Hôm nay,  

Xử Kiện Trên Truyền Hình

18/07/200100:00:00(Xem: 166766)
Bài tham dự số: 02-301-vb0418

Sáng thứ ba 17-7, từ 10 tới 11 giờ sáng, chương trình JUDGE MATHIS, đài truyền hình số 9 đã cho chiếu hình vụ xử BALLARD v. DOANH. Phiên toà truyền hình này xử vụ một tiệm Nail do người Việt làm chủ bị kiện. Bị cáo Doanh chính là tác giả Nguyễn Kinh Doanh một trong những bỉnh bút từng cộng tác với Việt Báo từ lâu. Ông cũng là người nhiệt thành hỗ trợ giải thưởng Viết Về Nước Mỹ. Ngay đợt đầu, đã góp bài “Viết Báo Tại Mỹ” kể chuyện viết báo Mỹ thời du học trước 1975. Lần này, ông Doanh viết về vụ xử kiện truyền hình kể trên.
*

Hiền thê của tôi nói giọng đùa giỡn: “Có một phong bì Federal Express gởi khẩn cấp cho anh. Chắc phải là chuyện gì khẩn cấp.”
Tôi đọc lá thơ đề ngày 19 tháng 3 năm 2001 của Karolyn Kelly, Giám Đốc Chương Trình Tòa Aùn “JUDGE MATHIS” gởi:
“Bây giờ có lẽ ông hiểu rằng có người kiện ông. Những vụ kiện nhỏ là tài liệu công cộng và chúng tôi tìm ra vụ của ông khi sưu khảo những vụ kiện trong vùng của ông.”
“JUDGE MATHIS” là một chương trình tòa án đã xử nhiều vụ từ nhiều năm trước. Trong năm 1995, Thẩm phán Greg Mathis được chọn là một trong các Chánh Aùn trẻ nhất Hoa Kỳ. Trước kia là dân du đãng bỏ trường trung học, được chọn làm Chánh Aùn là chuyện thành công của quốc gia.
Là bị cáo trong một vụ kiện, ông có quyền nói chuyện gì xảy ra. Nếu chúng tôi chọn vụ của ông được Thẩm Phán Greg Mathis xử, ÔNG KHÔNG THỂ THUA!
Nếu vì lý do nào đó, Nguyên cáo thắng, Thẩm Phán Mathis hứa với ông là ông không phải trả một xu nào vì chúng tôi trả Nguyên cáo cho ông! Chúng tôi lo về chuyện báo cho tòa địa phương và phí tốn di chuyển tới Chicago và trở về.
Hy vọng chúng tôi có thể làm ông khỏi ưu phiền về chuyện mất nhiều tiền hay credit của ông bị ảnh hưởng trong những năm tới về vụ này. Xin vui lòng gọi điện thoại cho tôi miễn phí nếu ông muốn chúng tôi xử vụ của ông. Càng sớm càng tốt vì lịch trình những vụ xử của chúng tôi đầy rất nhanh.
Số điện thoại miễn phí của tôi là 1-877...”
Chúng tôi có tiệm Nail ở Los Angeles. “Làm Nail” là từ ngữ thông dụng để chỉ làm móng tay và móng chân. Trong số trên hai triệu người Việt Nam ở quốc ngoại, hàng chục ngàn gia đình Việt nam “làm nail” trong khắp 50 tiểu bang ở Mỹ. Do thiên phú, vì rất cần cù, khéo tay, có khiếu thẩm mỹ nên kỹ nghệ làm nail của chúng ta rất thành công.
Hơn hai mươi năm trước, khi những tiệm Nail của người Việt Nam mở ra, giá một bộ “Full set” từ 50 đôla trở lên. Full set là làm móng bột, dùng móng tay giả gắn vào và đắp bột lên. Chân tay nước (gọi là manicure và pedicure) giá cũng tương đương như vậy. Chân tay nước có nghĩa là ngâm tay và chân vào nước để da mềm rồi cắt móng cũng như da chết rồi sơn lên. Những năm đầu tiên đó, chủ nhân các tiệm Nail rất khá. Chỉ sau vài năm nhiều người đã mua nhà mới, tậu xe Mercedes, du lịch khắp nơi....
Thời vàng son tuy không còn nữa vì sự cạnh tranh gay gắt, giá hạ xuống, nhưng thương mại Nail vẫn bành trướng. Ngày nay, ở Los Angeles, một bộ full set ngắn hoặc làm manicure và pedicure chỉ khoảng 15 đôla. Nhiều người mạo hiểm qua những tiểu bang khác có ít tiệm Nail để làm nhiều tiền hơn khi giá một bộ full set hoặc làm tay chân nước có thể được trên 30 Mỹ kim. Chịu khó làm 6 ngày một tuần, sau khi chia tiền với chủ, có thể bỏ túi từ 3 tới 5 ngàn một tháng.
Tôi nhớ vào ngày 1 tháng 4 năm 2000, tôi không có ở tiệm. Vợ tôi Hellen và Victoria, người làm Nail kể cho tôi nghe chuyện xảy ra. Một khách hàng, về sau tôi được biết tên là Kenya Ballard tới tiệm của chúng tôi và hỏi Victoria. Theo lời, Victoria trước đây cô đã làm tay chân nước cho Kenya nhiều lần. Kenya kiên nhẫn đợi Victoria và khi tới lượt cô ta, Kenya nài nỉ Victoria dùng dao cạo Credo để cạo da chết ở chân. Khi Victoria dùng Credo , Kenya than phiền là chân bị đau. Kenya xin bớt 5 đôla và Hellen đồng ý. Rời khỏi tiệm, Kenya cười hài lòng.
Một tuần lễ sau, khi tôi đang mua vật liệu cho tiệm, Hellen gọi tôi. Lúc tới tiệm, tôi thấy Kenya ngồi đó. Hellen vắn tắt nói: “Tiệm đông đúc mà cô ta la lối mình làm chân cô ta thương tích.” Tôi mời Kenya và Hellen ra sau tiệm và hỏi Keney cần gì. Kenya nói chân bị thương tích vì “pedicure” và cô sẽ viết thơ cho chúng tôi. Tôi trả lời: “Chúng tôi đợi thơ của cô”.
Vài ngày sau, Kenya trở lại với một người đàn ông và yêu cầu chúng tôi ký một tờ giấy ghi rằng chúng tôi chịu trách nhiệm hoàn toàn về giấy tính tiền bác sĩ của Kenya. Tôi từ chối yêu cầu phi lý này và yêu cầu họ cho tôi và địa chỉ của y sĩ điều trị. Họ không chịu.
Vào ngày 1 tháng 8 năm 2000, một người tự giới thiệu với tôi là cậu của Kenya tên Donald Ballard và đưa cho tôi mấy tờ giấy trong đó có giấy ghi chú của bác sĩ về tình trạng chân của Kenya. Ông ta nói: “Tôi không muốn dính líu vào vụ này, tôi cố gắng giúp đỡ cháu gái của tôi. Tôi làm những vụ cả trăm ngàn, cả triệu bạc chứ vụ này chẳng nhằm nhò gì đâu. Ông đưa cho tôi 6,500 đôla là chuyện chấm dứt. Quá rẻ mà.”


Trả lời Donald là để tôi phối kiểm lại và sẽ liên lạc với ông. Vài ngày sau, Donald gọi điện thoại cho tôi và xin 6500 Mỹ kim. Tôi bảo với ông là đừng gọi điện thoại tới tiệm và cũng đừng ghé vào tiệm. Nếu muốn liên lạc với tôi, xin vui lòng gọi pager của tôi.
Vào ngày 17 tháng 3 năm 2001, lúc 10 giờ 56 phút, Kenya tới tiệm và đưa cho tôi giấy kiện nạp đơn ở Central District of Los Angeles, Small Claim vụ số LAM 01M04883. Trong đơn kiện, nguyên cáo Kenya Ballard ghi rằng bị cáo Nguyễn Kinh Doanh nợ nguyên cáo $4,800 không kể lệ phí Toà Aùn vì ngày 1 tháng 4 năm 2000, tôi bị thương tích tại nơi thương mại của bị cáo làm tôi khổ sở và đau đớn.
Chúng tôi liên lạc với Kaiser và được biết 879 Mỹ kim ghi trên giấy tính tiền bệnh nhân không phải trả và họ loan báo với bệnh viện là không theo đuổi việc thưa kiện. Như vậy, số tiền $4800 bị cáo đòi chỉ là cho cảm giác “khổ sở và đau đớn.”
Giống như phần lớn những người làm Nail, Victoria không nói Anh ngữ được nhiều. Cô ráng hết khả năng chiều khách. Kenya Ballard và Donald Ballard lợi dụng yếu điểm này để chèn ép Victoria.
Chúng tôi bằng lòng đi Chicago để thẩm phán Mathis dàn xếp vụ Kenya Ballard kiện Nguyễn Kinh Doanh. Ông Don Hughes chuyên trách về du lịch sửa soạn cuộc hành trình của chúng tôi.
Rời Los Angeles lúc 12:30PM ngày 9 tháng 4 năm 2001 trên chuyến bay số 761 của United Airlines, chúng tôi đến phi trường Quốc tế O’ Hare ở Chicago lúc 6:29PM. Cuộc hành trình chỉ có 4 tiếng, 2 giờ khác biệt là vì Chicago nhanh hơn giờ Los Angeles 2 tiếng.
Ngay khi tới nơi, ACE cho xe Limousine đón tôi, Hellen và Victoria và đưa chúng tôi tới Midland Hotel ở Chicago. Khi ghi tên lấy phòng, mọi người được phát 40 đô (tiền ăn). Chúng tôi đi ra ngoài phố ăn tối. Chicago là một thành phố sạch sẽ và khang trang. Trong thời gian chúng tôi ở đó, chẳng thấy rác rưởi hay người ăn xin. Những cố gắng của thị trưởng Richard Daley thật đáng ngợi khen.
Hôm sau, ngày 10 tháng 4, chúng tôi ra downtown và xem giá của vài tiệm Nail. Manicure giá 14 và pedicure giá 36 đôla. So sánh với phần lớn tiệm ở Los Angeles, giá hết sức khác biệt, thường là 6 Mỹ kim làm manicure và pedicure là 8 đôla.
Chiều hôm ấy, một xe limousine đến khách sạn và đưa chúng tôi tới Judge Mathis Studio. Chúng tôi được đưa vào phòng khách để sửa soạn ra trước Thẩm Phán Mathis. Karolyn Kelley, Giám Đốc Chương Trình, rất thân ái và chân tình. Cô cho tôi biết những thủ tục xúc tiến. Hellen và Victoria được đưa vào phòng trang điểm.
Chúng tôi là những người sau cùng trên lịch trình của tòa. Microphones được gắn vào chúng tôi và thử. Chúng tôi sẵn sàng và được hướng dẫn vào nơi xử. Tôi thấy Kenya Ballard đứng nơi bàn Nguyên Cáo. Kenya Ballard tự giới thiệu. Tôi cũng giới thiệu mình, Hellen và Victoria. Tôi đứng nơi bàn bị cáo.
Kenya thuật lại với tòa cô ta làm “pedicure” ở chỗ chúng tôi. Victoria gây “thương tích” ở chân cô ta. Kenya nói Victoria ngưng lại. Kenya than thở: “Bà ta chẳng hiểu Anh ngữ, bởi vậy, bà ta cứ tiếp tục sử dụng vật bất hợp pháp” Kenya đưa ra dao cạo Credo. Thẩm phán hỏi nếu Victoria “làm đau” chân tại sao Kenya không bỏ đi ngay, Kenya chẳng có câu trả lời.
Chánh Aùn Mathis hỏi tôi chuyện diễn tiến thế nào. Tôi kể như ở trên và nhấn mạnh:
1. Keney đợi một cách kiên nhẫn hơn một giờ để Victoria làm chân.
2. Kenya nài nỉ Victoria dùng dao Credo để cạo da chết ở chân.
3. Keyna xin Hellen bớt 5 đôla. Hellen thỏa mãn lời yêu cầu.
4. Kenya ra khỏi tiệm cười rạng rỡ.
Tòa xử cho Kenya tiền thuốc, đau đớn, khổ sở...
*
Làm sao các tiệm Nail có thể tránh khỏi bị kiện như vậy"
Khi khách hàng hỏi dao cạo chân hay tay, từ chối và cắt nghĩa: Thứ nhất theo điều khoản 7320.2 của Hội Đồng Thẩm Mỹ, sử dụng những vật kim loại bất hợp pháp sẽ bị phạt. Thứ hai, nếu khách hàng bị thương tích vì dao cạo trong tiệm Nail do thợ bất cẩn, công ty bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm bồi hoàn cho khách bị thương tích.
Ngoài ra, một số luật sư đưa ra ý kiến là gặp khách hàng khó khăn có thể yêu cầu họ ký vào RELEASE OF LIABILITY FORMS (MẪU ĐỒNG Ý KHÔNG THƯA KIỆN). Tuy nhiên phương pháp này cũng không hoàn hảo.
Trong vụ Trần Van Lai, Small Claim Case No ALH 01S00684 ngày 26 tháng 6 năm 2001, Chánh Aùn Steven Hashimoto phán quyết giấy TREATMENT AND ARBTRATION AGREEMENT (ĐỒNG Ý ĐIỀU TRỊ VÀ HÒA GIẢI) không có hiệu lực vì khi bệnh nhân ký giấy không có người thông dịch từng chữ một.
Cách tốt nhất để tránh gặp nhau ở tòa là gắn một bảng ở tiệm ”WE RESERVE THE RIGHT TO REFUSE SERVICE TO ANYONE (CHÚNG TÔI DÀNH QUYỀN TỪ CHỐI PHỤC VỤ BẤT CỨ AI)” và chỉ vào bảng này khi gặp khách có vẻ muốn gây rắc rối một cách vô lý, rồi nhã nhặn mời ra.

Nguyễn Kinh Doanh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,351,359
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến