Hôm nay,  

Chồng Mỹ Chồng Việt

06/05/200100:00:00(Xem: 158782)
Bài tham dự số: 02-236-vb0506

- Hay là mình ly dị đi"
Nói xong câu đó, Joe vẩn giữ vẻ bình thản. Dường như hắn thấy rằng trước sau gì cũng phải nói cho nên cũng chẵn cần gì phải chuẩn bị hay quan tâm đến phản ứng của vợ mình. Với một chút sững sốt, nhưng rồi Kim cũng hiểu, dạo này Joe hay đi sớm về trể. Về đến nhà là lục tủ lạnh, xách một lốc bia ra ngồi trên cái ghế recliner, xãy dài người, gác chân lên bàn và mở TV xem football. Mặc dầu với linh cảm của đàn bà, Kim cũng đoán được chuyện gì xãy ra, thế nhưng cũng không ngờ là Joe nói như vậy. Sau thoáng sững sốt, các mạch máu trong người hầu như đều dồn lên mặt, Kim không kiềm chế được nữa, dựng giọng lớn tiếng:
- You đã sống với tôi có ba mặt con, bây giờ thì nói ly dị"
Joe vẩn tĩnh bơ:
- Tôi có với you chỉ hai đứa thôi.
Tự dưng Kim cảm thấy chân tay lạnh ngắc, cổ họng ngẹn cứng, cả người như không còn đủ sức, đứng lặng một hồi và rồi nước mắt trào ra. Joe không nói gì nữa, lẳng lặng với tay lấy chùm chìa khóa trên bàn rồi đi ra cửa.
Đã nhiều đêm Kim trằn trọc không ngũ, bao nhiêu chuyện củ, chuyện mới hiện lên trong đầu, hai con mắt ráo hoãn. Đàn bà thì hay nước mắt, nhưng trong tình huống này, đất trời đảo lộn, nước mắt hình như cũng đã khô kiệt. Joe quã nói không sai. Đứa con đầu không phải là của hắn. Lúc Kim gặp hắn thì đã mang thai. Rồi thì tin chiến sự bùng nổ. Việt cộng đã chiếm Ban Mê Thuột, sắp tiến vào thành phố, cả nước nhốn nháo. Chồng mới cưới của Kim thì bặt vô âm tích, chết trận hay đã lên tàu cũng không ai biết. Lúc này cả thành phố hổn loạn, người chạy xuôi ngược tìm cách rời nước, nhất là gia đình có thân nhân đi lính.
Joe lúc đó là khách quen của quán cơm gia đình, để ý Kim từ lâu, nhưng ngôn ngữ và văn hóa khác biệt, cho nên chỉ tán tỉnh bằng những cử chỉ ân cần và quà cáp cho cả nhà Kim. Tình hình càng lúc càng hổn độn, tòa đại sứ Mỹ ngập người, chần chờ thì không kịp nữa. Joe lúc này là vị cưú tinh đến kịp lúc, và thế là Kim theo Joe lên máy bay qua Mỹ.

Xứ lạ quê người. Cũng may là gia đình Joe tữ tế, không vì chuyện Kim có mang mà đối xử tệ bạc. Joe thì hết mực chìu chuộng, thế nhưng Kim vẩn thấy hụt hẩng một cái gì đó. Như vậy mà cũng đã sống với nhau gần sáu năm và có thêm hai mặt con với Joe. Joe thì hàng ngày đi làm, Kim ở nhà chăm nom mấy con và lo việc nhà chu đáo, đúng nghĩa của người vộ và người mẹ. Nhưng còn tình yêu"
Nhiều khi Kim tự hỏi, quả thật không biết nói làm sao. Cuộc đời Kim đã qua một khúc quanh, đành chấp nhận. Joe không có gì tệ, Kim còn mang ơn hắn nữa là khác. Thằng con đầu lòng, mặc dầu không phải là của hắn, hắn vẩn lo toan đầy đủ.
Một thiếu phụ Á đông, ngơ ngác đến sinh sống ở một xứ sở hoàn toàn khác lạ, mọi thứ đều phải dựa vào chồng và gia đình chồng, bây giờ tự dưng nói ly dị, mạnh ai nấy sống, Kim cảm thấy lo sợ tràn ngập. Nhưng còn làm gì được"
Joe đã tỏ thái độ phủi tay dứt khoác, đã chán cảnh nhà tẻ nhạt. Kim cảm thấy mình cần phải can đãm, một nách ba đứa con mình không thể buông tay, chuyện gì đến phải đến, có đau khổ cũng phải đối đầu với sự thật.

Tờ giấy ly dị đã ký xong và hai vộ chồng chia tay êm thắm. Vậy là bắt đầu cuộc sống mới. Kim giữ quyền nuôi con và quyết định dọn đi. Tự ái cũng không cho phép Kim qui lụy với bên chồng. Kim quyết định dọn qua Cali. Nghe nói người mình định cư ở đó rất đông, nói gì thì nói, có người mình chung đụng thì cũng an tâm hơn bên đây.
Mấy ngày đầu ở Cali mấy mẹ con cũng có phần bở ngỡ nhưng Kim cũng không dấu được niềm vui được tiếp xúc, được nói tiếng Việt với người mình. Mấy đứa nhỏ thì thích ra mặt vì được má cho đi vacation. Cuộc sống cứ thế kéo được mấy năm. Các con đều đi học, Kim thì làm đại diện cho hãng bán bảo hiểm, coi như nhẹ lo về vật chất và cảnh nhà cũng đỡ vất vã. Mấy năm ở Cali, bạn bè cũng có ít nhiều, Kim cũng là người có nhan sắc, mặc dầu đã qua mười mấy năm nhưng vẫn còn ít nét hấp dẩn đàn ông nên cũng có nhiều người dòm ngó.


Vũ không phải là mẩu đàn ông đẹp trai, nhưng có nét duyên của một người đàn ông Việt Nam và cũng từng là lính. Gặp Kim trong những dịp hội họp bạn bè và tỏ ra rất có ý với Kim. Tình cãm hai người phát triển tự nhiên, Kim như tìm lại được tình yêu và thế là quyết định chung sống với nhau.
Cho đến một hôm đi làm về Kim thấy Vũ ngồi thừ trên ghế, tay đang cầm lá thư. Vừa thấy Kim, Vũ nói:
- Em ngồi xuống, anh có chuyện muốn nói với em.
Thấy Vũ có vẽ nghiêm trọng, Kim lo lắng:
- Chuyện gì vậy anh"
Vũ lưỡng lự một chút, rồi nói:
- Gia đình anh sắp qua.
Kim vội trấn an:
- Thế thì tốt quá. Anh đừng lo, mình không giàu có gì, nhưng lo thêm cho vài người nữa cũng dư sức.
Vũ nói:
- Anh không phải lo chuyện đó, nhưng có một chuyện anh không biết nói sao cho phải với em.
Lần này thì Kim cảm giác có gì không ổn:


- Có gì anh cứ nói rồi hai đứa mình tính.
Vũ hạ thấp giọng, chần chừ một chút rồi nói:
- Vợ củ của anh cũng cùng qua chuyến này.
Kim ngồi chết lặng. Lúc gặp nhau, Kim cũng đã ngờ là Vũ, ở độ tuởi 35, chắc là phải có vợ. Nhưng quen Vũ khá lâu không hề nghe bạn bè đề cập là Vũ đã có gia đình. Như vậy là Vũ đã cố tình che dấu. Kim cũng không thể ngờ là Vũ lại dám nói ra sự thật trong lúc này. Trong lòng Kim đầy ngỗn ngang, đau khổ, giận dử, tưởng như có ai đang tạt gáo nước lạnh vào mặt mình. Mặt Kim trắng bệt, môi mấp mái:
- Anh nói gì" Vợ của anh . . .Anh gạt em . .
Vũ dường như cũng đoán được phản ứng của Kim, vẩn một giọng đầy hối tiếc và an uỉ:
- Anh biết là lổi của anh nhưng yêu em, không muốn em vì chuyện đó mà hai đứa mình không được sống với nhau.
Kim hầu như không nghe dược gì nữa. Nước mắt trào ra, thổn thức:
- Anh gạt em, anh lừa dối . . .
Vũ vội ôm lấy vai Kim, giọng chắc nịch:
- Anh thật lòng yêu em. Hãy tin anh. Anh sẽ không để em thiệt thòi gì hết.
Đầu óc Kim trống rỗng. Những ngày sống với Vũ thật hạnh phúc, Kim Không thể để mất. Trở nên bình tĩnh hơn, Kim nói:
- Vậy anh định làm sao"
- Anh sẽ ly dị bả khi họ qua đây.

Vũ đã không ly dị như đã nói. Bây giờ thì Vũ phải chia thời gian cho cả hai bên. Sau nhiều lần cãi vả, đai nghiến, hục hặc và rất nhiêù nước mắt, Kim cũng không thể nào làm Vũ thay đổi ý định. Có những lúc Kim cảm thấy mình như kẻ thứ ba, đang phá hoại gia đình người khác, nhưng lại có lúc Kim thấy mình thiệt thòi và mất mát quá lớn. Vũ thì vẩn cố tình giấu gia đình Vũ về Kim, nhưng giấy không gói được lửa, và việc gì đến phải đến.

Đối diện với Kim là một thiếu phụ dáng mãnh khãnh, không mấy nhan sắc; mặc dầu đã cẩn thận trang điểm và khoát trên người bộ áo hợp thời trang nhưng vẩn không dấu được nét quê mùa của người tị nạn mới qua, khuôn mặt vẩn còn nét tiều tụy và chịu đựng. Chỉ một thoáng ngập ngừng, thiếu phụ lên tiếng chậm rãi nhưng rõ ràng từng chử:
- Tôi xin tự giới thiện tôi là Lan, vợ chính thức của anh Vũ.
Kim cảm thấy tự hào khi so sánh mình với người đối diện. Đã đoán trước là có ngày hôm nay, Kim giữ thái độ bình tỉnh với một chút kiêu hãnh:
- Chào chị. Anh Vũ có nói với tôi về chị, hân hạnh được biết chị.
Người đàn bà không dấu được vẻ tức tối:
- Mục đích của tôi hôm nay là muốn làm rõ với chị một việc. Anh Vũ là người đã có vợ. Tôi mong chị hãy biết điều. Chị cũng là đàn bà, đã từng có chồng con . . .
Kim bắt đầu không giữ được bình tỉnh:
- Xin lổi chị. Anh Vũ là tự nguyện với tôi. Chị mới qua bên này làm sao biết được chuyện giữa tôi và ảnh . . .
Kim còn muốn nói nữa nhưng sự tức giận đã làm Kim quên hết những gì muốn nói. Người đàn bà cũng không đợi cho Kim dứt lời, tiếp:
- Đúng. Tôi cũng không muốn biết chuyện gì đã xảy ra giữa chị và chồng tôi. Nhưng tôi mới là vợ chính thức có hôn thú, có cưới hỏi và chứng kiến của cha mẹ đôi bên. Chị chỉ là kẻ thứ ba.
Đến đây thì Kim không còn chịu đựng được nữa. người đàn bà vừa mới nói ra một câu mà bấy lâu nay Kim vẩn muốn lẩn tránh không nghĩ đến. Kim ngẩn cao mặt lên và gằn giọng:
- Nhưng tôi là người anh ấy cần. Anh ấy cần tôi.
Người đàn bà cười khẩy:
- Chồng tôi thương hại chị thôi và chỉ là nhất thời vụng trộm.
Sự nhục nhả, giận dử đã đến cực điểm. Kim tự dưng cảm thấy mình thua xúc người đàn bà đối diện, muốn thét lên nhưng uất khí đã chận ngang họng. Người đàn bà tỏ ra kiêu ngạo và lên giọng của kẻ chiến thắng:
- Tôi cho chị biết, chúng tôi sẽ không bao giờ ly dị. Chúng tôi còn có cha mẹ bên đây. Chị hãy biết điều đi.
Nói rồi không thèm quan tâm đến phản ứng của Kim, quay mặt đi một nước.
*
Cả mấy tuần nayVũ cố tình tránh Kim, có lẻ đã biết vợ mình gặp Kim, nhưng rồi cũng không giằn được lòng, Vũ ghé nhà Kim. Nhà đóng cửa. Chỉ thấy một lá thư vắt trên ngạch cửa, ngoài bì thư viết: "gởi anh Vũ". Đứng lặng một chút Vũ xé thư ra đọc:
"Lẽ ra thì em sẽ không bao giờ viết thư này cho anh vì em đã quyết định chia tay và dọn đi nơi khác. Nhưng có một việc em cần phải nói với anh: không có anh mấy mẹ con em vẫn sống. Chúc anh hạnh phúc với gia đình. Anh có phải là người bội bạc hay không em không còn quan tâm. Cho dầu anh có ly dị với vộ anh để sống với em cũng là quá muộn và em cũng chưa chắc còn yêu một người phụ bạc như vậy. Nhiều khi em tự hỏi tại sao ông Trời lại đối xữ với em như thế" Tại sao cứ mỗi lần tưởng mình đã bắt được hạnh phúc thì nó lại vuột khỏi tầm tay" Em đã mệt mõi và không muốn bám vào cái hạnh phúc giả tạo mà anh cho em nữa. Đừng tìm em, vô ích. Kim."

Ít lâu sau, trên mục tìm bạn bốn phương có những giòng như sau:

“Vũ, đàn ông 40, đã ly dị không vướng bận, có sự nghiệp vững chắc, cần tìm người bạn khác phái, không vướng bận để xây dựng tương lai . . ."

Khánh Thông

Riêng tặng chị Hương, một đời tần tảo.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,315,620
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 17-6-2018. Mời đọc bài của Phan, nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang trong chương trình Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Hoa Kỳ và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnmese: An Intro-ductory Reader” đã được Viện Việt Học và University of California, Riverside xuấn bản lần đầu trong năm 2008.
2018-1968, đánh dấu 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân, tiếp tục viết về cuộc tàn sát tại Huế. Susan Nguyễn là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada, lần đầu viết bài gửi Việt Báo. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 11 trong năm.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm niều bài viết đặc biệt. Nhân mùa Father’s Day đang tới, ông góp thêm bài viết về các cô nhi của tử sĩ VNCH hiện sống trên đất Mỹ.
Từ ngày Một tháng Bẩy 2018, giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ sang năm thứ hai mươi. Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18.
Vài hàng vềû tác giả: Trước 1975, là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Định cư tại Hoa Kỳ từ 1985. Công việc: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu tại Westminster, từ 2002. Năm 2005, tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Sau đây là hồi ký của ông dành cho loạt bài “Tưởng nhớ 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân 1968 - 2018.”.
Cam Li là cây bút quen thuộc của Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Bài viết là một truyện ngắn mới, tác giả gửi tặng cho bạn đọc Việt Báo.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Hồi Ức về Trận Chiến Tết Mậu Thân sau đây là chuyện khi tác giả còn là một sinh viên.
Nhạc sĩ Cung Tiến