Hôm nay,  

Được "mỹ" Yêu.(2)

15/07/200100:00:00(Xem: 15349)
Người Viết: CHU TẾU
Bài tham dự số: 02-298-vb0715

Tuổi trên năm bó ruỡi. Học vấn lạng quạng, chỉ tốt nghiệp trường Đại học Cải Tạo. Qua Mỹ theo diện HO (Lao). Tác giả Chu Tếu tự mô tả vậy, khi góp hai bài “Tôi bị sạn thận” và “Ha Át Tát” đã phổ biến tuần trước. Lần này, ông Chu gửi thêm bài mới “Được Mỹ Yêu” hai hồi, và ghi chú thêm “tại già mà ham vui” khi thấy bà con Viết Về Nước Mỹ vui quá.
*
Trong thời gian theo học ở Texas năm 1967, Tếu có mấy ông thầy, bà thầy rất dễ thương.
Bà Mary đen dòn, nhưng răng rất trắng, y hệt như hình ông quảng cáo cho kem đánh răng Hynos ở Việt Nam hồi đó. Bà hơi "o-vờ-uết", nói nôm na là "khá nặng ký"; mỗi bước đi, các thớ thịt của bà rung động uyển chuyển, nhịp nhàng. Nhất là khi bà khiêu vũ, sức ly tâm làm cơ thể bà như muốn tung ra khắp mọi hướng. Tếu đã có cơ hội "nhẩy đầm" với bà và đã có cảm giác như những phần mềm mại trong bà văng qua, đập lại vào mình như từng đợt sóng vỗ, tạo nên một cảm giác lạ lùng vô cùng. Khi màn khiêu vũ chấm dứt, Tếu lết về chỗ mà bàng hoàng, ngơ ngác mãi, không hiểu mình mới đi biển về hay từ phi cơ nhẩy dù xuống đất! Tếu nhẹ nhàng đặt hai cánh tay xuống bàn, nâng niu, vì chính "chúng nó" mới được vòng qua tấm lưng rất mềm của bà. Bạn của Tếu thấy Tếu ngẩn nguời ra thì hỏi:" Ê, bộ bà ấy vật mày dữ quá làm mày chới với hả"", Tếu chỉ cuời: "Không phải đâu!" Nhưng sau đó, thì Tếu sợ không dám "nhẩy" với bà nữa vì không muốn cho tư tưởng đang trong sáng bỗng thành đen thui!
Oâng thầy Giller thì rất trí thức và cũng rất bình dân. Oång gần 60 tuổi mà độc thân tại chỗ để ở với mẹ. Bốn anh chị khác của ông thì đã bỏ đi xa cả. Tóc ông trắng xóa trông rất tiên phong đạo cốt, mà vào lớp chỉ thích nghe học trò kể chuyện tiếu lâm rồi cuời thoải mái. Miệng há ra hết cỡ, tay thì đấm vào bàn, còn học trò của ông đứa nào đứa nấy cứ gục đầu xuống bàn, cuời như điên. Trong lớp tôi, có tên Hoa, chuyên viên kể chuyện bậy. Một hôm, hắn kể về một bà sợ có con quá mà vẫn cứ đẻ sồn sồn, mới đến xin bác sĩ thuốc ngừa thai. Bác sĩ cho thuốc về uống, dặn phải uống ngay… lúc ấy, nhưng không hiểu sao, vẫn đẻ! Khi cô đỡ lôi thằng bé ra thì thấy tay nó cứ nắm chặt lại. Cô đỡ gỡ mãi không ra, phải gọi mẹ nó. Bà mẹ dỗ ngọt: "Con ngoan, con lấy cái gì của mẹ đấy, đưa cho mẹ xem, mẹ hứa không trách gì con đâu." Nói mãi, nó mới chịu xòe tay ra, mọi nguời xúm vào xem, thì ra đó là viên thuốc ngừa thai! Thằng bé còn tỉnh bơ nói: "Con đâu có ăn cắp, tại mẹ uống thuốc trễ quá!" Oâng thầy nghe kể đến đây thì đập vào đùi, cuời chẩy nước mắt:"Tôi đó! Chính tôi đó! Mẹ tôi ngừa thai mãi mà vẫn đẻ ra tôi!" Học trò cuời gần tắt thở.
Trong số những giáo sư mà Tếu học, Tếu thương ông nhất, không phải vì ông thích chia xẻ chuyện tiếu lâm, mà vì những khi ông rủ Tếu đi chơi tâm sự. Oâng là nguời Aùi nhĩ Lan nhưng tâm hồn rất Á Châu; phối hợp giữa cởi mở của nguời Tây Phương với sự tôn trọng văn hóa Đông Phương, ông là một mẫu nguời tuyệt vời. Vì các anh chị đã bỏ đi cả, ông đành chấp nhận hy sinh, ởõ giá nuôi Mẹ, trong khi đau khổ từ chối tình yêu của bao nhiêu cô gái khác! Tếu phục ông mãi, nhất là khi ông đã biết câu chuyện tình của bà giáo Miranda với Tếu! Sau khi Tếu đổi đi trường khác và tốt nghiệp, có trở lại thăm ông, ông cuời ha hả: "Ê, có nhớ bà Miranda không" Đừng có tới thăm bà ấy nhé!" Tếu hỏi tại sao, ông cuời to hơn: "Tại vì bà ấy có bầu rồi, cậu mà gặp thì sẽ mất cảm tình ngay! Ha ha ha!" Tếu ôm bụng cuời. Vừa cuời vừa… tiêng tiếc! Ngày xưa các cụ hay nói "bỏ thì thuơng, vương thì tội", trường hợp của Tếu lại là "bỏ thì tiếc, vuơng thì chết!"
Chuyện tình nở hoa từ bao giờ thì không biết, chỉ nhớ là bà giáo cũng còn trẻ, khoảng duới 35, trong khi Tếu thì mới có 23 cái xuân xanh. Nhưng nhờ Trời thương, Tếu được cái cao một thước bẩy lăm, miệng lém, thích giơ tay phát biểu lia chia nên các giáo sư hay để ý nhất là bà giáo Miranda. Bà gốc nguời Mễ lai Tây Ban Nha, nên đẹp vô cùng. Da trắng bóc nhưng mắt lại đen thăm thẳm, vóc nguời tầm thước, cử chỉ quý phái, dịu dàng như thơ. Bà vẫn thuờng lắng nghe Tếu diễu và cuời mím chi, cho đến một hôm, Tếu làm "anh hùng rơm", bà mới thật sự quý Tếu. Hôm ấy, một tên Iran nghỉ học nhưng không xin phép chi cả. Ngày hôm sau, vào lớp, bà mới hỏi nó:"Hôm qua anh nghỉ học, phải không"" Nó vênh váo kiểu rất Iran, con nhà dầu hỏa, trả lời tỉnh bơ: "Tôi không biết!" Bà hơi tái mặt, nhưng vẫn nhỏ nhẹ: "Lý do tại sao vậy"" Thằng mất dậy vẫn vênh mặt lên: "Tôi không biết!" Cả lớp đã hơi bực, nguời nào cũng cau mặt. Bà giáo cố dằn cơn giận, tiếp tục nhỏ giọng: "Tại sao việc của anh mà anh không biết"" Lần thứ ba, tên vô giáo dục nào cao giọng:"Không biết!" Tự dưng cơn điên của Tếu nổi lên đùng đùng, (Tếu vẫn hay có cơn mát giây bất tử.) Tếu đứng dậy, chỉ tay vào mặt nó, hét lớn: "Mày là thằng mất dậy, ăn nói hỗn với giáo sư. Tao cho mày 30 giây, nếu không xin lỗi cô giáo, tao lôi mày ra, dần một trận cho biết mùi lễ độ!" Tên Iran kia mấy giây đầu thì ngơ ngác, nhưng sau thấy Tếu có vẻ làm thiệt, mà nhìn quanh, ai cũng trợn mắt nhìn, nên nó đành xuống giọng xin lỗi. Bà giáo bèn cảm tình với Tếu hơn bao giờ hết. Cuối giờ, bà gọi Tếu lên bàn, cám ơn và khen người Việt Nam có đạo đức và chí khí! Tếu khoái quá, mũi nở to như quả mận chín. Từ đó, ánh mắt của bà nhìn Tếu khác hơn, đằm thắm hơn, và sâu thẳm hơn… cái giếng nước. Rồi thứ Bẩy cuối tuần ấy, bà lái xe đến chỗ Tếu, rủ Tếu về nhà bà chơi. Tự dưng ngài ngại, Tếu rủ thêm một anh bạn đi cùng. Tới nơi, gặp chồng bà đón ở cửa, bắt tay chào hỏi xong là ông xin lỗi, có việc phải đi ngay, để nhà lại cho vợ tiếp khách! Thế là Tếu ở lại, ăn.. ngủ ngay tại nhà bà luôn. Aên hai bữa sáng , chiều, vẫn không thấy ông chồng về, bà bật nhạc lên, lôi Tếu ra "nhẩy đầm". Đứa con hai tuổi của nàng thì cho vào phòng ngủ sớm. Ăên thêm bữa nửa đêm nữa, rồi nói chuyện tào lao cho đến lúc buồn ngủ quá, hai thằng lăn ra salông ngủ, ngáy khò khò. Sáng dậy, thấy có hai ly cà phê sẵn, nóng hổi. Bà giáo ra trò chuyện tiếp… Đến chiều Chủ Nhật, bà mới thả cho về, và vẫn không thấy ông chồng trở lại!
Tuần tới, bà lại rủ Tếu đi chơi. Lần này ra biển, hóng gió, ăn sò…Và cứ thế, mỗi tuần đều đều đi chơi, dung dăng dung dẻ hoài vì cứ cuối tuần, ông chồng lại lễ phép xin đi công chuyện! Cho tới một hôm, chỉ có hai đứa ngồi hai bên cái bàn trong nhà nàng, Tếu giễu, nhờ dịch mấy câu sang tiếng Tây ban Nha, những câu vớ vẩn như "Anh yêu em, anh nhớ em lắm, anh mong được gặp em mỗi ngày…" Bà liếc nhìn Tếu một cái sắc như dao cạo… râu, rồi cúi xuống viết những câu ấy bằng tiếng Tây ban Nha, xong lại nhìn Tếu và viết thêm bằng tiếng Anh: "Đây là những câu của… anh nói với em, còn đây là câu của em nói với anh, AI LÔVỜ DU!" Mới đầu Tếu chưa hiểu, còn ngố kèn cứ đọc đi đọc lại mấy câu ấy mãi rồi cuời hì hì. Nguời đẹp phụng phịu, viết thêm mấy chữ giết nguời ấy rồi chỉ ngón tay vào ngực mình, đoạn chỉ ngón tay vào ngực Tếu sau những chữ "Ai" và chữ "du". Lúc bấy giờ Tếu mới hiểu ra, tim liền đập loạn. Ngước mắt lên thì gặp ngay đôi mắt của nàng sát mắt mình, ôi đôi mắt long lanh của nguời đang yêu, đôi mắt làm cho chân Tếu nhũn xuống, hết khí lực, nhất là đôi mắt ấy thường ngày đã đẹp, đã đáng làm cho mê mẩn, nay lại tình tứ thì… Tếu chỉ muốn nhẩy ùm vào và chết đuối trong đôi mắt ấy mà thôi. Trong giây phút ấy, nàng lại nghiêng phần trên của nàng lại gần hơn, ngực nàng vuơn tới với đôi môi mở hé, làm miệng Tếu khô, hơi thở Tếu dồn dập, tay Tếu khờ khạo đưa ra phía trước…
Đột nhiên, vào đúng giây phút cuối cùng ấy, Tếu chợt nhìn thấy trên bức tường đối diện một tấm hình Chúa với đôi mắt u buồn của Ngài, thế là tất cả xúc động tiêu tan ngay lập tức. Tếu bàng hoàng ngồi ngay ngắn lại, rồi từ từ đứng lên, tuy chân vẫn còn run, Tếu vừa làm bộ đi ra cửa, vừa than nóng quá! Nàng có hơi chới với, ngỡ ngàng, nhưng rồi cũng hiểu là Tếu "né đạn" nên nàng đi theo Tếu ra ngoài nói truyện trời mưa trời nắng rồi đưa Tếu về theo yêu cầu của Tếu. Trên xe, nàng không nói gì nhiều, chỉ đăm đăm nhìn phía trước.


Hôm sau, vào lớp, hai đứa cứ làm bộ như không có gì xẩy ra. Tuy nhiên mấy thằng bạn trời đánh nhìn hai khuôn mặt lầm lì thì đã đoán có chi đó, nên cứ gặn hỏi hoài. Việc cô giáo đưa học trò đi chơi thì cũng thường xẩy ra, nhưng việc cô giáo Miranda chỉ hay đưa Tếu về và hay đi song song trò chuyện với Tếu giờ ra chơi hoặc gọi Tếu lên bàn thầm thì, thủ thỉ thì đứa nào ngố đến đâu cũng biết. Nhưng có điều không ai biết là thời gian ấy, Tếu đang chiến đấu với bản thân gần chết. Y như cách đó hai năm, khi Tếu chưa đi lính, thường hay lại nhà một ông anh kết nghĩa chơi. Bà chị chỉ hơn Tếu chừng 12 tuổi, nghĩa là khoảng 33. Những khi Tếu lại mà không có ổng thì bà tiếp Tếu, ngồi nói chuyện tào lao cả tiếng đồng hồ. Đến một hôm, ổng cũng đi vắng, bà rủ Tếu vào trong chờ bà cho thằng út... bú sữa! Tếu tá hỏa tam tinh khi thấy bà vạch áo cho thằng nhỏ... và còn bảo Tếu ngồi ngay đối diện bà nữa. Miệng Tếu đắng ngắt, tay chân thì lạnh run. Tếu thều thào xin bà đi về, bà cứ níu Tếu lại làm Tếu gần tắt thở. Cả tháng sau nữa, có việc nhờ ông anh, Tếu mới dám lại, sau khi ráng nghĩ là bà ấy coi mình như em út. Nhưng khi đến nhà, lại không gặp, bà chị nhờ chở đi kiếm chồng. Tếu nhận lời, thì bà gọi vào trong nhà, bảo chờ bà thay áo! Tưởng bà xuống bếp hay đâu đó, bà lại đứng ngay trước mặt Tếu, cởi áo ra... đổi áo lót... xong bảo Tếu "gài giùm chị tí!" Mắt mũi chàng thanh niên 21 tuổi mờ đi làm mấy ngón tay cứ lụp chụp gần 15 phút mới gài xong có hai cái khoen! Giờ thì cũng tương tự, trước hình ảnh người đàn bà tuyệt đẹp này, tim Tếu thì nhỏ nhẹ nói: "Yêu nhau đi, nàng đẹp quá, hấp dẫn quá, nàng lại yêu nguơi như điếu đổ. Không huởng thì hoài của. Lại giống như ngày xưa, rồi tiếc của." Lương tâm của Tếu "hừ" lên: "Tầm bậy, nguời ta có chồng có con đàng hoàng, lại là cô giáo của nguơi, mà nguơi lộn xộn. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư, nguơi có nhớ không"" Tim của Tếu nhanh nhẩu:"Xưa quá, cũ quá rồi cha nội! Thời buổi này mà nói chuyện sư với cô! Nguời đẹp nõn nà như chiếc gối bông đã sẵn bên tay, không gối lên thì ngu như bò!" Lương tâm hậm hực: "Đồ tồi! Nguơi muốn hốt vợ nguời ta hả! Có ngày nguơi bị quả báo!" Trái tim cũng không vừa: "Nhưng đây là tình yêu mà! Chồng của nàng lại hay bỏ đi hoài, lỗi tại hắn chứ, nàng yêu kiều thế kia chịu gì nổi cô đơn. Nguơi yêu nguời ta là giúp đỡ đó, nguơi đem lại hạnh phúc cho nguời ta, nguơi còn được phúc đức nữa!" Nhưng, đến đây thì lương tâm gầm lên: "Nguơi muốn phản Chúa rồi sao" Hỡi Juda, quân xảo ngôn!" Nghe lời phán nặng nề này, trái tim đành chịu bí, á khẩu, hết đường nói quanh. Còn Tếu thì mệt phờ nguời, chân tay run rẩy như trúng gió, mệt mỏi vô cùng. Hãy tưởng tượng một thanh niên đang độ bẻ gẫy sừng trâu, xa nhà, không có nguời yêu, bất ngờ được một phu nhân quý phái, đẹp như trong phim xi-nê dâng hiến, mà phải chối từ kịch liệt thì cuộc chiến không cân sức đến như thế nào….
Thứ Bẩy ấy, nàng lại đem xe đến đón Tếu đi chơi ở bãi biển. Hình như cả tuần đợi trông làm nàng xanh đi, nhưng bạo gan hơn. Nàng cầm tay Tếu, đặt vào ngực mình, hỏi: "Tại sao anh không yêu em"" Tếu thở không ra hơi, lào xào: "Tại…không thể được!" Nàng lại tha thiết hơn: "Em có gì xấu xí không đáng cho anh yêu"" Thu hết gan, Tếu trả lời: "Không phải bà xấu, mà trái lại, bà là nguời đẹp nhất mà tôi chưa từng gặp, chưa từng tưởng tượng. Bà hấp dẫn, bà quyến rũ, trong khi tôi chẳng có chi đáng được bà yêu. Nhưng…" "Nhưng sao"" "Nhưng bà đã có chồng!" Nguời đẹp gạt phăng kiểu Mỹ: "Đừng nói lẩm cẩm! Em không cần biết chuyện chi hết! Em chỉ biết em yêu anh. Còn anh, anh yêu em không"" Tếu hồn phi phách lạc, lẩm bẩm: 'Yêu…yêu chứ!" Thế là nàng muốn xà vào lòng Tếu, làm Tếu phải ngửa mặt lên trời, run rẩy: "Chúa ơi, cứu con!" rồi cố gắng hết tàn lực, Tếu gạt nàng ra và bước ra xa. Nguời đẹp thẫn thờ, không níu kéo nữa, và lúc sau, nàng dục Tếu về. Bước lên xe rồi, Tếu nhìn lại chỗ nàng vừa ngồi mà tiếc đứt ruột!
Những buổi học trôi qua nặng nề để đến cuối tuần, Tếu cũng nhận lời hẹn với nàng là đi chơi nữa. Nhưng, tối thứ sáu, Tếu lại gọi cho một bà bạn khác tên Mrs. Price, có ba cô con gái tuổi từ 15 đến 19 đi chơi! Từ trước, Tếu vẫn có nhiều mối đi chơi lắm, nhưng không nhận lời ai. Bây giờ, Tếu lại đề nghị với bà này là đi chơi vào thứ bẩy. Bà vui vẻ lại đón Tếu và hai tên bạn nữa, chở thẳng ra bãi biển xa, để Tếu chơi xả láng với ba cô con gái của bà, ruợt đuổi, chơi tuột dốc trên đụn cát, đi trốn đi tìm trong mấy cái hầm nhà hàng xây bằng gỗ, rồi ngồi ăn hembơgơ trên các đụn cát cao, nhìn ra biển. Tối đến về nhà bà, có hồ bơi mát ruợi, Tếu bông nhông xuống hồ để nước lạnh làm Tếu quên rằng có nguời bị mình cho leo cây!Thật ra, khi nhìn ba cô con gái nõn nường kia, hấp dẫn còn hơn nàng nữa, Tếu cũng có đôi chút mê hoặc nhưng chỉ trong giây lát, hồn Tếu lại bay bổng chỗ nào không biết. Tếu lại bỏ qua một cơ hội vì bà Prices sống rất phóng khoáng, nếu Tếu mà nhắm một đứa con gái nào của bà, chắc bà cũng OK. Phũ phàng thay, tim Tếu lại bị ai xách đi đâu mất rồi. Đôi lúc, Tếu muốn hét lên, muốn bay về nhà, muốn chạy chân không cũng được, để tới với nàng! Nhưng, thực tại vẫn phũ phàng, Tếu đã phản bội, đã để nàng cô đơn, trèo cây như khỉ rồi đi chơi với nguời đẹp khác! Tếu hận mình, hận đời, và trách cả Chúa! Sao Chúa không cho nguời ta lấy vợ xả láng, lấy hai chồng, hai vợ thì đã sao" Mấy đạo khác cho lấy hà rầm ấy! Nhưng, thôi, lỡ rồi…đừng lảm nhảm nữa, chả đi đến đâu! Đêm ấy, Tếu nằm lăn duới chân cầu thang bà Price mà ngủ và chỉ ngủ có vài tiếng để trừng phạt mình! Mấy em gái cứ cuời hinh hích!
Tới buổi thứ Hai đi học, chân Tếu nặng như mang cùm! Bước vào lớp mà như lê vào tù! Tếu bước đi mà cúi gầm mặt, không dám nhìn lên, mãi cho tới khi thằng bạn hích mạnh vào cùi chỏ, Tếu mới liếc lên, thì trời ơi! Nàng đang khóc, khóc tỉnh bơ, khóc ngọt ngào ngay trên bục giảng! Mắt nàng đỏ hoe, mũi thì nghẹn ngào. Nàng cúi xuống phê bài, chỉ thỉnh thoảng lấy giấy lau mắt. Tim Tếu như ngưng đập, phổi như ngừng thở. Tếu ngồi như trên than lửa, mà thằng bạn lại cứ chọc quê: "Mày làm gì nguời ta mà để nguời ta khóc dữ vậy" Sở Khanh hả"" Trời đất ơi! Tếu mà Sở Khanh ư" Tếu chỉ có ngu thôi! Tếu không thèm trả lời mà dù có muốn trả lời cũng không mở miệng được, nên đàng chịu trận, lòng Tếu nung đỏ, chỉ muốn bay lên, dang tay ôm nàng vào lòng, dỗ dành. Cho hết giờ thì Tếu lết lên bàn nàng. Con nguời cô đơn không thèm nhìn lên, chỉ nói một câu mà suốt đời Tếu không thể quên, nguyên văn: "I already know your policy!" nghĩa là "Em biết đường lối của anh rồi!" Tự dưng, chỗ trái tim của Tếu đang đập, một cơn đau nhói vụt đến làm Tếu lảo đảo. Tếu đành thều thào: "Thưa bà, tôi đến chào bà, hôm nay tôi sẽ xin về nước, về Việt Nam." Vừa nghe xong, nàng giật mình, nhìn lên, cặp mắt đẹp ngơ ngác, xuất thần: "Anh nói gì" Về Việt Nam" Anh chưa học xong mà"" Tếu lắc đầu: "Tôi biết, nhưng tôi không thể chịu đựng nổi khi nhìn những giọt nước mắt của bà. Sự nhớ lại những gì tôi đã làm bà buồn là bản án kinh khủng nhất sẽ kéo dài mãi trong đời tôi. Tôi sẽ tự trừng phạt tôi, tự giết tôi chết dần. Truớc hết, tôi xin về nước để cho cuộc đời tôi dở dang, như một hình phạt nhẹ nhất mà tôi có thể nghĩ ra lúc này." Nàng vội chặn tay vào miệng tôi: " Đừng nói dại, em không cho anh về. Anh phải tốt nghiệp đã." Tếu gục mặt xuống: " Nhưng tôi không thể và không muốn nhìn thấy bà buồn. Trong tim tôi, tôi chỉ ước mong bà luôn hạnh phúc, vậy mà tôi đã làm bà buồn. Tôi là một thằng không ra gì." Nguời đẹp cố mỉm cuời: "Em sẽ không buồn nữa, anh ở lại nhé!" Tếu gặng lại: "Bà hứa không buồn nữa thì tôi hứa sẽ ở lại." Em gật lia lịa: "Em hứa! Em hứa!"
Thế là Tếu yên tâm ở lại, nhưng không đi chơi với bà nữa. Suốt thời gian chờ hết học, Tếu và bà chỉ nói chuyện với nhau ở bàn của bà trong giờ chơi. Cho đến khi đổi đi tiểu bang khác, nàng đòi Tếu đưa cho nàng tấm "diploma" và viết vào mặt sau tờ giấy hàng chữ như sau: "Anh là nguời đàn ông lạ lùng mà đời em từng biết. Em mong tha thiết sẽ có lại anh trong đời em" Và ký tên. Nguyên văn: "You are the wonderful man whom I ever know. I passionately wish that I will have you in my life again. Miranda."
Mối tình đến đây chấm dứt. Tếu không bao giờ liên lạc để được ở trong đời nàng. Lời chào tạm biệt đã trở thành vĩnh biệt. Sau đó, Tếu xuất thần làm bài thơ này để ngâm ư ử một mình:

HUYỀN THOẠI
Xin đừng trách tại sao không cởi mở
Xin đừng buồn tôi ngôn ngữ vu vơ
Vì thưa Bà, vốn ngơ ngác, dại khờ
Nên tôi sợ dễ sa vào lầm lỗi
Không dám tin nơi lòng trai sôi nổi
Sợ suốt đời mãi mang tội "thương yêu"
Lỡ một mai trước nhan sắc diễm kiều
Tôi cứ mộng, cứ phiêu lưu tình cảm
Cứ lao đầu vào cuồng điên lãng mạn
Quên lễ nghi, quên thân thế lưu đầy
Với chồng bà, tôi là kẻ trắng tay
Không dám ước được từng ngày chiều chuộng
Để dằn vặt trong niềm đau ảo tưởng
Aáp yêu bà không phải cánh tay tôi
Những đêm đông, trời trở lạnh bồi hồi
Tôi xấu hổ ôm chăn mà tình tự
Nhìn đèn ngủ mà thơ dâng đầy ứ
Nhìn phòng hoang mà tư lự, nghẹn ngào
Và thưa Bà, tôi rất sợ chiêm bao
Bởi chỉ thấy những hình hài tưởng tượng
Bởi thực tế sẽ làm tôi đau đớn
Tôi và Bà mãi mãi vẫn xa xăm
Không một lần được vinh dự đứng gần
Chia hãnh diện với dung nhan Hoàng Hậu
Xin Bà hãy đễ yên tôi ẩn náu
Trong cô đơn, trong thế giới riêng tư
Đừng ngắm tôi bằng cặp mắt hiền từ
Đừng an ủi như một lần ân nghĩa
Tôi không mong làm nguời tình nhỏ bé
Không van xin được chiếm giữ riêng Bà
Hãy mặc tôi với cuộc sống hiền hòa
Với cuộc sống không thiết tha tình hận
Để muôn sau nụ môi Bà còn ấm
Như hồng nhung, như nho mọng trái mùa
Hãy mặc tôi với lồng ngực bơ vơ
Tâm sự ấy, xin cho vào huyền thoại.

Đã ba muơi bốn năm rồi, bài thơ ấy, Tếu vẫn thuộc làu.
Hỡi Miranda, cầu mong cho nàng hạnh phúc!
CHU TẾU

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,311,204
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.