Hôm nay,  

Đi Bộ Cứu Lụt

12/05/200100:00:00(Xem: 203165)
Bài tham dự số: 02-241-vb0511

Tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ. Ông sanh năm 1952 tại Nam Định, Việt Nam. Di cư vào Nam năm 1954. Định cư tại Nam California từ 1975. Nghề nghiệp: Kỹ sư cho Rainbow-Mykotronx Inc. Torrance. Sau đây là một trong những bài bài viết mới của ông, ghi lại một sinh hoạt chung. Việc tuy đã qua, nhưng tinh thần thì sẵn sàng cho những việc sẽ tới. Tác giả viết lời tựa ngắn cho bài viết của ông: “Bài viết này xin được xem như một đoá hồng gởi đến tất cả những tấm lòng vàng đã và đang góp công, của trong công việc cứu trợ đồng bào bão lụt tại miền Trung VN năm ngoái và tại miền Nam VN năm nay.”



Tôi đang chăm chú vớI bản tin về lũ lụt tại vùng đồng bằng sông Cửu Long thì có tiếng chuông điện thoại.
-Allô
-Sỹ hả, Trương đây
-Ồ chào ông Trương, có gì không"
-Có chứ, vì vậy mớI gọI ông. Tối nay đi họp bàn việc cưú trợ bão lụt miền Tây tại trung tâm Nguyễn Bá Học, 7 giờ.
-Xong ngay, tôi sẽ có mặt, cám ơn ông.
Gác máy điện thoại, tôi bỗng nghe lòng mình chùng xuống. Bản tin trên tờ báo vớI những chi tiết hãi hùng, những thiệt hại thảm khốc, đã xoáy vào trí óc tôi những hình ảnh tang thương, những nỗI thống khổ của đồng bào tôi đã và đang gánh chịu trong suốt hơn phần tư thế kỷ.

Cách đây chỉ chưa đầy một năm...

Cơn bão cấp bốn đã tàn phá miền Trung Việt Nam. Hàng trăm ngườI thiệt mạng, hơn một triệu ngườI chỉ trong phút chốc mất hết tất cả để lâm vào cảnh màn trờI chiếu nước. Điều trớ trêu nhất là những nạn nhân của trận bão lụt tàn khốc này lại là những ngườI dân nghèo nhất nước. Người Việt hải ngoại khắp nơi trên thế giới, giàu cũng như nghèo, đã đồng loạt hưởng ứng những chiến dịch lạc quyên để thể hiện câu 'lá lành đùm lá rách' và 'lá rách đùm lá tả tơi' ngõ hầu xoa dịu phần nào nỗI đau khổ của những đồng bào kém may mắn đang đối đầu vớI một thực trạng phũ phàng, trong khi những ngườI có trách nhiệm đã bất lực, khoanh tay, ngoảnh mặt làm ngơ.
Tại miền nam Cali, song song vớI sự quyên góp của các tôn giáo tại các chùa chiền, các nhà thờ, các thánh đường, cùng buổi 'hát cho đồng bào tôi' của các văn nghệ sĩ tại thương xá Phước Lộc Thọ, những thành viên của 'nhóm thân hữu đi bộ' một lần nữa lại được mờI gọI để góp một bàn tay trong công cuộc cứu trợ khẩn cấp này.
BuổI họp đầu tiên được tổ chức tại trụ sở của Tổng HộI Sinh Viên Nam Cali vớI sự hiện diện của hơn trăm ngườI đại diện cho hơn ba mươi đoàn thể trong cộng đồng Việt Nam tại Little Saigon.
Một Ban Tổ Chức đã được thành hình. Những chương trình hành động được đem ra thảo luận và góp ý. Những công tác được phân chia đồng đều cho các hộI đoàn, đoàn thể một cách mau lẹ.
Kể từ hôm đó, văn phòng ' Uỷ Ban Đi Bộ Cứu Trợ Bão Lụt' được đặt tại thư viện Việt Nam, Santa Ana trở nên thật náo nhiệt. Sinh khí của văn phòng thật sôi động, nhất là sau 6 giờ chiều mỗI ngày và những ngày cuối tuần. Điện thoại reo không ngừng nghỉ, ngườI đến, ngườI đi tấp nập.
Các anh chị em trong ban cứu trợ đến để báo cáo hoặc nhận lãnh công tác mớI, các mạnh thường quân đến để ủng hộ tài chánh và thực phẩm cho thiện nguyện viên, đồng bào đến để theo dõi những tin tức mớI nhất được cập nhật hóa mỗI ngày.
Đặc biệt nhất là một hoạ sĩ trẻ đã đem đến tặng ban tổ chức hơn 30 bức tranh để bán. Số tiền bán tranh sẽ được dành hết cho quỹ cứu trợ.

Xin được kể ra đây những sinh hoạt chánh trong một tháng làm việc của các anh chị em trong nhóm 'đi bộ' cứu trợ bão lụt.

Thành phần ban tổ chức:
Ban Tổ Chức Ngày Đi Bộ gồm có một trưởng ban, một phó trưởng ban, một thư ký, một thủ quỹ và các tiểu ban chuyên môn. Ban Tổ Chức Ngày Đi Bộ được bầu lên bởI thành viên của các đoàn thể tham dự để điều hành công việc và phân chia các công tác cho các tiểu ban chuyên môn. HộI Đồng Liên Tôn nhận trách nhiệm cố vấn tinh thần cho tất cả các thiện nguyện viên.

Lên đài:
'Lên đài' tức là 'on-air' trên các đài phát thanh Nam Cali. Công tác này được giao cho ban truyền thông đảm trách. Các anh chị em trong ban truyền thông chia nhau tổ chức các buổI hộI luận trực tiếp để kêu gọI lòng hảo tâm của quần chúng cùng quảng bá cho ngày đi bộ. Giờ giấc 'on-air' được các cơ sở thương mại, các đài phát thanh và truyền hình yểm trợ. MỗI anh chị em trong ban truyền thông được cung cấp một tập tài liệu và có bổn phận phải nắm vững những dữ kiện và những chi tiết liên quan đến cơn bão lụt cũng như công cuộc cứu trợ ngõ hầu có thể trả lờI những thắc mắc của các thính giả gọI vào.
Từ những buổI 'on-air' này, ban tổ chức đã chuyển đạt đến đồng bào những tin tức cập nhật liên quan đến cơn bão lụt, cũng như những chi tiết liên quan đến ngày đi bộ. Các anh chị em trong ban truyền thông làm việc thật tích cực, không kể giờ giấc. Nhiều khi các anh chị em phải lên đài lúc 1 hoặc 2 giờ sáng.

Xuống đường:
'Xuống đường' ở đây không phải là đi biểu tình mà là cầm thùng lạc quyên tại các chợ, các nhà hàng, các quán cà phê, các cơ sở thương mại. Ngay đến cả các... vũ trường cũng được ban 'xuống đường' chiếu cố. Ban 'xuống đường' đảm nhận dướI sự điều hành của các anh chị em trong đoàn thanh niên Phan BộI Châu.
Đúng 9 giờ sáng hai ngày thứ bảy và chủ nhật của hai tuần lễ liên tiếp, các thành viên trong ban 'xuống đường đã có mặt tại văn phòng đi bộ vớI y phục gọn gàng, tươm tất.
Sau khi nghe thuyết trình về lộ trình, địa điểm và những điều cần thiết, các anh chị em trong ban được chia thành những tiểu nhóm và được lệnh 'xuống đường' . MỗI tiểu nhóm, gồm ba hay bốn ngườI vớI một nhóm trưởng, được chỉ định phụ trách một khu vực định sẵn. MỗI nhóm mang theo một tập tài liệu cùng hai thùng lạc quyên được dán kín và đánh số rõ ràng. Tất cả anh chị em trong ban xuống đường đều mặc đồng phục áo thun trắng do BTC cung cấp cùng phù hiệu và bảng tên trên ngực. Những thùng lạc quyên sau đó được mang về văn phòng BTC, khui, đếm và lập biên bản tại chỗ. Sau những lần xuống đường, anh chi em đã mang về một số hiện kim đáng kể.

Đêm không ngủ:

'Đêm không ngủ' được tổ chức một tuần trước ngày đi bộ.
7 giờ chiều hôm đó, một buỗI lễ cầu nguyện cho tất cả đồng bào nạn nhân cùng anh chị em thiện nguyện viên được các vị lãnh đạo tinh thần của hộI đồng liên tôn chủ tế. BuổI lễ đã được tổ chức trong không khí thân mật nhưng không kém phần trang nghiêm vớI lư hương, nhang đèn và hoa quả.
'Đêm không ngủ' do các anh chị em trong ban 'không ngủ', và ban ' lên đài' phối hợp để làm việc. Đây là một hình thức quyên góp 'telerathon' bằng cách kêu gọI những vị mạnh thường quân 'bảo trợ' cho một thành viên của ban tổ chức, một nghệ sĩ hay một nhân vật nổI tiếng của cộng đồng, để cho vị đó tham dự trong ngày đi bộ.
Chương trình bắt đầu lúc 9 giờ đêm và chấm dứt vào lúc 6 giờ sáng ngày hôm sau. Các anh chị em thiện nguyện viên đã chia nhau thành ba nhóm. Một nhóm lên đài VOV, một nhóm lên đài Radio Bolsa và nhóm còn lại đóng quân tại văn phòng đi bộ.


Nhóm lên đài dùng làn sóng radio kêu gọI sự ủng hộ của đồng bào. Xen vào đó là những chương trình văn nghệ bỏ túi để gởi lời cám ơn đến các vị mạnh thường quân. Nhóm ở lại văn phòng lãnh nhiệm vụ nhận điện thoại của thính giả gọI vào và hổ trợ nhóm lên đài bằng cách cùng đóng góp vào chương trình văn nghệ.

Ngày đi bộ:
6 giờ sáng, anh chị em trong ban tổ chức đã có mặt đầy đủ. Những công tác dự định được hoàn thành một cách mau lẹ. Một sân khấu đã được dựng lên cho phần văn nghệ giúp vui vào buổI chiều.
Các anh chị em trong ban tài chánh, điều hành bởI Văn Phòng GiớI Trẻ Orange County bận rộn vớI việc sửa soạn hơn mườI bàn ghi danh để đồng bào nộp phiếu bảo trợ và hiện kim đã thu được. Những tham dự viên thu được trên 40 đô la được ban tổ chức tặng một áo T-shirt. Tất cả thành viên trong ban tổ chức sẵn sàng cho công tác chính mà cũng là ngày trọng đại nhất trong chiến dịch cứu lụt miền Trung năm nay.
Như một ơn lành từ trờI ban xuống, ngày hôm đó khí hậu mát mẻ, ánh nắng chan hòa, thật lý tưởng cho một ngày đi bộ và một buổI văn nghệ giúp vui đặc sắc.
9 giờ sáng, đồng bào khắp nơi lũ lượt kéo đến. Quang cảnh địa điểm tổ chức thật tưng bừng và náo nhiệt. Tham dự viên ngày đi bộ gồm đủ thành phần, tuổI tác. Từ những cụ già đầu tóc bạc phơ, có cụ còn khoẻ, có cụ run rẩy từng bước với cây gậy chống, cho đến những chú nhi đồng vô tư còn nằm trong xe đẩy vớI bình sữa ngọt ngào. Từ những thanh niên, thanh nữ đầy nhựa sống đến những ngườI khuyết tật phải ngồi xe lăn. Từ những nhà sư hiền lành trong bộ cà sa vàng nhạt đến những linh mục khả kính với bộ áo tu cổ trắng. Trên mặt mọI ngườI hiện diện đều lộ vẻ vui mừng, hớn hở. Những tiếng cườI ròn rã, những cái bắt tay thân mật, những lờI thăm hỏi chân tình đã làm ấm lòng những ngườI tị nạn, xa xứ.
Đúng 10 giờ, đoàn đi bộ bắt đầu rờI địa điểm hành lễ. Dẫn đầu đoàn đi bộ là quốc kỳ Việt-Mỹ do hai đoàn sinh Hướng Đạo thủ giữ. Theo sau là các vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo trong hộI đồng liên tôn. Kế đến là các hộI đoàn, đoàn thể vớI biểu ngữ, cờ xí tung bay. Sau cùng là số đông toàn thể đồng bào tham dự vớI lá cờ vàng ba sọc đỏ trên tay. Lộ trình quen thuộc cho buổi đi bộ khoảng gần 4 dặm, chu vi của mile square park, một công viên nổI tiếng của Little Saigon.
Tham dự viên ngày đi bộ đều bước giữa những tiếng hoan hô vang dộI của những đông bào đứng hai bên đường xen lẫn tiếng kèn xe inh ỏi của những người hổ trợ, đã làm cho mọI ngườI thật nức lòng và phấn khởi. Các ký giả, phóng viên của các đài truyền hình, đài phát thanh Việt-Mỹ, tranh nhau chụp hình làm phóng sự. Những chiếc máy ảnh, máy quay phim chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp được xử dụng tận tình. Một hình ảnh nổI bật và đã ghi đậm trong lòng mọI ngườI ngày hôm đó là sự hiện diện của một vị nữ tu, tuổI khoảng lục tuần vớI mái tóc hoa râm. Điêu luyện vớI cây sáo trúc trên môi, bà đã vừa đi vừa thổI liên tục những nhạc phẩm Việt Nam trong suốt 4 dặm lộ trình. Hình ảnh vị nữ tu phi thường này đã được nhiều tờ báo đem lên trang nhất trong những bài tường thuật ngày hôm sau.
Một hình ảnh nữa cũng mang lại nhiều ấn tượng trong lòng mọI người là những trạm tiếp nước do các đoàn sinh của Liên Đoàn Hướng Đạo phụ trách, vớI những gương mặt thật ngây thơ nhưng không thiếu lòng bác ái. Các em hăng hái rót từng ly nước để tiếp sức cho đồng bào. Thêm vào đó là những trạm trái cây, bánh ngọt của những ngườI hảo tâm tự nguyện mang tớI, thể hiện tinh thần 'của tuy tơ tóc, nghĩa so nghìn trùng', đã nói lên được sự đồng tình và quan tâm của tập thể ngườI Việt hải ngoại đối vớI đồng bào ruột thịt trong nước.
Đoạn đường 4 dặm qua thật nhanh, khoảng hơn một giờ sau, hai lá quốc kỳ Việt-Mỹ đã được phất cao trở về địa điểm tổ chức. Tiếng nhạc vang lừng, tiếng hoan hô vang dộI đón chào đoàn ngườI đi bộ đang trở về trong niềm hãnh diện đã góp một bàn tay cho công cuộc cứu trợ.
Ngày đi bộ cho nạn nhân bão lụt miền Trung không chấm dứt ở đây mà được tiếp tục vớI màn văn nghệ thật đặc sắc do các anh chị em nghệ sĩ tự nguyện đóng góp. Các tên tuổI được ưa chuộng đã thay phiên nhau trình diễn trên sân khấu. Những bài tâm ca, tình ca, hợp ca, trong số đó là nhạc phẩm 'máu chảy ruột mềm' của một nhạc sĩ tên tuổI, đã được trình diễn một cách điêu luyện. Các anh chị em nghệ sĩ đã đem lại nhiều cảm xúc cho tất cả những ngườI hiện diện và đã được tán thưởng bằng những tràng pháo tay nồng nhiệt. Những thùng tiền lại được chuyển đến tay mọI ngườI. Những tờ giấy bạc được móc ra từ trong túi, trong bóp, được nhét vộI vã vào lỗ khoét rồi chuyển sang ngườI bên cạnh. Những thùng tiền sau đó cũng được mau chóng chuyển tớI ban tài chánh để khui, đếm và lập biên bản tại chỗ, giúp ban tổ chức có đủ dữ kiện để công bố kết quả quyên góp được ngay sau chương trình văn nghệ.
2 giờ chiều, ngày 'đi bộ cứu lụt miền Trung' chánh thức chấm dứt.
Kết quả số tiền thu được đã vượt quá sự mong đợI của ban tổ chức. Trên một trăm hai mươi ngàn mỹ kim đã thu được trong suốt một tháng trờI làm việc vất vả của tất cả mọI người. Số tiền này đã được gấp rút chuyển tớI những ngườI lâm nạn bằng những phương cách hiệu quả nhất đễ thể hiện tấm lòng:
'Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng'

Lời kết:
'Phước bất trùng lai, họa vô đơn chí'
Năm nay những ngườI dân nghèo Việt Nam lại phải gánh chịu tai trời. Đồng bào lũ lụt miền đồng bằng sông Cưủ Long đang trong tình trạng ngặt nghèo, thiếu ăn, thiếu uống.
Một lần nữa, tinh thần tương thân tương trợ của ngườI dân Việt lại được thể hiện qua công cuộc cứu trợ khẩn cấp bằng một buổI văn nghệ đã được tổ chức vào ngày Chủ Nhật 29 tháng 10, từ 2 giờ chiều đến 8 giờ tối, tại khu chợ 99 vớI sự đóng góp của hơn 30 nghệ sĩ tên tuổI.
VớI phương châm 'Cho đồng bào tôi' và sự nhiệt tình trong công cuộc 'Cưú lụt miền Tây', Ban Tổ Chức gồm các anh chị em của 23 hộI đoàn, các anh chị em nghệ sĩ và các trung tâm băng nhạc đã vượt qua mọI thử thách để chu toàn nhiệm vụ của mình hầu có thể góp một bàn tay để xoa dịu nỗI đau thương bất hạnh của những ngườI kém may mắn ở quê nhà.
Không một hình ảnh nào đẹp hơn khi hơn 2000 khán giả đã kiên trì độI nón, che dù dưới cơn mưa tầm tã trong khi các anh chị em nghệ sĩ độI mưa trình diễn trên sân khấu bằng tất cả khả năng và tấm lòng của mình.
Những giọt nước mưa hòa lẫn những giọt nước mắt, những tờ giấy bạc và những tấm ngân phiếu ướt sũng đã tạo nên kết quả của gần ba mươi ngàn đô la góp được trong buổI văn nghệ đầy đầy tình thương, tình người này.
Tuy số tiền chỉ là một hạt muối nhỏ trong một đaị dương mênh mông, nhưng sự kiện này đã là một minh chứng hùng hồn nói lên được tình ruột thịt, nghĩa đồng bào của tập thể ngườI Việt tị nạn hải ngoại nói chung và đồng bào nam Cali nói riêng.
'Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ', đó là tinh thần của ngườI dân Việt Nam, dù ở bất cứ nơi đâu, bất cứ hoàn cảnh nào.

Trần Quốc Sỹ
Tháng 11 năm 2000

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,091,292
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX. Sau nhiều năm làm công việc khai thuế tại vùng Hollywood, cô và gia đình hiện đã rời Los Angeles để trở thành cư dân quận Cam.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen của sinh hoạt Việt Báo. Tác giả hiện cư trú và làm việc tại miền Bắc California. Bài mới của cô dành cho ngày Lễ Halloween
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, cựu tù, vượt biển, hiện là cư dân San Jose, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Đây là bài mới nhất của Ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến