Tác giả Lê Như Đức từng góp cho giải thưởng nhiều bài viết giá trị. Ông và gia đình hiện định cư ở Houston. Nghề Nghiệp: Kỹ sư cơ khí cho Boeing, Houston.
Bài viết này đúng vào dịp tưởng niệm 30-4-1975, ông viết để “dâng tặng đến thế hệ các bậc đàn anh”, những người đã đi qua cuộc chiến. Từ ngữ “Anh” trong bài, không phải một mà là mọi người, mỗi người. Ông ghi chú thêm “Tôi không nhắc đến “Ơn chị” vì xin nhường lời khen tặng cao qúy này cho một cây viết nữ có nhiều xúc cảm, hiểu biết sâu đậm hơn. Ước mong sẽ có cây viết ấy sẽ tới.”
*
Anh là người tôi qúy trọng bao năm nay. Mỗi lần nhắc đến anh tôi đều khóc thương cho cuộc đời đầy gian khổ đọa đầy đã không ngừng đến cho tới tận ngày anh đi.
Trong lịch sử cận đại, không một dân tộc nào hay một thế hệ nào có những thảm họa chết chóc nhiều như thế hệ của anh. Chiến tranh đã gắn bó với cuộc đời của anh. Anh đã không hề có được một ngày hòa bình từ lúc sinh thành. Hình như định mệnh bắt anh phải gánh chịu tất cả những khổ đau của dân tộc. Tôi chưa thấy ai có nhiều hy sinh lẫn mất mát như anh.
Ngày anh đi đất nước vẫn còn đầy khói lửa, chinh chiến. Mộ anh đã lẹ phủ trắng những nghĩa trang buồn. Anh đã tặng không cả cuộc đời lẫn thân thể cho dân tộc. Dân tộc tôi đã mang nợ anh quá nhiều. Xin anh cho tôi được một lần ngã nón kính ngưỡng anh.
Khi tôi sinh ra, anh đã lập nhiều chiến công hiển hách, giữ vững cõi bờ khỏi nhuộm mầu cờ máu. Anh đã về tận nông thôn đễ xây ấp chiến lược chống quân thù. Anh vừa đánh giặc vừa giúp đân tôi cầy bừa, gặt hái. Anh đã đặt nền móng cho nền đệ nhất cộng hòa. Tuy phôi thai nhưng vẫn đầy no ấm, tự do.
Ngày tôi lớn lên, anh đã anh dũng đẩy cộng quân khỏi Quảng Trị trong một mùa Xuân chiến thắng. Máu anh đã đổ đầy trên Giao Linh, Cam Lộ. Anh đã anh dũng hy sinh cho dân tôi được vui chơi qua ba ngày Xuân. ỘMẹ ơi, xuân này con không vềỢ. Đó là lời diễn tả thật chân thành mà tôi nghĩ không một thế hệ nào ngoài anh, xứng đáng đứng lên cất tiếng ca ngọt ngào, chân tình hơn.
Chiến tranh từ từ lan rộng. Lệnh tổng động viên được ban hành. Anh và các bạn vội từ giã thầy cô nhập ngũ không một chút đắn đo. ỘTừ khi anh thôi học, là từ khi anh khoát áo tre-dzinỢ. Anh từ giã thành thị về trấn đóng tận sơn khê vắng lạnh. Những binh chủng được vanh danh bách thắng kể từ khi có anh gia nhập : Lữ đoàn Dù, Biệt động quân, Lôi Hổ, Thủy Quân Lục Chiến. Anh phải vừa đánh giặc vừa học thêm sinh ngữ để bắt tay với quân đội đồng minh. Anh đã phải từ giã chị, qua tận Hoa Kỳ để huấn luyện kỹ thuật bay. Anh đánh giặc trên mọi chiến tuyến, mọi lãnh vực. Sức chịu đựng bền bỉ của anh đã được nhiều lần chứng tỏ qua An Lộc, tới Khe Sanh. Mùa hè khói lữa không thể đốt cháy được tinh thần bất khuất của anh. Đã nhiều lúc anh ngã xuống, nhưng rồi anh lại vùng lên, hùng mạnh hơn. Anh vượt Trường sơn, qua Hạ Lào, vào đất Campuchia.
Nhờ có anh đổ máu nơi biên cương, người dân nước tôi an cư, xây dựng lại dưới thời đệ nhị công hòa. Miền nắng ấm mang nhiều kỷ niệm của người dân hiền hoà chỉ ước mơ có một cuộc sống thanh bình để lập nghiệp. ỘRồi có một ngày chinh chiến tàn, anh lại trở vềỢ. Đó chỉ là ước mơ thật bình thường mà người dân cả hai miền Nam Bắc nước tôi đều mong muốn.
Bộ đội Bắc phương bị lừa bịp đẩy vào Nam chiến đấu tìm cái tự do sung túc mà miền Nam đang có. Hiệp ước Nga Mỹ bó tay cả binh chủng. Ký kết Nga Tầu đánh đổ một quốc gia. Anh và tôi mãi mãi không quên : ngày Quốc hận 30 tháng tư đen.
Định mệnh khắc nghiệt đã bắt anh phải bỏ súng khi chưa thấy mặt quân thù. Định mệnh cũng đã tước đi cái qúy báu nhất của cuộc đời anh : chị và các con đã nằm xuống vì đạn pháo kích. Định mệnh cũng tước đi người tình anh yêu thương. Anh đã chọn cái chết để đền nợ núi sông chứ nhất định không chịu hàng. Một viên đạn vào màng tang khiến kẻ thù phải ngậm ngùi kính ngưỡng. Một liều thuốc độc đã làm mọi người khóc nhiều khi nhắc đến anh.
Kẻ thù biết anh chưa chết. Chúng đầy đọa anh bao năm tháng qua các trại cải tạo. Anh gầy gò, chỉ da bọc xương. Dù khốn đốn, tinh thần anh vẫn không gục ngã. Anh đoàn kết, đùm bọc dù trong lao tù. Tinh thần đồng đội vẫn được đề cao. Dùng đủ mọi thủ đoạn tàn độc để quật ngã anh, chúng cũng phải thất bại, đành nhục nhã từ từ thả anh ra.
Anh trở về thành phố sau mười hai năm tù đầy vì sáu năm đánh giặc cộng. Thành phố đổi thay, thật xa lạ vì phải Ộmang tên xác người Ợ. Căn nhà cũ nay nửa trở thành trụ sở uy ban nhân dân phường. Hàng xóm lạnh lùng, không qua lại chào hỏi. Thằng con út được chế độ nhồi sọ, nhìn anh chống đối. Chị cũng gia nhập hội phụ nữ yêu nước. Anh đau khổ nhìn những người thân rời đổi chiến tuyến. Anh ngậm ngùi cho những hy sinh vô ích của chính anh và của các bạn.
Rồi anh vui mừng khi nhận ra những màn kịch của chế độ. Người hàng xóm lạnh lùng ban ngày, đầy thân tình hằng đêm. Thằng con út chỉ chống đối trong những bài luận văn chính trị. Chị là phụ nữ yêu nước Việt Nam Cộng Hòa. Cả dân tộc anh vẫn âm thầm chống đối. Những câu vè châm chọc chế độ, những chuyện cười kể tên cán ngố, những bài hát được sửa đổi lời. Anh nhanh chóng âm thầm gia nhập chiến khu.
Ngày nước mất, anh vội vã ra đi không từ giã người thân yêu. Đêm cuối cùng 30 tháng tư, anh là người sau cùng ráp những bình điện yếu lên chiếc trực thăng còn đang nằm ụ, bay ra hạm đội Mỹ. Nhìn Sàigòn qua hàng nước mắt, anh nghĩ nhiều đến chị và con đứa con gái thứ hai mới chào đời.
Anh tới Mỹ với hai bàn tay trắng và cái lon thiếu úy trên cầu vai. Cất vội lon, anh lao vào cuộc sống mới với một số căn bản sinh ngữ không đủ để làm thợ rửa xe. Dù chỉ một mình, anh bắt đầu xây đựng cuộc sống với hy vọng một ngày về quê hương. Anh rửa chén đũa trong nhà hàng. Anh trồng cây trong công viên. Anh cắt cỏ trên xa lộ.
Hằng đêm anh ngồi viết thư cho mẹ, cho chị, cho con. Lau vội hàng nước mắt, anh lại mở sách ra học thêm dăm câu sinh ngữ. Ôn lại những bài Vật lý, những phương trình toán học ngày xưa mà một lần anh đã được giảng giải trước khi nhập ngũ. Anh đi vào giấc mộng lành sau một ngày làm thật vất vả trong hãng tiện mỏ khoan dầu của thành phố Houston. Anh ngủ thật ngon sau những giờ học đêm từ các trường đại học bổ túc. Anh lại âm thầm chiến đấu, xây dựng cho chính cuộc đời của mình từ con số không.
Định mệnh đã dành nhiều tang thương cho dân tộc tôi. Định mệnh phải cho dân tộc tôi có anh để vơi nỗi thống khổ này. Tôi biết chắc anh sẽ không ngừng hy sinh khi dân tôi chưa thật sự có tự do, no ấm. Tôi biết rõ anh sẽ không bao giờ sống hạnh phúc khi dân tôi còn nghèo đói, đầy đọa.
Làm sao đồng bào tôi quên được ơn anh "
Làm sao tôi viết hết được tấm lòng vàng này "
Thưa anh, dân tộc tôi trân trọng nhớ ơn anh mãi mãi.
Xin anh cho tôi được thêm một lần ngã nón kính chào anh.
Houston, giữa Xuân 2001
LÊ NHƯ ĐỨC