Hôm nay,  

Thư Gửi Bạn Xưa Mới Sang Mỹ

11/01/200100:00:00(Xem: 138553)
Florida,30 tháng 9- 2000

Anh Cẩn và Danh thân mến!

Được anh Nghi báo tinh Danh đã qua Mỹ với anh Cẩn và 3 con hiện ở Virginia, mình mừng quá vội gọi điện thoại để hỏi thăm.

Gần hai mươi năm mới biết tin Danh, hồi hộp quá. Nghe giọng nói của một cô gái khoảng 25-30 tuổi mình nghĩ có lẽ là con của Danh, không dè lại chính tiếng nói của Danh. Mình nhớ là Danh cũng dã trên thất thập rồi không ngờ tiếng nói còn trẻ quá.

Mừng vui không kể xiết từ lần cuối cùng của năm 1980 mình gặp nhau ở Đại học sư phạm và sau đó bặt tin luôn. Nói chuyện trên điện thoại hơn 1 tiếng đồng hồ mà chưa hết chuyện.

Hôm nay là ngày kỷ niệm 52 năm ngày cưới của mình và anh Tám 30-9-1948- 30-9-2000, mình nhờ Anh Tám viết thư cho Danh đây.

Tại sao mình không viết thư được mà phải nhờ mình sẽ kể lại sau.

Mình nhớ ngày này năm xưa Danh và Nhi cùng bạn bè thân hữu đã dự tiệc cưới của mình và anh Tám ở nhà hàng Lý Văn Lang, cái nhà hàng nhỏ xinh xắn ở đường Lê Lai gần ga xe lửa Saigon. Danh còn nhớ không" Một kỷ niệm luôn luôn có hình ảnh của Danh và Nhi vẫn còn đọng mãi trong tim mình qua sau 52 lần kỷ niệm lúc nào mình cũng nhớ như in.

Đùng một cái, ngày 30 tháng 4 năm 1975. Anh Tám cũng như anh Cẩn và bao nhiêu người khác bị đi cải tạo, mình đau khổ phải mất nhà ở Nguyễn Bĩnh Khiêm, khó khăn trăm việc khi sống dưới chế độ Công An Cộng Sản từ vật chất cho đến tinh thần.

Rồi hao mòn thân xác, lo âu, khổ cực thiếu thốn do đó mà cặp mắt mờ đi. Mình đã một lần mổ mắt tại Bệnh Viện Saint-Paul, nhưng không đầy đủ thuốc men, mình không còn đọc chữ và viết được nữa cũng như không thấy rõ người và cảnh vật.

Thế rồi cũng nhờ thằng con út ra đi vượt biển năm 1979 bảo lãnh mãi đến năm 1991, mình và anh Tám cùng với 2 đứa con gái không có gia đình được đi theo. Còn 2 đứa con lớn có gia đình như Danh đã biết, khi qua đây anh Tám và mình được vô dân Mỹ mới bảo lãnh và đã qua sau này năm 1997, với 3 đứa cháu nội và 2 đứa cháu ngoại.

Trở lại chuyện của năm 1991, Mình và anh Tám qua Mỹ định cư ở thành phố Pompano Beach, Florida. Phải thành thật mà nói mình hết sức cám ơn cháu Huỳnh Anh và Cháu Willie Ferrell đã tận tình giúp đỡ cho cuộc sống của mình và Anh Tám được ổn định từ việc mướn nhà, đưa đón đi Bệnh Viện khám mắt mổ mắt cho đến giao địch với các hội, các cơ sở.

Mình rất may mắn được ông Bác sĩ nhãn khoa có tên là Howard Fleissig tận tình chữa trị cặp mắt của mình, cho mình thấy được ánh sáng và cảnh vật.

Mình bị bệnh mắt có tên là Glancoma và Cataract. Bác sĩ đã hai lần mổ 2 mắt miễn phí nếu tính tiền ít lắm là hai mươi ngàn đô. Nghĩa cử của người Bác Sĩ Mỹ này, đời đời mình nhớ ơn. Ngoài việc trị bệnh, ông còn có nhiều tình cảm, thương yêu, quí mến mình, tận tình săn sóc và vui mừng nhìn thấy mình đã đọc được hàng chữ lớn của tờ báo địa phương có tên là Sun-Sentinel.

Khi mình đổi nhà qua ở một khu vực khác, ông còn lo lắng hỏi han nơi chỗ ở mới có an ninh, tốt không" Ông đã săn sóc chữa trị cho mình, cho thuốc miễn phí để dùng mỗi ngày cho đến năm 1997, ông bị bệnh ung thư và chết trong năm 1998. Mình đã khóc thật nhiều và tiếc thương người Bác Sĩ tài ba và vắn số. Hằng trăm bệnh nhân đã nhờ ông chửa trị mà khỏi mù mắt.

Trong lúc mình nằm bệnh viện để mổ mắt, được sự giúp đỡ của mọi người mình mới thấy câu châm ngôn "lương y như từ mẫu" đã thể hiện ở đất Mỹ này.

Ngoài Bác Sĩ, Bệnh Viện, mình đã được ông Jeffrey - Nelson giám đốc Hội người mù ở quận Broward Florida cho người đến săn sóc mình lúc ở Bệnh Viện cũng như trong thời gian còn bệnh lúc ở nhà.

Các sinh viên thực tập hằng ngày thay phiên đến nhà để tiêm thuốc, nhỏ thuốc hướng dẫn mình đi đứng, thực hành phương pháp ăn uống theo điều độ của người bệnh mắt. Và thị giác của mình từ từ phục hồi.

Đến thời gian mình có thể thi quốc tịch cũng chính các Bác Sĩ trị bệnh chứng nhận cho mình khỏi thi viết nhưng vẫn thi lịch sử Mỹ như những người lành bệnh. Nhờ có sẵn trình độ nên mình dễ dàng đạt được kết quả.

Nếu mình không qua được đất nước tự do và khoa học hiện đại này, chắc mình đã bị mù hẳn khi ở lại Việt Nam. Cuộc đời của mình đã cưu mang ơn nghĩa với người Mỹ và đến nay chính quyền Mỹ đã đùm bọc, giúp đỡ mình trong tuổi già.

Danh ơi! Mình rất sung sướng thoát qua cảnh đui mù, đã thấy được tất cả cảnh vật, hình dáng người thân, đã thấy mưa rơi, đã thấy nắng vàng và nhìn được hình ảnh của các ca nhạc sĩ trong Tivi cũng như các đồng bào ruột thịt, các người Mỹ cùng sống chung trong khu vực mà đã thương yêu trìu mến, giúp đỡ mình trong lúc ốm đau, bệnh tật.

Mình đã đi một vòng du lịch nước Pháp với anh Tám trong những tháng hè vừa qua rồi một ngày gần đây mình sẽ đến thăm Anh Cẩn và Danh cùng các cháu.

Thương mến gởi đến Danh, người bạn của tuổi học trò năm xưa

Bạïn Danh

Đặng Thị Hoa
Florida Tháng 9/2000

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,072,943
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.