Hôm nay,  

Cùng Ôn Tập Bài Học Với Con

16/05/200100:00:00(Xem: 149247)
Bài tham dự số: 02-246A-vb0516

Bà Ngô Thị Hòe, nguyên y tá TC Bệnh viện Đà Nẵng (Phòng điện tim), qua Mỹ 1990 Diện H.O. Trong một bài trước, với tựa đề “Con Ơi, Dạy Mẹ Nói Tiếng Mỹ”, bà Hoè đã kể cách học tiếng Mỹ hiếm có của một bà mẹ Việt, là biến ngay các con thành thầy giáo, cô giáo của mình. Trong bài này, bà kể thêm cách bà theo sát các con, giúp các con làm Homework.



Bước chân đến Mỹ với nhiều ước mơ và hy vọng. Tạm biệt người thân trong niềm vui đến vùng đất hứa, trong nổi buồn như đánh mất một vật gì đang có ở trong tay.
Tôi có nghĩ rằng đến đây nước Mỹ, tôi sẽ được đi học, tiếp tục học thêm về chuyên khoa tim mạch, một công việc hằng ngày “đo tim” nhưng tôi say mê tò mò muốn học, muốn biết vì trên hình ảnh điện tâm đồ là một bài toán khó, phải tìm sách, mượn vở của học sinh Y 6 để tìm ra đáp số đúng một phần nào lời dạy của bác sĩ: Suy tim, dày thất trái, dày thất phải, hẹp vát 2 lá, rung nhỉ vv...
Ở đó có niềm vui trong tôi là ánh mắt, nụ cười của bệnh nhân trong giờ ra viện và nổi buồn trong tôi là những khó khăn, nghèo nàn của nghành y tế đất nước tôi mà nghẹn ngào, chua xót mãi không nguôi....
Đến Mỹ năm 1990 với con gái đầu lòng 5 tuổi, thằng con trai 10 tháng. Trong ngày đầu đưa con đi học, đẩy thằng bé theo sau tôi biết rằng ước mơ đến Mỹ được đi học tiêu tan vì các con tôi còn nhỏ lắm. Tôi chới với vì những khó khăn ban đầu, nhất là phải làm sao giúp bé học tiếng Mỹ, làm bài tập ở nhà, khi trình độ Anh ngữ của mình kém, phát âm lộn xộn nửa tiếng Pháp nửa tiếng Anh của tôi đi học rơi rớt lại.
May lắm, mẫu giáo ở đây được dạy tiếng Mỹ, nhìn kỹ khi cô giáo nói bằng những hình ảnh đẹp, cho con tôi say mê học bên cạnh sự khuyến khích của tôi:
- Con đọc cho mẹ nghe.
- Con hát cho mẹ nghe.
- Con phải viết đẹp theo mẹ, làm toán nhanh theo mẹ.
Bé thành thói quen, đọc nói hát cho tôi nghe, tôi cùng ôn tập bài vở nhà trường với con, biết cái sai của mình về cách đọc, cách nói, theo dõi kỹ các bài homework của con, dặn dò khi đến trường phải nghe lời cô giáo (đừng như mẹ ngày xưa say mê đọc chuyện tình trong giờ sinh ngữ để bây giờ dạy con không được, nói không nên lời tiếng Mỹ)

Bé vui vì được học, tôi mừng thầm, vì bé đã đọc được nói được tiếng Mỹ khá vững vàng. Rồi lớp 1, lớp 2, lớp 3 cũng qua nhanh. Tôi vẫn tiếp tục theo dõi sát trong niềm vui với những tờ giấy khen dành cho bé. Lớp 4 cháu chuyển sang lớp tuyển, có tài và năng khiếu, tôi thở phào nhẹ nhõm.
Thằng thứ hai vào mẫu giáo, thằng 3 ra đôi thêm một bầy baby nữa nằm hát ở trong nôi.
Thành ra thôi hết, hết rồi, ước mơ đến Mỹ để học thêm về chuyên khoa tim mạch để nghe thầy giảng dạy, các sóng QTRS trên một điện tim sẽ là một hằng số vô định, vẽ lên sự nuối tiếc trong cuộc đời mình.
Thỉnh thoảng cũng có một vài lần tôi tham quan bệnh viện Mỹ, một bệnh viện khang trang sạch sẽ với đầy đủ máy móc tối tân, luôn luôn có Bác sĩ bên cạnh giường bệnh nhân.
Thoáng nhìn phòng điện tâm đồ thân yêu, tôi không khỏi bồi hồi, thèm thuồng, xao xuyến, bước vội qua nhanh, qua nhanh cho thôi hết nghẹn ngào nước mắt.
Đã 10 năm qua bé chừ đã lớn 15 tuổi rồi, hai thằng nhoi 10 tuổi và 7 tuổi là một thiếu nữ xinh xắn đọc và hát rất hay giọng Mỹ, là thông dịch viên duyên dáng cho nhà tôi trong những lần cần nói nhiều tiếng Mỹ, là thầy giáo của tôi trong bài “Dạy học nói tiếng Mỹ” Nhìn các con say sưa đọc và hát rất hay giọng Mỹ, đẹp môi hồng chúm chím tôi thầm nghĩ đó là phần thưởng cho tôi, một người Mẹ Việt với bao khó khăn nhọc nhằn giúp con hòa vào xã hội Mỹ. Một điều mà tôi vui nhất là niềm an ủi, say mê, khi các con tôi dần dần theo tôi học tiếng Việt, hát những bài nhạc Việt, cho tôi hồi tưởng lại dư âm của một thời niên thiếu qua giọng ngân nga, cao vút của các con trong lời ca Phạm Duy:
Xuân trong tôi đã khơi trong một đêm vui. Một đêm, một đêm gối chăn phòng the, đón cha mẹ về, một đêm gối chăn phòng the, đón cha mẹ về…

Ngoài kia, bầu trời đất Mỹ mùa xuân còn lưu luyến, rất đẹp với nhiều nắng hồng đang lên...

California 4/24/01
Ngô Thị Hòe

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,601,534
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Thụy Nhã, sinh năm 1980, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, khi vừa học vừa làm “full time job” tại trạm kiểm soát hành khách trong phi trường Salt Lake City. Năm 2001, khủng bố cướp phi cơ tấn công nước Mỹ, cô viết “Check Point, Những Ngày Ta Mất Nhau” và nhận giải bán kết Vinh Danh Tác Phẩm. Bẩy năm sau, cô nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2008, với bài “Chuyện của Cây Vông”. Tác giả tốt nghiêp cử nhân ngành tâm lý học và đã hoàn tất chương trình thạc sĩ (master) ngành điều dưỡng, chuyên về AGNP, hiện làm việc tại một bệnh viện và là cư dân Nam California. Bài sau đây, chuyện từ một dòng suối trên cao nguyên miền Nam tới Bolsa Chica, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 194, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego. Bài trước đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Sau đây là bài tiếp.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới, về chương trình Hospice cung cấp cho người bệnh trong tình trạng chờ mãn phần, không phân biệt tuổi tác, tình trạng gia đình hay lợi tức.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông tiếp tục làm thơ và góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên.
Nhạc sĩ Cung Tiến