Hôm nay,  

Đất Mỹ Gặp Lại, Đất Mỹ Chia Lìa

12/07/200100:00:00(Xem: 155788)
Bài tham dự số: 02-294-vb0711

Bill bước từng bước dài trong dãy hành lang thanh vắng, tiếng đế giày của chàng khua động vang lên nghe mồn một như tiếng mõ công phu trong đêm dài cô quạnh.
Bill trở lại bệnh viện để thăm một bệnh nhân đặc biệt mà chàng đã lưu tâm. Sáng nay, chàng ký giấy phép cho xuất viện một số bịnh nhân tạm có thể về sum họp với gia đình trong đêm Noel. Sự vui mừng sung sướng lộ hẳn trên những gương mặt xanh xao yếu đuối của bịnh nhân và sự rạng rỡ của thân nhân, dù chỉ vài ngày trong dịp Noel, sau lễ phải trở lại bịnh viện để tiếp tục điều trị. Nhưng có một người gốc Á Châu, ông ta từ chối không muốn rời bịnh viện trong đêm Noel. Có lẽ ông ta không có thân nhân họ hàng ở xứ Mỹ này hay ông bị vợ con bỏ rơi" ...
Những chiếc giường trống, khăn trải giường trắng toát, thẳng bon, ánh đèn vàng nhợt nhạt làm cho căn phòng trở nên trống vắng đượm một màu ảm đạm, cô đơn. NgườI bịnh nhắm nghiền đôi mắt, gương mặt thản nhiên nhưng không dấu được phần khắc khổ, thoáng nét ưu tư vớI những vết nhăn trên vầng trán. Mái tóc hoa râm cằn cổi theo thờI gian, chiếc mủi dọc dừa phù hợp vớI chiếc càm vuông trung hậu, thờI gian không thể hủy diệt những nét khả kính, can đảm trên gương mặt của ông...
*
Phải, trước khi CS miền Bắc đô hộ miền Nam, Ông là một sĩ quan trẻ tuổI trong đoàn quân chiến đấu. Tiểu đoàn của ông đóng dọc theo chiến khu D đã từng làm khiếp vía mấy trung đoàn CS. Tiểu đoàn nầy tử thủ cho đến viên đạn cuối cùng. Sau ngày ba mươi tháng tư, ông và một số đồng độI còn sống sót bị ghép trong diện tù binh chứ không thuộc thành phần trình diện cải tạo. Một thờI gian giam cầm, bọn CS ban cho ông một đặc ân, tự làm đơn xin trình diện học tập nhưng ông từ chối. Chúng đã hành hạ thể xác lẫn tinh thần của ông, hơn hai mươi năm gian khổ đói khát, ông có thể ăn tất cả : củ chuối, củ nần, rau dại, thằn lằn, rắn mối, cắt kè, cốc, nhái, chằn hiu, ểng ương v.v... Bọn cán bộ quản giáo hết de dọa đến khủng bố tinh thần, đến nhục mạ : Các anh là ngụy, là thành phần phản quốc, là tay sai của đế quốc, là thành phần liếm gót giày đế quốc Mỳ. Không thăm nuôi, không thư từ, không được liên lạc vớI gia đình. Tù CS, than ôi ! ...
Hơn hai mươi năm, ông trở về ngôi nhà củ thân yêu vớI cái xác thân mục nát, rã rờI tang thương, niềm hy vọng, sự sống cuối cùng của ông là gặp lại ngườI vợ hiền vớI hai đứa con yêu qúi. Nhưng trờI phụ lòng ngườI, ngôi nhà xưa đã đổI chủ ! Chủ nhà mớI là một cán bộ miền Bắc. Ông ngẩn ngơ thất vọng, làm sao tìm lại đôi mắt u buồn vớI hai gịot lệ long lanh của ngườI vợ hiền, lần cuối cùng ông từ giả vợ con để ra chiến trận ! Ông còn nhớ rõ hai đứa con vừa mớI chập chững bước vào đờI, quấn quít dướI chân, ông bồng hai con trong đôi tay cứng rắn, xiết chặt vào lòng như thầm bảo, đôi tay nầy sẽ dẩn dắt hai con vào đờI, ông đặt nhẹ bốn chiếc hôn thật nồng nàn lên đôi gò má măng non còn thơm sửa... Biết đâu tìm được vợ con " Một tiếng thở dài não nuột, cảnh vật xóa nhòa qua màn lệ, ông đứng trơ như tượng đá ! ...
Ông thất thểu đi như cái bóng ma, lang thang trên đường phố quen thuộc ngày xưa, nhưng bây giờ sao xa lạ, hoang vu, tất cả các nơi quen biết đều đổI chủ. Đêm đến, ông đi vào nghiã địa tìm một nơi an toàn ngã lưng, tình cờ ông gặp lại một ngườI lính trong binh chủng ngày xưa. Ban ngày, anh ta sống bằng nghề đạp xe ba bánh không nhà cửa nên cũng tìm chỗ ngã lưng. Từ hôm ấy cả hai thầy trò cùng khuân vác đẩy xe ba bánh, cũng tạm sống qua ngày. Một ít lâu ông ky cỏm được một số tiền nhỏ, đủ để về quê tìm vợ con. Những ngườI thân đều qua đờI, nhưng ơn trên còn ban cho ông một chút ân phước, ông đã gặp được một ngườI anh bà con cô cậu bên vợ.
Không ai nghĩ rằng ông còn sống trên cỏi đờI nầỵ Sau ngày ba mươi tháng tư, vợ con của ông đã bị ghép vào thành phần vợ Ngụy gộc, ngôi nhà thân yêu đã bị “nhà nước” quản lý. Vợ con ông dọn về quê, trải qua một cuộc sống vô cùng vất vả, vừa thiếu thốn vật chất, vừa bị bọn công an khủng bố tinh thần. Ngày qua ngày mõi mòn, bao nhiêu năm chờ đợi tin ông cho đến khi tuyệt vọng, vợ ông chỉ biết ôm hai đứa con vào lòng mặc cho nước mắt tuôn rơi.
Cơ may đua đến, vợ ông gặp lặi một ngườI học trò củ giúp đở . Vợ con của ông đành bỏ xứ ra đi, đã hơn mươi lăm năm nhưng không có tin tức. NgườI anh bà con giúp ông một số tiền để làm thủ tục xuất ngoại theo diện H.O. Mặc dù hơn hai chục năm không nói tiếng Mỹ nhưng khi gặp phái đoàn ông cũng lập cà lập cập nói được một vài câu và nhờ họ tìm giúp ông một ngườI bạn Mỹ đen.
Thằng này là bạn thân, có lần tiểu đoàn của ông đã giải vây cho tiểu đoàn nó đang sống chết vớI địch, chính ông đã liều chết cứu sinh mạng của nó. Sau khi quân độI đồng minh có lịnh rút khỏi miền Nam, nó vẫn thường xuyên liên lạc, nhờ vậy ông nhớ rất rõ.
Hai tháng sau, ông nhận được thư hồi âm, nó gởI cho ông một số tiền khá lớn và làm thủ tục bảo lảnh. Bốn tháng sau, ông đã có mặt trên đất Mỹ tự do tiền rừng bạc biển nàỵ Ngày đầu tiên nó ra tận phi trường đón ông. Hai mươi năm gặp lại, cả hai đều thay đổi, nó mập như con bò mộng, còn ông thì ốm tong teo, gầy nhom như con khô cá hố. Nó nhìn ông thương hại, còn ông nhìn nó thương thương tủi tủi, hai thằng ôm nhau khóc cườI lẫn lộn.
Nó chở ông về một ngôi biệt thự thật đẹp nằm trên một sườn đồi, nó chỉ ở một mình, hai đứa con đi học xa, chỉ những ngày lễ lạc chúng mớI về chơi một vài ngày. Vợ nó ly dị hơn mườI năm rồi, nó chán đàn bà nên không bước thêm bước nữa. Nó có một cái chợ bán thức ăn khá lớn, lợi nhuận của nó hơn trăm ngàn đô la một năm. Năm năm nay ông phụ lo quán xuyến cái tiệm với nó, người Mỹ rất sòng phẳng, tiền lương, tiền nhà, tiền ăn, đâu ra đó. Ông không ngại nên tá túc với nó mấy năm nay, nhờ vậy, ông đã dư hơn trăm ngàn đô la. Nhưng tất cả đối với ông đều vô nghĩa, điều ông ước mơ trên xứ Mỹ là được gặp lại vợ con ông.
Năm năm trời, cả ông và thằng bạn đều đem hết khả năng tìm kiếm khắp nơi trên thế giới nhưng vẫn bặt vô âm tín. Sự thất vọng làm ông sanh bịnh, ông đã trải qua một cuộc giải phẫu tim thật nguy hiểm, hôm nay khá lạc quan, ông có thể về sum hợp với gia đình trong đêm Noel, nhưng ông từ chối...
Khi nghe tiếng động, ông từ từ mở mắt, đôi mắt ông không còn sáng lắm nhưng hãy còn đầy lòng nhiệt huyết và niềm tin. Ông nhìn Bill và nói trong làn hơi yếu đuối nhưng đầy thiện cảm: “Good evening doctor!”
Bill nhìn vào bảng theo dõi bịnh trạng, tên tuổI, chàng biết ông là ngườI Việt Nam, chàng vừa khám bịnh vừa nói:
- Thưa bác, hôm nay bác khỏe nhiều rồi, cháu nhìn tên biết bác là ngườI Việt Nam, nên ghé thăm và mừng Noel.
- Vậy ra bác sỹ là ngườI Việt Nam à " Ôi ! quý quá, quý quá! Ở trên đất Mỹ gặp được người Việt và được nói tiếng Việt thật không có chi bằng. Bác sỹ còn trẻ quá, qua Mỹ được bao lâu mà nói tiếng Việt nghe thông thạo quá vậy "
- Dạ cháu qua Mỹ hơn mườI chín năm rồi.
- Cha chả mườI chín năm mà nói tiếng Việt như vậy, tôi thành thật khen bác sỹ và khâm phục song thân bác sỹ vô cùng.


Đã hơn mườI chín năm trên đất Mỹ mà Bill cứ tưởng như mớI hôm qua. Thời gian qua thật nhanh, thời gian có thể xóa nhòa tất cà, nhưng những vết tích đau thương, chia lìa của Bill đã khắc sâu trong trái tim nhỏ dại khờ, trong bộ óc non nớt nên nó luôn ám ảnh theo đuổi suốt đời Bill như chiếc bóng của chàng.

*
Thằng nhỏ lờ đờ nhướng đôi mắt lên thật khó khăn, tai nó nghe văng vẳng tiếng reo:
- Thằng nhỏ tỉnh rồi, tỉnh rồi!
Nó cố mở mắt thật to nhìn tất cả những người vây quanh. Nó đang nằm trên chiếc băng ca trong một ngôi nhà lợp thiếc khá khang trang. Người nó nhìn thấy đầu tiên là một người đàn ông da trắng, cao lớn, ông để tay lên trán nó, rồi nói với một cô mặc áo trắng đứng cạnh ông ta bằng tiếng gì nó không hiểu. Đám đông nhìn nó thương hại, họ khiêng nó vào phòng điều trị...
Sau khi bình phục, hai người nó thấy đầu tiên là ông cha Rose và chị My đã đem nó về khu trẻ mồ côi trong trại tỵ nạn. Trong khu nầy có gần hai mươi trẻ dưới mười tám tuổI, có đứa đi một mình, có đứa cha mẹ đều mất tích vì thân xác đã chìm sâu dướI lòng biển hay nằm yên trong bụng những con cá mập khổng lồ.
Chị My , anh Nam và một số anh chị không quá mười tám tuổi. Nó là thằng nhỏ nhất chưa quá tám tuổi đầu, tất cả các anh chị trong nhóm, nhất là chị My và ông cha Rose đều hết lòng thương yêu và chăm sóc cho nó. Mỗi ngày chị My dạy nó học tiếng Việt và tiếng Mỹ, chỉ trong một thờI gian hơn bốn tháng, nó có thể hiểu và nói chút chút tiếng Mỹ vớI cha Rose.
Nó sống trong niềm hy vọng lẫn tuyệt vọng, cha Rose đã nhắn tin, tìm kiếm mẹ và chị của nó mấy tháng nay trong tất cả các trại tỵ nạn. Mỗi buổI chiều khi giờ thông tin trên loa chấm dứt, ngườI ta thấy nó thất thểu trở về nhóm, ngồi co ro một mình trong góc với hai hàng nước mắt chảy dài tuyệt vọng. Hay có lúc, nó đến bờ biển ngồi một mình dưới tàng cây im lặng, nó nhìn thấy mẹ và chị đang chơi vơi, lặn hụp trên sóng biển, nó ôm mặt khóc òa. Nó nhớ vòng tay của mẹ hiền ôm chặt hai đứa con vào lòng lần cuối cùng, trước khi nó bị cuốn theo làn sóng bạo tàn. Một phép lạ nhiệm mầu, ơn trên đã dặt nó nằm trên một miếng gỗ mục và đã đưa đẩy nó trôi vạt vào bờ biển Songkhla. Nó cảm ơn cuộc đờI còn ban cho nó một chút ấm áp trong tình thương nhân lọai.
Sang Mỹ, cha Rose gởi nó vào viện mồ côi. Ở đây rất khang trang sạch sẽ, mỗi đứa có một phòng riêng biệt, giường, bàn học, tủ áo đều trang hoàng y hệt. Nhưng những đứa nhỏ không giống nhau, đứa da trắng, đứa da đen, đứa da nâu nâu, chỉ mỗi mình nó là da vàng.
Các sơ ở đây rất hiền, chăm sóc thật chu đáo, sau những giờ học, có giờ giải trí, thể thao âm nhạc. Thức ăn thật đầy đủ sinh tố và những chất bổ dưỡng cần thiết, trái cây, sửa là những thứ không thể thiếu trong phần ăn. Nhưng nó vẫn thấy thiếu cơm, nó thèm một chén cơm trắng với cá hay thịt kho quẹt ở quê nhà, nó thèm một tô cháo huyết với vài miếng giò cháo quẩy, hành, ớt, gừng cay cay hương vị trong trại tỵ nạn. Mỗi lần cha Rose cho nó và chị My một đô la, chị My dắt nó ra hàng ăn, thật là một ngày huy hoàng cho hai chị em. Nó nhớ chị My, anh Nam, cha Rose, nhớ tất cả các anh chị trong nhóm, khi ngậm ngùi chia tay lên đường đến định cư nơi đệ tam quốc gia.
Hơn sáu tháng, nó rất quen thuộc, giờ ăn, giờ ngủ, giờ học, giờ chơi, nó thuộc làu làu như một cái máy đìện toán. Nó hiền lành ít nói, vừa ngoan lại vừa thông minh, chăm chỉ học hành, các sơ thương mến nó vô cùng. Sau đó, nó được một cặp vợ chồng người Mỹ xin nuôi. Trước ngày rời viện mồ côi, nó được chở ra tiệm hớt tóc, một người thợ khéo tay đã gọt sửa mái tóc theo thờI trang, hai ông bà mua tất cả quần áo mới, giầy mới.
Ngày rời trại trông nó sáng sủa sang trọng như một ông hoàng. Chiếc xe lộng lẫy đang chờ nó với cha mẹ nuôi trước cổng chánh, các sơ và các bạn đều vui mừng tiễn đưa nó ra cửa.
*
Ngôi biệt thự thật lớn nằm cạnh bờ hồ, cái sân rộng, cỏ xanh mượt mà, một chùm bong bóng đủ màu lắc lơ theo gió, hàng chữ thật to màu đỏ “Welcome Bill Parker Junior” treo trước cửa chánh.Vào trong nhà, hai ông bà dọn cho nó cái phòng ngủ thật đẹp, thật đầy đủ tiện nghi, ở dưới nhà đầy đủ đồ chơi. Nó đựơc gởi vào một trường tư thục thật nổi tiếng ở vùng nầy. Hai ông bà không con nên thương nó vô cùng... Một năm trôi qua thật êm đềm, mừng ngày kỷ niệm giống như sinh nhựt của nó, cha mẹ nuôi hỏi nó thích gì" Nó không cần suy nghĩ trả lờI :
- Con xin được đi ăn thức ăn Việt Nam.
Tại tiệm ăn Việt Nam, nó đã gặp lại chị My, hai chị em ôm nhau khóc mùi. Chị My đang học y tá, anh Nam đang học điện toán, cuối tuần anh chị làm bồi bàn một ngày cho tiệm ăn, một ngày anh chị dạy tiếng Việt cho các em Việt Nam ở vùng nầy. Ba mẹ chấp thuận cho nó đi học tiếng Việt cuối tuần ...
Thời gian qua thật nhanh, bây giờ, anh Nam, chị My đã có hai con, sống chung dướI một mái ấm gia đình hạnh phúc, anh chị làm chủ một cơ sở điện toán khá lớn ở xứ Mỹ nầy. Nó không còn là thằng bé mồ côi mười chín năm về trước, nó là một bác sỹ trẻ mới ra trừơng giàu lòng nhân đạo và là một thầy giáo dạy tiếng Việt rất tận tâm...
*
Một phút yên lặng trôi qua, Bill nhìn người bịnh thở dài bảo:
- Ba mẹ cháu đã qua đờI lâu rồi bác ạ .
- Tôi xin lỗi đã nhắc lại chuyện buồn trong đời bác sỹ.
- Thưa bác đâu có chi, sao bác không về ăn Noel với gia đình "
- Gia đình tôi thất lạc cách đây hai mươi lăm năm rồi bác sỹ ơi! Tôi mong ước được gặp lại vợ con tôi một lần rồi nhắm mắt cũng không tiếc rẻ gì! Hiện tôi đang sống với một người bạn Mỹ. Noel, vợ con họ về đông đảo lắm, mình bịnh hoạn về làm phiền người ta. Người ta thương mình, quý mình, mình cũng phải biết điều, dù người bạn của tôi dễ tánh và dễ thương lắm.
Bill cười nhẹ và pha vào câu chuyện cho vui :
- Thưa bác, người Mỹ thẳng tánh, đơn giản trong cuộc sống, nhanh, gọn. Người Việt Nam mình sống có chiều sâu, nhiều suy tư nên trở thành quá rắc rối, vì thế ngườI Mỹ cũng khó hiểu mình, cả tên họ của ngườI mình cũng làm cho nguời Mỹ nhức đầu, như tên của cháu người Mỹ chẳng hiểu gì hết, nên ba mẹ nuôi của cháu đổIitên Mỹ cho dễ gọi.
A ! tôi cũng thế, khi sang Mỹ rồi bỏ bớt một chữ cho dễ hiểu, tên của tôi là: Nguyễn Bá Nguyên, khi viết ra tiếng Mỹ không dấu, Mỹ chẳng hiểu gì" Bây giờ thành Ba Nguyen cho dễ đọc dễ hiểu.
Bill trố mắt nhìn ông, ngạc nhiên:
- Bác ! sao tên bác giống tên ba cháu vậy "
Bây giờ đến lượt ông ngạc nhiên, ông run run :
- Vậy bác sỹ tên gì "
Cháu tên Nguyễn Bảo Nguyên.
Ông run lẩy bẩy nói trong làn hơi nức nở nghẹn ngào :
- Có phải mẹ tên Trần Thị thảo và chị tên Nguyễn Bảo Thảo Vy không "
- Dạ phải, dạ phải...
Một phút trời đất quay cuồng, hai cha con ôm chầm lấy nhau. Sự xúc động tột cùng khiến ông không còn đủ sức để biết ngườI vợ hiền bất hạnh và đứa con gái đáng yêu đã nằm sâu dưới lòng biển.
*
Sau bao năm tìm kiếm vợ con, ông Nguyên đã kiệt lực. Gặp lại con trai, biết tin vợ và con gái chết trên biển. Cả hai, tin vui cũng như tin buồn đều quá sức ông Nguyễn. Mặc dù được Bảo và cả bệnh viện săn sóc tận tình, ông Nguyễn đã trút hơi thở cuối cùng trong tay người con trai mới gặp.
Đất Mỹ là nơi cha con Bảo gặp nhau, đất Mỹ cũng là nơi chứng kiến cảnh chia lìa của hai cha con chàng. Thêm một lần nữa, người bác sĩ trẻ gốc Việt mang tên Mỹ lại thấy mình mồ côi...
Từ Thị Hiền
Montréal, Giáng Sinh 2000

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,696,247
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức Đà Nẵng từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Tựa đề bài viết mới của bà là tên một ca khúc Trịnh Công Sơn.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Cô tên thật Trần Minh Châu, 38 tuổi, quê quán Sài Gòn, định cư tại Mỹ mới hơn 6 tháng theo diện kết hôn, hiên đang sinh sống tại Hillsboro, tiểu bang Oregon. Đã tốt nghiệp cử nhân Anh văn tại Đại học Tổng hợp Sài Gòn. Công việc trước đây tại Viêt Nam là biên dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt, và công việc hiện tại là nội trợ, đang tìm việc làm phù hợp.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về mùa Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả bắt đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông sinh năm 1944 tại Thừa Thiên, Huế, cựu học sinh Nguyễn Tri Phương, Quốc Học. Trước 1975, là cảnh sát quốc gia. Cựu tù cải tạo. Làm rẫy vùng kinh tế mới. Đến Mỹ theo diện HO từ 1993, ông có 12 cuốn sách đã xuất bản. Bài viết mới là tự truyện của một “ông nhà văn kiêm thằng bỏ báo” như bạn hữu thân tình gọi tác giả.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài “Nước Mỹ là nhà của Mị” ký tên thật là Quynh Gibney. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và sau đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang.
Đây là một bài mới tác giả viết về tâm trạng của con cái khi phải đưa cha mẹ già vào nursing home. Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, được giải danh dự trong năm đầu (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” ( Á khôi) năm 2017. Ông là một chuyên viên về hưu, đang định cư tại Orange County.
Nhạc sĩ Cung Tiến