Hôm nay,  

Vượt Dốc

17/08/200100:00:00(Xem: 223531)
Bài tham dự số: 02-328-vb70818

Tác giảø tên thật Nguyễn Thị Minh Hà, 34 tuổi, cư trú tại Corona, California, hiện học ngành Human Service tại Cal State Fullerton, làm việc bán thời gian cho Concept 7, Family Support and Treatment Center. Bà Hà đã Viết Về Nước Mỹ bài “Mr. Right, Em Đã Tìm Được Anh” để “thương tặng ông xã...” và bài “Út Cưng Của Ba...” kể chuyện người em gái. Lần này, bà kể thêmchuyện tình: đôi bạn sinh viên Saigon thành vợ chồng, cùng nhau vượt dốc, những con dốc khác thường từ quê hương đổi đời tới nước Mỹ ngày nay. Hơi thở khi leo dốc, vượt dốc thường... phì phò. Lạ thay, hơi thở chuyện vượt dốc do bà Hà kể, dù đủ loại tình huống, vẫn ung dung, nhẹ nhàng, thơ thới. Người viết hình như có “công lực” đặc biệt.



''Tội quá anh ơi, người yêu của em!
Dù dốc cao, tay chẳng chịu rời
Bàn tay nóng cho em bao ước nguyện,
Đạp xe bên anh đến cuối cuộc đời... ''

Đọc đi đọc lại bốn câu thơ vừa viết để tặng “chàng” trong bữa tiệc mừng tân gia sắp tới, Hạnh thấy lòng nao nao.ï Căn nhà mà hai vợ chồng chị vừa mới tậu được nằm ở cuối một con dốc, làm chị nhớ con đường dốc dẫn tới trường Văn khoa quá đỗi. Con đường dốc thân thương ấy là con dốc đầu tiên mà anh Hưng và chị cùng nhau vượt qua, để rồi từ đó, anh chị đã nắm tay nhau vượt qua biết bao con dốc khác trong đờị
Hành trình vượt dốc của anh Hưng và chị có khởi điểm là ... cây cột cờ của trường Văn Khoa. Trong bất cứ ngôi trường nào, cột cờ cũng là một vật cô đơn và chịu nhiều gian khổ nhất, phải đứng lẻ loi phơi mình giữa sân trường nắng chói chang. Bởi vậy, một trong những hình phạt nặng nề nhất của các cô cậu học trò là quì hay đứng khoanh tay cạnh cột cờ.
Vậy mà, có một chàng sinh viên Y Khoa ngày ngày đã tự nguyện đến đứng khoanh tay dưới cột cờ của trường Văn Khoa, phơi mình hàng giờ trong nắng trong gió để chờ Hạnh. Hạnh cũng không hiểu sao Hưng lại đứng chờ chị ở dưới cột cờ, chứ không phải là cây me cổ thụ có tàn lá xum xuê cạnh trường. Hay đây là ''khổ nhục kế'' của anh" Nếu đúng là ''khổ nhục kế'' thì anh đã thành công. Dáng gầy nhom, tóc húi cua thật ngắn, áo sơ mi trắng, vẻ mặt hơi rụt rè bẽn lẽn, lại còn đứng khoanh tay một cách ngoan ngoãn, trông Hưng giống hệt như một cậu trò nhỏ đang bị phạt, nhưng nhận chịu hình phạt một cách hạnh phúc. Và hình ảnh cậu trò nhỏ Hưng đã làm Hạnh rung động, đánh bạt tất cả những hình ảnh hào hoa phong nhã khác.
Hạnh bắt đầu thích nhặt những chiếc lá khô để viết lên đó hai chữ ''H1'' và ''H2.'' Tên của hai người đều bắt đầu bằng chữ H, và ngành học của anh thì lại gắn liền với những công thức hóa học, nên chị đã đặt cho anh biệt danh là ''H1,'' còn chị là ''H2''. H1 và H2, giống như hai chất xúc tác trong một phản ứng hóa học, thiếu một trong hai chất thì phản ứng không thể xảy ra. Hạnh biết vậy, muốn vậy nhưng chưa hiểu H1H2 cộng lại sẽ thành phản ứng gì. Chị tự nhủ sẽ có lúc hỏi anh.
Sau khi ''cảm'' cậu học trò H1 ngày ngày chịu phạt dưới cột cờ rồi, H2 cứ ngong ngóng mong cho mau hết giờ học để chạy xuống cột cờ ''thá' cho cậu. Có hôm, H1 đến đứng khoanh tay ở cột cờ rất sớm; đó là ''tín hiệú' anh xúi H2 cúp cuạ -, cậu học trò này chơi ăn gian quá, Hạnh nghĩ thầm. Cậu là một sinh viên vô cùng gương mẫu, có bao giờ dám bỏ một giờ học nào đâu, vậy mà lại rủ ngườI ta cúp cua, chắc hôm nay phải phạt cậu đứng khoanh tay ở đó lâu hơn mọi bữa cho đáng tội. Tính vậy, nhưng nghĩ đến chuyện Hưng phải kéo Hạnh lúc đạp xe qua con đường dốc trước cửa trường, chị lại thấy thương thương, không muốn phạt anh nữạ
Từ ngày có anh đưa về nhà, Hạnh không còn mệt mỏi vì những con đường dốc. MỗI lần phải đạp qua một con dốc, anh lại đặt bàn tay nóng ấm lên tay chị, kéo xe chị theo, nên chị đạp qua tất cả những con đường dốc thật nhẹ nhàng. Có lần, chị thử bỏ tay ra, để anh cầm ... ghi - đông xe đạp của chị. Anh vừa đạp vừa thở hổn hển, cuối cùng phải bật lên ''lời than của người kéo xe đạp '':
''Cho anh xin .. . bàn tay của em đi, H2 ơi.” Thì ra, anh kéo nổi xe lên dốc là nhờ sức mạnh hai bàn tay cộng lại... chứ chỉ một ban tay thôi là...thua.''
Sau tháng Tư 1975, giai đoạn hò hẹn dưới cột cũ cờ mới của anh Hưng và chị đã kết thúc bằng một đám cướI hơi vội vã, một năm trước khi Hưng tốt nghiệp. Vào thời buổi ấy, muốn sống được, ngườI Sài Gòn phải làm mọi cách để luồn lách qua khỏi những luật rừng khó hiểu. Hưng và Hạnh cũng vậỵ Hai người dự định sẽ làm đám cướI sau khi Hưng ra trường. Nhưng, vì những ngườI độc thân không có ''gốc'' hay ''ô dù,'' sau khi ra trường sẽ bị đẩy tới những nơi đèo heo hút gió, nên cả hai với sự cố vấn của gia đình, đã phải dùng đám cưới như một cái ô che.
Đám cưới, Hạnh đã ''phạt'' chồng và tự phạt mình, một hình phạt mà Hưng luôn miệng than thở, ''H2 nè, thà là em phạt anh đứng khoanh tay dưới cột cờ còn hơn, chứ phạt kiểu này thì ... 'kẹt' cho anh quá.''
Hạnh biết kiểu ''phạt'' của chị đúng là không dễ chịu. Đó là hình phạt mà nói theo kiểu dân gian là ''cám treo heo nhịn' còn nói thơ là ''anh chưa thi đỗ thì chưa động phòng.'' Chị dỗ dành anh: ''Biết làm sao bây giờ, H1 ơi, anh phải tập trung học mà. Thôi thì chịu khó vượt qua cái dốc này đi, H1 ạ.''
Cuối cùng rồi H1 cũng tốt nghiệp, và H1H2 cùng nhau ngâm câu ''đêm nay mới thật là đêm ...'' Cái ô đám cưới cũng khá công hiệu. Có ly’ lẽ rồi, chỉ cần thêm chút xi’u “thủ tục đầu tiên” là anh được điều về Mỹ Tho, một thành phố miền Tây trù phú. H1 là bác sĩ, H2 là cô giáo, hai ngườI sống hòa mình vơi bà con miền Tây nhân hậu và chất phác. Thỉnh thoảng, chú Bảy vườn cam hay chú Chín vườn xoài lại đem trái cây đến nhà biếu và mời ''bác sĩ Hưng'' đi nhậu. Bác sĩ Hưng cũng ''chịu chơí' hết biết, có hôm nhậu đến quắc cần câu, chú Bảy hay chú Chín phải đưa về vì sợ bác sĩ của họ .. . lọt mương. Cuộc sống của H1H2 đã có được những ngày êm ả, như dòng sông Tiền bình thản chảy lặng lờ. Nhưng, như sông Tiền cũng có những mùa lũ, cuộc đời êm ả của H1H2 cũng bị những cơn lũ khuấy động, làm cho họ đi đến quyết định chia tay dòng sông Tiền, chia tay những bệnh nhân mộc mạc thân thương như chú Bảy, chú Chín... Nạn “gốc gác, ô dù” ngày càng tác oai tác quái khắp nơi, từ bệnh viện và trường học nơi hai người làm việc tới tỉnh lệ thân thương của họ. Sau cùng, hai người phải gạt lệ vĩnh biệt chị Sáu bánh bía, thím Năm bún mắm, chú Bảy vườn cam, chú Chín vườn xoài...
Vĩnh biệt những buổi nhậu quắc cần câu, những con cá nướng trui thơm điếc mũi.
Vĩnh biệt dòng sông Tiền lặng lờ chảy quanh thành phố Mỹ Tho.
H1 và H2 lại lên đường, chuẩn bị vượt thêm những con dốc khác nữa.
Những ngày đầu ở Mỹ không phải là con dốc thoai thoải với hai hàng cây me già như con đường Văn Khoa, mà là một con dốc gần như dựng đứng, không chút bóng mát.
Anh quyết định học để lấy lại bằng hành nghề bác sĩ. Chị rầu rĩ nhìn ba đứa con nhỏ, hỏi anh: ''Mình làm gì để nuôi con trong lúc chờ anh học lại, hở anh"''
Hưng gãi tai, anh vẫn thường làm vậy khi bối rối: '”Anh cũng không biết nữa. Thì cứ làm hết những việc gì có thể... kiếm ra tiền, đừng ngại việc phải lao động chân tay nặng nhọc.''

Phải rồi, không thể ngại việc nặng nhọc được, phải nuôi thân và nuôi con chứ, phải vượt qua con dốc ngược này. Hạnh xin vào làm phụ bếp ở một nhà hàng, bàn tay cầm phấn ngày nào bây giờ cầm dao xắt xắt, gọt gọt hết thau rau cải này đến thau rau cải khác. Còn Hưng thì xin được một job bỏ báo, còn lãnh thêm những túi ny-lông bỏ quần áo giặt về để luồn dây và xếp, được chưa tới một cent một cái, nhưng cố làm thật nhiều thì cũng thêm chút đỉnh.
Tối đến nằm bên nhau, Hưng giật mình khi cầm tay Hạnh:
''Trời ơi, em phải cẩn thận chứ, xắt gọt làm sao mà mười ngón tay phải băng hết tám ngón vậy nè"''
''Có gì đâu, thì phải xắt thật nhanh bà chủ mới vừa ý, không đuổi em chứ anh.''
Rồi xăm xoi bàn tay của Hưng, tới phiên Hạnh kêu:
''Còn anh, tay anh làm sao mà lằn ngang lằn dọc nhiều vậy"''
''Không sao đâu, sợi ny-lông cứa vào tay anh đó mà. Chưa tới một cent một cái bao, phải ráng thật nhanh mới có tiền chứ em.''
Hết phụ bếp, Hạnh lại đi làm bồi bàn cho một nhà hàng khác. Có lần, Hưng đến tìm Hạnh vào giờ ăn trưa. Tiệm đang đông khách. Hạnh nói cho chồng vui: ''Đói bụng quá hà. Em mà là bà khách đang làm điệu bộ kia, chắc em sẽ “quất” vù vù... hai tô xe lửa cho đã thèm.''
Câu nói đùa vui làm anh thắt ruột. ''Mình phải làm cho ước mơ tầm thường này của vợ thành sự thật trong thời gian ngắn nhất,'' Hưng tự nhủ. Anh học, học, học mải miết. Hạnh phục lăn cái tài tập trung học của anh; anh có thể học lúc đứng chờ ở quầy tính tiền trong chợ, lúc ngồi trong xe chờ chị mua hàng, lúc con khóc inh ỏi, và ngay cả lúc chị .. . dai dẳng cằn nhằn anh: ''Hưng ơi là Hưng, sao anh lại bừa bãi thế không biết! Em vừa dọn dẹp sạch sẽ, anh lại làm tung tóe lên hết rồị'' ''Hưng à, anh lấy con dao của em đi sửa điện gì đó rồi lại vứt đâu mất tiêu rồỉ Anh không biết à" Trời ơi, sao anh hay quên thế không biết!''
Mặc cho chị nói gì thì nói, anh vẫn chúi mũi vào cuốn sách. Thế rồi, giữa tiếng con khóc, vợ cằn nhằn, tiếng những đứa con chủ nhà nơi hai vợ chồng anh share phòng la hét phá phách, âm thanh inh ỏi của cái TV được mở hết ga, Hưng vẫn cứ cắm cúi học như đang ngồi trong một thư viện yên tĩnh nhất. Thỉnh thoảng anh cũng ậm à ậm ừ để trả lờI vợ hay dỗ con. Cứ vừa học vừa ậm à ậm ừ như vậy mà trong vòng hai năm, Hưng đã qua được tất cả các kỳ thi cần thiết về English và chuyên môn và lấy được bằng ECFMG, tương đương với bằng tốt nghiệp ở trường Đại học Y Khoa của Mỹ.
Có bằng rồi, bây giờ phải lo đến một con dốc đứng khác: tìm nơi thực tập và tìm việc làm. Hưng bàn vớI Hạnh: ''Ở California khó tìm được nơi residency quá em ạ, chắc là anh phải rải đơn khắp nước Mỹ.'' Chị cười, nhìn anh thương mến: ''Không sao đâu anh, anh cứ nộp đơn xin ở khắp các tiểu bang của Mỹ đi, ở đâu mình cũng đi được mà.'' Thế là, từ California, H1H2 dắt nhau qua New York.
Sau gần ba năm mới được mặc trở lại chiếc áo blouse trắng, cầm lại cái ống nghe, Hưng cảm thấy sung sướng như vừa tìm lại được những món đồ quý giá nhất trong đời tưởng chừng đã đánh mất vĩnh viển. Áp ống nghe vào ngực mình, Hưng nghe tim mình đập thình thịch như lần đầu tiên anh gặp H2 của anh.
Bệnh viện Mỹ với bệnh viện... Mỹ Tho quả cũng hơi khác nhau. Ngay từ ca đầu tiên, Hưng đã đụng tới những máy móc tối tân mà anh chưa từng xử dụng lúc còn ở Việt Nam. Là bác sĩ nội khoa, Hưng được phân công làm việc ở một phòng cấp cứu của bệnh viện. Ca đầu tiên của anh là một bệnh nhân bị heart attack đã ngưng thở, và anh đã cấp cứu cho bà bằng cách xử dụng hệ thống ACLS (advance cardiac life support). Bà bệnh nhân đầu tiên hồi sinh rồi từ từ hồi sức.
Nghe kể chuyện bệnh viện, Hạnh lo lắng hỏi anh: ''Anh có bị những bệnh nhân người Mỹ ấy kỳ thị không anh" Họ có gì khác với chú Bảy, thím Năm của mình ở Mỹ Tho hả anh"''
''Không khác lắm đâu em. Dĩ nhiên là họ không thân mật gần gũi tớI mức đem trái cây vừa chín tới đến biếu mình, hay rủ mình .. .đi nhậu. Em biết không, lúc đầu anh cũng ngán bị họ coi thường vì màu da vàng của mình, nhưng bây giờ thì anh yên tâm rồi. Đứng trước bệnh tật, họ cũng băn khoăn lo sợ, cũng quý trọng và cần đến “ông thầy” không kém không kém gì thím Năm và chú Bảy đâu em. Vì lo sợ, 'thím' Judy Smith cũng khóc bù lu bù loa đâu thua gì thím Năm. ''
Xong ba năm thực tập, Hưng tìm được việc làm ở Texas, rồi chuyển qua Florida. Cuối cùng anh chị quyết định ngừng lại ở New Orleans, Louisiana, nơi có khí hậu nhiệt đớI ẩm và những dòng sông ngoằn nghèo xuyên qua thành phố, gợi nhớ thành phố Mỹ Tho thân thương năm nào. Họ mua được một ngôi nhà xinh xinh, nằm gần một hồ nước trong vắt, ở cuối một con đường dốc thoai thoải với hai hàng cây xanh mát bên đường. Nhìn cảnh vật quanh nhà, anh nói với chị:
''H2 ơi, trong ngôi nhà này, bàn tay từng 'bầm dập' vì xắt xắt gọtgọt của em đã có việc để làm rồi.”
“Làm thơ.” Anh đáp, “Giống mấy bài thơ ... gì đó em đưa cho anh đọc hồi xưa.''
Vậy là chị phải hì hục mấy ngày trời làm cho bằng được 4 câu thơ. Làm thơ, xem ra vất vả không thua xắt rau cải.
''Dù dốc cao, tay chẳng chịu rời...'' Phải vậy không H1" Có phải nhờ nắm chặt tay nhau mà mình đã vượt qua những con dốc trong đời không anh" Ánh mắt thân thương của anh nhìn chị trong lúc chị đọc bài thơ đã biểu lộ sự đồng cảm của anh.
Sau bữa tiệc tân gia, Hưng phải đi trực ở bệnh viện. Tối nay, anh diện bộ ''đồ lớn,'' thắt cà vạt to bản. Nhưng sao nhìn anh, với những sợi tóc bướng bỉnh lòa xòa trước trán, với nụ cười hiền khô, Hạnh vẫn thấy ở anh những nét đáng yêu. H1 của chị vẫn y chang cậu học trò tóc húi cua ngày nào “chịu tội” bên cột cờ Văn Khoa, không giống một ông bác sĩ đứng tuổi bệ vệ chút nào.
Tối nay là một ngày đặc biệt nên chị đi theo anh đến bệnh viện, rồi cùng anh đi bộ vào phòng trực. Xong phiên trực, khi nă`m tay anh ra cửa, chị thấy lòng nhớ nhớ cái gì. À, cái phản ứng hoá học thời sinh viên. Chị kêu:
“Anh.”
“Gi` vậy, em.” Anh giật mình.
“Anh nhớ H1H2 không"”
“Nhớ chứ.”
“Anh nhơ, công thư’c không" Hai H cộng lại thành cái gì há anh"”
“H cộng H thành H2.” Anh đáp như máy.
“H2 là cái gì"” Chị hỏi.
“H2 là Hydrogen.”
“Hydrogen là cái gì"” Chị hỏi nữa.
“Là khinh khí. Em biết H2O mà. Khinh khí cộng Oxygen thì thành nước.”
“Nếu không co O thì nó thành cái gì"”
“No’ thành... ờ ờ, không co’ nước mà đụng lửa thì nó... nổ. Em nhớ bom khinh khí không" Này nhé...”
Hai người đi qua cái cột cờ Mỹ phía trước bệnh viện. Biết anh sắp sửa... giảng bài, chị phì cười.
“Coi anh kìa, không thuộc bài. Muốn đứng cột cờ há" Thua chưa"”
...
Và chị cầm tay anh:
“Có vậy mà cũng không nghĩ ra. H1 cộng H2 là... hạnh phúc. Hiểu chưa, ông"
Hai người bước ra con đường nhỏ tới chỗ parking riêng của các bác sĩ. Giữa lúc Hưng đang ngẫm nghĩ và có vẻ ''thấm'' cái công thức hóa học chưa từng thấy ấy thì Hạnh ngẩng đầu nhìn lên bầu trời đêm. Trên đầu hai người là một bức màn nhung đính vô số những hạt kim tuyến trắng lấp lánh. Trên bức màn ấy, nổi bật lên những cánh tay dài uyển chuyển của những tàng lá sồi hai bên đường đang vươn tới nhau, đan vào nhau.
Đan tay mình vào tay anh, H2 thì thầm với H1 ''Đến mãi cuối cuộc đời, nghe anh!''
8/2001
Nguyễn Hà

*Tác giả bốn câu thơ mở đầu là chị Hạnh Đào, nhân vật nữ trong bài viết.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,301,659
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Đây là bài viết mới của Ông.
Tôi đi mình lên trong chuyến xe lửa từ Paris sang Thụy Sĩ với tâm trạng nôn nao và thoáng lo âu ngần ngại, mặc dù đây không phải là lần đầu thân gái dặm trường xuyên quốc gia như thế này
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài "Nước Mỹ là nhà của Mị" ký tên thật là Quynh Gibney.
Tác giả: Nguyễn Thị Thêm Bài số 5834-20-31618-vb5111419 Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền. Trước 1975, dạy học. Qua Mỹ năm 1991 theo diện HO, hiện là cư dân Nam Ca Li. Bà kể, "Chồng tôi là lính VNCH. Hai con tôi nay là lính của quân đội Hoa Kỳ. Tôi hết làm vợ lính lại làm mẹ lính." Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển, ơng định cư tại Mỹ từ 1990, hiện làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice A Journey of Hope" của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.