Hôm nay,  

Mắt Thấy Tai Nghe I: Lấy Chồng

16/08/200100:00:00(Xem: 214779)
Bài tham dự số: 02-327-vb60817

Bà Khanh Phan, một kỹ sư Việt sống và làm việc tại Louisville, KY, đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ. Đặc biệt, bài viết “Chồng Tôi Bị Sạn Thận” của bà được đông đảo hâm mộ. Sau đây là một phiếm luận mới của bà Phan về chuyện Lấy Chồng, từ xưa tơi nay, từ quê nhà tới nước Mỹ.



Ngày xưa phụ nữ Việt nam bị cấm cung tức là không được đi ra ngoài xã hội như đi học, làm quan, đi tu như nam giới. Thế giới các nàng chỉ có bếp núc, chồng con và gia đình chồng. Thuở đó nghề làm mai rất thịnh hành. Người ta rất quý trọng ông mai và bà mai. Có người cho rằng ông bà mai thay trời se duyên tiền định.
Ông mai nhìn ngắm con gái nhà người nầy, bà mai dòm ngó con trai nhà kia. Thế là ông bà mai đi nói chuyện đôi bên cho hai trẻ nên duyên chồng vợ. Chắc chắn, phận làm con, cha mẹ đặt đâu con ngồi đó. Cưới nàng ve không vui thì lấy vợ hai, vợ ba. Nàng cũng vui bụng vì đã qua một cuộc thử thách của ông bà mai. Ông qua nhà nàng chơi thường xuyên lắm. Ông để kim vào hồ hay lu nước. Nàng lau chùi bể nước trước khi cho nước mới vào và bị kim đâm tay thì mới là gái giỏi.
Cùng thời đó, Khổng giáo thấm nhuần vào nếp sống của người Việt. Nữ là phải tam tùng tứ đức: phục tùng cha lúc còn thiếu thời, phục tùng chồng lúc lập gia đình và phục tùng con (trai) lúc chồng mất. Tứ đức là công ngôn dung hạnh: công là tề gia nội trợ, ngôn là nói năng dịu dàng, dung là phải chăm sóc dung nhan và hạnh là cái đạo đức đoan trang.
Bây giờ quí vị nhìn lại xem, các cụ bà ngày xưa cả cuộc đời chỉ biết có ba người đàn ông: cha, chồng và con trai. Nhỡ không sanh được con trai thì tùng ai" Nhỡ bà chết trước thì ai tùng ông" Có phải cái thời của Đức Khổng Tử thì các ông chồng chết trước bà vợ" Hay nếu vợ chết trước thì chồng cưới vợ khác để các ông luôn được tùng" Người ta thương tâm cảnh gà trống nuôi con, nhưng người ta lai đề cao bà ấy ở vậy, thờ chồng nuôi con. Tam tòng và tứ đức đi đôi. Nếu tứ đức không vẹn toàn sẽ không lấy được chồng. Và nếu cha mẹ chết trước thì tùng ai"
Thời tiếp theo, các nàng được đi đến trường học, việc cưới xin bắt đầu thay đổi. Có những câu hát hò, hát đối hay hát quan họ của những đôi trai gái trong những buổi gặp gỡ bắt đầu ra đời. Thí dụ như: "Ước gì ta cưới được nàng. Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân". Hay "Aó anh sứt chỉ đường tà. Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu". Hay "Mình về mình có nhớ ta. Ta về ta nhớ hàm răng mình cười". Những cách tỏ tình của các anh chàng ngày xưa như nói bóng nói gió, mà các nàng hiểu được và cho cưới thì các nàng thông minh lắm. Thế là cái bộ óc của người phụ nữ đã thay thế dần "công ngôn dung hạnh".
Tuy vậy các ông vẫn muốn các bà giữ cái tam tùng tứ đức. Ông cưới thiếp, cưới hầu được nhưng lỡ ông nào khác đụng phải tay bà thì bà phải chặt tay đó đi. Nếu ông phải đi trận hay đi xa lâu ngày thì ông khóa cái "của bà" lại.
Đến giai đoạn kế tiếp là hẹn hò nhưng xã hội Việt nam lúc đó vẫn còn lên án rất nặng cho những người phụ nữ nào ra khỏi cái nề nếp cổng kín cao tường. Nên việc hẹn hò phải chui phải trốn, chứ không công khai rủ nàng đi ăn chè ăn kem cho anh kể nổi lòng như thời sau. Hẹn hò kín đáo, không dám thưa cùng bố mẹ, lại sợ không lấy được nhau. Chàng nói: "Anh thương em, không lấy được em, chắc anh chết". Nàng nói: "em thương anh, lấy không được anh, chắc em cũng chết." Một ông ngồi trong bụi rậm xướng lên cho hòa điệu: "Bây ơi tao ị không ra, chắc tao cũng chết".
Những buổi hẹn hò ở những nơi chưa được văn minh hay chưa biết nể nang Trời Đất cũng không xong. Con người lại thay đổi nữa. Hẹn công khai ngoài phố. Những cái tỏ tình không còn bóng gío, mà mạnh bạo hơn. Nhưng ngoài xã hội, khi thấy nàng đi bên chàng là cho rằng nàng đã có chủ. Nàng có thể gởi thơ vì nàng đã biết đọc rồi. "Mối tình chân" của Khái Hưng cũng đã tả đậm nét sự gắn bó của đôi trai gái trong đám đông. Tình trao thắm thiết như vậy nàng vẫn còn chưa chịu vì nàng bắt đầu biết và có cơ hội lựa chọn. Không lấy được nàng thì dọa nàng. Câu "Gái có chồng như gông đeo cổ. Gái không chồng như phản gỗ long đong". Khi nghe câu dó ta thường hình dung cái gông hình vuông có cái lỗ tròn để đặt vào cổ của tội nhân. Ngày xưa có cái phạt tù đeo gông là sợ nhất. Như vậy việc lấy chồng là chịu cho chồng đeo gông vào cổ. Nhưng việc đó chưa sợ bằng cái bơ vơ! Tù có người (cai tù) canh chừng, còn phản gỗ trong nước thì trôi về đâu" Hay phản gỗ đến ngày tàn (mục) vẫn không bờ bến"
Nhưng cái gông làm bằng gỗ. Cái phản gỗ có làm được cái gông không" Nếu ngụ ý cái gông là cái phản gỗ, gái không chồng thì gông lênh đênh chứ không phải cô gái đó lênh đênh. Gái có chồng thì có cái gông đeo cổ. Gái không chồng thì không có cái gông đeo cổ. Như vậy khi nàng không lấy chồng thì chàng lênh đênh chứ nàng không có lênh đênh. Cái ý nghĩ nầy có lẽ ra đờùi vào giai đoạn trai thừa gái thiếu.
Không biết cái từ "ống chề" hay "ế chồng" của dân ta có tự bao giờ. Nhưng cái chuyện không lấy được chồng có xãy ra và không lấy được chồng là làm trò cười cho thế gian. Có lẽ những từ nầy ra đời vào lúc trai thiếu gái thừa. Hay là kết quả của sự lựa chọn quá kỹ của nàng. Có nhiều cô có công đức vẹn toàn vẫn không lấy được chồng vì nhà nghèo. Như vậy cái đồng tiền bắt đầu ngự trị trong chuyện se duyên rồi đó hay sao" Biết sanh bầy con cho nhà có phúc, cho anh có con nối dõi tông đường hay biết nâng khăn sửa túi cho chàng, không còn nằm trong cái hạnh, cái tùng nữa. Cái môn đăng hộ đối, cái trai tài gái sắc không còn là tựa điểm cho ông bà mai làm việc mai mối. Tuy nhiên cái chuyện chọn dâu và nhiều phép tắc người phủ nữ Việt nam vẫn phải theo được truyền từ đời nầy sang đời nọ. Chuyện dựng vợ gả chồng chỉ thay đổi theo chiều hướng xã hội tiến hóa mà thôi.
Khi qua Mỹ thì rất nhiều người coi chuyện lấy chồng không còn trong phép tắc, mọi sự do ông bà mai hay cha mẹ định đoạt nữa. Có nhiều gia đình vẫn còn giữ phong tục và kết quả không mấy gì khả quan.
Nàng chưa bao giờ thấy mặt chàng, chưa bao giờ nói chuyện với chàng qua điện thoại và cũng chưa bao giờ thơ từ với chàng. Chàng ở tiểu bang xa xôi, nàng ở tiểu bang nắng ấm. Cha mẹ đôi bên nhờ cùng quen một ông mai, nên đã giúp ghép duyên nàng với chàng. Mọi việc cưới hỏi, từ ngày giờ, đến quà cưới cha mẹ đôi bên lo hết. Chàng và nàng chỉ có việc tự đi sắm quần áo cưới mà cũng không ai hỏi ai sẽ mặc gì, màu gì cho hợp nhau. Ngày cưới và ngày hỏi cùng một ngày và cũng là ngày đầu tiên nàng và chàng gặp nhau.
Cha mẹ đôi bên đi nhờ thầy bói xem ngày giờ đón dâu. Không biết vì ở Mỹ mà thầy bói cho rằng ngày thứ bảy tốt nhất hay không" Từ thứ hai đến thứ sáu không có ngày nào tốt hay sao" Tuần trăng mật thì từ chủ nhật đến thứ bảy sau đó, cho trọn một tuần và để vé máy bay được rẻ. Như vậy cũng tiện cho nàng về thăm gia đình rồi cùng đi máy bay về nhà chàng ngày chủ nhật cho chàng đi làm lại ngày thứ hai.

Thầy bói còn cho quẻ rằng, tất cả những người tuổi dần trong gia đình hai bên không được đi lễ cưới, chỉ được ăn tiệc cưới và phải tới sau thì mới gây hạnh phúc cho đôi tân hôn. Giờ rước dâu khi trời chưa sáng và lễ phải nhanh chóng cho việc đón dâu về cổng nhà chàng đúng 6 giờ sáng. Không biết có phải vì lúc tối thì ánh đèn nhân tạo làm tăng phần đẹp, không ai giám chê ai và lễ làm cho nhanh để đôi tân nương không có thì giờ rút lui. Nhà trai mườn một căn phòng ở khách sạn gần nhà cô dâu. Bên chú rễ gắn thật nhiều lon nhôm đằng sau xe đón dâu. Khi bắt đầu vào chỗ đậu xe, chưa tới giờ cho dâu vào, nên phải chạy vòng vòng. Vừa chạy tài xế vừa bấm kèn xe inh ỏi. Mọi người đang ngũ ngon bị đánh thức, mở cửa sổ ra chửi om sòm rồi đóng cửa lại. Về ở chung chưa đầy một tháng, cả hai gây lộn, đốt nhà, xém tiêu gia sản.
Nhưng nếu để cho cha mẹ chọn trước cho nàng rối mời chàng đến nhà cho nàng xem anh í có làm chồng nàng được không, thì dĩ nhiên nàng có quyền lựa chọn. Ở Việt nam nếu nàng chê chàng thì đang tiếp chuyện với chàng, nàng đứng lên lấy cây chổi chà ra quét sân. Ở Mỹ thì cầm chổi ra quét nhà, kéo máy ra hút bụi. Chàng lại nghĩ nàng đánh tiếng cho chàng biết là nàng giỏi việc nhà, cưới nàng đi, cho cha mẹ vui lòng.
Cũng có nàng mới gặp chàng, chê chàng già nên nhờ bà cụ nhà ra tiếp chuyện. Chàng thông minh về kiếm cô khác thì nàng may mắn lắm!
Những cái táo bạo của người phụ nữ Việt nam, không phải chỉ mới đi qua cái xứ tự do, nam nữ bình đẳng mà sinh ra. Ngày xưa thời Tàu còn đô hộ nước ta, một bà dựng một quán chè (trà) ngay đầu ngõ nơi mà một ông quan Tàu sẽ đi qua. Lần nầy bà đặt chỗ bà ngồi cao lên để tất cả quí khách có thể nhìn thấy bà. Khi ông quan Tàu vào ngồi, bà vén chiếc váy của bà lên. Oâng quan Tàu thấy bà không mặc quần nên cười khúc khíc. Bà nói "Ông cười cái chi, đấng trượng phu như ông, mà cũng từ chỗ đó mà ra". Đến trong một cái xã hội lấy cái Đạo Khổng Tử làm đầu, và cái vai trò của người phụ nữ cũng dựa vào cái triết lý đó, mà cái táo bạo của người phu nu Việt nam vẫn có.
Chuyện chồng con, còn có nhà thơ Hồ Xuân Hương cũng gởi gắm trong mấy vần thơ của bà. Trăm đắng nghìn cay mà vẫn chịu đựng được và chỉ mong mấy ông chung tình chứ không muốn tình chung với ai khác. Ngày xưa cái phận làm dâu, không mấy người phụ nữ Việt nam nào tránh khỏi dù chỉ vài ngày, vài tháng, chứ đừng nói chi vài chục năm. Chuyện nhà từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới, nàng phải lo phải hầu. Ngoài ra còn chuyện sanh con cho nhiều cho nhà có phúc. Sanh càng nhiều trai thì càng quy hơn. Không sanh được trai, chồng có quyền lấy vợ hai, vợ ba. Ngoài ra còn lời ăn tiếng vào của đám chi em gai của chồng.
Phận gái khi đã lấy chồng rồi, trăm bề chịu đựng, chịu không nổi cũng không dám chạy về nhà cha mẹ ruột vì sợ cha mẹ bị sĩ nhục. Khi qua Mỹ mà còn có anh chàng khi đi hỏi vợ, chàng không đòi hỏi gì ở nàng, chỉ mong nàng biết hầu cha mẹ chàng. Đố ai dám lấy anh chàng nầy! Nhưng cái ly dị ngày xưa râùt ít. Có lẽ một lý do vì cái tập tục người phụ nữ Việt nam phải theo, do các ông đặt ra. Các bà không theo thì bị bêu xấu và không ai dám cưới người phụ nữ đã bị chồng chê. Chế độ đa thê thì được áp dụng nhưng cái ly dị thì là một điều xấu.
Cái ly dị của người Việt ở Mỹ càng ngày càng tăng. Có phải vì cái tự do" Có phải ly dị là chuyện thường tình của xã hội Mỹ" Có phải ngày xưa, nàng về làm dâu, ở trong cái nhà của cha mẹ chồng, ly dị nàng đi đâu với tay trắng và không sự nghiệp" Bây giờ thương đâu, cha mẹ gả đó, mà cái ly dị lại nhiều. Nhờ cái bỡ ngỡ ngày xưa lúc mới lấy nhau mà tình gắn bó trăm năm!
Nhưng cái ly dị ở Mỹ là các ông sợ nhất nếu con cái không được ở chung với các ông. Ngoài tiền đưa cho bà vợ cũ nuôi con mỗi tháng, còn có tiền trả công cho bà vợ nuôi con nếu bà ta không có đi làm và con dưới mười tám tuổi. Có lúc phải chia gia tài ra làm hai mặc dù có những cái ông chồng đã sắm trước khi lấy vợ. Vì chuyện nầy, có nhiều ông nhà giàu, hay cô vợ giàu bắt đối tượng phải ký giấy không được chia phần gia tài có trước khi lập gia đình.
Ngày xưa theo chế độ trọng nam khinh nữ có lẽ vì một phần do nếu nhà có con trai thì nhà sẽ có con dâu. Ngày đón dâu về nhà, có rất nhiều bà me dắt dâu đi khoe la bà được người hầu (dâu thảo). Ngày xưa cũng hay chọn dâu hiền, vì dâu dữ quá, ăn hiếp nó không được. Nhưng chính các bà cũng sống trong cảnh mẹ chồng nàng dâu. Các chị em gái nhà chồng rồi cũng làm dâu. Chuyện khắc khe, hà hiếp nàng dâu mà không ai cho là quá đáng. Cái phong tục như vậy thì cho là hay và truyền từ đời nầy sang đời nọ.
Thời trước, tai trài gái sắc thì xứng đôi. Nhưng trai không tài, gái không sắc vẫn được vợ, được chồng. Kinh nghiệm đời cho các cụ thấy rằng cái sắc không bền. Sanh vài cháu là dâu mình già đi. Cái nhỏ nhắn, thanh thanh, gọn gàng trong cái dáng dấp một người dâu thảo sẽ vụt biến đi nhanh chóng. Các cụ bà phải sắc thuốc bồi bổ cho dâu đến còng lưng. Thế rồi các cụ kiếm dâu to và béo vì béo thì khỏe, to thì bền.
Qua Mỹ thì các phụ nữ Việt nam đi làm nhiều hơn, không còn ngửa tay xin tiền chồng đi mua sắm. Hay "của chồng công vợ" được áp dụng triệt để. Xấu thì có thể lột da mặt, son phấn hay đi thẩm mỹ viện. Đồng cảnh ngộ, các chàng lại thích mấy nàng thon thon, vì mập béo làm bước chân chậm chạp, nhà phải mua to hơn, bàn ghế, xe cũng phải mua thứ to và chắc nịch và mập ăn nhiều tốn cơm. Vai em gầy guộc nhỏ đi với thân hình mảnh mai. Vai em vạm vỡ sẽ đi với cái thân hình bồ tượng. Vô tình hay cố ý, nam nữ đều tiến về một điểm: phụ nữ Việt nam phải nhỏ nhắn. Bây giờ thân liễu yếu đào tơ dễ kiếm được chòâng hơn.
Ở Mỹ thì đã bớt chuyện sắp đặt việc hôn nhân ngoài ý muốn của đoi trai gái. Chuyện làm dâu theo kiểu ngày xưa không còn quyến rũ mấy ai. Hay có thể so sánh chuyện giải phóng mấy nàng với chuyện giải phóng nô lệ. Hay nam nữ bình đẳng đã làm đổi câu chuyện lấy chồng. Nhung mấy chàng chậm tiến hay không chịu tiến theo chiều phụ nữ được bình đẳng. Nàng đi làm, chàng cũng đi làm nhưng về nhà chuyện cơm nước, con cái, nhà cửa nàng vẫn phải lo. Có phúc lắm mới lấy được anh chàng theo nếp sống hiện tại của các nàng, chia sẻ việc nhà và chăm sóc con cái. Nếu không, thân nàng sẽ gầy tom, còn da bọc xương không chăm sóc cho chàng như trứơc được nữa.
Ngày xưa cũng như ngày nay, việc lấy chồng không phải là chuyện dễ. Trăm đắng nghìn cay, không ở dạng nầy thì dạng kia. Nhưng cái hy vọng ở ngày mai, hạnh phúc chồng vợ, sung sướng cuôc tình, vui vẻ với người bạn đời, tránh sự cô đơn ngày sau, không muốn ra khỏi cái thói thường của lẽ sống là phải lấy chồng. Nhỡ cái ngày mai không có thì cũng phải sống cho qua một kiếp người. Không có chồng mà có con thì không được. Có chồng rồi có con. Có con thì thế giới loài người mới tồn tại hoài được.
KHANH PHAN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,012,124
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Đây là bài viết mới của Ông.
Tôi đi mình lên trong chuyến xe lửa từ Paris sang Thụy Sĩ với tâm trạng nôn nao và thoáng lo âu ngần ngại, mặc dù đây không phải là lần đầu thân gái dặm trường xuyên quốc gia như thế này
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài "Nước Mỹ là nhà của Mị" ký tên thật là Quynh Gibney.
Tác giả: Nguyễn Thị Thêm Bài số 5834-20-31618-vb5111419 Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền. Trước 1975, dạy học. Qua Mỹ năm 1991 theo diện HO, hiện là cư dân Nam Ca Li. Bà kể, "Chồng tôi là lính VNCH. Hai con tôi nay là lính của quân đội Hoa Kỳ. Tôi hết làm vợ lính lại làm mẹ lính." Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển, ơng định cư tại Mỹ từ 1990, hiện làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice A Journey of Hope" của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.
Nhạc sĩ Cung Tiến