Hôm nay,  

Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ Trong Trại Cải Tạo

12/04/200100:00:00(Xem: 218868)
Bài tham dự số: 02-214-vb0413

Tác giả đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ đặc biệt sống động. Ông tên thật Lại Thế Lãng. Sinh năm 1941 tại Bùi Chu (Bắc Việt). Năm 1954 theo gia đình di cư vào Nam. Trước 1975, là sĩ quan VNCH, khóa 13 trường Sĩ quan Thủ Đức, cấp bậc sau cùng là Đại úy. Chức vụ Phụ tá trưởng ty An Ninh Quân đội Nha Trang. Sau 1975, bị CSVN “tập trung cải tạo" tại nhiều trại miền Bắc. Năm 1992 sang Mỹ theo diện HO, hiện định cư tại Burlington, Vermont, làm việc tại hãng IBM Burlington. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

*

Năm 1975, sau lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh, quân đội VNCH tan rã, chính phủ miền Nam sụp đổ. Chỉ ít ngày sau đó tất cả quân nhân, nhân viên cảnh sát, và viên chức chính phủ trong mọi nghành, mọi cấp phải lần lượt ra trình diện theo lệnh của nhà cầm quyền cộng sản.

Binh sĩ được họ cho "học tập" ba ngày rồi cho về. Hạ sĩ quan và nhân viên tương đương thì một tuần lễ rồi cũng được thả. Sĩ quan được lệnh trình diện sau cùng. Lệnh gọi trình diện nói rõ cấp úy và những người tương đương phải chuẩn bị tiền ăn trong 10 ngày, cấp tá trở lên và viên chức tương đương thì phải sẵn sàng tiền ăn cho 30 ngày. Nhưng sau 10 ngày rồi 30 ngày, không có một người nào được thả ra. Tất cả đã trở thành tù nhân được giam giữ trong các trại giam gọi là trại cải tạo.

Từ ngày vào trại cho đến một thời gian khá dài, tù nhân không có thư từ, tin tức hoặc thăm nuôi từ gia đình. Trong suốt thời gian này họ hoàn toàn bị cô lập với thế giới bên ngoài. Nội qui của trại rất gắt gao, qui định nhiều điều cấm; kỵ nhất là bàn luận chính trị hoặc nói chuyện khơi lại dĩ vãng. Điều mà tù nhân phải đối diện hàng ngày là lao động quên ngày
tháng xen kẽ những buổi học tập căng thẳng thần kinh.

Nhằm ngăn ngừa những dự định trốn trại, tù nhân bị kiểm soát chặt chẽ bằng nhiều hình thức. Những buổi kiểm tra "tư trang" diễn ra bất cứ lúc nào cùng với những biện pháp kiểm soát khác như thường xuyên thay "tổ" đổi "đội" dời "lán" và chuyển đi hết trại này đến trại khác.

Tôi được chuyển về trại Nam Hà khoảng thời gian sắp xảy ra chiến tranh vớiø Trung Quốc. Trước khi được chuyển về đây, tôi bị giam giữ tại trại Phong Quang, ở sát vùng biên giới phía Bắc. Có lẽ sợ trại giam sẽ lọt vào tay Trung Quốc nên họ cho chuyển tất cả tù nhân ra khỏi vùng biên giới này. Đây là trại thứ hai do công an quản lý mà tôi bị đưa đến. Nếu tính cả thời gian còn chịu sự quản chế của quân đội thì đây là lần chuyển trại thứ bảy của tôi.

Nhiều sự việc xảy ra ở trại này khiến tôi nhớ mãi. Những việc đó đã giúp tôi cũng như những tù nhân khác thêm lạc quan và có lý do để tin tưởng vào một tương lai khả quan hơn. Tôi viết bài này để nhớ lại một quãng đời cải tạo của mình, và cũng để tỏ lòng ngưỡng mộ đối với những con người can đảm, trong cảnh ngộ khó khăn vẫn tìm mọi cách củng cố niềm tin cho người khác, bất chấp những hậu quả xảy đến cho bản thân mình.

Những vị cựu tù đã từng ở trại Nam Hà có lẽ không ai là không biết câu "sấm" đã được truyền khẩu rộng rãi trong trại khỏang năm 1980. Câu "sấm" có nội dung như sau:
"Bao giờ tường đá nở hoa,
Nhà tù mở chợ thì ta ra về"

Câu "sấm" này hoàn toàn không làm tù nhân chán nản hoặc thất vọng, ngược lại còn gây sự phấn khích và tràn trề hy vọng trong lòng mọi người. Tác giả câu "sấm" như ngầm muốn nói với mọi người rằng ngày "ta ra về" đã gần kề vì "tường đá nở hoa" và "nhà tù mở chợ" đã là những sự thực trước mắt mọi người.

Tường đá nở hoa.
Không hiểu vì lý do gì, trại giam Nam Hà được chọn để quay một cuốn phim. Phim có tựa đề là gì chẳng ai biết, chỉ biết một điều là trại giam và tù nhân được dùng làm phông để quay một đoạn cho cuốn phim đó. Để chuẩn bị "tốt" cho việc quay phim, viên trưởng trại ra lệnh dọn dẹp và trang hoàng cho thật đẹp mắt. Trong mục đích làm đẹp trại giam, những bức tường đá bao quanh trại đã được vẽ lên dày đặc những bông hoa sặc sỡ. Và thế là mọi người đều nhìn thấy tường đá nở hoa.

Nhà tù mở chợ.
Cũng trong thời gian này chính sách đối xử với tù nhân rõ ràng là "dễ thở" hơn trước. Trại giam cho phép thân nhân đến thăm nuôi tù nhân không hạn chế. Ngày nào cũng có người gồng gánh, mang quà cáp đến trại giam, hết lớp này đến lớp khác. Người đến thăm và kẻ được thăm đi lại ở trong trại tấp nập như đi chợ. Quà cáp được mang vào trại gồm đủ thứ nào lạp xưởng, tôm khô, thịt khô, cá khô, gạo, đường, mì gói, bánh phở, bún khô, nước mắm, xì dầu vân vân và vân vân... Vào những ngày chủ nhật, tù nhân tha hồ mà nấu nướng, ăn uống, nói cười ồn ào. Tù nhân còn đem đồ ăn dự trữ ra phơi đầy sân, mỗi người một khoảng, trông chẳng khác gì hàng được bày bán ở chợ trời.

Nhưng cảnh tượng giống chợ nhất là cảnh cán bộ đem gà, vịt, thịt heo, lòng heo, rau tươi, trái cây v.v. vào bán cho tù nhân ngay giữa sân trại giam. Tù nhân tha hồ mua thực phẩm tươi của cán bộ và bán lại những vật dụng cá nhân như nhẫn, đồng hồ, quần áo v.v. cho cán bộ để lấy tiền mua sắm. Rõ ràng nhà tù đã mở chợ rồi còn gì"

Chưa bao giờ tinh thần của tù nhân lại lên cao đến thế. Nét mặt ai nấy đều rạng rỡ, hân hoan chứ không còn ủ dột, buồn chán như lúc trước. Thật ra thì không phải vì những điều xảy ra trong trại đã ứng nghiệm câu "sấm" mà vì tin tức nghe được từ đài Tiếng Nói Hoa Kỳ đã được đem vào trại do những lần thăm nuôi của thân nhân các tù nhân.

Cùng nhịp độ với người đến thăm nuôi, tin tức dồn dập đưa tới cho thấy chính phủ Hoa Kỳ đang nỗ lực dàn xếp để giải quyết số phận của các tù nhân trong các trại cải tạo mà họ gọi là tù nhân chính trị. Cuộc bàn cãi sẽ gay go vì nhà cầm quyền cộng sản chắc chắn sẽ "cò kè bớt một thêm hai" nhưng rồi cũng phải ngã ngũ. Trước đây, nhiều người nghĩ rằng sẽ chẳng bao giờ có ngày về,ø tù nhân sẽ chết dần chết mòn trong các trại giam mà chẳng có ai biết đến. Nhiều người quá chán nản đã oán hận người Mỹ, cho rằng người Mỹ phản bội, bất nhân, vô lương tâm, thấy chết mà không cứu v.v. Cũng có những lời trách móc nhẹ nhàng hơn nhưng cũng thật là chua chát như mấy câu thơ sau đây:

"Tự do, hai tiếng tự do,
Mà sao nghe thấy đắng cay bội phần
Kể từ mở mắt năm Dần (")
Tự do đã biến theo thần Tự Do!"
(Không rõ tác giả, được truyền khẩu trong trại cải tạo Nam Hà)

Giờ đây những ý nghĩ đó đã hoàn toàn thay đổi. À thì ra người Mỹ không đến nỗi tệ. Họ tỏ ra có tinh thần trách nhiệm và đầy tình nhân ái. Họ đang tìm cách cứu vớt những người đồng minh bại trận của họ. Họ thực sự quan tâm đến những người "bạn cũ" đang sống lây lất tại các trại tù của cộng sản.

Tin tức bên ngoài vẫn tiếp tục được đưa vào trại qua lời thuật lại của thân nhân. Nhưng một nhóm tù nhân "cấp tiến" muốn nghe đựơc tin tức trực tiếp từ đài Tiếng Nói Hoa Kỳ. Họ đã tự nguyện đóng góp một số tiền đủ để "bồi dưỡng" cho một cán bộ trong trại và nhờ người này mua cho một chiếc radio đem vào trại. Đây là việc làm táo bạo và nguy hiểm nhưng nhóm này đã thực hiện được ý định nhờ mua chuộc được tên cán bộ quản giáo. Từ đó làn sóng của đài Tiếng Nói Hoa Kỳ được trực tiếp thu bắt bởi một chiếc radio do tù nhân làm chủ.

Từ ngày có được chiếc radio ở trong trại, tù nhân được biết tin tức khắp nơi trên thế giới. Người giữ radio nghe tin tức vào đêm khuya, sáng hôm sau phổ biến cho một số người khác và những người này sẽ phổ biến lại cho tù nhân trong trại vào các buổi "họp báo" diễn ra sau giờ vào "chuồng" (mỗi buổi tối sau khi điểm danh, tất cả tù nhân phải vào trong nhà giam, cửa nhà giam được khóa kỹ ở phía ngoài. Tuy cửa bị khóa kỹ nhưng tù nhân lại cảm thấy lúc này là lúc thoải mái nhất vì không có ai quấy rầy cho đến sáng hôm sau, khi cửa được mở ra. Tù nhân thường gọi việc vào trong nhà giam buổi tối là vào "chuồng"). Thế giới bên ngoài đã được mở ra qua làn sóng điện phát ra từ nước Mỹ, không còn bị bưng bít như trước kia.

Vấn đề được đặt ra là làm sao để giữ được bí mật, để việc xử dụng chiếc radio không bị phát hiện" Nhóm người chủ trương đã kín đáo chuyền chiếc radio cho nhau, không cho người khác biết. Chiếc radio nay ở chỗ này mai ở chỗ khác, ngoại trừ những người trong nhóm, không có ai biết được chiếc radio đang ở đâu. Nhưng tù nhân chẳng cần biết việc đó, chỉ biết rằng tin tức của đài Tiếng Nói Hoa Kỳ đã giúp mọi người hồi sinh, khôi phục lại niềm tin sau những năm tháng chất chồng thất vọng.

Nhưng dù cố giữ bí mật, việc này cũng không qua mắt được cơ quan an ninh của trại giam. Việc lùng kiếm chiếc radio đã diễn ra ráo riết. Lúc đầu trong phạm vi từng "tổ", từng "đội", từng nhà; về sau đã được tổ chức bố ráp đồng loạt trong toàn trại.

Cuộc bố ráp đã diễn ra vào một ngày chủ nhật. Buổi sáng hôm đó, sau khi thức dậy mọi người đều nóng lòng chờ được mở cửa để ra ngoài nấu nướng, ăn uống như thường lệ. Nhưng chờ mãi chẳng thấy ai đến. Có phải người giữ chìa khóa đã quên rồi chăng" Không, trại giam đang chuẩn bị cuộc khám xét qui mô với một lực công an hùng hậu, được lãnh đạo bởi cán bộ cao cấp được phái đến từ bộ nội vụ. Sự việc tù nhân nghe đài Tiếng Nói Hoa Kỳ đã không còn là trách nhiệm của trại Nam Hà mà đã làm bận tâm đến cả những viên chức tại Hà nội.

Khoảng gần trưa, công an với đầy đủ súng ống kéo đến đầy sân của mỗi nhà giam. Không ai biết chuyện gì sẽ xảy ra, nhưng đối với những người nghe và phổ biến tin tức từ đài Tiếng Nói Hoa Kỳ thì đã biết rõ việc gì sẽ đến. Hôm đó chiếc radio đang nằm trong nhà giam tôi đang ở. Sau khi cửa được mở ra, chúng tôi được lệnh lấy tất cả đồ dùng cá nhân để gọn ghẽ ngay chỗ nằm rồi đi ra tập họp ở ngoài sân, không ai được đem theo bất cứ một thứ gì.

Sau khi điểm danh, tất cả tù nhân được lệnh ngồi ngay ngắn theo hàng lối ở ngay trước sân, không ai được rời khỏi chỗ ngồi. Tù nhân lần lượt được gọi vào theo thứ tự chỗ nằm từ đầu dãy đến cuối dãy. Mỗi tù nhân được gọi tên, sau khi đã bị lục soát kỹ lưỡng trong người, sẽ về chỗ ngủ mở tung hết đồ dùng cá nhân của mình ra để được kiểm tra. Người kiểm tra xem xét thật kỹ, nắn bóp từng thứ trong các đồ dùng của mỗi tù nhân. Theo cách kiểm tra này thì một cái kim cũng khó có thể lọt qua mắt người kiểm tra. Vậy mà như một phép lạ, chiếc radio đã không bị phát hiện .

Số là người nằm kế người giữ chiếc radio đã biết chiếc radio để ở đâu. Khi anh này được kiểm tra xong và trong lúc đang thu dọn mọi thứ bỏ vào bao đựng đồ, lợi dụng sự sơ ý của nhân viên kiểm tra, anh đã "lanh tay lẹ mắt" lấy gói đồ trong đó có chiếc radio ở chỗ nằm bên cạnh bỏ vào bao đồ của mình. Đến lượt người giữ chiếc radio vào để đem đồ ra kiểm tra, anh ta đã thở phào nhẹ nhõm khi nhìn thấy gói đồ đựng chiếc radio đã biến mất khỏi đống đồ dùng cá nhân của anh. Chiếc radio lại tiếp tục được sử dụng để nghe tin tức của đài Tiếng Nói Hoa Kỳ.

Nhưng rồi cho dù thoát được lần đó, cuối cùng chiếc radio đã bị tịch thu.Viên cán bộ giúp mua và đem chiếc radio vào trại bị bắt giữ để thẩm vấn. Những người phụ trách việc nghe và phổ biến tin tức cũng lần lượt biến mất khỏi trại giam. Những tin tức quốc tế nóng hổi không còn được phổ biến nữa. Dầu vậy ai nấy đều biết rõ những nỗ lực của chính phủ Hoa Kỳ, biết rõ việc gì đang diễn ra quanh bàn hội nghị nhằm giải quyết tình trạng của những tù nhân chính trị. Tinh thần ai nấy đều rất phấn chấn và đầy tin tưởng. Ai cũng nghĩ rằng ngày về sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian.
Đến cuối năm 1981, chúng tôi được chuyển về miền Nam. Những cuộc thăm nuôi của gia đình vẫn tiếp tục và chúng tôi lại nhận thêm tin tức về việc Hoa Kỳ đang tìm kiếm một thỏa hiệp, theo đó ngoài việc yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản thả tù nhân chính trị, Hoa Kỳ còn muốn đưa họ sang định cư tại Hoa Kỳ. Những tin tức này đã trở thành gần như công khai, ai cũng biết; đến nỗi viên thượng úy chánh giám thị trại đã phải triệu tập một buổi họp toàn thể tù nhân trong trại. Ông ta nói thẳng rằng ông ta đã nghe tất cả những tin đồn về việc Hoa Kỳ đang can thiệp cho những người cải tạo. Nhưng ông ta quả quyết điều đó không thể nào xảy ra dựa trên lập luận cho rằng đảng Cộng sản không bao giờ hành động "phản lại sự nghiệp cách mạng của mình".

Mặc cho ông ta có tin hay không tin, sự thực hiển nhiên đã xảy ra chỉ ít năm sau đó, không ai có thể chối cãi. Sự thực đó là hàng loạt tù nhân đã lần lượt rời khỏi trại giam và rồi được lập thủ tục để cùng vợ con đi tái định cư tại hoa Kỳ.

Dĩ nhiên không phải dễ dàng mà chính phủ Hoa Kỳ có thể đạt được một thỏa hiệp như vậy với nhà cầm quyền cộng sản. Chắc chắn công việc thương lượng đã có rất nhiều cam go, đòi hỏi ở chính phủ Hoa Kỳ nhiều thiện chí và kiên nhẫn.

Để kết luận cho bài viết này, tôi nghĩ rằng một người cựu tù cải tạo đã đến được đất Mỹ thì dù cuộc sống thành công nhiều hay ít cũng nên có thái độ biết ơn chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ. Chính nhờ sự can thiệp và sự cưu mang của họ mà những tù nhân mới thoát khỏi gông cùm cộng sản và có được cuộc sống tự do trên đất nước Hoa kỳ.

Hải Triều

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,958,503
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ.
Giải Viết Về Nước Mỹ hàng năm gồm các bài phổ biến từ ngày 1 tháng Bẩy năm trước tới 30 tháng Sáu năm sau. Hôm nay, Chủ Nhật 30 tháng Sáu 2019, ngày khóa sổ Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, xin mời đọc bài viết vui của Ngọc Hạnh, vị tác giả niên trưởng trong năm. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Hai 2019, khi tuổi đã kề ngưỡng cửu tuần (90. ) Với bài viết về Washington D,C. mùa lễ chiến sĩ trận vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, và hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Kính chúc Bà vui khỏe.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ sáu của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một viên chức hưu trí tại San Jose, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Tháng Năm 2019, trong bài “Tôi Làm Răng Implant” tác giả có viết lời cám ơn Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Hoàng Tuấn về sự tận tâm giảng giải và chăm sóc dành cho bà. Sau đây là bài viết mới nhất của bà, chuyện người thật việc thật. Tựa đề là một câu trong bài hát “Như Đã Dấu Yêu” của Nhạc Sĩ Đức Huy.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.