Hôm nay,  

Út Cưng Của Ba Vào Đời

03/07/200100:00:00(Xem: 163979)
Bài tham dự số: 02-287-vb0704


''Còn cha gót đỏ như son...''

Cũng như nhiều bé út khác, Út Chi được cả gia đình cưng ghê lắm, nhất là ba.
Nhớ ngày má mới sanh Út ra, ba đã cưng và hãnh diện về Út lắm rồi. Từ bênh viện về, ba hân hoan báo tin với mọi ngườI:
''Nè mấy đứa, em gái của tụi bay là hoa khôi đó nha.''
Mấy anh chị của Út ngạc nhiên hỏi lại ba:
''Hoa khôi gì vậy ba"''
''Thì 'hoa khôi em bé' của bệnh viện Saint - Paul đó. Tụi bay đến thăm em khỏi cần nói tên, cứ nói là muốn thăm em bé đẹp nhất là người ta sẽ dẫn tới đúng chỗ em tụi bay liền.''
Đúng như lờI ba, sau khi nói là muốn thăm ''em bé đẹp nhất,'' các anh chị được đưa đến chỗ Út Chi. ''Hoa khôi em bé'' dễ thương thật, đẹp như... Thúy Kiều: con mắt lá răm, chân mày lá liễu, cái miệng bé bé xinh xinh. Mấy anh chị xúm lại ngắm nghía ''hoa khôi'' mãi.
Ba là một người cha Việt Nam kiểu mẫu, rất nghiêm khắc với con cái. Nhưng đối với Út, ba ưu tiên lắm, ưu tiên đến nỗi mấy anh chị lớn, nhất là chị Bi, chị kế của Út, phải ganh tị. Chẳng hạn như, mấy anh chị của Út đều phải ''nếm mùi'' cái bảng đen và cái dây nịt của ba. Cái bảng đen ở phòng khách luôn luôn đứng sừng sững như một vị hung thần đối với các anh chị của Út, vì mỗi người đều phải làm bài tập của ba cho trên bảng, làm sai hoài thì sẽ bị ba... dộng đầu vô bảng. Còn dây nịt thì ''ưu tiên'' cho những ai bị điểm kém hoặc lười biếng. Riêng Út thì không hề phải nếm ''mùi vị'' của chúng, một phần vì Út học giỏi, nhưng phần lớn là tại ba viện cớ: ''Nó là Út mà.''
Còn môt luật rất khắt khe khác của ba là các con chỉ được ba gần gũi, nựng nịu cho đến năm bảy tuổI, rồi sau đó thì không được ''giỡn mặt'' nữa, nhưng Út thì vẫn được ba... gãi đầu mỗi tối cho đến khi ''lớn đại.''
Ba thường nói: ''Ba phải lo cho Út Chi học ra bác sĩ, rồi ba mới yên tâm nhắm mắt.'' Với đồng lương của một Trưởng Ty Thủy Lâm, ba đã lo được cho các anh chị lớn học hành thành tài, nên ba chắc chắn rằng Út của ba cũng sẽ trở thành Út bác sĩ.
30-4-75 ...
Mong ước của ba đã gần như sụp đổ cùng lúc với những mất mát, đau khổ chung của toàn miền Nam. Ba và má bị mất việc làm; cả nhà phải sống bằng tiền bán nữ trang của má.
Rồi đến thảm họa ''đổi tiền,'' một kiểu ''cướp ngày'' của Cộng Sản. Một lần, hai lần, rồi ba lần. Tài sản ba má dành dụm, chắt chiu trong nhiều năm đã bị những lần đổi tiền ''liếm'' mất một cách sạch sẽ, như câu chuyện ông thầy đồ đói khát đã dùng mưu liếm sạch đĩa mật trước mặt cậu học trò cả tin trong một chuyện dân gian. Ba má đau đớn nhìn các con, nhất là bé Út, rơi vào cảnh đói khổ, thiếu thốn.
Các anh chị lớn dều lần lượt lập gia đình và dọn ra sinh sống riêng, chỉ còn bé Út và chị Bi ở chung vớI ba má. Nhờ có vài công ruộng ở quê nộI, hai chị em Út vẫn no cơm ấm áo trong thời kỳ khó khăn đó. Ba sợ hai chị em Út không chịu được cuộc sống thiếu thốn ở miền quê, nên chỉ có một mình ba về quê lo làm ruộng. Đến mùa thu hoạch xong, ba phải gò lưng chở từng bao gạo mới, trắng tinh từ Bình Dương về nhà trên chiếc xe đạp cũ kỹ, ọp ẹp của ba. Tuy cực khổ nhưng ba rất vui vì cùng vớI bo bo, bánh mì , chị em Út đã có gạo trắng để ăn.
Mỗi lần chở gạo về nhà, ba không bao giờ quên chở thêm một trái mít cho Út, vì ba biết Út của ba mê ăn mít lắm. Vừa về đến nhà, không kịp nghỉ ngơi là ba đã lo xẻ mít ngay, mặc cho má cằn nhằn: ''Trời ơi, nghỉ ngơi một chút đi ông, làm gì mà gấp dữ vậy.'' ''Được rồi, tui phải xẻ liền cho con Chi nó ăn, chắc là nó thèm lắm rồi.'' Mùi mít thơm lừng bay khắp nhà, Út Chi sà xuống bên cạnh ba, mê say nhấm nháp những múi mít vàng lườm, ngọt như mật, và hơi mằn mặn vì đã thấm đẫm những giọt mồ hôi của ba.
Rồi cái ngày mà ba má luôn luôn mong đợi đã đến. Cả gia đình lên đường đến ''thiên đường hạ giớI.'' Nhưng ngày đó không có ba cùng đi với gia đình, vì ba đã đi đến thiên đường thật sự rồi. Cuộc sống đầy cực nhọc và lo toan từ sau cái ngày đen tối của cả nước đã làm cho ba phải ra đi vì chứng tai biến mạch máu não.
Như một câu tục ngữ đã nói, chị em Út bây giờ ví như một căn nhà không có nóc, không còn gì để che nắng che mưa. Từ đây, chính Út sẽ phải thay thế ba, lăn xả vào đời, trở thành ''breadwinner.''


Người anh lớn bảo lãnh gia đình qua Mỹ có những khó khăn riêng nên chỉ lo được cho gia đình trong nửa năm đầu. Má thì đã già yếu, còn chị Bi thì mặc dù rất thương má và em nhưng lại là môt cái ''kho'' chứa đủ thứ bệnh bẩm sinh, kinh niên, nên chỉ có thể làm ''mentor'' vỗ về và an ủi cho Út được thôi. Cả gánh nặng kiếm sống nuôi gia đình gồm ba người trong những năm đầu ở Mỹ đã đổ xuống vai của bé út ít nhất nhà.
Lúc đó, Út chỉ mới học xong trung học ở Việt Nam, và chỉ biết nói chút ít tiếng Mỹ, nên đâu dám đi xin việc ởû những hãng xưởng của Mỹ. Đầu tiên, Út đi làm waitress ''kiêm'' sai vặt cho một nhà hàng Việt Nam trong khu Phước Lộc Thọ. Bà chủ nhà hàng đó có cái vẻ ngoài giống như một bà phù thủy trong những chuyện cổ tích, dáng to lớn, có cặp mắt cú vọ và cái mũi rất cao và hơi quặp (có lẽ do bà đã đi sửa mũi quá nhiều lần chăng") . Không những chỉ có vẻ ngoài, bà đúng là hung thần của những ngườI làm công, nhất là đối vớI Út, một con bé luôn được sống giữa những người lúc nào cũng cưng chiều mình. Út thường hay bị mắng, nên chỉ thấy bóng của bà là Út đã chết khiếp. Với đồng lương chưa tới hai đồng một giờ, Út phải làm không ngớt tay từ sáng sớm đến tối mịt, có ngày phải làm liên tục 16 giờ. Những ngày lể, tết, việc rất nhiều, làm không kịp, nên vào những ngày này Út thường hay bị bà chủ mắng chửi. Trở về nhà, Út hay kể cho má và chị Bi nghe, và hai chị em ôm nhau khóc ròng. Má cũng khóc, vừa khóc vừa nhắc lại một điệp khúc thật buồn, ''Phải chi còn ba...''
Rồi bà phù thủy của Út đóng cửa nhà hàng vì bán ế quá. Út sợ nhà hàng lắm rồi, nghe đồn là làm cho quán cà phê vừa khỏe vừa có nhiều tiền nên Út xin vào làm ở một tiệm cà phê. Vì cũng xinh xinh nên Út được nhận, nhưng đến khi vào làm thì hỡi ôi!
Út thuộc loại ''cù lần,'' không biết chưng diện, đã vậy bao nhiêu tiền kiếm được Út đều phải nuôi gia đình, nên đâu còn tiền để mua sắm quần áo. Mỗi lần sửa soạn đi làm, Út rất khổ sở vì biết thế nào chủ cũng không hài lòng với cách ăn mặc của mình. Thêm nữa, Út chỉ biết nhõng nhẽo với ba, chứ đâu biết làm duyên, õng ẹo với mấy anh chàng vào quán để gặp ''ngườI đẹp.'' Vậy là Út lại bị mắng, bị đuổi.
Út còn làm nhiều chỗ nữa. Làm hãng, làm thư ký cho một computer store, chỗ nào cũng với đồng lương thật rẻ nhưng phải làm thật ''chăm.'' Trong những năm tháng cực khổ đó, chị Bi và Út thường ''động viên'' nhau: ''Thôi kệ, bây giờ mình ráng chịu cực đi rồi mai mốt ... chịu khổ.''
Nhưng không, ở một đất nước của tự do và cơ hội, những lờI nói đùa chua cay như vậy không được quyền và không thể biến thành hiện thực. Sau những năm dài cực khổ, làm full-time, học full-time, Út đã lấy được Associate, rồi Bachelor degree in Accounting, và xin được một chân kế toán ở thành phố nơi cả gia đình sinh sống, ''làm cho nhà nước Mỹ,'' như lời má nói.
Bây giờ thỉnh thoảng vẫn nghe má thở dài và nói ''Phải chi còn ba...,'' nhưng phần sau của điệp khúc đã hân hoan, thơ thới hơn nhiều, ''... để cho ba tụi bay nhìn thấy con Út, tuy không phải là Út bác sĩ, nhưng cũng đã tốt nghiệp đại học và cũng có 'good job' như ngườI ta.''
Má rất hãnh diện vớI ''go od job'' của Út, có ai hỏi là má nói ngay: ''Nó làm kế toán cho tòa thị chính của Mỹ đó, giống ba nó ngày xưa, cũng làm việc cho nhà nước...''.
Có lần, một người bà con nghe má nói Út làm ở ''toà thị chính'' đã hỏi má: ''Vậy mai mốt nó có được lên làm thị trưởng không"'' Sau đó, mỗi lần nghe má nói vậy, hai chị em nhìn nhau cười, và chị Bi lại chọc quê Út:
''Thôi bé lùn rán ''phấn đấu'' lên chức... thị trưởng đi cho má khoe luôn thể, chứ chỉ là kế toán thôi mà má cứ đem ''tòa thị chính'' ra khoe hoài hà ...''
''Nè, chị lùn, em hổng chịu chị cứ chọc em hoài đâu!''
Nhìn em mình ''nhõng nhẽo'' như một đứa trẻ, chị Bi sung sướng nghĩ: ''Rồi cũng có một ngày mình hết khổ, phải không bé lùn"”
Và, sau biết bao nỗi vất vả, đắng cay mà bé lùn phải chịu, chị Bi mừng thấy vẫn nguyên vẹn ở bé vẻ dễ thương, trong sáng và nũng nịu thời ''Út Cưng của Ba''.

Hè 2001
Nguyễn Hà

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,051,706
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ.
Giải Viết Về Nước Mỹ hàng năm gồm các bài phổ biến từ ngày 1 tháng Bẩy năm trước tới 30 tháng Sáu năm sau. Hôm nay, Chủ Nhật 30 tháng Sáu 2019, ngày khóa sổ Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, xin mời đọc bài viết vui của Ngọc Hạnh, vị tác giả niên trưởng trong năm. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Hai 2019, khi tuổi đã kề ngưỡng cửu tuần (90. ) Với bài viết về Washington D,C. mùa lễ chiến sĩ trận vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, và hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Kính chúc Bà vui khỏe.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ sáu của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một viên chức hưu trí tại San Jose, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Tháng Năm 2019, trong bài “Tôi Làm Răng Implant” tác giả có viết lời cám ơn Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Hoàng Tuấn về sự tận tâm giảng giải và chăm sóc dành cho bà. Sau đây là bài viết mới nhất của bà, chuyện người thật việc thật. Tựa đề là một câu trong bài hát “Như Đã Dấu Yêu” của Nhạc Sĩ Đức Huy.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Nhạc sĩ Cung Tiến