từng miếng cho bà. Chả bù hai thằng con trai, con đẻ đứt ruột của bà. Cứ mỗi lần lên thăm mẹ, chúng chỉ đem theo ...bipper mà thôi. Mà hình như chúng có dặn nhau trước, cứ vào thăm được nửa giờ đồng hồ là bipper kêu vang, có chuyện gấp phải đi ngay. Đïứa con dâu thì còn tệ hại hơn nữa. Lúc nào lên thăm mẹ chồng cũng đều nhai kẹo cao-su tóp tép như thầm nhắc bà răng đã rụng gần hết còn đâu! Thỉnh thoảng nó lại còn mang cả máy quay phim vào nhà thương như muốn thâu tất cả cái đau khổ của người bệnh về coi thế những lúc phim tập Hồng Kông chưa chuyển âm kịp.
Bà Quang nằm giường đã lâu nên ê mình, cuồng chân. Vợ chồng Tuấn thay phiên nhau bóp chân cho bà. Không cần lên tiếng, Tuấn cũng tự đông xin được tẩm quất cho mình bà đỡ ê ẩm. Nằm im để Tuấn đấm lưng, bà Quang nghĩ tới đứa con trai út mà lòng quặn đau. Mỗi lần nhờ nó đấm lưng, nó liền vào ngay phòng tắm rửa tay thật nhiều lần rồi mới dám cầm máy đấm lưng đè mạnh lên người bà. Thằng con rể còn kỹ hơn nữa. Nó mang cả bao tay cao su rồi mới dám mó chân bà má vợ của nó. Nó lai Tầu nên theo học thuyết của Khổng Tử: "Nam nữ thọ thọ bất tương thân." Nhớ ngày đám cưới lấy con gái bà, nó phiên âm cái học thuyết đã một thời nổi tiếng này từ tiếng Hán ra tiếng "hến" cho bà hiểu thêm ra:
"Thầy Khổng-Tử có lói: liền ông với liền pà hổng có lược liền nhau ...liền liền."
Chỉ đúng một tuần sau, tự động bà Thành và bà Quang ngỏ lời nhận vợ chồng Tuấn làm con nuôi. Tuấn đã sửa soạn thật kỹ câu trả lời mát ruột từ lâu:
"Mẹ khỏi phải bận lòng về việc này làm gì. Ngay ngày đầu tiên lên gặp mẹ, nhìn mẹ con đã khóc và thầm gọi mẹ. Nhà con tuy ăn nói vụng về nhưng mẹ cũng thấy cả tấm lòng thành của nó. Nhiều đêm nó khóc thương cho mẹ không ngủ được. Chúng con đối với mẹ bằng cả tấm lòng. Tuy tiền bạc chúng con chả có nhưng lòng thương mẹ thì vô cùng."
Bà Thành yếu hơn nên ra đi trước. Trước ngày ra đi, bà dặn người con trai cả mang hai chục ngàn đô-la tiền mặt mà bà đã dành dụm được bao năm nay chia làm ba phần bằng nhau rồi trút hết tâm sự của mình cho các con:
"Mẹ coi con nuôi cũng như con đẻ. Ngày mẹ còn sống có dành dụm được một số tiền bây giờ mẹ chia đồng đều cho gia đình ba con. Tuy mẹ chỉ mới biết Tuấn và Thu hai con không lâu nhưng mẹ cũng thấy được rõ tấm lòng của các con."
Tuấn nhận vội bẩy ngàn đô của mẹ xong mếu máo:
"Đây có lẽ là món quà duy nhất mà mẹ đã cho chúng con. Dù có nghèo gì đi nữa, chúng con cũng không dám lấy ra xài. Chỉ để lên bàn th cúng tưởng nhớ tới mẹ."
Tuy nói thế chứ appartement của Tuấn mướn chỉ có một phòng ngủ nhỏ nên khó có chỗ dựng bàn thờ. Tuấn đành bỏ vào trương mục nhà băng lấy lời cho chắc. Trước giờ hấp hối, các con của bà Thành có gọi tìm vợ chồng Tuấn nhưng không có ai trả lời điện thoại, chỉ có máy "answering machine" tự động trả lời giùm mà thôi.
Riêng bà Quang thì sức khỏe ngày càng khá hơn. Tuấn không vui lắm, thưng càu nhàu với vợ:
"Bà cứ khỏe ra, thì chả lẽ mình cứ phải đấm bóp chùa suốt đời hay sao""
Thu so đo với chồng:
"Anh đấm bóp cho bà còn đỡ cực hơn em nhiều. Cứ thấy em là bà đòi vào cầu tiêu. Hết đại lại tiểu, hết tiểu lại đại. Có hôm bà còn đòi em tắm cho bà nữa. Bà cứ má má con con liên hồi rồi sai em xoành xoạch à."
Tuấn an ủi và khích lệ vợ:
"Thôi em ráng thêm ít ngày nữa xem sao. Nếu không có gì thay đổi thì mình từ từ bai. Chứ theo anh biết thì chồng bà ngày xưa làm lớn lắm, tỉnh trưởng lận. Bà có cả nguyên khu appartement, Hotel và mấy cái nhà hàng ăn dưới phố. Chỉ cần mười phần trăm cái gia tài của bà là mình sẽ thành millionaire ngay đó em."
Thu nghĩ tới ngày được trở thành triệu phú thì lên tinh thần. Sáng nay Thu mở máy computer ra coi thì thấy bệnh tình bà Quang chuyển biết đột ngột. Từ "critical" sang "extremly critical". Theo kinh nghiệm, Thu biết chỉ trong vòng một tuần là bà Quang sẽ ra đi. Thu gọi cho Tuấn để ...chia vui với chồng. Tuấn vui lây nên có đề nghị thêm:
"Chiều nay ngoài cam, táo, lê ra. Anh sẽ mua thêm ít nho cho gọi là có chút lòng thành."
Bà Quang biết bệnh của mình rất rõ. Tuy mấy tuần nay, bà có vẻ thấy đỡ ra nhiều, nhưng đó chỉ là ngọn nến trước khi tắt thưng loé sáng lên một lúc. Bà gọi cả con ruột lẫn con nuôi vào dặn:
"Mẹ có để di chúc cho luật sư Hoàng rồi. Các con ai cũng đều có phần cả. Luật sư Hoàng sẽ cho các con biết sau khi mẹ mất."
Tuấn đang bóp chân cho mẹ nuôi, lén thò một tay nắm chặt bắp vế của Thu mà vẫn còn rung vì quá sung sướng. Những ngày nghèo đã qua. Từ nay tất cả mọi người gặp Tuấn sẽ phải kính ngưỡng. Anh chị Tuấn ở Cali sẽ không còn dám cho Tuấn là cục xương thừa của gia đình nữa. Đại ca Hùng Lỗ và đám đàn em ghẻ lở sẽ phải ngẩn ngơ khi thấy Tuấn uy quyền về lới Cali để xây thêm một quán cà-phê thật bự, lấy tên "Dĩ Vãng Bù" để cạnh tranh với những quán số một, hai và ba cho ...bõ ghét.
Bà Quang rên nhẹ làm Tuấn giựt mình tỉnh mộng. Mải nghĩ đến tương lai huy hoàng được đứng cạnh mấy em chạy quán nẩy nở và no tròn, Tuấn vô tình bóp hơi mạnh tay làm chân bà đau. Bà nhìn Tuấn thắc mắc khó hiểu. Hôm nay thằng con nuôi ăn gì mà sao tay khỏe qúa, cứ bóp lia chia không mệt. Hay tại nó buồn, nghĩ sẽ không còn được bóp chân cho mẹ bao lâu nữa nên cố bóp bù.
Tuần lễ sau bà Quang được chôn cất yên lành trong một nghĩa trang riêng của một nhà thờ nhỏ phía Nam của thành phố Houston. Ngày chôn bà, vợ chồng Tuấn không tới viếng như thường lệ. Tuấn mỉm cười, nói Thu nghe sự tính toán khôn ngoan của mình:
"Chết rồi, đâu còn ai sửa di chúc được nữa" Luật sư Hoàng cứ theo giấy tờ mà giao đô thôi. Mình tới dự đám ma, chả có họ hàng sơ múi, ai cũng gầm gừ như muốn ăn tươi nuốt sống. Cứ ở nhà đợi cho chắc. Tới lạng quạng, chúng đương buồn, gây sự đục hội đồng không chừng."
Phải mất hơn hai tháng sau, Tuấn mới được luật sư Hoàng gọi tới văn phòng hưởng nhận phần gia tài của bà Quang. Hôm đó, vợ chồng Tuấn tới thật sớm. Tất cả các con cháu của bà Quang cũng đều hiện diện để chia gia tài. Luật sư Hoàng trịnh trọng đọc và giải thích tờ di chúc:
"Theo ý của thân chủ tôi lúc còn tại thế, bà Quang Nguyễn, thì tất cả con cháu đều được chia đồng đều không phân biệt nam, nữ, con nuôi, con đẻ. Tổng cộng gia sản bán đi, kể cả căn nhà, gần 12 triệu đô la. Chia làm năm cho mỗi gia đình, thì mỗi phần sẽ là khoảng hai triệu bốn trăm ngàn đô-la."
Tai Tuấn lùng bùng như bom nổ. Đầu Tuấn muốn vỡ tung. Thu còn tệ hơn. Mê man, tê dại gần năm phút mới hoàn hồn. Tuấn và Thu siết chặt tay nhau, cùng nghiêng người dựa lưng vào thành ghế để lấy chỗ dựa. Thu lắp bắp lặp lại lời của luật sư Hoàng:
"Hai triệu bốn trăm ngàn đô-la ...ư ...ơ..."
Luật sư Hoàng liếc nhanh về vợ chồng Tuấn tiếp:
"Tuy nhiên trong di chúc có nói rõ chỉ có những ai hiện diện lúc chôn mới được phần mà thôi. Ngày chôn bà Quang, tôi có tới quay phim để làm bằng chứng. Vợ chồng ông Tuấn không có mặt, do đó sẽ không được hưởng phần nào cả. Vì vậy tổng số tài sản sẽ chỉ chia làm bốn phần. Mỗi phần sẽ khoảng ba triệu đô-la."
Nghe xong lời giải thích cuối cùng của luật sư Hoàng, Tuấn muốn nhẩy chồm lên xiết cổ cả ông luật sư trẻ tuổi lẫn cô phụ tá ngồi cạnh. Thu thì đã:
"Tiền đi một nửa hồn tôi chết, một nữa hồn kia bỗng dạùi kh...".
Tuấn dìu, đỡ Thu lên xe. Vừa cay đắng, vừa căm hận, Tuấn ngoái nhìn lại cái văn phòng của luật sư Hoàng thêm một lần nữa. Thu thờ thẫn bước ngồi vào xe không thèm đeo dây khóa an toàn, miệng vẫn còn lẩm bẩm ba chữ "hai triệu tư ...hai triệu tư...hai triệu tư..." liên tu bất tận.
Tuấn nhìn vợ an ủi và tự nhủ cho chính mình:
"Lần sau mình sẽ cẩn thận hơn, em à. Thế nào cũng có ngày câu dính được con cá to. Anh nghĩ kỹ rồi. Mình phải biết mở rộng thị trường. Phải tấn công cả mấy bà Mỹ già nữa. Nếu cứ nhắm vào thị trường Việt không thì sẽ tự giết chết cái business bạc triệu của mình."

Houston, đầu Thu năm 2001
Lê Như Đức

Nội dung chuyện do một người bạn xưa thuật lại sau tang lễ.
Một tấm lòng thành xin được gửi đến gia đình các nạn nhân.
Nguyện xin mọi người tha thứ cho những kẻ thiếu lương tâm.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,299,158
Tác giả đã góp nhiều bài viết đặc biệt và đã được trao tặng giải thưởng Việt Về Nước Mỹ. Ông sinh năm 1951, du học Nhật trước 1975. Đến Mỹ năm 1981. Hiện là cư dân Irvine, Nam California. Công việc: Kỹ Sư Điện tại một hãng trong cùng thành phố. Đây là bài viết mới nhất
Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016.
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Năm 2019, Tác giả nhận thêm giải Chung Kết Vinh Danh Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ hay còn gọi là giải Hoa Hậu. Tốt nghiệp Y Khoa Huế, thời chiến tranh Bác sĩ Vĩnh Chánh đã là Y Sĩ Trưởng binh chủng Nhảy Dù.
Tác giả là cư dân Huntington Beach. Những Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của cô là “Chuyện Vui Sầu” ký bút hiệu Khánh Doãn đã được phổ biến từ tháng Tư 2011.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas.
Tác giả hiện sống ở thành phố Victorville California, đã từng tham gia VVNM năm 2018
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University.