Hôm nay,  

Vui Buồn Nghề Làm Cỏ

18/07/200100:00:00(Xem: 169139)
Bài tham dự số: 02-300-vb0317

Suzie Tran tên thật Trần Thị Thanh Xuân, tác giả bài “Nghề làm vườn” đăng trên Việt Báo ngày 17-10-2000. Bà Xuân tốt nghiệp Cử Nhân Thương Mại Đại Học Minh Đức 1974, Chuyên viên ngân hàng phát triển kỹ nghệ V.N. Sang Mỹ năm 1984, học kế toán tại Brookhaven College-Dallas. Làm đủ mọi nghề, nghề văn phòng cũng có, nghề lao động chân tay cũng có. Vì khoái nấu ăn nên có lúc đi cày 3 jobs một lần để cố học nghề. Sau đây là bài viết mới của bà Trần bổ túc bài Nghề Làm Vườn I.
*

Kế toán là nghề của tôi. nhưng hoc xong, đi làm được mấy năm, tôi quyết định theo chồng và theo “nghề của chàng.”
Chồng tôi là một anh thầu khoán (Contractor) tối ngày “vật lộn” với sỏi, với cát, với xi măng, với cây cối... khả năng kế toán của tôi anh chả cần là mấy, cho nên tôi giúp anh trong việc trồng cây, trồng bông, trông coi gánh co.û
Nhờ sống gần thiên nhiên, chia xẻ vui buồn cùng những người lao động tôi càng cảm thấy tâm hồn mình rộng mở và yêu mến cuộc đời.
Khi đi làm, tôi ăn mặc giản dị. Tôi cần nhất là cái nón rộng vành để che nắng che mưa và đôi giày bata để đi cho lẹ. Thấy tôi ăn mặc lè phè, mạ tôi thường hay quở trách: “Chiếc nhẫn mạ cho con đâu rồi, sao không đeo”, ”cái áo nhung kia sao không thấy lấy ra mặc” . Mỗi lần nghe mạ tôi nói tôi đều cười:” Mạ ơi, con làm nghề lao động, tối ngày long nhong ngoài đường, đi hết nhà nọ qua nhà kia, đeo hột xoàn mà làm gì. Lở rớt một cái biết đâu mà kiếm. Chỉ cần ăn mặc làm sao cho thoải mái là được rồi mạ ạ”...
Nói như thế nhưng tôi cũng rất thông cảm với mạ tôi, mạ là con nhà quan mà. Ông ngoại tôi rất giàu, ruộng cò bay thẳng cánh, còn làm quan trong triều nữa. ” Cô út” Tôn Nữ là mạ tôi số đẻ bọc điều có kẻ hầu người hạ nên rất sung sướng. Mạ thấy tôi có vẻ lam lũ quá nên không vui. Biết vậy nhưng làm sao, tôi phải làm việc, làm để trả nợ áo, nợ cơm...
Vào nghề đã lâu, tôi có rất nhiều kỷ niệm về nghề làm cỏ. Có lần đi tỉa (trimming) cây, tôi tỉa trúng nhằm tổ ong vò vẽ nấp trong bụi cây, bị ong rượt, cả bọn tụi tôi bỏ chạy trối chết. Mấy con ong nhất định không tha, cố bám sát theo sau. Kết quả, cả đám người nào cũng bị ong chích. Tôi bị ong đốt 2 mũi bên cánh tay trái, qua ngày sau cánh tay bị sưng lên, đau nhức cả tuần mới hết. Có những lần nào vào mùa gió Santa Ana, lá vừa thổi xong chưa kịp hốt thì gió từ đâu thổi tới làm lá bay tứ tung, phải thổi lại lần nữa. Có lần mấy người thợ sơ ý để cửa vườn sau mở chó của khách hàng chạy ra đường tôi phải đi kiếm các nơi để tìm cách bắt về. Những con chó ở lâu sau vườn, lúc thoát được ra ngoài đường, chúng chạy mau lắm, trông có vẻ hớn hở khoái chí, còn tôi thì hớt hơ hớt hảy, sợ không kiếm được thì làm sao đền cho khách hàng. Có lần đi làm, cả bọn chúng tôi làm việc ở sân sau, sơ ý quên không coi chừng máy móc để ở sân trước, đến lúc trở ra thì máy quất, máy thổi đều không cánh mà bay.
Không hiểu tại sao những lúc hoạn nạn xảy đến cho tôi, tôi đều cảm thấy hình như có bàn tay vô hình nào đó nâng đỡ mình. Câu chuyện sau đây chỉ là một trong những chuyện xảy đến với tôi.


Sáng hôm đó, tôi phải dậy sớm để đi lấy máy cắt cỏ mà tôi đã nhờ sửa ở một tiệm sửa máy ở Pomona. Tôi nhờ ông xã đi lấy dùm nhưng ông làm biếng không chịu đi nên tôi phải đi một mình. Đây là loại máy cắt cỏ thấp, rất nặng, dành cho loại cỏ của sân Golf.
Sau khi tôi và bà chủ tiệm phụ nhau khiêng máy bỏ lên xe truck, tôi phóng xe như bay về để kịp đi làm. Qua được vài đèn đỏ, đang đi tôi nghe tiếng “rầm” quay đầu lại tôi đã thấy cái máy nằm chình ình giữa đường. May quá, không có ông cảnh sát nào ở đây. Có lẻ vì tôi ràng dây không kỹ, đóng cửa không chặt nên máy cắt cỏ đã bị rớt xuống dường.
Quýnh quáng, tôi nhảy phóc xuống xe, đưa tay chận xe mọi người lại và từ từ đẩy máy cắt cỏ vào lề đường. Đang lo âu thắc mắc không hiểu làm sao để bưng máy lên xe vì rất nặng, thình lình tôi thấy có một chiếc xe truck thật to từ đâu trờ tới, trên xe một ông Mỹ đen bước xuống. Không mở miệng nói một câu, ông ôm cái máy cắt cỏ một cách gọn gàng và để lên xe cho tôi, lại còn ràng rịt cẩn thận. Tôi cảm ơn ông rối rít. Số tôi thật là may. Nếu máy cắt cỏ mà rớt nhằm một chiếc xe nào đó đang chạy phía sau, thế nào cũng gây tai nạn.
Trong nghề làm vườn, điều gì làm tôi ghét nhất" Có lẽ là chuyện đi đòi tiền. Đa số khách hàng của tôi rất đàng hoàng, sòng phẳng, nhưng cũng có năm ba người tôi gọi điện thoại nhắc nhở. Có khách hàng còn kỳ kèo thêm bớt, cũng có khách lờ luôn không trả, dù cho tôi thường xuyên gọi điện thoại nhắc nhở hay đích thân đến tận nhà. Cũng có khách hàng tôi tưởng là họ lơ luôn, nhưng sau đó họ lại gởi đến một cái check với lời xin lỗi. Đó cũng là một niềm vui bất ngờ dành cho tôi.
Điều gì làm cho tôi thích thú nhất trong nghề làm vườn" Thứ nhất, tôi thích được ngắm nhìn những bông hoa hàm tiếu mà tôi đã không tốn tiền mua mà còn được tiền vì đã bỏ công đi lựa và trồng cho khách hàng. Thứ hai, tôi thích được tự tay hái những trái cây chín trên cành sau khi đã xin phép chủ nhà. Người Mỹ họ ít ăn trái hồng nên tôi tha hồ mà hái. Có những trái Plum chín trên cây rất ngọt và thơm. Theo tôi, trái cây trồng ở nhà bao giờ cũng ngon ngọt hơn mua ở chợ.
Nhờ đi làm vườn, tôi biết rất nhiều loại bông hoa. Không những tôi biết nhiều loại hoa cúc, hoa hồng khác nhau mà tôi còn biết rất nhiều hoa dại mọc sau vườn, có nhiều loại rất có ích, có thể dùng làm thức ăn. Có những loại hoa cần được săn sóc tỉ mỉ, bón phân tưới nước nhưng cũng có loại không cần gì cả, mà vẫn hàm tiếu dưới ánh sáng mặt trời, chẳng hạn như hoa hướng dương mọc bên đường về nhà tôi.
” Hướng dương lòng thiếp như hoa”
(Chinh phụ ngâm)
Chim trên trời, cá dưới sông, có ai chăm sóc đâu mà chúng vẫn tồn tại trong vũ trụ bao la.
Không lo âu, không nghi ngại, tôi chỉ cầu mong cho mình có được sức khỏe dồi dào để tiếp tục cuộc hành trình mà tôi đã chọn. Gần gũi với khách hàng, vui buồn cùng những người thợ, hòa đồng cùng thiên nhiên đó là niềm vui chân thành của người làm vườn, người đó là tôi.
Suzie Tran

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,396,218
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến