Hôm nay,  

Tiệm Nail Đánh Phá Lẫn Nhau

16/08/200100:00:00(Xem: 165077)
Bài tham dự số: 02-326-vb40816


Ngành Nail đã làm nhiều người Việt giàu có, nó đã phát triển trên toàn nước Mỹ, đi đến đâu cũng thấy tiệm Nail mà đa số do người Việt làm chủ.
Ngoài sự thành công về mặt tài chánh của hầu hết người Việt làm Nail, trong đó có những người chủ phải chịu bao áp lực của đồng nghiệp trong vấn đề cạnh tranh. Nhiều nơi đã xảy ra những chuyện ẩu đả, gọi điện thoại chửi bới, hăm dọa nhau, có nơi xé những banner quảng cáo của nhau, phá phách nhau đủ cách, thậm chí đã có chủ bị bắn chết (El Monte) tuy có nhiều nghi vấn vv...
Vì vậy đã đến lúc ngành thẩm mỹ nói chung, ngành Nail người Việt nói riêng, nên ngồi lại chung để giải quyết những bất hòa nếu có, gây tình tương thân tương trợ, cùng chung hưởng lợi, giúp đỡ nhau trong tình đồng hương và đồng nghiệp.
Người Việt Nam đa số thích làm chủ, khi mở tiệm muốn phát triển tiệm cho đông, cho nhiều khách, người chủ chỉ biết hạ giá thật rẽ, về sau tiệm vững rồi tăng giá lên rất khó, vì khách hàng thấy mình tăng giá họ sẽ bỏ đi tiệm khác, mình sẽ mất khách, tiệm khác thấy thế cũng hạ giá. Cứ thế mà đua nhau hạ giá, trước một bộ Nail phải 50 đồng, 60 đồng đến nay nhiều nơi chỉ có trên 10 đồng, mọi người cùng thiệt hại.
Điều tốt hơn hết là các chủ tiệm đồng ý với nhau một giá tiêu chuẩn (regular price) vì xứ Mỹ có quyền cạnh tranh tối đa tùy theo khả năng của mình, rồi người chủ có quyền on sale 10%, 30% thậm chí có nơi on sale tới 50%, 60% và ấn định trong thời hạn 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng vv... như vậy sau thời hạn on sale ta có thể trở lại giá tiêu chuẩn (regular price) như vậy sẽ không bị phá giá gây thiệt hại cho mình và cho người khác.


Lại còn một áp lực khác là chủ và thợ ít tin nhau, hay nghi kỵ lẫn nhau, chủ thì sợ thợ làm quen khách sẽ mang khách đi khi thôi việc đi làm cho tiệm khác hoặc sẽ mở tiệm riêng gần đó để cạnh tranh bất chánh với mình, thợ thì thấy chủ không tin mình rồi kềm kẹp, giấu nghề, nghi kỵ không thực lòng hướng dẫn cho khách nên không thấy hăng hái, lúc nào cũng giữ thế. Vì tình trạng làm việc như vậy chủ chỉ muốn đưa những bà con thân thuộc hoặc bạn bè thân hữu vào làm việc với mình, thì yên chí hơn. Nên có nhiều nơi thừa mà đâm ra thiếu chuyên viên vậy. Gặp trường hợp này mỗi khi mới mướn người thợ nào hai bên nên làm một hợp đồng với đầy đủ chi tiết, ví dụ khi thôi việc không được mở tiệm trong vòng 15 miles, 20 miles... như vậy người chủ và thợ an tâm dễ hợp tác làm việc.
Mong rằng mỗi chủ tiệm các địa phương nên thành khẩn hợp tác với nhau, để cùng sống cùng hưởng lợi, mỗi khi có chuyện gì xảy ra nên giải quyết với nhau, hoặc có một trọng tài đứng ra hòa giải. Vì vậy nhu cầu lập hội đoàn chuyên viên thẩm mỹ là cần thiết.
Tôi là Nguyễn Văn Diễm nguyên Chủ Hệ Thống trường Thẩm Mỹ Tâm nay đã nghỉ việc sẵn sàng đứng ra giải quyết dùm (miễn phí) cho các chuyên viên thẩm mỹ khi gặp khó khăn, dù phải đi xa, ăn ở không thành vấn đề, miễn sao cho Cộng đồng Việt Nam đoàn kết để thăng tiến trong tình tương thân, tương trợ vậy. Quí vị có điều chi thắc mắc xin viết thư về địa chỉ: Ông Nguyễn Văn Diễm 10121 Westminster Ave, Garden Grove, CA 92843 hoặc điện thoại (714) 904-4093, tôi sẽ cố vấn miễn phí quí vị trong sự hiểu biết của tôi.

NGUYỄN VĂN DIỄM

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,035,999
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Đây là bài viết mới của Ông.
Tôi đi mình lên trong chuyến xe lửa từ Paris sang Thụy Sĩ với tâm trạng nôn nao và thoáng lo âu ngần ngại, mặc dù đây không phải là lần đầu thân gái dặm trường xuyên quốc gia như thế này
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài "Nước Mỹ là nhà của Mị" ký tên thật là Quynh Gibney.
Tác giả: Nguyễn Thị Thêm Bài số 5834-20-31618-vb5111419 Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền. Trước 1975, dạy học. Qua Mỹ năm 1991 theo diện HO, hiện là cư dân Nam Ca Li. Bà kể, "Chồng tôi là lính VNCH. Hai con tôi nay là lính của quân đội Hoa Kỳ. Tôi hết làm vợ lính lại làm mẹ lính." Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển, ơng định cư tại Mỹ từ 1990, hiện làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice A Journey of Hope" của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.
Nhạc sĩ Cung Tiến