Hôm nay,  

Cùng Ôn Tập Bài Học Với Con

16/05/200100:00:00(Xem: 149253)
Bài tham dự số: 02-246A-vb0516

Bà Ngô Thị Hòe, nguyên y tá TC Bệnh viện Đà Nẵng (Phòng điện tim), qua Mỹ 1990 Diện H.O. Trong một bài trước, với tựa đề “Con Ơi, Dạy Mẹ Nói Tiếng Mỹ”, bà Hoè đã kể cách học tiếng Mỹ hiếm có của một bà mẹ Việt, là biến ngay các con thành thầy giáo, cô giáo của mình. Trong bài này, bà kể thêm cách bà theo sát các con, giúp các con làm Homework.



Bước chân đến Mỹ với nhiều ước mơ và hy vọng. Tạm biệt người thân trong niềm vui đến vùng đất hứa, trong nổi buồn như đánh mất một vật gì đang có ở trong tay.
Tôi có nghĩ rằng đến đây nước Mỹ, tôi sẽ được đi học, tiếp tục học thêm về chuyên khoa tim mạch, một công việc hằng ngày “đo tim” nhưng tôi say mê tò mò muốn học, muốn biết vì trên hình ảnh điện tâm đồ là một bài toán khó, phải tìm sách, mượn vở của học sinh Y 6 để tìm ra đáp số đúng một phần nào lời dạy của bác sĩ: Suy tim, dày thất trái, dày thất phải, hẹp vát 2 lá, rung nhỉ vv...
Ở đó có niềm vui trong tôi là ánh mắt, nụ cười của bệnh nhân trong giờ ra viện và nổi buồn trong tôi là những khó khăn, nghèo nàn của nghành y tế đất nước tôi mà nghẹn ngào, chua xót mãi không nguôi....
Đến Mỹ năm 1990 với con gái đầu lòng 5 tuổi, thằng con trai 10 tháng. Trong ngày đầu đưa con đi học, đẩy thằng bé theo sau tôi biết rằng ước mơ đến Mỹ được đi học tiêu tan vì các con tôi còn nhỏ lắm. Tôi chới với vì những khó khăn ban đầu, nhất là phải làm sao giúp bé học tiếng Mỹ, làm bài tập ở nhà, khi trình độ Anh ngữ của mình kém, phát âm lộn xộn nửa tiếng Pháp nửa tiếng Anh của tôi đi học rơi rớt lại.
May lắm, mẫu giáo ở đây được dạy tiếng Mỹ, nhìn kỹ khi cô giáo nói bằng những hình ảnh đẹp, cho con tôi say mê học bên cạnh sự khuyến khích của tôi:
- Con đọc cho mẹ nghe.
- Con hát cho mẹ nghe.
- Con phải viết đẹp theo mẹ, làm toán nhanh theo mẹ.
Bé thành thói quen, đọc nói hát cho tôi nghe, tôi cùng ôn tập bài vở nhà trường với con, biết cái sai của mình về cách đọc, cách nói, theo dõi kỹ các bài homework của con, dặn dò khi đến trường phải nghe lời cô giáo (đừng như mẹ ngày xưa say mê đọc chuyện tình trong giờ sinh ngữ để bây giờ dạy con không được, nói không nên lời tiếng Mỹ)

Bé vui vì được học, tôi mừng thầm, vì bé đã đọc được nói được tiếng Mỹ khá vững vàng. Rồi lớp 1, lớp 2, lớp 3 cũng qua nhanh. Tôi vẫn tiếp tục theo dõi sát trong niềm vui với những tờ giấy khen dành cho bé. Lớp 4 cháu chuyển sang lớp tuyển, có tài và năng khiếu, tôi thở phào nhẹ nhõm.
Thằng thứ hai vào mẫu giáo, thằng 3 ra đôi thêm một bầy baby nữa nằm hát ở trong nôi.
Thành ra thôi hết, hết rồi, ước mơ đến Mỹ để học thêm về chuyên khoa tim mạch để nghe thầy giảng dạy, các sóng QTRS trên một điện tim sẽ là một hằng số vô định, vẽ lên sự nuối tiếc trong cuộc đời mình.
Thỉnh thoảng cũng có một vài lần tôi tham quan bệnh viện Mỹ, một bệnh viện khang trang sạch sẽ với đầy đủ máy móc tối tân, luôn luôn có Bác sĩ bên cạnh giường bệnh nhân.
Thoáng nhìn phòng điện tâm đồ thân yêu, tôi không khỏi bồi hồi, thèm thuồng, xao xuyến, bước vội qua nhanh, qua nhanh cho thôi hết nghẹn ngào nước mắt.
Đã 10 năm qua bé chừ đã lớn 15 tuổi rồi, hai thằng nhoi 10 tuổi và 7 tuổi là một thiếu nữ xinh xắn đọc và hát rất hay giọng Mỹ, là thông dịch viên duyên dáng cho nhà tôi trong những lần cần nói nhiều tiếng Mỹ, là thầy giáo của tôi trong bài “Dạy học nói tiếng Mỹ” Nhìn các con say sưa đọc và hát rất hay giọng Mỹ, đẹp môi hồng chúm chím tôi thầm nghĩ đó là phần thưởng cho tôi, một người Mẹ Việt với bao khó khăn nhọc nhằn giúp con hòa vào xã hội Mỹ. Một điều mà tôi vui nhất là niềm an ủi, say mê, khi các con tôi dần dần theo tôi học tiếng Việt, hát những bài nhạc Việt, cho tôi hồi tưởng lại dư âm của một thời niên thiếu qua giọng ngân nga, cao vút của các con trong lời ca Phạm Duy:
Xuân trong tôi đã khơi trong một đêm vui. Một đêm, một đêm gối chăn phòng the, đón cha mẹ về, một đêm gối chăn phòng the, đón cha mẹ về…

Ngoài kia, bầu trời đất Mỹ mùa xuân còn lưu luyến, rất đẹp với nhiều nắng hồng đang lên...

California 4/24/01
Ngô Thị Hòe

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,647,042
Tác giả tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016.
Iris Đinh là tác giả đã nhận giải Chung Kết 2017, với hai bài "Chuyện Góc Bếp," và “Con Bé Nổi Loạn,” hai tự sự về mẹ và con gái trong một gia đình đổ vỡ. Sau 13 năm trở lại trường học và thực tập, mẹ trở thành một thạc sĩ về y tế tâm thần. Cô con gái từng nổi loạn thì trở thành Tiến sĩ Anne Q. Phan tại đại học UC Irvine và UC San Diego, người xác định được gene gây đột biến giúp sinh vật mọc thêm tay chân, mà báo O.C. Register đã đăng tin ngày 5 tháng Tư 2013. Sau đây là bài mới của tác giả, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất, đang phát hành khắp nơi.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, là bài viết bài viết mới của tác giả, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất 2018.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016, thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, về trận cháy rừng dữ dội nhất ở Nam Cali, có tên là “Thomas Fire Ventura”.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose. Cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tai Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, tiểu bang California, USA. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh tại chỗ do chính ông chụp. Nhiều bài và hình ảnh của ông chụp hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện "Bắc Kỳ". Sau đây là bài và hình mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến