Hôm nay,  

Lề Lối Dân Mỹ

22/05/200100:00:00(Xem: 178859)
Bài tham dự số: 02-250-vb0521

Tác giả Nguyễn Văn Thạch là một cựu sĩ quan K/Q trước năm 1975. Sau cuộc di tản năm 75, ban đầu định cư tại Colorado, kế đến tại Nam California một thời gian dài, và hiện nay tại Dallas, Texas từ năm 94. Ông Thạch kể “Như nhiều người lúc đầu, chúng tôi làm nhiều nghề khác nhau, rồi hiện nay, mở một small business.” Sau đây là bài viết của ông Thạch. Ước mong ông sẽ góp thêm bài mới về kinh nghiệm sống của chính gia đình ông.



Trong một ngôi nhà lân cận, một bài ca quen thuộc đang cất lên:
Happy bithday to you, happy birthday to you...
Tiếng hát vui nhộn gồm nhiều giọng trẻ già lẫn lộn vang lên từ một ngôi nhà người hàng xóm Hoa Kỳ. Bài ca rất quen thuộc này thường bắt đầu vào lúc cắt bánh sinh nhật cho một đứa trẻ hoặc người lớn. Nếu tổ chức cho một đứa trẻ mới lên một tuổi, đây là buổi lễ quan trọng đầu đời của một người. Lễ sinh nhật là truyền thống lâu đời của dân tộc Mỹ.
Là một nước tư bản giàu có, các buổi lễ của người Mỹ đều tràn ngập các thức ăn như rượu thịt đủ loại cho người lớn, và nước ngọt, bánh kẹo đầy rẫy cho trẻ em! Món ăn thức uống đều dư thừa nên thường đưa đến ăn uống quá độ từ trẻ nhỏ cho đến người lớn.
Trong suốt một năm, từ ngày đầu đến ngày cuối năm, người Mỹ có rất nhiều ngày lễ quan trọng khác như Tết Dương Lịch, Valentine, Easter, Mother Day, Father Day, Memorial, Độc Lập, Lao Động, Halloween, Tạ Ơn và Giáng Sinh, là dịp ăn uống thả cửa, vui chơi tha hồ. Sự giàu có của dân tộc Mỹ được thể hiện một phần trong các dịp lễ này. Họ rất ưa chuộng ăn các loại thịt và hải vị có nhiều chất mỡ như heo, bò, tôm, cua, và hàng trăm các loại bánh kẹo, chocolate ngọt ngào đầy đường. Sự ưa thích ăn uống quá nhiều các loại thực phẩm này từ thuở bé cho đến lớn là nguồn gốc của sự dư thừa chất mỡ và đường trong máu huyết. Và sự dư thừa này là căn nguyên của bệnh tim (heart attack) và bệnh tiểu đường mà người Mỹ đứng đầu thế giới. Nhằm loại bớt chất mỡ và đường đã tích tụ trong cơ thể, dân Mỹ rất chịu khó bỏ nhiều thì giờ tập thể thao để tiêu hóa các chất dư thừa này. Do vậy một số đông dân chúng rất thích đi bộ và chạy bộ. Họ chạy bộ ở bất cứ nơi nào có thể được như trong công viên, bờ biển, và cả nơi đường phố có nhiều xe cộ qua lại. Trong giờ làm việc thì hối hả, ngoài giờ làm việc thì chạy, một số dân Mỹ thường bị căng thẳng từ thể xác đến tinh thần.Việc ăn uống quá nhiều chất béo và ngọt đã tạo ra một số dân Mỹ mập phì hoặc quá cân. Nên nhiều chương trình giảm cân bớt mập đã đua nhau quảng cáo hàng ngày trên truyền thanh, truyền hình, báo chí, bích chương, truyền đơn v.v… Những người này thừa hiểu nguyên do gây nên bệnh mập phì, nhưng họ không thể kềm chế được việc ham muốn ăn uống quá độ! Do vậy họ phải tiếp tục tốn công và tốn của cho các chương trình giảm cân bằng thuốc men hoặc tập luyện khó khăn trong các trung tâm "Spa". Phương thức tắm nắng mặt trời để duy trì sức khỏe là truyền thống lâu đời của các dân tộc Âu Mỹ. Trong khi các dân tộc khác chỉ tắm nắng dịu dàng ban mai, dân Mỹ lại thích tắm nắng gay gắt cả những buổi trưa hè nóng bỏng! Đó là một truyền thống của dân Mỹ. Nền y khoa ở đây được xem là tiến bộ nhất thế giới, nên nhiều vị bác sĩ đã lên tiếng cảnh giác dân chúng không nên phơi nắng quá gay gắt bởi vì như vậy sẽ đưa đến ung thư da và không nên ăn quá nhiều chất mỡ và đường, vì như vậy sẽ đưa đến bệnh tim và bệnh tiểu đường. Nhưng truyền thống này vẫn tiếp tục là thói quen tai hại.
Đối với các sắc dân mới gia nhập vào Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, sự khác biệt văn hóa là một vấn đề to lớn, và việc kỳ thị chủng tộc là một việc không thể tránh khỏi! Sau cuộc di tản vĩ đại đi tìm tự do để đến đây sinh sống trong những năm đầu tiên, người Việt tỵ nạn đã gặp một số khó khăn trong vấn đề khác biệt phong tục. Trước đây ở Long Beach, California, một vài gia đình Việt cũng Miên đã phải ra hầu tòa và bị phạt vạ một số tiền khá lớn chỉ vì tội ăn thịt vài con chó chính họ nuôi, bởi vì người Mỹ rất quí mến loài chó mà họ gọi là "man's best friend", tức là bạn tốt nhất của con người. Sau đó thì mới có luật cấm ăn thịt chó do thành phố này đề xướng. Vào những năm đầu, có một thảm kịch đã xảy ra cho một gia đình Việt Nam. Một người cha cạo gió cho một đứa con trai nhỏ vì cho là trúng gió. Đó là một việc rất bình thường và vô hại đối với mọi người Việt Nam. Chẳng may đứa con trai đau nặng hơn, nên phải chở vào bệnh viện, và sau đó một thời gian ngắn thì đứa con chẳng may tắt thở qua đời! Chẳng biết vì lý do gì, nhưng bác sĩ đã khám thấy các vết đỏ sau lưng do việc cạo gió, và cho rằng người cha đã đánh đập đứa con, nên vội báo cho cảnh sát đến nhà bắt giam người cha! Ông này rất là uất ức, lại quá đau đớn vì đứa con vừa chết, nên đã thắt cổ tự tử chết ngay trong nhà giam! Đây là sự ngộ nhận đáng tiếc vì khác biệt văn hóa!
Những người dân có nguồn gốc Á Đông thường có tinh thần đề cao nam nhi như "nam tử Hán", "nam tử Việt". Nhưng sau một thời gian ngắn sống tại đây, các sắc dân này mới nhận thấy rằng đàn ông ở đây chỉ là thứ yếu, được xếp vào hàng thứ 6 hay thứ 7, sau đàn bà, trẻ em, chó mèo, và hoa cỏ! Sau một phần tư thế kỷ sinh sống tại đất nước Hoa Kỳ, một số lớn đồng hương đã hội nhập khá nhanh vào nếp sống dân tộc Mỹ. Hội nhập vào đời sống tại đây là một vấn đề rất gay cấn mà một số đồng bào đã gặp phải nhiều phiền phức khó khăn, có cả hai phương diện tốt và xấu. Vào những năm đầu định cư tại đây, người Việt đã vui vẻ đón nhận vài phong tục tốt đẹp. Các ngày sinh nhật trong gia đình Việt Nam từ trẻ em đến người lớn đã được long trọng tổ chức nhộn nhịp mà khách mời gồm cả Việt lẫn Mỹ. Đây là một ngày lễ cần thiết như là để nhắc nhở tuổi tác của mọi người trong gia đình, và cũng là lý do để có dịp ăn uống vui chơi. Bây giờ một số đông gia đình Việt Nam thường tổ chức ăn mừng nhiều ngày lễ trong năm như để thể hiện tinh thần hội nhập. Ngày xưa ở Việt Nam, lễ sinh nhật chỉ tổ chức cho người lớn tuổi trong gia đình. Do vậy lễ này được gọi là lễ mừng thọ, thường được làm cho người từ năm chục tuổi trở lên, và do chính con cháu tổ chức cho cha mẹ hoặc ông bà. Lễ mừng thọ cũng được tổ chức cho người có địa vị thật cao trong xã hội. Vào thuở nhỏ còn cắp sách đến trường ở Việt Nam, người viết còn nhớ mỗi năm đều có một ngày nghỉ gọi là lễ Vạn Thọ, sau khi lớn lên mới biết đó là lễ Sinh Nhật của đức Quốc Trưởng Bảo Đại.
Trong những ngày giờ làm việc, những đứa trẻ mới sinh ra ở đây cho đến tuổi cắp sách đi học, chúng thường được đem đi gởi nơi nhà giữ trẻ suốt cả ngày để cha mẹ chúng rảnh tay đi làm việc. Ít khi trẻ con được để nhà cho ông bà trông chừng, bởi vì cha mẹ và ông bà ít khi ở chung nhà. Hơn nữa ông bà vẫn phải đi làm cho đến tuổi sáu mươi lăm mới được hưu trí.
Cho đến chiều tối, cha mẹ mới đón con cái về nhà, tắm rửa, ăn uống, và sau đó họ phải lo giấc ngủ để lấy sức cho công việc ngày hôm sau, không còn nhiều thì giờ để tâm tình cùng con cái. Do vậy tình yêu thương giũa cha mẹ và con cái không được thấm thía đậm đà như ở những nước Á Đông. Mọi sắc dân sinh sống trên đất nước Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ đều dần dần ít nhiều trở nên như vậy bởi vì ảnh hưởng sâu rộng của cuộc sống trong xã hội! Đối với con trẻ, người Việt Nam thường chủ trương "thương cho roi cho rọt, ghét cho ngọt cho ngào". Nhưng ở đây phương pháp này không thể áp dụng, vì vậy vào thời gian đầu, một số gia đình người Việt đã bị rắc rối với cảnh sát chỉ vì họ muốn răng đe con trẻ bằng vài lằn roi. Phương pháp dạy dỗ của người Mỹ không cho đánh đòn trẻ con, chỉ được răng dạy bằng những lời lẽ ngọt ngào.
Trẻ con lên 3 lên 5 có thể hiểu hết và nghe theo những lời lẽ ngọt ngào không"
Phương pháp dạy dỗ tân tiến không cho phép đánh đòn trẻ con đã đưa đến nhiều hậu quả tai hại như ma túy, băng đảng trong giới thiếu niên Mỹ. Và chương trình giáo dục tân tiến không cần có môn học rèn luyện đạo đức công dân đã đưa đến nhiều tai hại khác trong giới thanh niên như giết người cướp của, và nhất là bắt cóc hãm hiếp rồi thủ tiêu trẻ con và phụ nữ mà có thời như là một bệnh dịch ở khắp nước Mỹ.

Hoa Kỳ là nước tự do quá mức, kể cả việc buôn bán vũ khí cho dân chúng cũng được cho phép như mọi việc buôn bán khác! Truyền thống "cao bồi" này đã là nguyên do từ lâu của các cuộc đánh cướp nhà băng, các cửa hiệu buôn v.v... Và thời gian gần đây, việc tự do buôn bán vũ khí đã đưa đến hàng loạt như bệnh dịch các vụ bắn giết đẫm máu trong học đường từ Tiểu Học đến Trung Học khắp Hoa Kỳ, mà thủ phạm chính là các cô cậu học sinh tại đấy!
Sau các cuộc bắn giết điên khùng ấy, giới phụ huynh các nơi đã biểu tình rầm rộ ngay tại Quốc Hội Mỹ để phản đối việc tự do bán súng đạn, và yêu cầu chính phủ ra đạo luật cấm chỉ việc buôn bán vũ khí cá nhân cho dân chúng. Không phải đây là lần đầu mà đã xảy ra nhiều lần trong quá khứ, một số đông dân Mỹ đã phản đối kịch liệt việc buôn bán này, kể cả một số dân cử tại Hạ và Thượng Viện. Nhưng việc buôn bán vũ khí vẫn tiếp tục được luật pháp bảo vệ, chỉ vì những người làm luật này chính là chủ nhân ông của kỹ nghệ vũ khí cá nhân, hoặc ít ra những người làm luật này đã bị ảnh hưởng quyền lợi nặng nề của chủ nhân ông. Đây là một vấn đề rất nhức nhói của nước tư bản tân tiến Hoa Kỳ!
Sau tuổi ấu thơ và tuổi choi choi "teenager", tức là sau tuổi 18, các thanh niên thanh nữ Mỹ được quyền ra ở riêng nếu muốn. Sự việc "ra ở riêng" không phải là nghĩa bóng của ngôn ngữ Việt Nam, tức là đã lập gia đình, mà là theo nghĩa đen của nó, tức là các cô cậu này được luật pháp cho phép dọn nhà ra ở riêng không còn ở chung với cha mẹ nữa, nếu như họ muốn và có khả năng tự túc.
Trong một quán cà phê nọ, bà Smith đang khoe với một bà bạn ngồi đối diện:
- Này bà, hiện nay tôi rất vui, bởi vì thằng con trai đầu Michael của tôi sẽ được 18 tuổi vào đầu tháng tới, và sau đó cháu dọn ra ở riêng!
Một số lớn cha mẹ đều không thích việc này, nhưng ngược lại cũng có một số cha mẹ vui vẻ và đốc thúc con cái ra ở riêng, cho dù chúng chưa lập gia đình! Đời sống văn minh tiến bộ ngày nay khiến càng lúc con người càng bận rộn nhiều hơn trong công việc hàng ngày. Cho nên việc tâm tình và giáo dục trong gia đình trở nên ngắn ngủi khan hiếm. Tình cảm thành ra lợt lạt giữa cha mẹ và con cái, mặc dù cha mẹ muốn bù đắp lại bằng nhu cầu vật chất đầy đủ. Đó là một lý do khiến con cái tại Mỹ thường hay ra ở riêng khi đủ tuổi, và nhất là được luật pháp tân tiến công nhận! Cái lý do thứ hai về việc muốn ra ở riêng của giới trẻ này là sự tự do. Ai cũng công nhận tự do là cần thiết. Nhưng ở tại đất nước này, sự tự do đã đi quá mức ở nhiều lãnh vực! Đối với các cô cậu vừa tròn 18 tuổi, việc ra ở riêng ngoài sự học hành bắt buộc phải ở riêng nơi xa thật không nên, bởi vì sẽ đưa đến nhiều tự do tai hại cho bản thân, và đôi khi cho xã hội nữa. Khi ở riêng, các cô cậu này hoàn toàn tự do trong vấn đề luyến ái, bởi vì họ đã ở ngoài tầm tay kiểm soát của cha mẹ. Tự do luyến ái thường đưa đến tai hại cho bản thân những người quá trẻ này bởi vì họ chưa phân biệt được tốt xấu trước sự lôi cuốn của luyến ái tình dục! Đối với xã hội, nhóm người này rất dễ bị hư hỏng bằng các đua đòi như ma túy, băng đảng, bởi vì lứa tuổi 18 chưa phân biệt được phải trái, tốt xấu, và chưa có đủ nghị lực để chống lại các cám dỗ nguy hại! Ngày nay khi tìm chọn được người hôn phối, các cô cậu ở riêng thường chỉ "thông báo" về cha mẹ việc đã quyết định đi đến hôn nhân. Cha mẹ không được có ý kiến gì về người hôn phối của con, hoặc có thì cũng ở ngoài tai. Bây giờ có một số cha mẹ Việt Nam đã hoàn toàn bất lực trong việc dựng vợ gả chồng cho con cái, và họ đã thốt lên lời mỉa mai là "ở đất nước này, con cái đặt đâu, cha mẹ ngồi đó!" Thật đúng như vậy, có những đám cưới hoàn toàn do chú rể và cô dâu quyết định mọi việc, cha mẹ hai bên được mời tham dự như mọi người khách khác, và được đưa vào ngồi đúng bàn ghế đã ấn định.
Khi người Việt tỵ nạn mới đến định cư tại đây, các bậc cha mẹ thường hay phản đối quyết liệt việc tự do chọn lựa vợ chồng. Sự chống đối này đã đưa đến việc các cô cậu tự do đi lập "tổ uyên ương" ở một nơi xa không ai biết. Như vậy cha mẹ mất luôn các con. Dần dần ở lâu hơn, cha mẹ Việt Nam đã suy ngẫm câu tục ngữ "nhập gia tùy tục", nên đã thay đổi "chiến lược", và từ nay cứ việc "OK" khi cảm thấy chúng quyết liệt "tử thủ". Như vậy cha mẹ vẫn được tiếng "có còn hơn không!" Những sắc dân đã sống ở đây một thời gian dài để trở thành công dân Mỹ hoặc giữ nguyên tình trạng ban đầu đều phải chấp nhận sự việc đã "nhập gia" vào đất nước này rồi thì phải tùy theo cái "tục" này, và còn các tục lệ oái ăm khác nữa để có thể thuận lòng với các ngang trái hiện tại mà ở quốc gia họ không hề xảy ra. Ở Hoa Kỳ, sau khi lập gia đình, hầu hết các cô cậu đều ra ở riêng nhà. Quan niệm hạnh phúc Á Đông "ngũ đại đồng đường" đã trở thành cổ hũ và bị bài bác tối đa! Do vậy gia đình tự chia cắt thành nhiều đơn vị khác nhau cho dù con cái chưa hoặc đã lập gia đình. Hoa Kỳ là một quốc gia tư bản tân tiến nên mọi giá trị đều được xác định bằng tiền tài vật chất, kể cả các anh hùng vĩ nhân: "Six Million Dollars Man!" Vào những ngày lễ lớn, nhất là những ngày lễ có tính cách gia đình như Mother Day và Father Day, con cái thường đi về thăm cha mẹ hoặc gởi quà đắt tiền về nhà. Tấm lòng hiếu thảo như được bày tỏ bằng các món quà đem hoặc gởi về. Các nước Á Đông không hề có ngày nào là lễ dành cho cha hoặc mẹ cả, bởi vì ông bà, cha mẹ và con cháu thường sống chung dưới một mái nhà. Và như vậy, ngày nào cũng là ngày của cha mẹ trong tinh thần "sớm viếng, khuya hầu" để báo hiếu. Người Mỹ sống rất thực tế, nhưng vẫn có những cái màu mè khách sáo, như che giấu cả sự thật hiển nhiên. Trong khi người Việt thì e dè, kín đáo, nhưng lại không che giấu cái hiển nhiên về mình. Khi mới quen biết người nào, một người già Việt Nam thường lên tiếng hỏi:
- Thưa cụ, năm nay được bao nhiêu tuổi rồi, mà trông cụ vẫn còn khỏe mạnh"
- Cám ơn cụ, tôi đã được 80 tuổi rồi! Cụ kia liền vui vẻ trả lời.
Nhưng đối với người dân Mỹ, nếu chúng ta "lỡ lời" đi hỏi tuổi một cụ già, lập tức cụ ấy sẽ đổi sắc mặt giận hờn mà không thèm trả lời gì cả. Có phải người Mỹ không dám nhìn nhận sự thật hiển nhiên này"
Các cụ già người Mỹ khi đến tuổi quá già, không còn đủ sức tự lo liệu vệ sinh cá nhân thường hay "được" con cháu đưa vào nhà dưỡng lão "nursing home". Ở đây sự chăm sóc thật tốt nhờ vào các nhân viên chuyên môn. Nhưng ngược lại các người già đều thiếu tình thương gia đình, vì con cháu không thể có mặt thường xuyên hàng ngày để chăm sóc và chuyện trò. Dù rảnh rỗi hay bận rộn công việc, con cháu người Mỹ vẫn muốn đưa cha mẹ già vào nhà dưỡng lão để được tự do thoải mái cho chủ thuyết cá nhân. Ngày xưa còn ở tuổi ấu thơ, trẻ con Mỹ đều được cha mẹ gởi vào nhà giữ trẻ. Ngày nay khi cha mẹ về già, không thể tự chăm sóc, các con lại đưa cha mẹ già vào nhà dưỡng lão để được rảnh tay! Đây rõ ràng là dòng đời vay trả cứ luân lưu mãi trong xã hội tân tiến ngày nay!
Cho đến ngày ra đi từ giã trần gian, người qua đời ở đây thường được con cháu hay thân nhân đến tiễn đưa rất đơn giản. Thỉnh thoảng cũng có đứa con không về đưa đám cha mẹ chỉ gởi một chi phiếu về phân ưu viện lẽ ở xa và mới tìm được "good job" nên cần phải bảo vệ, không dám xin nghỉ phép! Ở nước tân tiến khoa học như Hoa Kỳ, một số khá đông dân Mỹ không theo một tôn giáo nào cả, nên họ cho rằng chết là hết. Nhưng đối với đa số người khác, chết chưa hẳn là đã hết, mà cái chết là bắt đầu sự sống khác biệt với trần gian, được xác định khác nhau theo tin tưởng của mỗi tôn giáo.
Văn minh tiến bộ cần phải đi song song với đạo đức nhân cách, tâm linh tôn giáo nếu không thì cũng không khác gì với thành phần duy vật đã và đang bị diệt vong tan rã trong quá khứ cũng như hiện tại.

Nguyễn Văn Thạch

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,689,083
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến